Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
319,37 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Hoạt độngcủanhànướctrongnền
kinh tếViệtNam
Lời mở đầu
Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, cải cách các chính sách kinhtế đã có ảnh hưởng
tích cực tới tăng trưởng và cấu trúc lại nềnkinh tế. Sự kết hợp giữa các biện pháp ổn định hoá
kinh tế và các biện pháp tự do hoá, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ Trung ương
đối với các hoạt độngkinhtế dựa trên thước đo của thị trường, thực hiện chính sách mở cửa
trong quan hệ kinhtế quốc tế đã tạo nên những chuyển biên rõ nét về tốc độ tăng trưởng kinh
tế và ổn định môi trường kinhtế vĩ mô. Cùng với các chính sách cải cách đó, hoạt độngcủa
nhà nướctrongnềnkinhtếViệtNam đã có những thay đổi đáng kể.
Tuy nhiên, triển vọng phát triển kinhtế xã hội trong những năm tới ở ViệtNam có lẽ sẽ
phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản mà nội dung của chúng có liên
quan đến chính sự tiếp tục quá trình cơ cấu lại nềnkinh tế. Vấn đề nổi bật trong số đó là xác
định vai trò hợp lý củanhànướctrongnềnkinh tế. Trong quá trình chuyển từ nềnkinhtế kế
hoạch hoá tập trung sang một nềnkinhtế thị trường, ViệtNam đang mong muốn tìm kiếm
cho mình một nềnkinhtế mà trong đó có sử dụng được các tác dụng tích cực và hạn chế
những khiếm khuyết của cả hai yếu tố thị trường và sự can thiệp củanhànước đối với hai
mặt tăng trưởng kinhtế và đảm bảo công bằng xã hội.
Nội dung
1-/ cơ chế thị trường. Các yếu tố tạo thành cơ chế thị trường
Những năm gần đây khi nềnkinhtếnước ta bước từ nềnkinhtế quan liêu bao cấp sang
nền kinhtế mở cửa. Thì cũng là lúc chúng ta làm quen và sử dụng khái niệm về thị trường.
Thị trường được hiểu theo nghĩa hẹp đó là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để trao
đổi hàng hoá và dịch vụ. Nhưng để hiểu theo nghĩa rộng hơn thì thị trường là nơi diễn ra sự
trao đổi hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của quy luật sản xuất và lưu thông hàng hoá và
tổng hợp các quan hệ lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.
Cơ chế thị trường là guồng máy hoạt độngcủanềnkinhtế hàng hoá, cơ chế thị trường
tự điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá theo những yêu cầu khách quan của các
quy luật củakinhtế vốn có của nó như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung
cầu, quyluật lưu thông tiền tệ. Có thể nói cơ chế thị trường là tổng thể hữu cơ giữa các nhân
tố kinh tế: cung cầu, giá cả trong đó người sản xuất và người tiêu dùng tác động lẫn nhau
thông qua thị trường để xác định được ba vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì ? như thế nào? và
cho ai ?
Những mặt ưu của thị trường và cơ chế thị trường:
- Thừa nhận công dụng xã hội của sản phẩm và lao động chi phí sản xuất ra nó. Do đó
nó kích thích những người sản xuất trao đổi hàng hoá giảm chi phí sản xuất và lưu thông cải
tiến chất lượng, quy cách, mẫu mã, hình thức cho phù hợp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
Sản xuất hàng hoá là việc riêng của từng người có tính độc lập đối với người sản xuất khác.
Nhưng hàng hoá của họ có đáp ứng nhu cầu xã hội về chất lượng, hình thức thị hiếu người
tiêu dùng không? Chỉ trên thị trường và thông qua thị trường các vấn đề trên mới được khẳng
định và có lời giải đáp. Ngoài chức năng là nơi kiểm nghiệm sự chấp nhận của người tiêu
dùng, thì thị trường còn có chức năng là đóng vai trò như một đòn bẩy, nó kích thích và hạn
chế sản xuất và tiêu dùng. Trên thị trường mọi hàng hoá đều mua bán theo giá cả thị trường.
