1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

“Quản lý thời gian” khi phát biểu potx

3 376 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 93,81 KB

Nội dung

“Quản thời gian” khi phát biểu Với doanh nhân VN, quản thời gian càng là chuyện đáng nói. Khó mà bàn hết chuyện làm sao để quản và sử dụng thời gian tối ưu cho cuộc sống và công việc, nên hãy bắt đầu với chuyện quản thời gian khi phát biểu trước những cuộc hội họp. Các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo rất “sợ” các bài phát biểu của các đại biểu “nhà mình”, bởi hầu như bao giờ cũng bị “cháy” giờ, làm “phá sản” lịch trình, kịch bản chung. Quy định mỗi người chỉ phát biểu 5 - 7 phút hầu như không tưởng, bởi họ có thể kéo dài ra đến 30 - 40 phút là chuyện thường. Những lời nhắc hoặc tiếng chuông báo hết giờ từ ban tổ chức chỉ khiến các đại biểu lúng túng rồi phát biểu tiếp. Xin đừng nghĩ đây là chuyện nhỏ, bởi cũng là một góc độ thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Nhưng làm sao để không “ăn gian” giờ khi phát biểu trước hội nghị? 1. Nắm rõ chủ đề của hội nghị, hội thảo mà mình tham gia. Rất nhiều người thường bảo quá bận nên chỉ hộc tốc đến dự một chương trình mà mình không rõ nội dung, chủ đề. Trong vai trò là báo cáo viên, đôi khi các bài thuyết trình cũng chỉ được chuẩn bị rất sơ sài hoặc do cấp dưới làm sẵn. Thế nên khi phát biểu, người nói sẽ rất lan man, đụng ý nào cũng muốn giải thích thêm vì sợ người nghe nghĩ mình không “sâu sát vấn đề”. Rất nhiều trường hợp, những diễn giải đi quá xa chủ đề chính, không ăn nhập gì với nội dung hội nghị. Nếu nắm rõ chủ đề và chọn góc độ riêng để phát biểu một cách tự chủ, sẽ không rơi vào cảnh lòng vòng, “canh hẹ” như thế. 2. Không tham “phô diễn kiến thức”. Không bị lòng vòng do thiếu định hướng thuyết trình, nhưng nhiều đại biểu “cướp diễn đàn” vì nhu cầu thể hiện mình. Kiến thức có thể khiến người khác kính trọng. Nhưng không phải trong trường hợp này. 3. Tôn trọng yêu cầu của nhà tổ chức. Cũng chính là tôn trọng người nghe và góp phần cho sự thành công chung của chương trình. Vì vậy, đừng phớt lờ thời gian quy định của ban tổ chức theo kiểu: “Quy định cho vui vậy thôi, ta nói thì cứ nói”. 4. Đếm giờ. Vì sao nhiều diễn giả có thể hoàn tất nội dung trình bày của mình vừa khít thời hạn quy định? Phải chăng họ có bộ đếm giờ trong tay? Thật ra, đây là kỹ năng đã được luyện thành thói quen. Chọn số vấn đề muốn trình bày, tính toán số phút, giây dành cho từng ý và trừ hao một khoảng cho một vài ý kiến, câu chữ phát sinh trong quá trình diễn giải. Với nội dung gãy gọn và định hướng cách trình bày từ trước, chắc chắn bạn sẽ không phá vỡ thời gian và cũng không phải vừa trình bày vừa đếm phút. 5. “Hẹn hò”. Sẽ có rất nhiều ý không thể chuyển tải hết trong thời gian hữu hạn. Nếu cần thiết để người khác hiểu rằng mình còn có thể trình bày vấn đề này chi tiết hơn, câu nói: “Trong ít phút ngắn ngủi, tôi chỉ có thể nói khái quát vấn đề. Còn chi tiết, tôi rất mong có dịp được thuyết trình và trao đổi cụ thể với quý vị” bao giờ cũng hữu ích. Cử tọa sẽ hiểu rằng bạn còn cả “kho” kiến thức mà họ chưa có dịp được nghe! Môi trường làm việc, hệ thống quản lý, quản trị nhân sự, đội ngũ nhân viên và văn hóa doanh nghiệp. Mô hình xây dựng THNS cũng tương tự như mô hình xây dựng THSP, chỉ khác ở chỗ nếu đối tượng mục tiêu của THSP là người tiêu dùng thì của THNS là nhân viên. Cụ thể, mô hình ấy cũng là một “vòng tròn” và tiến trình thực hiện được bắt đầu từ việc tìm hiểu nhu cầu của nhân viên (quan sát và nhận xét họ dưới nhiều góc độ theo thang nhu cầu của Maslow). Tiếp theo là phân khúc nhu cầu nhân viên (theo ba cấp: Nhân viên, chuyên viên/quản cấp thấp, quản cấp trung và cấp cao); khám phá mong muốn của nhân viên; đáp ứng nhu cầu “ngầm hiểu” của nhân viên; định vị THNS (tạo vị trí tương quan cho thương hiệu của doanh nghiệp so với đối thủ); “quảng cáo” hay truyền thông nội bộ về các chương trình hành động xây dựng THNS của công ty; “kích hoạt thương hiệu” nhằm đưa THNS vào thực tiễn cuộc sống; “khuyến mãi” hay xây dựng các chương trình khen thưởng để kích thích tinh thần làm việc và thi đua trong công ty . “Quản lý thời gian” khi phát biểu Với doanh nhân VN, quản lý thời gian càng là chuyện đáng nói. Khó mà bàn hết chuyện làm sao để quản lý và sử dụng thời gian tối ưu cho. nên hãy bắt đầu với chuyện quản lý thời gian khi phát biểu trước những cuộc hội họp. Các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo rất “sợ” các bài phát biểu của các đại biểu “nhà mình”, bởi hầu như bao. biểu lúng túng rồi phát biểu tiếp. Xin đừng nghĩ đây là chuyện nhỏ, bởi cũng là một góc độ thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Nhưng làm sao để không “ăn gian” giờ khi phát biểu trước hội nghị?

Ngày đăng: 28/03/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w