1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn thạc sĩ tmu) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh thanh xuân

91 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết[.]

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Hiệu quả huy động vốn tại Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xn” là cơng

trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luậnvăn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ của tơi được hồn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sựgiúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn PGS.TSNguyễn Thị Phương Liên, người đã tận tình chỉ dẫn tơi trong suốt q trìnhxây dựng đề cương và hồn thành luận văn

Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Chủ Nhiệm, cùng các thầy cơ giáo KhoaTài chính Ngân hàng trường Đại học Thương Mại đã tổ chức và thực hiệnthành công khóa đào tạo thạc sĩ chuyên năm 2014-2016, tạo cơ hội học tậpnâng cao trình độ về lĩnh vực mà tơi tâm huyết.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn Ban giám đốc Ngân Hàng TMCP CôngThương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân và anh chị em đồng nghiệp trongChi nhánh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn.

Để đáp lại tấm chân tình đó, tơi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức màmình đã được trang bị vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả nhấtnhằm đem lại lợi ích cho bản thân, công việc và xã hội.

Tôi xin trân trọng cám ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Khái quát về các hoạt động của ngân hàng thương mại 6

1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại 6

1.1.2.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 7

1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 13

1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của vốn huy động 13

1.2.2.Các hình thức huy động vốn của NHTM .14

1.2.3.Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn trong NHTM .18

1.3 Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 20

1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn 20

1.3.2.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động vốn 21

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂNHÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN.

31

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánhThanh Xuân 31

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 31

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chinhánh Thanh Xuân 33

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam – Chi nhánh Thanh Xuân 36

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 43

2.2.1. Thực trạng mạng lưới và các phương thức huy động vốn của Chinhánh

432.2.2.Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 45

2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động 48

2.2.4.Chi phí huy động vốn 53

2.2.5 Sự tương quan giữa huy động vốn và cho vay 56

2.3 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân .57

2.3.1.Kết quả đạt được 57

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân .58

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAOHIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP .63

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN .63

Trang 5

3.1.1 Định hướng hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân .63

3.1.2.Mục tiêu chủ yếu và biện pháp thực hiện kế hoạch huy động vốn. .64

3.2..Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 65

3.2.1.Đổi mới, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. 65

3.2.2.Nghiên cứu, khảo sát và phân loại khách hàng để xây dựng chính sáchkhách hàng hợp lý. 68

3.2.3Nghiên cứu thành lập phòng hoặc tổ chuyên trách về quan hệ kháchhàng .70

3.2.4.Tìm kiếm giải pháp sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả cao 72

3.2.5.Gia tăng thời gian huy động vốn 74

3.2.6. Công tác nhân sự cần được quan tâm hơn để có thể tuyển dụng đượcnhiều cán bộ tốt, có tay nghề cao và sử dụng cán bộ có hiệu quả. 74

3.3 Một số kiến nghị 76

3.3.1.Đối với chính phủ 76

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước 78

3.3.3.Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 80

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Diễn giảiKý hiệu

Cơng nghiệp hố - hiện đại hố CNH - HĐH

Có kỳ hạn CKH

Giấy tờ có giá GTCG

Không kỳ hạn KKH

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chinhánh Thanh Xuân

Vietinbank- ThanhXuân

Ngân hàng Nhà nước NHNN

Ngân hàng thương mại NHTM

Ngân hàng trung ương NHTƯ

Ngoại tệ quy Việt Nam đồng NTQVNĐ

Tiền gửi TG

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả huy độngvốn của Vietinbank Thanh Xuân 36

Bảng 2.2: Kết quả cho vay tại Vietinbank – Chi nhánh Thanh Xuân 37

Bảng 2.3: Thu nhập và chi phí .41

Bảng 2.4: Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 45

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế 48

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền 50

Bảng 2.7: Biến động nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 51

Bảng 2.8: Chi phí huy động vốn qua các năm 2012 - 2015 53

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư vàcung cấp các dịch vụ khác Trong đó, huy động vốn – hoạt động tạo nguồnvốn cho ngân hàng thương mại đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng tới chấtlượng hoạt động của ngân hàng và đóng một vai trị to lớn trong việc trungchuyển vốn cho nền kinh tế, giúp đồng vốn được sử dụng hiệu quả, đúng đốitương, đúng mục đích Nền kinh tế muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao thìnguồn lực về vốn là rất quan trọng do vậy vấn đề tăng cường huy động vốncủa các ngân hàng thương mại để phục vụ phát triển kinh tế xã hội đang rấtcấp thiết

Trang 9

hoạt động ngân hàng và với nền kinh tế chưa thực sự ổn định thì đây vẫn làvấn đề quyết định tới sự thành công của kinh doanh ngân hàng Trong bốicảnh nền kinh tế Việt Nam trên đà phát triển, một loạt các ngân hàng thươngmại ra đời Cuộc canh tranh, chạy đua giữa các ngân hàng thương mại đã thựcsự bắt đầu và ngày càng khốc liệt khi mà thị phần đang dần bị chia nhỏ Đứngtrước những khó khăn đó, Ngân hàng thương mại cổ phần cơng thương ViệtNam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần cơng thương Việt Nam -Chi nhánh Thanh Xuân với mục tiêu trở thành tập đồn tài chính lớn trongkhu vực và trên thế giới và đang nỗ lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêngmình trong tất cả các hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, đặc biệt đốivới hoạt động huy động vốn trong giai đoạn hiện nay.

Với ý nghĩa quan trọng của nguồn vốn đối với phát triển kinh tế và mởrộng hoạt động của Ngân hàng Công thương, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiêncứu:”Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hoạt động huy động vốn tại các NHTM là vấn đề thu hút sự quantâmnghiên cứu của các nhà nghiên cứu cũng như các chun gia ngân hàng.