Cho nên người sản xuất luôn tìm cách hạ giá thành sản xuất ít hơn giá cả thị trường, không
những không giảm mà còn tăng chất lượng sản phẩm. Điều này tạo điều kiện cho người sản
xuất có một thế mạnh trên thị trường và làm ăn có lãi. Dẫn đến làm phát triển sự tiến bộ xã
hội. Cạnh tranh cung - cầu làm cho giá cả thị trường biến đổi thông qua sự biến đổi đó thị
trường có tác dụng kích thích hoặc hạn chế sản xuất đối với người sản xuất, kích thích hoặc
hạn chế tiêu dùng đối với người tiêu dùng. Ngoài ra thị trường còn cung cấp thông tin cho
người sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường cho biết những biến động về nhu cầu xã hội,
số lượng giá cả, cơ cấu và xu hướng thay đổi của nhu cầu các loại hàng hoá dịch vụ. đó là
những thông tin cực kỳ quan trọng đối với người sản xuất hàng hoá, giúp họ điều chỉnh sản
xuất cho phù hợp với thông tin của thị trường.
Cơ chế thị trường hoạt đồng theo các quy luật củanềnkinhtế thị trường. Đó là quy luật giá
trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ Thông qua các hoạt động
trao đổi mua bán hàng hoá cơ chế thị trường với sự dẫn dắt của giá cả đã có tác dụng trực tiếp
điều tiết sản xuất, tiêu dùng và đầu tư. Chính bàn tay vô hình này làm cho cơ cấu sản xuất, cơ cấu
hàng hoá phù hợp với khối lượng và chất lượng nhu cầu. Samelson đã nói rằng “cơ chế thị
trường không phải là sự hỗn độn mà là trật tự kinh tế. Một nềnkinhtế thị trường là một cơ chế
tinh vi phối hợp một cách, không tự giác, nhân dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và
thị trường. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành độngcủa Đảng trên các cá
nhân khác nhau. Không có bộ não trung tâm mà nó vẫn giải quyết được bài toán mà máy vi tính
lớn nhất ngày nay không thể giải nổi”. Cơ chế thị trường tự động kích thích sự phát triển sản xuất
với người tiêu dùng. Cơ chế thị trường đã đặt người tiêu dùng lên hàng đầu “khách hàng là
thượng đế”.
Như vậy nềnkinhtế thị trường có khả năng tập hợp tự động được hành động trí tuệ và
tài lực của hàng triệu con người và hướng tới lợi ích chung của xã hội đó là thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, tăng trưởng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Các nhàkinhtế đã
khẳng định rằng: cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nềnkinhtế hàng hoá cho hiệu
quả cao nhất, cơ chế thị trường đã tạo ra những thành tựu to lớn nhất mà từ trước đến nay
chưa một nềnkinhtế nào đạt tới được.
Cơ chế thị trường giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản củanền sản xuất đó là sản xuất ra cái
gì ? Như thế nào? Cho ai? thông qua lợi nhuận. Đây là điều mà các cơ chế kinhtế trước đây
không thể giải quyết nổi hoặc giải quyết được nhưng còn nhiều vướng mắc.
Những khuyết tật của cơ chế kinhtế thị trường:
Bên cạnh những vấn đề ưu điểm thì nềnkinhtế thị trường không tránh khỏi những hạn
chế của nó. Nhàkinhtế học nổi tiếng Samelson đã nói rằng “sau khi tìm hiểu về bàn tay vô
hình chúng ta không nên quá say mê vẻ đẹp của cơ chế thị trường coi đó là hiện thân của sự
hoàn hảo là tinh tuý của sự hài hoà, của đấng cao siêu, nằm ngoài tầm tay con người”. Cũng
như báo cáo của ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VII nêu rõ “sẽ sai lầm nếu cho rằng
nền kinhtế thị trường sẽ là liều thuốc vạn năng. Cùng với sự kích thích của sản xuất phát
triển, kinhtế thị trường cũng là môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển nhiều loại tiêu
cực của xã hội. Thị trường cũng như hiện tượng thai nghén, chưa biết sẽ ra sao. Điều đó có
nghĩa là bao hàm cả khả năng thất bại”. Mặt khác cơ chế thị trường không bảo đảm được việc
tạo ra một cơ cấu sản phẩm tối ưu phù hợp với yêu cầu xã hội. Do chạy theo lợi nhuận nên
nhà sản xuất có thể gây nên những tác động tiêu cực cho xã hội như ô nhiễm môi trường, cạn
kiệt tài nguyên, phân hoá giàu nghèo mà toàn xã hội phải gánh chịu.
