I - Gợi dẫn 1. Tác giả Bên cạnh kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại cho văn học dân tộc nhiều bài thơ chữ Hán có giá trị. Thơ của Nguyễn Du chủ yếu thuộc loại thơ cảm thương. Thương người nghèo, thương người đói, thương con người trong cuộc bể dâu. […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên
I - Gợi dẫn 1. Tác giả Bên cạnh kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại cho văn học dân tộc nhiều bài thơ chữ Hán có giá trị. Thơ của Nguyễn Du chủ yếu thuộc loại thơ cảm thương. Thương người nghèo, thương người đói, thương con người trong cuộc bể dâu. Là một con người có tấm lòng nhân đạo cao cả, là người nghệ sĩ có tình yêu tha thiết với cái đẹp, nên tình cảm và tâm huyết của ông tập trung ở những bài thơ về thân phận “tài hoa bạc mệnh”. Đó là nàng Kiều, là người ca nữ đất Long Thành, là nàng Tiểu Thanh… Có thể nói : trân trọng tài năng và đồng cảm với số phận bi kịch của họ là tinh thần nhân đạo xuyên suốt trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Du. 2. Tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với tấn bi kịch số phận của nàng Tiểu Thanh – người con gái tài sắc vẹn toàn mà mệnh yểu. Tiểu Thanh là người con gái có tài có sắc sống vào đầu đời Minh ở Trung Quốc. Nàng họ Phùng, lấy lẽ một người cũng tên là Phùng. Vợ cả ghen hành hạ, nàng buồn khổ đến chết khi mới mười tám tuổi, nay ở Cô Sơn, Chiết Giang vẫn còn mộ. Trước tập thơ còn sót lại và câu chuyện về số phận bi thảm của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã bày tỏ sự đồng cảm của mình. Qua bài thơ, tác giả còn thể hiện một tư tưởng nhân đạo rất sâu sắc : Con người hãy biết thương yêu đồng loại, trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, hãy đừng vô tình với nỗi đau của mọi người. Bài thơ còn thể hiện một khát khao cháy bỏng của người nghệ sĩ, đó là khát khao được đồng cảm, được thấu hiểu và được sẻ chia. 3. Cách đọc Đọc phần phiên âm và dịch thơ : sáu câu trước ngắt theo nhịp 4/3, hai câu sau ngắt nhịp 2/5. II - Kiến thức cơ bản Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh cũng “định mệnh” như Thuý Kiều đến với Đạm Tiên vậy. Ngày tết Thanh minh mà sao sắc xuân không đến với Đạm Tiên trên nấm cỏ : Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Sắc cỏ vàng úa giữa mùa xuân thật hợp cho cuộc gặp gỡ giữa hai con người có tên trong sổ đoạn trường. Nguyễn Du với Tiểu Thanh không chỉ là sự cách biệt âm dương. Đó còn là sự cách biệt của khoảng cách thời gian vời vợi : ba trăm năm lẻ. Nhưng không phải vì có nhiều khoảng cách mà thiếu đi sự cảm thông. Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du chính là tiếng lòng vượt lên bao khoảng cách để mà cảm thông và thương xót cho một kiếp người. Nguyễn Du gặp gỡ Tiểu Thanh mà sao giống như cuộc gặp trong định mệnh. Đó là cuộc gặp gỡ giữa hai người tài hoa và đầy duyên nợ với văn chương : Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn Cảnh được tả thật hoang tàn. Nguyễn Du nhắc đến một địa danh trong câu thơ thứ nhất : Tây Hồ (Tây Hồ thuộc tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc), nơi có núi Cô Sơn, chỗ Tiểu Thanh, một cô gái sắc tài nhưng bất hạnh từng sống. Một sự đổi thay