Điển hình là các cơng trình sau:

Trang 10

huy động từ các doanh nghiệp, các TCKT,và nguồn vốn huy động từ dân cưcũng rất tiềm tàng.

Tác giả Trịnh Thị Kim Hảo (2011) có cơng trình: “Tăng cường quản lýnguồn vốn huy động trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Agribank ThanhHóa”, Học viện Ngân hàng Cơng trình đã nghiên cứu về hoạt động quản lýhuy động vốn tại các NHTM, tác giả đã đưa ra nhóm các giải pháp nhằmhồn thiện cơng tác quản lý huy động vốn tại Agribank Thanh Hóa, đặc biệttrong điều kiện cạnh tranh của hội nhập kinh tế quốc tế

Tác giả Trần Việt Hà (2011) có cơng trình nghiên cứu: “Quản lý tài sảnnợ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, TrườngĐại học Kinh tế quốc dân Tác giả nhấn mạnh về chất lượng quản lý tài sảnnợ trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, một phương thức phòngchống rủi ro hiệu quả là nâng cao chất lượng công tác quản lý – năng lực củangười quản lý trong việc xử lý nhanh chóng các vấn đề có khả năng xảy ratrước khi nó gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống Ngân hàngThương mại Việt Nam.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Hữu Bình (2010) về đề tài: “Tăng cườnghuy động vốn tại Agribank - chi nhánh Nghệ An”, Học viện Ngân hàng; Tácgiả đã chỉ ra những thành công và hạn chế về nguồn vốn huy động tạiAgribank - chi nhánh Nghệ An và đồng thời cũng đưa ra được các giải phápnhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng này.

Nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về chính sách huy động vốn của cácNHTM đã được tổ chức Điển hình là các đề tài:

Trang 11

2008 - 2012, từ đó đưa ra 3 nhóm giải pháp,với 8 giải pháp cụ thể nhằm hồnthiện chính sách lãi suất huy động vốn tại Agribank Việt Nam Đề tài: “Chínhsách huy động vốn của NHTM Việt Nam trong môi trường hội nhập kinh tếquốc tế”, Hội thảo khoa học Trường Đại học Đà Nẵng, năm 2012

Đề tài phân tích những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới chínhsách huy động vốn của NHTM Việt Nam Đề tài cũng đưa ra 6 giải pháphồn thiện chính sách huy động vốn nhằm đẩy mạnh huy động vốn trong môitrường cạnh tranh quốc tế.

Như vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốnvà quản lý hoạt động huy động vốn tại các NHTM, nhưng cho đến nay chưacó cơng trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có hệ thống từ khung lýthuyết đến thực tiễn về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp

tục nâng cao hiệu quả cho công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP côngthương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn củangân hàng thương mại như khái niệm (Ngân hàng thương mại, các loại huyđộng vốn, cách thức huy động vốn), các chỉ tiêu đo lường hoạt động huy độngvốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn.

- Tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng cơng tác huy động vốn tạiNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân trongthời gian qua.

Trang 12

Xuân trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –Chi nhánh Thanh Xuân.

- Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến năm 2015.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu

Phương pháp này dựa trên=> để thực hiện đề tài luận văn, học viên sửdụng nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ Sách chuyên khảo, các bàibáo, đề tài nghiên cứu về huy động vốn; Các báo cáo tổng kết hoạt động giaiđoạn 2012 - 2015 của Vietinbank Thanh Xuân.

Phương pháp xử lý số liệu

Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là thống kê mô tả, thống kê sosánh Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là sử dụng các chỉ tiêuthống kê đánh giá; Các bảng, biểu số liệu, các sơ đồ, biểu đồ, các số tuyệt đối,số tương đối liên quan đến nội dung nghiên cứu.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mục lục, Danh mục bảng, Danh mục sơ đồ, Mở đầu, Kếtluận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàngthương mại.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân.

Trang 13

TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐNCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về các hoạt động của ngân hàng thương mại1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển củanền kinh tế hàng hóa Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tácđộng rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa,ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nềnkinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thànhnhững định chế tài chính khơng thể thiếu được Cùng với sự phát triển đó córất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về Ngân hàng, như:

Theo WorldBank, “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếudưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thơng báo ngắn hạn(tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm) Dưới tiêu đề “cácngân hàng” gồm có: các Ngân hàng thương mại chỉ tham gia vào các hoạtđộng nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; Các Ngân hàng đầutư hoạt động bn bán chứng khốn và bảo lãnh phát hành; Các Ngân hàngnhà ở cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và nhiều loại khác nữa.Tại một số nước cịn có các ngân hàng tổng hợp kết hợp hoạt động ngân hàngthương mại với hoạt động ngân hàng đầu tư và đôi khi thực hiện cả dịch vụbảo hiểm.

Theo Peter S.Rose, “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấpmột danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiếtkiệm và dịch vụ thanh tốn Và cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhấtso với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”

Trang 14

xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa 12 thơng qua, “Ngân hàngthương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằmmục tiêu lợi nhuận” Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cungứng thường xuyên các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cungứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Từ những cách định nghĩa khác nhau trên về Ngân hàng thương mại, cóthể rút ra:

- Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nốigiữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế với nghiệp vụ cơbản là nhận tiền gửi, cho vay.

- Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp cung cấp danhmục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịchvụ thanh tốn Ngồi ra, Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệpcung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng,tiết kiệm và dịch vụ thanh tốn Ngồi ra, Ngân hàng thương mại cịn cungcấp nhiều dịch vụ tài chính khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩmdịch vụ tài chính của xã hội.