Thị trường và cơ chế thị trường có những khuyết tật nhất định và cụ thể. Do tính tự phát
dẫn tới sự hỗn độn trongnềnkinh tế. Mặt khác nó kích thích lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ,
nhưng lại xem nhẹ lợi ích xã hội, lợi ích tập thể. Nó chỉ phản ánh những nhu cầu trước mắt
mà không vạch ra nhu cầu tương lai. Những chỉ số kinhtế như giá cả lợi nhuận thường xuyên
biến động làm cho người sản xuất và lưu thông hàng hoá khó định hướng, thường bị động đối
phó, nhiều lúc gây ra sự lãng phí lao động xã hội.
Nhận thức được những đặc điểm đó Nhànước có thể sử dụng lực lượng dự trữ về kinh
tế và những chính sách phù hợp như kế hoạch, thuế, hợp đồngkinhtế để cùng với thị trường
điều khiển sự hoạt độngcủanềnkinhtế theo định hướng và mục tiêu xác định.
Trước đây ta đã phân tích những mặt tích cực những chức năng to lớn củanềnkinhtế
thị trường đem lại. Nước là một nước đang yếu kém về mặt quản lý cũng như nềnkinhtếnên
chúng ta không thể không áp dụng nềnkinhtế thị trường được. Tuy rằng chúng ta đi lên theo
hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản, nhưng chúng ta không phải bỏ đi
toàn bộ mọi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mà chúng ta bỏ qua kinhtế hàng hoá hay
kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải áp dụng như thế nào để không hạn chế
những mặt tích cực củanềnkinhtế thị trường và khai thác triệt để nó. Mà phải loại trừ những
mặt trái, mặt tiêu cực của nó. Để loại bỏ được những khuyết tật củanềnkinhtế thị trường thì
không có cách nào khác đó là phải có sự quản lý điều tiết củaNhà nước. Sự quản lý củaNhà
nước đối với nềnkinhtế thị trường không phải chỉ là để loại bỏ những khuyết tật của nó, mà
còn là sự định hướng phát triển của nó đi đúng với đường lối mà Nhànước ta đề ra.
Sự cần thiết củaNhànướctrong sự quản lý thị trường.
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự dao động thường xuyên của các
nhân tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị làm cho các quan hệ tỷ lệ đó luôn luôn biến động.
Theo quan hệ tỷ lệ đó, cơ chế phù hợp với yêu cầu khách quan của các quy luật và tính quy
luật vận động phát triển kinh tế, xã hội và tạo điều kiện cho nềnkinhtế đó có thể tăng trưởng
và ngược lại các quan hệ tỷ lệ đó có thể không hợp và làm cho nềnkinhtế rơi vào tình trạng
trì trệ, yếu kém. Đặc biệt là khi các quan hệ kinhtế quốc tế được hình thành và phát triển thì
các hoạt độngkinhtếtrong và ngoài nước tác động lẫn nhau, các nguồn lực bên trong và bên
ngoài có thể di chuyển phù hợp hay không phù hợp với nhu cầu phát triển kinhtếtrong nước,
quy mô và cơ cấu kinhtế có thể dịch chuyển theo hướng tiến bộ hợp lý tối ưu hay lạc hậu,
què quặt, mất cân đối và nềnkinhtếcủa mỗi quốc gia ở vào vị trí phụ thuộc hay là một khâu
cần thiết của hệ thống phân công lao động quốc tế.
