1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giảm lãi vay theo kịch bản lạm phát ppt

3 364 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 119,46 KB

Nội dung

Giảm lãi vay theo kịch bản lạm phát việc điều chỉnh trần lãi suất huy động là lộ trình đã được tính toán, nhất là khi lạm phát được dự báo sẽ kiềm chế ở mức một con số trong năm nay. Vì thế, giảm lãi suất là điều cần thiết, nhằm giảm bớt gánh nặng về lãi vay cho những người cần vốn. Đặc biệt là với các DN, không nên để họ kỳ vọng quá lâu đối với việc giảm áp lực về lãi vay. Xin cho biết đánh giá của ông về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh trần lãi suất huy động tiền đồng về 13%/năm, thay vì 14%/năm hiện nay? Lộ trình giảm lãi suất đã được tính toán và đến thời điểm này, tôi cho rằng, giảm lãi suất là cần thiết và hợp lý. Qua đó, tháo gỡ gánh nặng cho những người cần vốn, nhất là với những nhà sản xuất - kinh doanh sau một thời gian dài phải co cụm hoạt động vì áp lực lãi suất cao. Lãi suất giảm, song không hẳn ngân hàng sẽ đẩy mạnh vốn cho vay, vì chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay phải kiểm soát chặt chẽ hơn, thưa ông? Một khi trần lãi suất huy động tiết kiệm được cắt giảm, các ngân hàng cũng phải tính toán lại lãi vay cho hợp lý để khơi thông dòng tín dụng. Với chỉ tiêu dư nợ NHNN đưa ra cho cả năm 2012 ở mức 17% và phân chia theo năng lực của 4 nhóm ngân hàng, theo tôi không hẳn là thấp. Bởi thực tế, kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay, dư nợ tín dụng hầu như không tăng. Có tiền nhưng các ngân hàng khó cho vay, do áp lực lãi suất vẫn là rào cản đối với các DN khi tiếp cận vốn. Mặt khác, thanh khoản của ngân hàng lớn đã được cải thiện nhiều so với trước đây. Do đó, giảm lãi suất đầu vào và đầu ra là việc làm rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhưng việc phân giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo 4 nhóm ngân hàng sẽ khiến các nhà băng quy mô nhỏ càng khó khăn, nên càng khó giảm được lãi suất huy động và cho vay? Sau khi phân loại ngân hàng thành 4 nhóm để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo năng lực thì đối với những ngân hàng yếu kém, NHNN đã có sự kiểm soát chặt chẽ về thanh khoản. Với những ngân hàng thực sự yếu sẽ phải sáp nhập, hợp nhất, nên tình trạng của các đơn vị này khó có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống và xu hướng cắt giảm lãi suất sắp tới. Mặt khác, các ngân hàng yếu đã được NHNN xếp vào nhóm 4 - nhóm không được tăng trưởng dư nợ so với năm trước, còn nhóm 3 chỉ được tăng trưởng tín dụng 8%. Vì thế, không có lý do gì các ngân hàng lại neo lãi suất cao và đẩy mạnh huy động bằng mọi giá khi hoạt động cho vay bị siết chặt. Giá xăng được điều chỉnh tăng thêm 2.100 đồng/lít trong ngày 7/3 khiến nhiều người cho rằng, với trần lãi suất huy động điều chỉnh về 13%/năm, gửi tiết kiệm không đảm bảo được lãi suất thực dương trước kỳ vọng lạm phát, thưa ông? Theo tôi, trần lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng giảm về 13%/năm so với xu hướng lạm phát trong những tháng gần đây và mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2012 phấn đấu ở mức 9% thì gửi tiết kiệm vẫn đảm bảo lãi suất dương. Còn giá xăng vừa tăng lên 2.100 đồng/lít chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lạm phát, nhưng tác động của nó cũng không mang tính chất dây chuyền quá lớn đến xu hướng lạm phát. Vậy ông nhận định thế nào về xu hướng lạm phát năm nay và theo đó, việc cắt giảm lãi suất nên được thực hiện theo kịch bản nào? Lãi suất sẽ giảm dần và có lộ trình, chứ không thể giảm một cách ồ ạt. Vì nếu mục tiêu kiểm soát CPI năm nay 9% thì lãi suất huy động cuối năm cũng phải ở mức 11%/năm. Do đó, để đạt được mức lãi suất kỳ vọng 10 - 11%/năm đối với tiền gửi tiết kiệm thì phải đến thời điểm cuối năm nay, chứ không thể sớm giảm mạnh. Lãi suất cho vay phải được tính trên nền tảng của CPI cộng với 2 - 3%/năm lãi suất tiết kiệm dương và 3 - 4%/năm chi phí của ngân hàng, theo đó trước mắt chỉ xuống mức 15 - 16%/năm. Chúng ta cũng không thể so sánh lãi suất cho vay của Việt Nam với lãi suất của các nước phát triển trên thế giới. Bởi lạm phát của các nước này thông thường chỉ có 1 - 2%/năm. Tuy nhiên, xu hướng lạm phát sẽ dần giảm nhiệt và mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 9% ở năm 2012, tôi tin tưởng có thể làm được. . quá lớn đến xu hướng lạm phát. Vậy ông nhận định thế nào về xu hướng lạm phát năm nay và theo đó, việc cắt giảm lãi suất nên được thực hiện theo kịch bản nào? Lãi suất sẽ giảm dần và có lộ. Giảm lãi vay theo kịch bản lạm phát việc điều chỉnh trần lãi suất huy động là lộ trình đã được tính toán, nhất là khi lạm phát được dự báo sẽ kiềm chế ở mức. sánh lãi suất cho vay của Việt Nam với lãi suất của các nước phát triển trên thế giới. Bởi lạm phát của các nước này thông thường chỉ có 1 - 2%/năm. Tuy nhiên, xu hướng lạm phát sẽ dần giảm

Ngày đăng: 28/03/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w