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

a) Hoạt động huy động vốn

Trang 15

trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.

Ngân hàng cung cấp dịch vụ giữ tiền một cách thuận lợi thông qua hệthống mạng lưới dày đặc, giúp khách hàng có thể gửi tiền vào ngân hàngmọi lúc, mọi nơi với chi phí thấp nhất Nhiều tiện ích được kết nối với tàikhoản tiền gửi, cho phép khách hàng có thể sử dụng tiền thuận tiện.

Ngân hàng cung cấp dịch vụ giữ tiền một cách an tồn do ngân hàng cókét tốt, được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo khả năng chi trả và tham giabảo hiểm tiền gửi.

Ngân hàng cung cấp dịch vụ giữ tiền có trả lãi Chi phí trả lãi tiền gửi làkhoản chi phí rất lớn của ngân hàng và là thu nhập quan trọng của nhiều hộgia đình.

- Cung cấp tài khoản giao dịch và thực hiện ủy thác

Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho mọi tổ chức và cá nhâncó nhu cầu Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉbảo quản mà còn thực hiện các lệnh của khách hàng trên phạm vi quốc giahoặc toàn cầu như chi hộ, thu hộ, chuyển tiền, quản lý hộ,…

Ngân hàng cung cấp các tiện ích trong thanh tốn thơng qua mở rộngmạng lưới, kết nối hệ thống thanh toán trong và ngồi nước, áp dụng cơngnghệ hiện đại,… Các tiện ích của thanh tốn qua ngân hàng (an tồn, nhanhchóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinhdoanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng.

b) Hoạt động sử dụng vốn

- Cho vay thương mại

Trang 16

trước) Sau đó ngân hàng mở rộng cho vay trực tiếp đối với các khách hàng(là người mua), giúp hộ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuấtkinh doanh.

- Tài trợ cho dự án

Bên cạnh cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năngđộng trong việc tài trợ trung dài hạn theo các dự án của doanh nghiệp(thường trên 12 tháng): cho vay để mua sắm tài sản cố định, tài trợ xây dựngnhà máy, phát triển ngành công nghệ cao Một số ngân hàng còn cho vay đểđầu tư vào đât, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, giao thông.

- Cho vay tiêu dùng

Ngân hàng cho vay tiêu dùng (chủ yếu là trung và dài hạn) để mua nhàvà các tài sản lâu bền, trang trải chi phí học tập, du lịch,…

Trong giai đoạn đầu, hầu hết các ngân hàng khơng tích cực cho vay tiêudùng vì tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao Sựgia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay vớicác hãng bán lẻ đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng như là mộtkhách hàng tiềm năng Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêudùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanhnhất ở các nước có nền kinh tế phát triển.

- Tài trợ các hoạt động của chính phủ

Trang 17

một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được.Ngân hàng được hưởng lợi từ tài trợ cho chính phủ Trái phiếu chínhphủ có độ an tồn cao, có thể cầm cố hoặc chiết khấu tại ngân hàng trungương Do vậy các ngân hàng mua trái phiếu chính phủ nhằm mục tiêu tăngthu nhập và an toàn thanh khoản.

- Bảo lãnh

Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng đối với người thụhưởng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu khách hàng của ngân hàngkhơng thực hiện/hoặc thực hiện không đầy đủ như cam kết Do khả năngthanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắmgiữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh chokhách hàng Trong những năm gần đây, dịch vụ bảo lãnh ngày càng đa dạngvà phát triển mạnh Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mìnhmua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khốn, vay vốn của tổchức tín dụng khác,…

- Cho thuê tài chính (Leasing)

Cho thuê tài chính (thuê mua) là việc ngân hàng mua thiết bị và chokhách hàng thuê với thời gian sao cho tiền thuê thu được phải bù đắp đượcchi phí và có lãi cho ngân hàng Khách hàng có quyền mua lại tài sản thuê.

Cho thuê của ngân hàng được xếp vào tín dụng trung và dài hạn.Ngân hàng thường thành lập bộ phận cho thuê hoặc công ty cho thuê độclập Ngân hàng cũng kết nối với các hàng sản xuất để đảm bảo chất lượng tàisản cho thuê.

c) Hoạt động trung gian

- Mua bán ngoại tệ

Trang 18

loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng chênh lệch giá mua bán Dịchvụ này đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong xuất nhập khẩu hàng hóa vàdịch vụ, vay và trả nợ nước ngồi, thậm chí cả nhu cầu tích trữ ngoại tệ củadân chúng.

- Bảo quản tài sản hộ

Các ngân hàng thực hiện việc giữ vàng và các giấy tờ có giá và các tàisản khác cho khách hàng trong két (vì vậy cịn gọi là dịch vụ cho thuê két).Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặcnhững giấy tờ quan trọng khác của khách với tiện ích an tồn, bí mật, thuậntiện Dịch vụ này phát triển cùng với nhiều dịch vụ khách như mua bán hộcác giấy tờ có giá cho khách, thanh toán hộ lãi hoặc cổ tức,…

- Quản lý ngân quỹ

Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệpvà cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiềukhách hàng Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trongviệc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách dịch vụ quản lý ngânquỹ, quản lý việc thu chi cho khách hàng và tiến hành đầu tư phần thặng dưtiền mặt tạm thời vào các chứng khốn sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đếnkhi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

Quản lý ngân quỹ gắn với tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân, giúpgiảm thời gian và chi phí của khách hàng, tăng thu nhập cho khách hàng từkinh doanh ngân quỹ, đảm bảo ngân quỹ tối ưu.

- Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn

Trang 19

đầu tư,… Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trị là người được ủy thác trongdi chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời, bảo quản các tài sản cógiá Nhiều khách hàng cịn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tàichính Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thànhlập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp,…

- Cung cấp dịch vụ mơi giới chứng khốn

Nhiều ngân hàng đang cung cấp củ các dịch vụ tài chính cho phépkhách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu Đây là một trong những lý do chínhkhiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ mơi giới chứng khốn, cungcấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu với chi phí thấp Trongnhiều trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra cơng ty chứng khốn hoặc cơngty mơi giới chứng khốn để cung cấp dịch vụ mơi giới.

Với đội ngũ phân tích chứng khốn chun nghiệp, cơng nghệ hiện đại,hoạt động môi giới kết hợp với tư vấn, hỗ trợ tài chính tạo tiện ích rất lớncho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.

- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

Thông qua tổ chức công ty bảo hiểm con hoặc liên kết với công ty bảohiểm ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng, như bảo hiểmtài sản, bảo hiểm tín dụng Ngân hàng cung cấp dịch vụ tiết kiệm gắn vớibảo hiểm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí,…

Ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm việchồn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro tronghoạt động, mất khả năng thanh toán,…

- Cung cấp các dịch vụ đại lý

Trang 20

đồng tài trợ,…

1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn huy động

Khái niệm:

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, ở mỗi nước khácnhau các trung gian tài chính lại được phân chia khác nhau Tuy nhiên, luôntồn tại một điểm chung là vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại đónggóp khối lượng tài sản và tầm quan trọng đối với nền kinh tế Để có được vịtrí đó ngân hàng thương mại phải đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu và côngcụ duy nhất mà các ngân hàng thương mại phải có trước tiên là vốn

Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàngthương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc đểthực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Vốn của ngân hàng được hình thành qua các nguồn khác nhau Để bắtđầu hoạt động của ngân hàng thì chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhấtđịnh , được gọi là vốn ban đầu Trong quá trình hoạt động , ngân hàng giatăng khối lượng vốn của mình thông qua các hoạt động huy động vốn nhưnghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ đi vay và các nghiệp vụ khác ( dịch vụ uỷ thác ,trung gian thanh toán…)

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từcác tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thơng qua q trình thực hiệncác nghiệp vụ tín dụng , thanh tốn , các nghiệp vụ kinh doanh khác…Vốnhuy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thươngmại , nó đóng vai trị rất quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngânhàng [3, 32]

Đặc điểm của vốn huy động

Trang 21

của NHTM Các NHTM hoạt động được chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn này Đây là nguồn vốn khơng ổn định vì khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào,do đó các NHTM cần phải duy trì một khoản dự trữ thanh khoản để sẵn sàngđáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, để đảm bảo an toàn cho hoạt độngcủa ngân hàng, tránh sự sụt giảm đột ngột về nguồn vốn của ngân hàng

Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh mạnh Các ngân hàng để thu hútkhách hàng đến với mình khơng ngừng “hồn thiện” khung lãi suất thật hấpdẫn nên nguồn vốn này có chi phí sử dụng vốn khá cao

Vì những đặc điểm trên nên các NHTM không được sử dụng nguồn vốnnày để đầu tư, chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM.

Huy động vốn là việc các ngân hàng thương mại động viên các nguồnvốn trong xã hội để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình Huy độngvốn không chỉ mang ý nghĩa là một trong những hoạt động chủ yếu và quantrọng nhất của ngân hàng thương mại mà cịn có ý nghĩa quan trọng khơngkém đối với bản thân khách hàng Có nhiều cách để phân loại các hình thứchuy động vốn:

1.2.2.1 Căn cứ theo hình thức huy động

Huy động vốn ngắn hạn: Là hình thức huy động vốn sử dụng chủ yếu

cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, vốn huy động có thời hạn ngắn (thường làdưới 12 tháng), lãi suất huy động thấp và luôn chiếm tỷ trọng khá cao trongtổng nguồn vốn huy động

Huy động vốn trung hạn: Là hình thức huy động vốn có thời hạn từ 12

đến 60 tháng Ngân hàng sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp vay khoảntín dụng trung hạn: đầu tư cải tiến công nghệ, sản phẩm

Huy động vốn dài hạn: Là hình thức huy động vốn có thời hạn trên 5

Trang 22

mở rộng sản xuất kinh doanh [5, 25]

1.2.2.2 Căn cứ vào đối tượng huy động

Huy động vốn từ các tầng lớp dân cư Là hình thức Ngân hàng huy động

các khoản tiền nhàn rỗi, khoản tiền tiết kiệm, những khoản dự phòng của dâncư trong xã hội Đây là một nguồn huy động tiềm năng mà các NHTM cần cóchiến lược khai thác để tăng thêm nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn củanền kinh tế và tăng lợi nhuận thu được

Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp Do đặc điểm

của hoạt đông sản xuất kinh doanh mà các tổ chức kinh tế thường có một khốilượng lớn tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanh toánvà lợi nhuận từ lãi NHTM là một trung gian tài chính có quan hệ với các tổchức kinh tế và các doanh nghiệp thông qua việc mở tài khoản, nhận tiền gửicủa các tổ chức kinh tế và đáp ứng yêu cầu thanh toán của họ Đây có thể coilà nguồn huy động vốn lớn với chi phí thấp đồng thời cũng phát huy được tốiđa tiềm năng về cung cấp dịch vụ của ngân hàng