Có thể nói vận mệnh củanềnkinhtếcủa từng quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các
quan hệ bên trong mà còn phụ thuộc vào các quan hệ bên ngoài, vào thị trường khu vực, thị
trường quốc tế. Tình hình đó đặt lên vai các Nhà nước, các dân tộc nhiệm vụ không chỉ là
người bảo vệ trật tự xã hội và an ninh quốc gia mà còn là người hiểu biết quy luật vận động
và phát triển củanền sản xuất xã hội, nắm vững và dự báo được các biến đổi trong và ngoài
nước, có khả năng sử dụng các đòn bảy kinh tế, thể chế hoá các chủ trương, chính sách kinh
tế thành hệ thống các luật lệ, các quy chế đồng bộ để trực tiếp tác động, khống chế, điều tiết
các hoạt độngkinhtế đối ngoại, định hướng sự phát triển của các ngành, các vùng, các lĩnh
vực, các thành phần kinhtế để đảm bảo yêu cầu thăng bằng, cân đối trong sự phát triển do
chính các quy luật và tính quy luật khách quan của đời sống kinh tế, xã hội quy định. Có thể
khẳng định rằng thăng bằng cân đối trong sự phát triển củanềnkinhtế là cơ sở khách quan
sâu xa của vai trò quản lý kinhtếcủaNhà nước.
Trong nềnkinhtế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, cơ sở khách quan sâu xa
này được thể hiện thông qua những mặt sau đây:
Một là: Trongnềnkinhtế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, mỗi người, mỗi cơ sở,
mỗi ngành đều có lợi ích riêng của mình, đều tìm mỗi cách để tối đa hoá lợi ích đó mỗi người,
mỗi cơ sở, mỗi ngành có thể thấy hoặc không thấy sự vi phạm đến lợi ích của người khác, cơ
sở khác, ngành khác Và do đó, tất yếu nảy sinh lợi ích cá nhân của bộ phận này tăng lên làm
thiệt hại đến lợi ích cá nhân của bộ phận khác trong xã hội xét theo tổng thể nềnkinhtế quốc
dân. Biện luận và mặt xã hội của xu hướng này là các hoạt độngkinhtế bị đảo lộn, các vấn đề xã
hội, chính trị phát sinh và chỉ sau những biến động lớn về kinhtế - xã hội thì mọi quan hệ đời
sống xã hội, kinhtế mới dần dần lặp lại được thế cân bằng ổn định.
Sự phát triển kinhtế có tính chu kỳ hoặc theo kiểu “làn sóng” củanềnkinhtế thị trường ở
các nước TBCN nói lên nhược điểm của cơ chế thị trường. Muốn khắc phcụ được nhược điểm
này cần có một bộ phận điều hành vĩ mô bằng các hoạch định, các chương trình, chiến lược và
kế hoạch phát triển với các mục tiêu về quy mô, về cơ cấu trong từng ngành, từng vùng cũng
như các mục tiêu kinhtế vĩ mô khác củanềnkinhtế quốc dân. Các mục tiêu vĩ mô này là
những định hướng không thể thiếu được cho các hoạt độngkinhtếcủa cá nhân, cơ sở và các
ngành, vùng trong cả nước. Bộ phận điều hành vĩ mô ở đây không ai khác ngoài vai trò của
Nhà nước - chủ thể kinhtếcủanềnkinhtế quốc gia.
Hai là: Trongnềnkinhtế vận động theo cơ chế thị trường, các hoạt động sản xuất kinh
doanh, các hành vi giao dịch đều tiến hành thông qua thị trường và tuân theo các quy luật của
thị trường. Bên cạnh những hàng hoá, dịch vụ, chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về của từng cá
nhân thường khác với chi phí và lợi ích thực tếcủa toàn xã hội với tư cách là một tổng thể như
các loại hàng hoá, dịch vụ công cộng mà chi phí sản xuất phải bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận thu
về rất thấp, chỉ đem lại lợi ích cho xã hội. Mặt khác, những hàng hoá, dịch vụ công cộng quan
trọng như quốc phòng, an ninh thì không thể giao cho tư nhân được mà Nhànước cần đứng ra
sản xuất.
