CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 11 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN Câu 1 Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyễn Khuyến? A Quế Sơn thi tập B Quốc âm thi tập C Cả hai tác phẩm trên đều đúng D Cả hai tác p[.]
Trang 1CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 11 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyễn Khuyến?
A Quế Sơn thi tập B Quốc âm thi tập
C Cả hai tác phẩm trên đều đúng D Cả hai tác phẩm trên đều sai
Đáp án:
- Quế Sơn thi tập (Nguyễn Khuyến) - Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi) Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Nhận xét sau đây về tập thơ Quế sơn thi tập đúng hay sai? “Quế Sơn thi tập khoảng 100 bài thơ chữ Hán và 200 bài thơ chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau”
Đáp án:
- Sai
- Quế Sơn thi tập khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với
nhiều thể loại khác nhau Có cả bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra bằng tiếng Việt, hoặc ngược lại, ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán Cả hai loại đều rất khó xác định vì nó rất điêu luyện”
Câu 3: Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến là nhà thơ:
A Trào phúng B Trữ tình
C Cả hai đáp án trên đều đúng D Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án:
Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là nhà thơ trữ tình Cịn trong chữ Hán thì hầu hết là thơ trữ tình Có thể nói trên cả hai lĩnh vực Nguyễn Khuyến đều thành công
Trang 2Câu 4: Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến?
1 Thể hiện tấm lòng yêu nước thiết tha sâu nặng
2 Dành hẳn một đề tài để nói về người vợ của mình bao gồm thơ, văn tế, câu đối
3 Thái độ phản kháng đối với xã hội thực dân nửa phong kiến 4 Lòng yêu thiên nhiên và cảnh vật Việt Nam
5 Tình cảm bạn bè, hàng xóm, gia đình 6 Nhà thơ viết về phụ nữ, tình u đơi lứa
Đáp án:
- Tú Xương dành hẳn một đề tài viết về vợ của mình bao gồm thơ, văn tế, câu đối
- Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ
Câu 5: Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước” Ý kiến trên đúng hay sai?
Đáp án:
- Ý kiến trên đúng
- Chứng minh qua ba bài thơ viết về mùa thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh
Trang 3Câu 6: “Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?
A Nguyễn Hiền B Nguyễn Thượng Hiền C Nguyễn Khuyến D Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đáp án:
Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Tên hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là:
A Quế Sơn
B Hải Thượng Lãn Ông C Thanh Hiên
D Ức Trai
Đáp án:
Nguyễn Khuyễn (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Địa danh nào sau đây là quê của Nguyễn Khuyến?
A Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội B Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam C Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định D Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Đáp án:
Nguyễn Khuyến lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội tại làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Người đời đánh giá cao Nguyễn Khuyến ở những khía cạnh nào sau đây?
Trang 4B Sớm lui khỏi quan trường để giữ gìn khí tiết
C Từng tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp D Tất cả các đáp án trên
Đáp án:
Nguyễn Khuyến là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lịng u nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp Vì vậy, ơng được người đời rất kính trọng, đề cao
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Tích vào đáp án khơng phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn
Khuyến?
1 Ngôn ngữ thơ Nguyễn khuyến rất phong phú khơng chỉ trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả
2 Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn khuyến nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhiều cung bậc
3 thơ Nguyễn khuyến là thơ Đường Luật viết bằng tiếng Việt cách dùng từ hình ảnh giản dị giàu sức biểu cảm táo bạo và tinh tế
4 Nguyễn khuyến sử dụng vốn ngơn ngữ bình dân nhưng khơng hề rơi vào sự thơng tục hóa cảnh nào cũng được vẽ được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật
5 thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh cách nói của văn học dân gian
Đáp án:
- Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế là phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương - Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là phong cách nghệ thuật của Tú Xương
TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÀI THƠ KHĨC DƯƠNG KH Câu 11: Bài thơ Khóc Dương Khuê ra đời trong hoàn cảnh nào?
A Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn
B Năm 1903, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn
Trang 5D Năm 1905, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn
Đáp án:
Năm 1902, khi nghe tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Hãy nêu vị trí của các câu thơ sau:
“Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”
A Đoạn 1 B Đoạn 2 C Đoạn 3
Đáp án:
Các câu thơ thuộc đoạn 2: Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng nhà thơ
Câu 13: Bài thơ Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?