Huy động vốn từ các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Vốn vay

giữa hai Ngân hàng được thoả thuận bằng hợp đồng tín dụng, vốn cho vayphải được bảo đảm bằng hình thức thế chấp hoặc cầm cố bằng tài sản đi vay:Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, các chứng từ có giá khác Trong trườnghợp các NHTM đã vay mượn lẫn nhau nhưng vẫn thiếu vốn hoặc mất khảnăng thanh tốn thì NHTM có thể vay NHTW thông qua nghiệp vụ chiếtkhấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá [5, 26]

1.2.2.3 Căn cứ vào công cụ huy động vốn

a) Huy động tiền gửi khơng kỳ hạn (tiền gửi có thể phát hành séc)

Trang 23

cầu Ngân hàng thanh toán hộ Ngân hàng thường bảo quản loại tiền gửi trênhai loại tài khoản: tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai

Tài khoản thanh toán: Là loại tài khoản mà chủ tài khoản có tồn quyềnsử dụng số tiền trong phạm vi số dư tiền gửi

Tài khoản vãng lai: Là tài khoản thường được sử dụng cho các tổ chứckinh tế có dịng tiền ra và dịng tiền vào thường xuyên, nó có thể có số dư bêncó hoặc bên nợ Dư bên có phản ánh số tiền hiện có trong tài khoản của kháchhàng, ngược lại số dư bên nợ phản ánh khoản tín dụng Ngân hàng cấp chokhách hàng vay

Do có chi phí huy động thấp, nếu thu hút được nguồn tiền gửi này với sốlượng lớn sẽ làm cho hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàngtăng lên rất cao Tuy nhiên, nguồn tiền gửi này có mức độ ổn định rất thấp, cóthể dẫn đến rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng Do đó, Ngân hàng cần lập quỹdự trữ phù hợp hoặc đầu tư vào giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm đảm bảo khảnăng thanh tốn của mình

Ở Việt Nam hiện nay, tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt chưa cao.Do đó, nguồn huy động loại tiền gửi chưa lớn Tuy nhiên, nền kinh tế càngphát triển thì nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn lại càng trở thành nguồn huy độngcó tiềm năng lớn của các NHTM

b) Huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm

Nếu tiền gửi không kỳ hạn có số dư biến động phụ thuộc vào tình hìnhsản xuất kinh doanh của khách hàng gửi tiền, thì tiền gửi tiết kiệm và tiền gửicó kỳ hạn lại phụ thuộc vào lãi suất và rất nhạy cảm với lãi suất

Trang 24

nguồn vốn này đối với Ngân hàng rất cao vì nó có thời hạn rõ ràng, Ngânhàng có thể chủ động xác định được xu thế biến động, từ đó đưa ra nhữngquyết định kinh doanh hợp lý Tuy nhiên, kèm theo đó, chi phí huy động đốivới nguồn vốn này lại ln ở mức cao

Đây là một hình thức huy động có vai trị rất lớn trong việc tạo lập vốncho các Ngân hàng, tỷ trọng tiền gửi huy động trong quy mơ tổng nguồn vốnđang có xu hướng ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn huy động của cácNHTM

Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là công cụ huy động vốn truyềnthống đối với tất cả các NHTM Vốn huy động từ các tài khoản tiết kiệmthường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tiền gửi của các Ngân hàng.Hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm gồm có:

Huy động tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn: Là hình thức huy động màngười gửi tiền có thể rút tiền gửi ra bất kỳ lúc nào mà không phải báo trước.Tuy vậy, số dư tài khoản này thường khơng lớn và ít biến động hơn so vớitiền gửi thanh tốn

Huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Về mặt nguyên tắc, khách hàngchỉ được rút tiền (gốc và lãi) khi đến hạn Tuy nhiên, một số Ngân hàngThương mại, để tăng tính cạnh tranh trong quá trình kinh doanh và tránh bịrút trước hạn đã đưa ra nhiều sản phẩm linh hoạt khác với lãi suất ưu đãi

Huy động tiền gửi tiết kiệm dài hạn: Hình thức huy động này khá phổbiến ở một số nước cơng nghiệp, mục đích thu hút số tiền nhàn rỗi tạm thờitrong thời hạn dài Đây là loại hình tiết kiệm mà Ngân hàng cần tận dụng đểtạo ra các nguồn vốn có tính ổn định cao phục vụ cho hoạt động tín dụng dàihạn hay đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh

c) Huy động vốn thông qua phát hành công cụ nợ

Trang 25

cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, Ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụhuy động vốn trên thị trường tài chính như: Phát hành các giấy tờ có giá trịnhư các giấy tờ vay nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc Ngân hàng có thểphát hành kỳ phiếu, trái phiếu

Chứng chỉ tiền gửi: Là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở mộtngân hàng hay một định chế tài chính khác Người sở hữu giấy này sẽ đựơcthanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ tiền vốn khi đáo hạn Chứng chỉ sau khiphát hành được lưu thông trên thị trường tiền tệ Các ngân hàng phát hànhchứng chỉ tiền gửi chủ yếu cho mục đích thanh khoản

Kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những công cụ nợ để ngân hàng huyđộng những khoản vốn trung và dài hạn (thường trên một năm)

Kỳ phiếu: Khi các NHTM cần nguồn vốn dồi dào để tài trợ cho các dựán có quy mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địa phương hoặc liên doanh với cáctổ chức kinh tế mà nguồn vốn tự có của ngân hàng chưa đáp ứng được,NHTM xin phép NHNN phát hành kỳ phiếu để tạo nguồn vốn tín dụng chomục đích đó

Trái phiếu ngân hàng: thực chất là giấy nhận nợ có kỳ hạn của ngân hàngđối với những người mua trái phiếu Lãi suất của trái phiếu thường cao hơnlãi suất của tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu [5, 26-28]

1.2.3 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn trong NHTM.