được cảm nhận như là bước đi của lẽ đời dâu bể. Đó là sự đổi thay tuyệt đối từ quá khứ sang hiện tại, từ vườn hoa thành gò hoang và từ có đến không. Từ tẫn trong nguyên bản “hoa uyển tẫn thành khư” gợi sự thay đổi dữ dội, khốc liệt : thay đổi hết, không còn chút dấu vết gì. Hoá ra câu thơ không phải nói lẽ đời dâu bể. Nguyễn Du đang thương cho cái đẹp bị dập vùi. Câu thơ mới chỉ tả cảnh mà đã gợi đến bao nỗi xót xa. Toàn bộ câu chuyện đau thương năm xưa về nàng Tiểu Thanh hiện về. Câu thơ nói chuyện riêng tư nhưng cũng là nỗi lòng nhân thế. Câu thơ thừa đề mới thực là cuộc gặp gỡ của Nguyễn Du : Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ) Khi còn sống, Tiểu Thanh có làm một tập thơ (Tiểu Thanh kí) để ghi lại nỗi xót xa, lẻ bóng của mình. Khi nàng tự vẫn, vợ cả đem ra đốt, may còn lại vài bài. Vậy ra cuộc viếng thương Tiểu Thanh không phải diễn ra tại Cô Sơn. Sự tiếc thương của Nguyễn Du đã vượt qua khoảng cách thời gian, không gian (chỉ viếng nàng qua tập sách đốt còn dang dở). Câu thơ tiếp tục khơi vào số phận bất hạnh của Tiểu Thanh. Phần dư cảo của Tiểu Thanh kí phải chăng cũng chính là cuộc đời tan vụn của nàng ? Tan vụn nhưng chưa vĩnh viễn mất đi, tan vụn nhưng vẫn còn vương lại để mà tiếp tục giận hờn oán trách. Tiểu Thanh đẹp mà bất hạnh, tài năng mà yểu mệnh. Đó có phải là số mệnh của những kẻ nhan sắc lại tài hoa ? Day dứt ấy ám ảnh Nguyễn Du cả một đời : Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt còn vương. Hai câu thơ khái quát lại nỗi oan trái của Tiểu Thanh. Son phấn là nỗi oan của sắc. Văn chương là nỗi oan của tài. Hai vật vô tri được nhân cách hoá để có thần, có mệnh, làm nên cái thần, cái mệnh của Tiểu Thanh. Tập sách kia dẫu có bị đốt đi nhưng cuộc đời Tiểu Thanh vẫn luôn hiển hiện để mà tiếp tục kêu than, đau đớn thay cho những kiếp như mình. Hai câu thơ viết bằng cảm hứng xót xa và ngợi ca cái đẹp, cái tài. Bốn câu thơ sau là hai sự đổi thay về ý. Từ thương một người con gái tài hoa, Nguyễn Du thương cho muôn kiếp tài hoa ; từ thương người, Nguyễn Du ngậm ngùi trong nỗi thương mình. Nỗi oan, nỗi hận của Tiểu Thanh được Nguyễn Du khái quát thành nỗi hờn, nỗi oan của bao kẻ cùng hội cùng thuyền : Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang. Câu thơ chất chứa bao nỗi hờn kim cổ thành một câu hỏi lớn treo lơ lửng giữa không trung không lời đáp. Tại sao khách má hồng lại gặp nỗi truân chuyên ? Tại sao những kẻ tài hoa lại hay yểu mệnh ? Câu thơ là nỗi lòng nhân thế, là những nghịch cảnh thường gặp trong cuộc đời : khách phong lưu lại phải oan, phải khổ. Câu hỏi như hướng vào vô vọng, không lời đáp. Nỗi hận, nỗi oan cũng vì thế mà càng nhức nhối. Sau này khi đến thăm chùa Tây Phương, Huy Cận còn nhìn thấy nỗi hờn của thời đại Nguyễn Du hiện trên mặt tượng đầy bế tắc : Một câu hỏi lớn không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau Hai câu luận còn là một sự nhập thân. Đó là sự nhập thân tự nguyện của Nguyễn Du với những kiếp tài hoa bạc mệnh : “Phong vận kì oan ngã tự cư”. Chữ ngã ở đây có nghĩa là “tôi”, “ta”. Bản dịch, dịch thành “khách” là chưa đạt. Nhưng cũng phải đến hai câu kết, chủ thể trữ tình mới hiện ra rõ nét : Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng ? Hai câu cuối lạ, chuyển ý bất ngờ, niêm luật không chú trọng mà không lạc dòng cảm xúc. ý tứ đến cũng tự nhiên và hợp lí. Từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Nguyễn Du cũng không hỏi trời, ông hỏi người vì còn mong ở đời có thể tìm thấy những tri âm. Với nàng Tiểu Thanh, ba trăm năm sau đã có một Nguyễn Du “thổn thức”, không biết “với mình” liệu ba trăm năm sau có ai biết đến mà cảm thông ? Câu thơ trĩu nặng. Hai từ bất tri (không biết) đầy tủi hổ tưởng có thể buông xuôi. Nhưng câu thơ vẫn là một niềm tin. Nguyễn Du vẫn tin ở nhân tâm của con người. Thơ hoài cổ thường là tiếng khóc dành cho những cố nhân. Thơ Nguyễn Du không hoàn toàn như vậy. Nhớ đến, thương đến cố nhân, tác giả chạnh lòng thương chính bản thân mình và những người nghệ sĩ. Nó chính là khởi nguồn cho cảm hứng nhân văn cao cả của bài thơ. Độc Tiểu Thanh kí còn là sự day dứt cả đời của Nguyễn Du. Đó là niềm day dứt của thi nhân về nỗi bấp bênh của thế thái nhân tình. Niềm day dứt ấy phải vì thế mà ôm trọn sự bế tắc của “thời đại Nguyễn Du” (Huy Cận). III - Liên hệ Nhật Lệ nắng tơ vàng Đứng trong dinh Cai bạ Quảng Bình, Nguyễn Du nhìn về phía Nam, gần hút tầm mắt ông là dải cát Cẩm La trùng điệp như con đê bờ nam Nhật Lệ. Sông nước mênh mông trắng xoá một màu. Tuy không nghe tiếng con nước rì rầm nhưng Nguyễn Du vẫn biết xuân triều đang dào dạt, trên nước xuân dập dềnh những cánh hoa có lẽ đâu từ nguồn Trạm trôi về… Bất giác Nguyễn Du khe khẽ ngâm : Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu… Lính ất đi vào, đứng nhìn sững. Hai tay ất bưng khay nhỏ, trên khay là một bát cơm, một bát canh và một đĩa muối vừng. Nhìn vẻ đăm chiêu của Nguyễn Du, ất run run nói : - Dạ, bẩm quan ông, mời quan… - Anh để đó cho ta. ất đặt khay xuống bàn bên tả án thư như mọi khi rồi yên lặng đi ra. Bây giờ là tháng giêng năm 1811. ất theo hầu quan Cai bạ gần 21 tháng rồi. Trong bọn lính hầu, ất được gần quan ông thường ngày. ất nghĩ ngợi mãi. Nhiều vị quan khác đâu có sống đạm bạc như quan ông ! Ai cũng thê thiếp, con cái đề huề, dinh thự uy nghi lộng lẫy, người hầu kẻ hạ tấp nập, tiếng quát mắng inh ỏi, … Nghe đâu, quan ông ở ngoài Nghệ, từng là Đông các Đại học sĩ ở kinh đô, trước khi ra đây. Quan ông có vẻ không vui lắm. Hoàng thượng đã có lần vỗ về, nhưng quan ông chỉ im lặng. Hình như Ngài giận, nên đưa ra đây để thử thêm lòng trung tín, cần lao của kẻ bầy tôi ? Mọi khi bưng cơm hoặc chạy giấy tờ, hoặc đưa thơ của quan ông tặng một hai đồng liêu tri kỉ, ất có nghe những lời bàn tán như thế cùng với tiếng khen về đức thanh cần, liêm khiết của quan ông. Nghe đâu vợ con quan ông cũng khổ lắm. Lần trước quan ông đọc cho ất nghe hai câu thơ khủng khiếp : Quê hương hạn hán hại hoa màu, Mười đứa con thơ xanh tựa rau. ất thật sự băn khoăn… lẽ nào ?… Đánh bạo, ất hỏi : - Dạ, bẩm quan ông, có phải là… các cô cậu ở nhà ?