A Thất ngôn trường thiên B Thất ngôn bát cú
C Song thất lục bát D Lục bát
Đáp án:
Thể thơ: Song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Tên chữ Hán của bài thơ Khóc Dương Khuê là:
Trang 6C Hí tặng song hữu Lê Xá tú tài D Lão sơn
Đáp án:
Bài Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán (Vãn đồng niên Vân Đình tiến
sĩ Dương Thượng thư) Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Đâu không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?
A Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc B Ngơn ngữ bình dị, dễ hiểu
C Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh D Câu hỏi tu từ, điệp từ
E Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian
Đáp án:
Nội dung nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê:
- Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc - Ngơn ngữ bình dị, dễ hiểu
- Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ, điệp từ
Câu 16: Đáp án không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?
A Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc B Ngơn ngữ bình dị, dễ hiểu
C Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh Câu hỏi tu từ, điệp từ D Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian
Đáp án:
Nội dung nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê:
- Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc - Ngơn ngữ bình dị, dễ hiểu
- Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ, điệp từ Đáp án cần chọn là: D
Trang 7A Dương Khuê(1839-1902), người làng Vân Đình, tỉnh Hà Đơng( nay là huyện Ứng Hịa, Hà Nội)
B Dương Khuê là anh của Nguyễn Khuyến
C Dương Khuê đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình
D Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng bỏ làm quan về quê ở ẩn E Tất cả đều sai
F Đáp án B, D sai
Đáp án:
- Dương Khuê là bạn thân của Nguyễn Khuyến Hai người kết bạn từ thuở thi đậu Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan nhưng cả hai
vẫng giữ được tình bạn gắng bó khăng khít => Đáp án B và D sai
Câu 18: Dòng nào dưới đây đúng về bài thơ Khóc Dương Khuê?
A Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Hán sau đó được chính nhà thơ dịch sang chữ Nôm
B Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Nơm sau đó được chính nhà thơ dịch sang chữ Hán
C Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Hán rồi được Nguyễn Du dịch sang chữ Nôm
D Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Nôm rồi được Nguyễn Du dịch sang chữ Hán
Đáp án:
Bài Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán sau đó được chính Nguyễn
Khuyến dịch ra chữ Nơm và bản chữ Nơm lại có phần phổ biến hơn chữ Hán Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Bài thơ Khóc Dương Khuê thuộc đề tài nào sau đây:
A Tình cảm gia đình
B Tình yêu quê hương, đất nước C Tình bằng hữu
D Tình đồng chí
Trang 8Bài thơ Khóc Dương Khuê thuộc đề tài tình bằng hữu Đây là một bài thơ cảm
động, thể hiện tình bạn tri âm, tri kỉ của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Ngôn ngữ trong bài thơ Khóc Dương Kh
A Ngơn ngữ trang trọng, cổ điển
B Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng C Ngơn ngữ sắc sảo, triết lí cao
D Ngôn ngữ khẩu ngữ
Đáp án:
Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Tích vào đáp án không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?
1 Ngôn ngữ thơ Nguyễn khuyến rất phong phú khơng chỉ trong cách nói mà cịn rất Mỹ Lệ gợi cảm trong cách miêu tả
2 ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh nhiều cung bậc
3 Nguyễn khuyến sử dụng vốn ngơn ngữ bình dân nhưng khơng hề rơi vào sự thơng tục hóa cảnh nào cũng được vẽ được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật
4 thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh cách nói của văn học dân gian
5 thơ Nguyễn khuyến là thơ Đường Luật viết bằng tiếng Việt cách dùng từ hình ảnh giản dị giàu sức biểu cảm táo bạo và tinh tế
Đáp án:
- Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế là phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương - Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là phong cách nghệ thuật của Tú Xương
PHÂN TÍCH BÀI THƠ KHĨC DƯƠNG KH
Trang 9A “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”
B “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn” C “Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương” D “Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
Đáp án:
Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:
“Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Hai câu thơ sau gợi nhớ đến điển tích nào của Trung Quốc: “Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
1 Trần Phồn
2 Bá Nha và Chung Tử Kì 3 Quản Trọng, Bảo Thúc Nha 4 Tất cả các đáp án trên
5 Đáp án A và B
Đáp án:
Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:
- “Giường treo” : Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi nhà thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên
- “Đàn kia”: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người chơi đàn giỏi Tử Kì có tài nghe được tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu Bá Nha đang nghĩ gì Người ta gọi đó là bạn tri âm Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng khơng ai hiểu được tiếng đàn của mình Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn khơng gảy nữa
=> Gợi tình bạn tri âm, tri kỉ
Câu 24: Những chi tiết nào thể hiện nỗi đau đớn, trống vắng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất?