1.2.3.1 Đối với nền kinh tế

Sẽ là khơng tưởng khi nói tới việc đổi mới, phát triển kinh tế lại khơngcó vốn hay thiếu vốn Vốn thực sự có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế.Vốn có thể huy động qua nhiều kênh khác nhau, tuy nhiên có 3 kênh chủ yếulà: Kênh ngân sách Nhà nước, qua thị trường chứng khoán, qua các tổ chứctài chính trung gian

Trang 26

huy động vốn qua các kênh này không gặp nhiều khó khăn Ngược lại, đối vớicác nước đang phát triển như Việt Nam khi mà thị trường tài chính cịn nhỏhẹp, thu ngân sách khơng đủ tiêu dùng thì nghiệp vụ huy động vốn của cácNHTM chính là kênh có hiệu quả cao nhất, thoả mãn tốt nhất nhu cầu về vốncho sự phát triển kinh tế xã hội

Do vậy, hoạt động huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự pháttriển của nền kinh tế, cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điềukiện cho sự tăng trưởng và phát triển của mọi ngành, nghề, mọi lĩnh vực kinh tế

1.2.3.2 Đối với Ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ rất quan trọng, góp phầnmang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.Khơng có nghiệp vụ huy động vốn xem như khơng có hoạt động của NHTM,NHTM sẽ khơng đủ nguồn vốn tài trợ cho mọi hoạt động của mình Hay nóicách khác, thơng qua hoạt động huy động vốn NHTM có thể đo lường đượcuy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Từ đó, ngân hàngcó những biện pháp khơng ngừng hồn thiện mọi hoạt động của mình để giữvững và mở rộng quan hệ với khách hàng Có thể nói, nghiệp vụ huy độngvốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng

1.2.3.3 Đối với khách hàng

Trang 27

ngân hàng mà còn rất quan trọng với khách hàng

1.3 Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Bất cứ hoạt động nào của mình, con người đều quan tâm đến hiệu quả Điềunày có nghĩa với một lượng chi phí nhất định, con người đều mong muốn có mộtkết quả lớn nhất, đáp ứng nhu cầu cao nhất của con người hoặc muốn tạo ra mộtkhối lượng sản phẩm cho trước, con người muốn chi phí ít nhất Hiện nay cónhiều quan niệm về hiệu qủa, có thể xem xét một số định nghĩa sau về hiệu quả:

Trong “ Đại từ điển tiếng việt “ hiệu quả là “ kết quả đích thực”

Trong “Đại từ điển kinh tế thị trường “, thì “ Hiệu quả kinh tế cịn gọi làhiệu ích kinh tế “, đó là sự so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạtđộng kinh tế với thành quả có ích đạt được Nói một cách đơn giản, đó là sựso sánh giữa chi phí đầu ra với chi phí đầu vào, giữa chi phí với kết quả.Phạm trù hiệu qủa phản ánh mối quan hệ tương hỗ giữa mục đích, kết quả, chiphí, nguồn lực trong huy động, hay một quá trình được nghiên cứu Vì vậy

trong khuôn khổ luận văn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mạiđược nhìn nhận như là kết quả đích thực thu được do hoạt động huy động vốncủa ngân hàng mang lại.

Trang 28

kinh doanh ngân hàng.

1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động vốn

1.3.2.1 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Vấn đề đầu tiên được quan tâm đến khi xem xét khả năng huy động vốncủa một NHTM chính là quy mơ vốn Ngân hàng đó huy động được Bên cạnhviệc đánh giá quy mô tổng vốn của Ngân hàng, sự xem xét chi tiết quy môtừng loại vốn huy động.

Quy mô vốn là một chỉ số tuyệt đối và nếu chỉ được dùng đơn lẻ, nókhơng phản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của một Ngân hàng.Dựa vào chỉ tiêu quy mô vốn, nhiều chỉ số tương đối được xác định Các chỉtiêu này cho thấy một cách đầy đủ hơn khả năng huy động vốn của NHTM.Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn Ngân hàng huy động được thìtốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm) của vốn tại các thời điểm khácnhau cũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít

Trong đó:

- Tốc độ tăng trưởng > 100: vốn của Ngân hàng tăng.

- Tốc độ tăng trưởng < 100: quy mô vốn của Ngân hàng giảm.

Vốn của Ngân hàng gia tăng với những tỷ lệ xấp xỉ nhau trong nhiềunăm thể hiện một sự tăng trưởng vốn ổn định Điều đó, một mặt, giúp Ngânhàng thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kếhoạch điều hồ vốn, tạo được sự tương quan giữa phương án mở rộng huyđộng vốn với mở rộng tín dụng Trên khía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổnđịnh còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của Ngân hàng trong mắt cơng chúng.

Trang 29

chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng vốn Chỉ tiêu này kếthợp với tỷ trọng vốn giúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn của NHTMđược sâu sắc hơn và toàn diện hơn.

1.3.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá khả năng huy độngvốn của NHTM là cơ cấu vốn Cơ cấu vốn được phản ánh thông qua tỷ trọngcủa từng loại vốn trong tổng vốn của Ngân hàng Quy mơ của loại vốn i đượcsử dụng để tính tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động.

Việc tính tốn tỷ trọng vốn nợ tương đối phức tạp Nó có thể được thựchiện dựa trên việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vốn: theo đốitượng huy động, theo kỳ hạn, theo tính chất hay theo loại tiền Theo mỗi khíacạnh, những phân tích, đánh giá được đưa ra sẽ phản ánh một cách đầy dủhơn khả năng huy động vốn của NHTM

Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của Ngân hàng trong việc huyđộng loại vốn đó Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của Ngân hàngvào những hình thức huy động nhất định Qua đó, người ta có thể nhận thấychính sách huy động vốn của Ngân hàng và đánh giá được Ngân hàng có đạtđược mục tiêu trong trường hợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay khơng.

