Phân tíchhiệuquả
website bằngGoogle
Analytics (Phần1)
Hiệu quả của một website thường được đo bằng traffic vào website đó
nhưng liệu nó thật sự hiệu khi có lượng traffic cao? GoogleAnalytics sẽ
giúp bạn tìm hiểu sự hiệuquả của website thông qua những yếu tố quan
trọng khác nữa.
Có được traffic convert đến website là một công việc khó khăn nhưng sau
khi những traffic đó vào website của bạn thì bạn có thật sự biết là họ làm gì
và liệu traffic đó có tốt không?
Một phần quan trọng trong công việc của một internet marketer là xem xét
Analytics của một website và tìm ra được những vấn đề hay những cơ hội
tiềm năng và tập trung vào đó.
Với những thay đổi gần đây của Google và chuyển biến trong nền kinh tế,
thì giờ đây là thời điểm tốt để bạn có thể bắt đầu làm cho những traffic hiện
tại của mình hiệuquả hơn nữa. Vì vậy bạn hãy đi lấy một ly café và chúng ta
sẽ bắt đầu – bài này sẽ dài đấy!
Theo dõi tất cả các thông tin quan trọng
Thiếu cơ sở thông tin vững vàng thì bạn không thể nào có được những quyết
định đúng đắn vì vậy bạn cần phải thiết lập Analytics một cách hợp lý và
chính xác. Có một vài lỗi mà chúng ta thường mắc phải:
Làm rối chính dữ liệu của mình
Điều này đã được đề cập trước đây, vì vậy tôi sẽ không dành quá nhiều thời
gian để phântích điểm này. Ngắn gọn là bạn có thể từ từ làm rối dữ liệu của
chính mình nếu bạn hay các lập trình viên của bạn sử dụng websitequà
nhiều. Nếu bạn là một công ty hay tập đoàn lớn và thuê nhiều nhân viên thì
điểm này còn thể hiện rõ rệt hơn nữa.
May mắn là bạn có một vài giải pháp để chặn bản thân khỏi Analytics.
Xây dựng mục tiêu rõ ràng
Website của bạn chắc chắn có rất nhiều dạng form – những dạng form thông
thường như form điền thông tin cá nhân, form đăng ký tài khoản, nhận tài
liệu … Mỗi form này đều rất có giá trị và có thể được sử dụng để đo lường
thành công của website. Nếu bạn không theo dõi những form này thì chắc
chắn là bạn có vấn đề!
Bạn cũng có thể đo lường những cái khác trên website và xem đó như là
mục tiêu. Trên website của chúng tôi, chúng tôi sử dụng event để theo dõi
khi video được chạy.
Nếu có một website e-commerce thì bạn phải sử dụng công cụ theo dõi
e-commerce!
Cấp bậc cao hơn của Goals là theo dõi e-commerce. Nếu bạn bán hàng
online thì bạn phải sử dụng hệ thống theo dõi e-commerce. Nó cung cấp
cho bạn một kho thông tin và cho phép bạn đặt những giá trị của thế giới
thực vào dữ liệu keyword, nó cho phép bạn thấy landing page nào đang
convert thành sales và nó tích hợp được vào hầu hết mọi screen ở Analytics.
Nếu không có các dữ liệu này, bạn sẽ chỉ có thể đoán xem cái nào trên
website của bạn đang hoạt động tốt.
Hầu hết các gói e-commerce đều có kèm theo các tính năng theo dõi e-
commerce (Magento là một ví dụ điển hình) nhưng nếu bạn đang sử dụng
một hệ thống do mình tự xây dựng thì bạn sẽ cần thêm một vài đoạn mã vào.
Liên kết Adwords và Analytics
Cũng như các dữ liệu e-commerce, nếu bạn đang chạy AdWords và không
liên kết nó với Analytics của mình thì bạn đang đánh mất dữ liệu quan trọng
và khả năng để xem tất cả trên cùng một giao diện.
Bạn có thể liên kết hai tài khoản bằng cách làm theo các bước sau đây.
Bây giờ, giả dụ analytics của bạn đã được thiết lập xong và đang thu thập tất
cả những thông tin giá trị đó, chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu dữ liệu.
Kiểm tra conversion theo trình duyệt
Bạn có biết bao nhiêu người dùng của bạn duyệt web trên Internet Explorer
hay Safari không? Thường thì những trình duyệt nào mà bạn hay lập trình
viên của bạn không dùng thì bạn hay bỏ qua, và đó cũng là những nơi
thường xuyên phát sinh bug (bọ) và lỗi mà chẳng ai để ý. Những bug này có
thể nằm ở những vùng “xa khuất” trên website của bạn nhưng có thể tạo ra
những hậu quả nghiêm trọng …
Có thể website có một đoạn Javascript bị lỗi đối với IE7, và 40% khách truy
cập của bạn vẫn còn sử dụng trình duyệt này. Hay những người sử dụng
Safari có thể thấy một lỗi về layout mà làm biến mất những nút hay cột quan
trọng.
Analytics có thể chỉ rõ cho bạn thấy trình duyệt nào có conversion rate thấp
hơn những trình duyệt khác .
Bạn có thể xem thông tin sử dụng trình duyệt bằng cách vào Audience ->
Technology -> Browsers & OS. Nhấp vào các link Goal set hay e-commerce
ở trên cùng để thấy được những trình duyệt này hoạt động thế nào.
Điều này sẽ mang chúng ta đến với mobile traffic (lượng truy cập từ thiết bị
di động) …
. Phân tích hiệu quả website bằng Google Analytics (Phần 1) Hiệu quả của một website thường được đo bằng traffic vào website đó nhưng liệu nó thật sự hiệu khi có lượng traffic cao? Google Analytics. bạn tìm hiểu sự hiệu quả của website thông qua những yếu tố quan trọng khác nữa. Có được traffic convert đến website là một công việc khó khăn nhưng sau khi những traffic đó vào website của bạn. internet marketer là xem xét Analytics của một website và tìm ra được những vấn đề hay những cơ hội tiềm năng và tập trung vào đó. Với những thay đổi gần đây của Google và chuyển biến trong