Ba là: Nềnkinhtế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường không thể tách khỏi môi
trường chính trị, kinhtế và xã hội. Nếu môi trường chính trị, kinhtế và xã hội không ổn định,
thường xuyên có sự đụng độ và xung đột giữa các giai cấp trong xã hội thì gân nên những
hiện tượng tiêu cực làm cho nềnkinhtế không phát triển. Cơ chế thị trường - cơ chế điều
chỉnh hành vi của người sản xuất lẫn người tiêu dùng theo mệnh lệnh giá cả, khi đó sẽ bị méo
mó. Những nhược điểm của cơ chế thị trường sẽ lan rộng và đẩy môi trường kinh tế, chính trị
và xã hội vào tình trạng rối loạn và khủng hoảng.
Cơ chế thị trường rất cần có môi trường ổn định và lành mạnh để hoạt động song những
nhược điểm và khuyết tật của nó lại để ra những xu hướng phủ định chính những điều kiện
hoạt độngcủa bản thân nó như: do chạy theo lợi nhận đã đưa đến sự phân bố và sử dụng các
nguồn lực không hợp lý, vì lợi ích kinhtế cá nhân, cục bộ mà chà đạp lợi ích chung, phá hoại
môi sinh, làm ô nhiễm môi trường, do mỗi người đều tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình nên
tất yếu dẫn đến sự phân hoá giầu nghèo, bất đồngtrong xã hội, cạnh tranh tất yếu dẫn đến
độc quyền Trong những biểu hiện trên, biểu hiện có tác động sâu sắc nhất là mâu thuẫn về
lợi ích kinhtế giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Cơ chế thị trường - bàn tay vô hình khắc phục được những mâu thuẫn đòi hỏi phải có sự
can thiệp củaNhànước - bàn tay hữu hình vào quá trình kinh tế. Chính từ nhu cầu này của
nền kinhtế nói chung và nềnkinhtế thị trường nói riêng mà Nhànướccủa quốc gia đều có
chức năng bảo đảm về mặt chính trị và xã hội, bảo hiểm về mặt kinhtế nhằm duy trì các quan
hệ lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội trong khuôn khổ quan hệ sản xuất thống trị và
bảo vệ được quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị.
Theo quá trình phát triển của nhân loại khi trình độ xã hội hoá ngày càng cao, quan hệ
lợi ích giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội ngày càng đan chéo phức tạp thì vai trò của
Nhà nước ngày càng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là lý do tại sao Nhànước phải can
thiệp vào quá trình sản xuất xã hội.
Bốn là: Ngày nay xu hướng hoà nhập nềnkinhtế dân tộc của mỗi nước vào thị trường
thế giới ngày càng tăng. Những diễn biến kinhtếtrong từng nước và giữa các nước gây ảnh
hưởng rõ rệt đến lợi ích của nhau. Việc ngăn ngừa hay khắc phục những ảnh hưởng bất lợi
đòi hỏi phải có vai trò củaNhà nước. Thông qua sự can thiệp củaNhànước vào các quan hệ
đối ngoại để khống chế những hoạt động bất lợi và phát huy những hoạt động có lợi cho sự
phát triển kinhtếtrong nước.