Trang 30

1.3.2.3.Chi phí huy động vốn

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ sở hữucủa các ngân hàng thường không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do vậyngân hàng phải huy động vốn để sử dụng với một chi phí nhất định Do chiphí huy động vốn tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàngnên khi xét hiệu quả huy động vốn, ta phải xét đến chi phí huy động vốn Chiphí huy động vốn được tính như sau:

Trong đó, lãi trả cho nguồn huy động là thành phần quan trọng ảnhhưởng đến quy mơ và hiệu quả huy động:

Chi phí huy động khác trong hệ thống vốn rất đa dạng và không ngừnggia tăng trong điều kiện các ngân hàng gia tăng cạnh tranh phi lãi suất Nóbao gồm chi phí trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quay số trúngthưởng, kèm bảo hiểm…), chi phí tăng tính tiện ích cho người gửi tiền (mởchi nhánh, quầy phòng, điểm huy động, trang bị máy đếm tiền, soi tiền chokhách hàng kiểm tra, huy động tại nhà, tại cơ quan…), chi phí lương cán bộphịng nguồn vốn, chi phí bảo hiểm tiền gửi…Một số chi phí khác được tínhchung vào chi phí quản lý và rất khó phân bổ cho hoạt động huy động vốn.

Việc xác định chi phí huy động vốn là cơng việc phức tạp và khó khăn,quyết định tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Vì vậy, huyđộng vốn được coi là hiệu quả xét trên phương diện chi phí khi:

- Ngân hàng huy động được vốn với chi phí thấp để sử dụng, trong khivẫn đạt được yêu cầu về sự tương quan giữa huy động và sử dụng vốn.

Trang 31

Thơng thường các ngân hàng chịu chi phí thấp với nguồn vốn có thờihạn ngắn do tính ổn định khơng cao và ngược lại chịu chi phí cao với nguồnvốn có thời hạn dài do tính ổn định của nó.

Chi phí vốn huy động sẽ tác động đến thu nhập của việc sử dụng nguốnvốn huy động, vì thế các ngân hàng ln tìm các giảm tối đa chi phí để tăng lợinhuận Thu nhập sẽ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Ngồi ra, để xem xét hiệu quả huy động vốn, người ta cũng sử dụng chỉtiêu: Tỷ suất lợi nhuận vốn huy động (TSLNVHĐ) Chỉ tiêu này được tínhtheo cơng thức sau:

1.3.2.4 Sự tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụngnhằm thu lợi nhuận Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hoá nguồn vốn - tiền gửi,tiền vay, vốn của chủ - thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứngkhốn, các tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thoả mãn cácmục tiêu mà ngân hàng đặt ra.

Trang 32

cấu trúc nhất định, cần được phân bổ (tạo thành) các tài sản sinh lời thích hợp.Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao.

Ngân hàng có thể theo đuổi lãi suất huy động cao để kiếm tìm các nguồntiền với quy mô lớn, để cho vay với lãi suất cao hoặc từ lãi suất cho vay phảichấp nhận trên thị trường, nỗ lực tìm kiếm các nguồn với chi phí thấp Nhữngngân hàng khơng tham gia đặt giá, phải tự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tàisản nhằm thoả mãn nhu cầu sinh lời.

Quy mô và cấu trúc tiền gửi liên quan chặt chẽ đến ngân quỹ và chứngkhoán thanh khoản cũng như kỳ hạn nợ của các khoản tín dụng Một số ngânhàng từ cấu trúc, tính ổn định và thanh khoản của nguồn, sẽ quyết định cấutrúc, tính thanh khoản của tài sản Một số ngân hàng, ngược lại từ quy mô vàcấu trúc tài sản tự tính sẽ tìm kiếm, quản lý quy mơ và cấu trúc nguồn chothích hợp Một danh mục tài sản bao gồm các khoản cho vay và rủi ro cao, cóthể bị tổn thất lớn làm giảm uy tín của ngân hàng Phản ứng của dân chúng làrút tiền ra khỏi ngân hàng Nguồn tiền suy giảm nhanh và mạnh sẽ đẩy ngânhàng đến phá sản Ngược lại một danh mục tài sản nếu bao gồm phần lớn cáctài sản rủi ro thấp sẽ hạn chế thu nhập của nhận hàng, hạn chế ngân hàng mởrộng quy mô trong môi trường kinh doanh đầy biến động Khả năng mở rộngthị trường nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị giảm sút.

Sau khi nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn, ta sẽtiếp tục nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn để từ đóđưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàngthương mại.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngânhàng thương mại

1.3.3.1 Nhân tố chủ quan

Trang 33

Để thực hiện tốt công tác huy động vốn, các ngân hàng thường đưa ranhiều hình thức huy động vốn đa dạng Khối lượng vốn mà ngân hàng huyđộng được phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức huy động vốn mà ngân hàngáp dụng Khi áp dụng nhiều hình thức huy động vốn sẽ tạo những cơ hội đểngười gửi lựa chọn, đáp ứng được các nhu cầu của người gửi Mỗi ngân hàngđều tìm cho mình những hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện kinhtế xã hội, tâm lý dân cư vùng mà ngân hàng đặt địa điểm, đồng thời phù hợpvới yêu cầu sử dụng cũng như dễ dàng quản lý có hiệu quả nguồn vốn củamình Khi hình thức huy động vốn đa dạng nghĩa là số lượng vốn huy độngđược tăng lên và chi phí huy động có xu hướng giảm xuống.