Trang 102 Rượu ngon khơng có bạn hiền
3 Câu thơ hay khơng có người bình luận 4 Đàn gảy khơng ai thấu hiểu
5 Tất cả các đáp án trên
Đáp án:
Những chi tiết thể hiện nỗi đau đớn, trống vắng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất:
“Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời”
- Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất
“ Rượu ngon khơng có bạn hiền
Khơng mua khơng phải không tiền không mua Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.”
- Rượu ngon giờ khơng có bạn hiền cùng uống, câu thơ hay khơng có ai bình luận, đàn gảy không ai thấu hiểu Nguyễn Khuyến đã mất đi một người bạn tri âm, tri kỉ
Câu 25:
“Rượu ngon khơng có bạn hiền,
Khơng mua không phải không tiền không mua Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết ai đưa, ai biết mà đưa”
Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Trang 11- Nghệ thuật được sử dụng: kết cấu trùng điệp, điệp ngữ
=> Tác dụng: tạo cảm giác nức nở, sự trống vắng đến ngẹn ngào, chua xót , nỗi tiếc bạn không nguôi trong tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất
Câu 26: Có ý kiến cho rằng:
“Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ khun mình khơng nên khóc, bởi tuổi già cịn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thơi, làm sao có thể ép cho nước mắt tn chảy thành hai hàng chứa chan được Nhưng nói như thế là nói lí Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu rằng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy” Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn”
Đáp án:
Đây là một nhận định đúng Tuổi già rất khó khóc, khơng cịn nước mắt để khóc bạn Nhưng kì thực, câu thơ đầm đìa nước mắt
Câu 27: Nội dung chính của hai câu thơ sau là: “Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
A Nỗi đau đột ngột khi mất bạn
B hững kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng nhà thơ C Cả hai đáp án trên đều đúng
D Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lịng ta”
=> Nội dung chính: Nỗi đau đột ngột khi mất bạn Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi” được ngắt nhịp như thế nào?
Trang 12C 2/1/3 D 3/3
Đáp án:
Hai câu lục được ngắt nhịp 2/1/3 đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt như những tiếng nấc tắc nghẹn trong nối đau đến quá đỗi bất ngờ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Khóc Dương Khuê?
A Đảo ngữ B Điệp ngữ
C Nói giảm nói tránh D Ẩn dụ
Đáp án:
Cách dùng “Thôi đã thơi rồi”: cách nói giảm nói tránh để giảm bớt nỗi đau mất bạn, kết hợp với việc sử dụng các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” cùng với nhịp thơ 4/4 ở câu bát diễn tả nỗi đau kéo dài như vơ cùng vơ tận Nỗi đau từ chính cõi lịng của nhà thơ lan tỏa ra cả khơng gian rộng lớn, bao la
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Kỉ niệm nào không được Nguyễn Khuyến nhắc đến trong bài thơ
khi nhắc về tình bạn với Dương Khuê?
1 Cùng nhau thi đỗ làm quan 2 Cùng nhau câu cá
3 Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước 4 Cùng ngân nga hát ả đào
5 Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn 6 Cùng nhau hưởng vinh hoa phú quý
7 Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời 8 Cuộc gặp gỡ cuối cùng
Đáp án:
Kỉ niệm của tác giả với Dương Khuê: - Cùng nhau thi đỗ làm quan
Trang 13- Cùng ngân nga hát ả đào
- Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn
- Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời - Cuộc gặp gỡ cuối cùng