Năm là: Vai trò củaNhànướctrongnềnkinhtế không chỉ ở sự điều tiết, khống chế,
định hướng bằng pháp luật, các đòn bẩy kinhtế và các chính sách, biện pháp kích thích mà
còn bằng thực lực kinhtếcủaNhànước - tức sức mạnh của hệ thống kinhtế quốc doanh. Có
thể khẳng định rằng: trên thế giới ngày nay không có nước nào từ các nước chậm phát triển,
đang phát triển cho đến các nước có nềnkinhtế phát triển cao đều không vắng bóng các cơ
sở quốc doanh. Kinh nghiệm thực tếcủa các nước đã chỉ ra, việccủng cố tăng cường sức
mạnh kinhtếcủa các cơ sở kinhtế quốc doanh trong những ngành và lĩnh vực then chốt của
nền kinhtế quốc dân vừa là công cụ quản lý vừa là lực lượng kinhtế trực tiếp để tham gia
hình thành, mở rộng quan hệ thị trường:
Sự ra đời và tồn tại củakinhtế quốc doanh là cần thiết và có tính chất phổ biến với tất cả
các nước không phân biệt chế độ kinhtế xã hội và trình độ phát triển. Sự khác nhau giữa các
nước chỉ là phạm vi, mức độ củakinhtế quốc doanh trongnềnkinhtế và sự có mặt của các cơ
sở kinhtế quốc doanh trong ngành này hay ngành khác tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
nước trong từng thời kỳ nhất định.
Sáu là: Đối với các nước bước vào giai đoạn phát triển kinhtế hàng hoá vận động theo
cơ chế thị trường từ một trình độ kinhtế chưa phát triển, sản xuất nhỏ, tự túc tự cấp là phổ
biến lại chịu ảnh hưởng nhiều nămcủa cơ chế hành chính bao cấp như nước ta thì Nhànước
giữ vai trò cực kỳ quan trọngtrong công việc hình thành và phát triển các quan hệ thị trường
và việc sử dụng cơ chế thị trường. ở các nước này, Nhànước phải gánh vác các mục tiêu kinh
tế vĩ mô và thực hiện nhiều mục tiêu xã hội vừa có tính cơ bản, vừa có tính cấp bách như
phân bố sản xuất, lao động vào các ngành, các vùng mới, huy động mọi tiềm năng vào phát
triển và lưu thông hàng hoá, tổ chức phân công lại lao động và giải quyết các nhu cầu khác
của đời sống kinhtế xã hội. Chúng ta tiến hành mở rộng các quan hệ thị trường, cơ chế thị
trường trong điều kiện luật pháp, chính sách chưa đầy đủ và kế thừa những thành tựu của các
nước đi trước.
Đối với những nước đang phát triển, việc hoàn thiện và thường xuyên tăng cường các
biện pháp hành chính - pháp lý và hành chính kinhtế cùng với việc phát triển hệ thống các cơ
sở kinhtếcủaNhànướctrong các ngành và lĩnh vực then chốt củanềnkinhtế quốc dân là
những công cụ vĩ mô vô cùng quan trọngtrong việc hình thành và mở rộng, định hướng các
quan hệ thị trường và sử dụng cơ chế thị trường theo phương hướng mục tiêu đã định. Trong
việc quản lý, Nhànước không được xem nhẹ hay coi nặng bất cứ một công cụ nào mà phải sử
dụng nhịp nhàng một cách đồng bộ bởi vì mỗi loại công cụ đều có một tác dụng riêng của nó
tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi công cụ phát huy thế mạnh của nó.
Từ sự phân tích trên ta thấy rằng việc Nhànước can thiệp vào kinhtế là một tất yếu
khách quan để sửa chữa những khuyết tật, hạn chế của cơ chế thị trường, Nhànước thực hiện
chức năng quản lý kinhtế là nhu cầu khách quan, nội tại củanềnkinhtế hàng hoá vận động
theo cơ chế thị trường. Còn việc điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt độngkinhtếcủa
các cơ sở thuộc các thành phần kinhtế theo phương hướng và mục tiêu như thế nào phụ
thuộc vào bản chất các hình thức Nhànước và con đường của mỗi quốc gia lựa chọn. Đất
nước ViệtNam ta muốn đạt tới mục tiêu XHCN cần phải chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế,
song cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô củaNhànước là một tất yếu khách quan. Nhà
nước ta, một cơ quan quyền lực có chức năng quản lý kinhtế với tư cách là người đại diện
cho sở hữu toàn dân cần phải nhân danh xã hội điều phối những hoạt động chung có tính chất
xã hội, đó chính là vai trò của nhạc trưởng.