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng:

Trong một ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động trực tiếp từcác hoạt động về sử dụng vốn Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinhdoanh riêng theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thânngân hàng và điều kiện môi trường kinh doanh Từ đó ngân hàng có thể đưara chiến lược huy động vốn là thu hẹp hay mở rộng cho phù hợp với chínhsách thu hẹp hay mở rộng tín dụng của ngân hàng trong thời kỳ đó Cơ cấunguồn vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các khoản mục cấu thành, chi phí huy độngcó thể tăng hay giảm Nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng đắnphù hợp với điều kiện bản thân ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tốiđa và hợp lý thì cơng tác huy động vốn phát huy hiệu quả.

- Ảnh hưởng của lãi suất huy động

Trang 34

mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như kỳ hạn, mức độ rủi ro, điều kiệnthanh tốn, uy tín, địa điểm của ngân hàng nhưng với lãi suất cao, linh hoạt,hợp lý thì ln ln có tác dụng kích thích người gửi tiền Nhưng lãi suất cóảnh hưởng lớn nhất đến lượng tiền gửi tiết kiệm vì khách hàng chọn gửi tiềntheo phương thức này thường có mục đích hưởng lãi.

- Trình độ cơng nghệ ngân hàng

Trình độ cơng nghệ ngân hàng được thể hiện qua các yếu tố sau:Thứ nhất: Các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

Thứ hai: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng

Thứ ba: Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh củangân hàng.

Trình độ cơng nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảmthấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửitiền tại các ngân hàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnhtrạnh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đếnlãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại hình dịch vụ mà ngân hàng cungứng Với cùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chấtlượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnhtranh sẽ cao hơn.

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng là điều kiện để thực hiện tốtcác nghiệp vụ ngân hàng Cán bộ ngân hàng phải có chun mơn tốt để có thểquản lý tốt nguồn vốn, thực hiện tốt cơng việc sử dụng vốn góp phần nângcao chất lượng huy động vốn.

- Uy tín của ngân hàng

Trang 35

cho ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chiphí huy động Từ đó ngân hàng có thể đề ra chiến lược dự trữ dễ dàng hơn.Thậm chí trong điều kiện lãi suất gửi tiền tại ngân hàng có uy tín thấp hơn đơichút, những người có tiền vẫn lựa chọn ngân hàng đó để gửi mà khơng tìmnhững nơi trả lãi hấp dẫn hơn vì họ tin rằng ở đây đồng vốn của mình sẽ tuyệtđối an tồn.

1.3.3.2 Nhân tố khách quan- Chu kỳ phát triển kinh tế

Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mơ có tác động trựctiếp đến mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại nên ảnh hưởng đếnhoạt động huy động vốn Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thunhập dân cư được đảm bảo và ổn định thì nguồn tiền vào ra của các ngânhàng cũng ổn định, số vốn huy động được của ngân hàng ngày càng tăng lênvà cơ hội đầu tư cho vay của ngân hàng cũng được mở rộng do lòng tin củacác nhà đầu tư vào nền kinh tế Nếu nền kinh tế suy thoái, thu nhập dân cưbiến động thì lịng tin về đồng tiền của dân chúng bị giảm sút Khi đó khảnăng huy động vốn của ngân hàng không những bị giảm xuống mà lượng tiềndân cư đã ký gửi vào ngân hàng cũng có nguy cơ bị rút ra Và như vậy ngânhàng sẽ gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn, quản lý dự trữ và củng cốniềm tin cho khách hàng.

- Môi trường luật pháp

Trang 36

và các văn bản dưới luật của nhà nước ban hành còn phải tuân thủ theo cácquy định mà ngân hàng mẹ ban hành trong từng thời kỳ về lãi suất, tỷ lệ dựtrữ, hạn mức cho vay Trong sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố củanghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hưởng đến quy mô và chất lượngcủa hoạt động huy động vốn.

- Điều kiện về môi trường cạnh tranh

Khi định ra chiến lược phát triển cho ngân hàng rõ ràng cần phải tínhđến điều kiện về mơi trường kinh doanh Sự cạnh tranh của các ngân hàngkhác trên địa bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng Để cóthể tồn tại và phát triển, ngân hàng cần phải định ra chiến lược kinh doanhphù hợp để có thể thắng trong cạnh tranh với ngân hàng khác Trong quá trìnhcạnh tranh với đối thủ, ngân hàng buộc phải cải tiến và đa dạng hoá các loạihình dịch vụ, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kỹ thị trường và làmtốt công tác marketing Ngân hàng phải bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để có thểlàm tốt cơng việc của mình Như vậy, cạnh tranh vừa là thách thức vừa là mộtnhân tố thúc đẩy sự phát triển chất lượng các hoạt động ngân hàng trong đócó hoạt động huy động vốn.

- Yếu tố thuộc về văn hoá - xã hội, tâm lý khách hàng

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐNCỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH THANH XUÂN

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi

nhánh Thanh Xuân

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánhThanh Xuân (Vietinbank Thanh Xuân) là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngânhàng thương mại cô phần Công thương Việt Nam đã trải qua một chặngđường phát triển với các mốc chủ yếu sau:

Trang 39

Hoà cùng vào tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống, Ngân hàngVietinbank Thanh Xuân đã từng bước vươn lên, khẳng định vị trí của mìnhtrong q trình phát huy các nguồn nội lực nhằm thúc đẩy kinh tế địa bàn Thủđô Hà Nội phát triển.

Trang 40

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Thanh Xuân

Ngày đăng: 16/02/2023, 10:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w