Tìmviệcmới-Cáchnào "qua mặt" sếpcũ?
Nhưng tiếp tục công việc ở một nơi mà mình đã chán không bao giờ là việc đơn
giản. Công việc lúc này sẽ được nhìn như nhiều hơn, nhiều trách nhiệm hơn, áp
lực hơn khiến bạn phải làm quần quật, trong khi lương thì vẫn như cũ. Sếp lúc này
cũng được nhìn như một người vô dụng và không có khả năng quản lý. Bùng nổ là
tất yếu, ra đi là điều đương nhiên.
Nhưng muốn ra đi phải có thời gian tìm hiểu công việc mới. Bạn đào đâu ra
khoảng thời gian ấy khi mà công việc bạn vẫn cứ phải làm hàng ngày? khi mà bạn
vẫn phải đưa con đến trường và chăm sóc cho gia đình hàng ngày? Rất đơn giản,
bạn có thể làm điều đó ở nơi làm việc.
Nhưng làm sao để bạn có thể tìm kiếm công việcmới ngay trước mắt sếpcũ? Làm
thế nào để qua mặt sếp? Tốt nhất, hãy tuân theo các mẹo sau:
Cẩn thận với email
Hãy cực kỳ cẩn thận với việc sử dụng email trong quá trình tìmviệc mới. Bạn cần
phải giữ bằng được công việc cũ cho đến khi bạn nắm chắc trong tay công việc
mới. Thông thường, email bạn dùng trong công việc do công ty cung cấp và
thường được "coi sóc" rất kỹ. Do đó, hãy sử dụng các địa chỉ email cá nhân như
Hotmail, Yahoo mail để thảo luận về công việc và các vấn đề liên quan đến công
việc mới. Cần nhớ rằng, ông chủ nào cũng muốn nhận một email từ hòm thư cá
nhân hơn là từ hòm thư của nhân viên đối thủ. Và quan trọng nhất, gửi email bằng
địa chỉ email của công ty chẳng khác nào bạn thú nhận với sếpmới rằng bạn đang
sử dụng thời gian của công ty để làm việc riêng.
Đừng mặc trang phục phỏng vấn tới công sở
Một trong những điều cấm kỵ tiếp theo nếu bạn muốn qua mặt sếp trong thời gian
tìm kiếm công việcmới là đừng bao giờ mặc đồ phỏng vấn tới công sở. Vậy bạn
có nên mang theo một vali quần áo tới công sở? Câu trả lời đương nhiên là không.
Đối với cả hai giới nam và nữ, một bộ quần âu, áo sơ mi bao giờ cũng đù lịch sự
cho các cuộc gặp trang trọng. Theo gợi ý của các chuyên gia, ngoài bộ trang phục
trên bạn có thể mang thêm áo trong túi xách tay và thay đồ trước khi vào phòng
phỏng vấn. Với nữ giới, việc "ngụy trang" sẽ dễ dàng hơn rất nhiều dưới một bộ
vest. Còn với nam giới, hãy chắc rằng bạn đã mang theo một chiếc cà-vạt phù hợp
với trang phục trước khi đi phỏng vấn.
Thận trọng khi "giãi bày"
Giãi bày với người khác tư tưởng chuyển chỗ không phải bao giờ cũng xấu, nhưng
cần hết sức thận trọng. Thường thì những người đầu tiên bạn tìm đến để chia sẻ
chuyện này là những người đã từng là đồng nghiệp của bạn ở công ty này và đã ra
đi. Nhưng nhiều hơn là những trường hợp chia sẻ chuyện tìmviệcmới với những
đồng nghiệp hiện tại. Nên nhớ chỉ trao gửi những thông tin quan trọng của mình
cho những ai có khả năng giữ được nó.
Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan
Một cuộc phỏng vấn vào bữa ăn sáng lúc 8h có thể là một ý tưởng tốt nếu như đến
9h bạn mới phải đến công sở. Thậm chí ngay cả cuộc hẹn phỏng vấn của bạn bị
kéo dài thời gian, bạn vẫn hoàn toàn có thể đưa ra các lý do rất chính đáng cho sự
chậm trễ của mình. Những lý do cá nhân hoàn toàn có thể chấp nhận được trong
những hoàn cảnh như thế. Đừng đưa ra những lý do kiểu ốm đau vì lý do này
thường hay bị "hỏi han". Tốt nhất bạn nên thu xếp các buổi phỏng vấn vào các
thời gian khác như trong các kỳ nghỉ hàng năm của mình hoặc đơn giản chỉ là
ngoài giờ làm ở công ty.
Không ngừng cống hiến
Không ngừng cống hiến đến phút cuối chính là lời khuyên thường xuyên được các
chuyên gia nhắc nhở những người đang "nhấp nhổm". Thông thường những người
có xu hướng chuyển việc thường rất trễ nải với công việc hiện tại của mình. Nếu
như bạn không cống hiến hết mình bạn sẽ luôn nhận được sự đánh giá cao, sự ghi
nhận của công ty và biết đâu bạn sẽ ở lại tiếp tục làm việc. Trong trường hợp vẫn
khẳng khăng ra đi, thì vẫn cứ hãy cống hiến đến cùng vì biết đâu, bạn lại không
thể ra đi theo ý muốn
. Tìm việc mới - Cách nào "qua mặt" sếp cũ? Nhưng tiếp tục công việc ở một nơi mà mình đã chán không bao giờ là việc đơn giản. Công việc lúc này sẽ được nhìn. sao để bạn có thể tìm kiếm công việc mới ngay trước mắt sếp cũ? Làm thế nào để qua mặt sếp? Tốt nhất, hãy tuân theo các mẹo sau: Cẩn thận với email Hãy cực kỳ cẩn thận với việc sử dụng email. email trong quá trình tìm việc mới. Bạn cần phải giữ bằng được công việc cũ cho đến khi bạn nắm chắc trong tay công việc mới. Thông thường, email bạn dùng trong công việc do công ty cung cấp