2-/ Các công cụ quản lý vĩ mô.
a. Luật pháp.
Nhà nước pháp quyền trước hết phải được thể hiện ở những bộ luật đồng bộ, đầy đủ và
khoa học. Tiếp theo là việc thực hiện pháp luật trên thực tế một cách công minh, bảo đảm sự
bình đẳng hoàn toàn của mọi công dân trước pháp luật. Bên cạnh đó là quá trình tổ chức giám
sát, kiểm tra thực hiện pháp luật. Tất cả đều nhằm bảo đảm cho việc thực thi một kiểu Nhà
nước dựa trên cơ sở pháp luật được thông qua và bị hạn chế bởi pháp luật. Do vậy, pháp luật
phải phản ánh trong bản thân nó sự vận độngcủa cơ chế thị trường, tư tưởng nhân đạo, các
nguyên tắc tự do bình đẳng. Có thể nói rằng độ tin cậy của các nhà đầu tư với Nhànước được
tập trung và phản ánh ở mức độ tin cậy vào pháp luật. Vì vậy, pháp luật có tính chất ổn định
cao hơn so với các chính sách và chủ trương.
b. Kế hoạch.
Kế hoạch hoá là một hoạt động có mục đích của Chính phủ hay hộ gia đình, doanh
nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã định. Chức năng chủ yếu của kế hoạch hoá là phát huy
tiềm năng tổng hợp củanềnkinhtế theo những định hướng thống nhất tạo nên cơ cấu hợp lý,
thúc đẩy tăng trưởng nhanh và giữ cân bằng tổng thể. Nềnkinhtế thị trường ở nước ta cũng
như nhiều nước khác là nềnkinhtế kế hoạch có sự quản lý củaNhànước bằng kế hoạch và
công cụ khác.
Trong nềnkinhtế thị trường cần và có thể phân biệt hai loại kế hoạch: kế hoạch kinhtế
- xã hội và kế hoạch kinh doanh.
* Kế hoạch kinhtế - xã hội: là kế hoạch có định hướng, hướng dẫn do Nhànước xây
dựng nhằm định hướng phát triển và cân đối lớn cho toàn bộ nềnkinhtế quốc dân. Kế hoạch
[...]... liệu tham khảo 1 Tạp chí phát triển kinhtế số 98-99 2 Vai trò quản lý kinh tếcủanhànướctrongnềnkinhtế thị trường – Kinh nghiệm của các nước ASEAN 3 Giáo trình lịch sử các học thuyết kinhtế - ĐH KTQD- NXB giáo dục 1999 4 Giáo trình kinhtế chính trị (Mác-Lênin Tập II) ĐH KTQD – NXB Giáo dục 1999 5 Tài liệu tham khảo Kinhtế học của Samuelson ( Về vai trò của Chính phủ) 6 Văn kiện Đại hội đại... phát triển quá đà củanềnkinh tế, ngăn chặn lạm phát có thể xảy ra trong tương lai d Kinhtế quốc doanh Ngoài những công cụ trên, chúng ta còn có một công cụ nữa đó là kinhtế quốc doanh Có thể khẳng định rằng trên thế giới ngày nay không có nước nào lại vắng bóng các cơ sở kinhtế quốc doanh Nước ta xem quốc doanh là thành phần chủ đạo, lãnh đạo then chốt nềnkinhtếtrong điều kiện nước ta hiện nay,... thành phần kinhtế ngoài quốc doanh và thành phần kinhtế tư nhân vẫn còn yếu thì vai trò chủ đạo củanềnkinhtế quốc doanh là rất cần thiết Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta xây dựng chế độ công hữu đại trà Chủ đạo có nghĩa là nắm vững những khâu trọng yếu nhất trong nềnkinhtế Đặc biệt là các khâu trọng yếu trong các ngành có ý nghĩa xã hội to lớn như lương thực thực phẩm Ngoài ra kinhtế quốc doanh... Ngay từ đầu nhànước phải xác định đúng mục tiêu của mình, có như vậy mới có được sự thành công trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý Bước sang thiên niên kỷ mới, nhiều thời cơ mới vận hội mới cho đất nướcNhànước ta một lần nữa khẳng định phát triển kinhtế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô củaNhà