Copywriter:Nghề "nghiệt ngã"
Khi tiền không phải là tất cả
Trong mắt mọi người, 3.000 - 4.000 USD là khoản thu nhập cao, nhưng với
những gì những copywriter phải làm thì đó chẳng là "hoa thơm quả ngọt".
Một đơn đặt hàng giá hàng triệu đô nhưng phần của copywriter chỉ là 1, 2
ngàn đô và sản phẩm của họ luôn đứng tên công ty. Họ - những người sáng
tạo ra sản phẩm chỉ là kẻ làm thuê không hơn. Những người trả cho nhân
viên của mình mức lương mấy nghìn đô/tháng là những người rất biết cách
thu về.
Mỗi ngày nhiệm vụ của copywriter là phải "đẻ" ra hàng trăm ý tưởng, và với
một dự án, hàng ngàn ý tưởng là con số rất bình thường. Và tất nhiên, để có
được mức thu nhập ngất ngưởng như thế, các copywriter có tiếng đều không
chỉ làm cho một ông chủ.
Sự khác nhau giữa copywriter theo kiểu freelancer và copywriter chuyên
nghiệp là rất lớn. Từ "chuyên nghiệp" ở đây hàm ý chỉ một copywriter giỏi
thực thụ, hiểu nghề và có đủ những hiểu biết cũng như kỹ năng cần thiết -
ngang tầm "từ điển sống". Với freelancer (người làm nghề tự do) copywriter
chỉ là một trong vô số những nghề giúp bạn kiếm thêm thì việc đánh đổi cả
cuộc sống, nhất là đối với những người sừng sỏ. Chính vì vậy, nhưng cả
nước hiện tại không quá 10 người được "vị nể".
Những người "dấn thân" vào nghiệp copywriter đều phải là những cái đầu có
"sỏi" nhưng không phải cứ ngồi một chỗ mà ý tưởng cứ thế sinh ra. Họ phải
lang thang cả ngày ngoài đường tìm ý tưởng, tối về mò mẫm thâu đêm. Tùy
từng yêu cầu của dự án mà lịch trình của copywriter cũng thay đổi. Quảng
cáo cho một loại nước giải khát thì lần mò đến những vùng nắng nóng, tham
gia những hoạt động mạnh, để biết được cảm giác "khát" là như thế nào, và
người tiêu dùng cần điều gì để cho ra những ý tưởng quảng cáo cũng như
những slogan thật "đắt".
Sau mỗi dự án quảng cáo có hàng triệu đô, mỗi người đều phải tự tìm cách
lấy lại thăng bằng trong cuộc sống của mình bằng cách tham gia các hoạt
động khác. Chính vì vậy, các copywriter chuyên nghiệp không mấy ai làm
việc cho một nơi quá 1 năm, thậm chí là vài tháng. Họ từ bỏ công ty này,
đến với công ty khác, không phải vì công việc hay môi trường không tốt, mà
chỉ đơn giản là một cách làm mới lại bản thân. Và nếu không thành công, bỏ
cuộc là điều tất yếu.
Bạn có biết?
Một copywriter thường hoạt động như là một thành viên của một nhóm thực
hiện quảng cáo. Thông thường, các phòng, các công ty quảng cáo, thường
làm việc với copywriter thông qua một vị trí là giám đốc sáng tạo - Art
Director. Người làm copywriter phải có trách nhiệm thực hiện phần ngôn
ngữ bằng lời đối với các quảng cáo, và giám đốc sáng tạo sẽ biến nó thành
hình ảnh hoặc âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của người tiếp
nhận. Cả hai vị trí này đều phải tỏ ra hết sức sáng tạo, hiệu quả, có sức
thuyết phục.
Nghề copywriter cũng khá giống với nghề technical writer (hướng dẫn kĩ
thuật). Để phân biệt hai nghề này, có thể nói rằng người làm technical writer
là người viết ra để thông tin tới người đọc hơn là để thuyết phục họ. Ví dụ,
người làm copywriter phải viết một đoạn quảng cáo để bán được một chiếc
xe, trong khi người làm technical writer là người viết hướng dẫn sử dụng
chiếc xe đó.
. thụ, hiểu nghề và có đủ những hiểu biết cũng như kỹ năng cần thiết - ngang tầm "từ điển sống". Với freelancer (người làm nghề tự do) copywriter chỉ là một trong vô số những nghề giúp. sức sáng tạo, hiệu quả, có sức thuyết phục. Nghề copywriter cũng khá giống với nghề technical writer (hướng dẫn kĩ thuật). Để phân biệt hai nghề này, có thể nói rằng người làm technical writer. Copywriter: Nghề "nghiệt ngã" Khi tiền không phải là tất cả Trong mắt mọi người, 3.000 -