nước, đưa đất nước tiến lên CNXH, thực hiện dân giàu nước mạnh xã... trưởng kinhtế Thứ hai: Tăng thuế cũng có thể làm giảm thu nhập, giảm tiêu dùng, giảm đầu tư và giảm nhu cầu xã hội quá mức khiến giá cả đi vào ổn định d, Chính sách tiền tệ: Cùng với chính sách tài chính, tiền tệ là nhân tố quan trọng tác động đến sản lượng, thất nghiệp và lạm phát trongnềnkinhtế quốc dân Sự tác động của nềnkinhtế theo ba logíc - Những thay đổi trong mức cung về tiền tệ tác động. .. hoàn thiện dần nhưng đất nước ta với nềnkinhtế còn phân tán, cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng còn non kém nên việc chỉ đạo củaNhànướcđóng một vai trò quan trọng, là kim chỉ nam cho việc phát triển đúng hướng mà chúng ta đã đề ra sự can thiệp đó phải được thể hiện bằng hệ thống pháp luật bảo vệ quyền tự do dân chủ, công bằng xã hội trong phân phối kinhtế và mở rộng phúc lợi xã...này vừa tạo ra môi trường cho sản xuất kinh doanh, vừa bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinhtế với tiến bộ và công bằng xã hội * Kế hoạch sản xuất kinh doanh: là kế hoạch hành động, kế hoạch làm ăn, mua bán do các doanh nghiệp xây dựng và quyết định dựa theo kế hoạch củaNhànước và sự vận độngcủa cơ chế thị trường Kế hoạch kinh doanh phải đạt mục tiêu vừa thoả mãn nhu cầu xã... quan hệ thị trường theo định hướng củaNhànước Vì vậy, chúng ta không được phủ nhận hay coi nhẹ công cụ và lực lượng đặc biệt này kết luậnTrong bài viết này, em đã trình bày và phân tích sự hoạt động tồn tại của cơ chế thị trường cũng như những tác dụng to lớn mà cơ chế thị trường đem lại Sự phát triển nên cơ chế thị trường là điều tất yếu của cơ chế tự cung tự cấp Nước ta đang từng bước chuyển mình... và thất nghiệp - Giảm thuế sẽ kích thích tiêu dùng và đầu tư Do vậy sẽ thúc đẩy kinhtế phát triển, tạo điều kiện giải quyết việc làm Khi chính sách tài chính được áp dụng để giảm lạm phát thì chính sách tài chính thắt chặt Nó cũng tác động đến các biến cố của nềnkinhtế vĩ mô theo hai con đường: Thứ nhất: Giảm chi tiêu của Chính phủ như: giảm đầu tư sản xuất hàng công cộng và đơn đặt hàng Kết quả... được lợi nhuận tối đa Như vậy, kế hoạch kinhtế - xã hội không hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường và có thể điều tiết thị trường Còn kế hoạch sản xuất kinh doanh phải gắn chặt với thị trường, coi thị trường là mệnh lệnh, đối tượng của kế hoạch c Chính sách tài chính Chính sách tài chính chủ yếu thể hiện ở hai nội dung: thu và chi tiêu của Chính phủ từ đó tác động vào tổng cung và tổng cầu, sản lượng, . LUẬN VĂN: Hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam Lời mở đầu Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, cải cách các chính sách kinh tế đã có ảnh hưởng. các ngành, vùng trong cả nước. Bộ phận điều hành vĩ mô ở đây không ai khác ngoài vai trò của Nhà nước - chủ thể kinh tế của nền kinh tế quốc gia. Hai là: Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế. quan của đời sống kinh tế, xã hội quy định. Có thể khẳng định rằng thăng bằng cân đối trong sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở khách quan sâu xa của vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. Trong