… Nguyễn Du không trả lời. ất càng buồn, tự giận mình vô ý khơi dậy mối thương tâm của con người trung chính. ất nghĩ mãi về đôi mắt sáng mà đượm buồn, mái tóc bạc gần hết, búi nhỏ gầy, chòm râu thưa thớt và nhất là dáng vẻ trầm lặng đến gần như câm nín của quan ông. ất từng nghe nhiều quan nhờ khéo biết mẹo mực tâu bày mà hoạn lộ thăng tiến vùn vụt. ất tiếc quan ông có tài thơ mà lại làm Hoàng thượng buồn lòng ! * * * Từ dinh Cai bạ nhìn ra, tứ bề là núi non sông biển. Cây cối xanh um, làng mạc chìm chìm trong sương khói. Quê ất ở Sơn Trạch, không xa mấy mà ất vẫn thấy nhớ. Quan ông chắc là nhớ quê lắm. Ngày ngày thấy vẻ trầm tư, đôi mắt u hoài của quan ông, ất thấy xót xa thêm. May có mấy lần cùng quan ra thăm vùng Roòn, vào Liên Thuỷ và dạo vùng dọc chân Luỹ Thầy, ất mới thấy quan ông rất hăng hái việc chăn dân, say mê cảnh vật. Những buổi đi về, quan trầm tư nhiều hơn và cầm bút làm thơ. Hôm qua đò sông Gianh để tới Roòn, ngồi giữa lòng đò chòng chành bên sóng nước xanh thẳm, quan ông nói như diễn giảng một điều gì trầm uất, bi hận : - Kìa… chỗ tận cùng bãi cát trắng ấy, chỗ trời nước nổi lên dập dềnh ấy là bến bãi sát biển. Các triều đại xưa chia nhau chính giữa ruột khúc sông này. Luỹ cũ, giờ càng cũ, xương tàn của hàng trăm trận vùi trong cỏ rậm đó ! Người phía bắc sông này nom như ngại ngần niềm cũ. Hồi trước họ cùng một châu Bố Chính với ta đó ! ất cùng bọn lính ngồi nghe, tuy không hiểu nhiều về lịch sử cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn, nhưng lại thấy thương thân phận người lính thuở xưa. Quan ông ngậm ngùi thương lính thì ắt thương dân lắm. Thuyền cập bờ bắc. Bọn lính xin cáng đi nhưng quan ông cứ thoái thác đòi đi bộ để cùng xem cảnh. Suốt mười mấy dặm đường dài, quan ông hết nhìn Đèo Ngang, lại nhìn ra biển. Đến Roòn, làm việc với quan sở tại xong, quan ông lại ra nhìn Đèo Ngang, gương mặt u trầm tha thiết. Thấy ất đi bên cạnh, Nguyễn Du nói : - Thật buồn cho ta, từ đây về nhà chỉ mất ba ngày đường mà ta phải ôm lòng nhớ quê đến hơn bốn năm ! Ra đây, ta tưởng sẽ vượt Đèo Ngang mà về, ngờ đâu phải làm khách ở đây ! ất dạ một tiếng thật ấm. Nguyễn Du lại nhìn ra biển : Hòn Yến xanh ngời giữa biển biếc, sông Roòn xuôi chảy trắng xoá… Hôm dạo chơi dưới chân Luỹ Thầy lúc chiều tà, thấy một con ngựa già gặm cỏ buồn bã bên chân luỹ, ất xin Nguyễn Du dẫn về. Nguyễn Du ngần ngừ : - Trời, lông nó sạm, da nó khô… gầy không chịu nổi ! - Dạ, dạ, cho con… dắt nó về ! Nguyễn Du nhìn ất, đôi mắt xa vắng hơn, gương mặt u trầm hơn, giọng nói thảng thốt khiến ất đâm sợ : - Nó già rồi. Nó đói mà tự tìm ăn, không cầu xin ai. Nó trọn lòng vì nước, qua trăm trận, nó được toàn tính mệnh. Thôi, chớ đem giàm buộc mà lôi nó về. - Dạ… * * * Sáng nay, ất cùng quan ông tiễn quan Ngô Nhân Tĩnh ra trấn nhậm Nghệ An. Đứng mé đường cái quan, ất thấy quan ông và quan Ngô Nhân Tĩnh vái chào nhau mãi mà chưa nỡ rời nhau. Lâu lắm Nguyễn Du mới nói : - Ông đã theo cách đạm bạc mà làm chính trị, trời vì dân đen mà chưa cho ông nhàn, ở non Hồng quê tôi đang mọc lên vì sao Đức. Xin nâng chén rượu mừng cho quê tôi có được ông về ! Buổi tiễn đơn sơ mà thật cảm động. Ngô Nhân Tĩnh lên ngựa, vái chào lần cuối. ất nhìn quan ông có dáng tươi hơn mọi ngày. Lòng ất cũng ấm lại. Trên đường về dinh Cai bạ, nắng xuân như tơ vàng giăng giăng trên thành quách, thôn xóm. Nguyễn Du trìu mến nhìn ất. - Này,… anh ất có thích thơ không ? - Dạ có ! - Vậy ta tặng anh hai câu nhé ! - Dạ ! Nguyễn Du thong thả đọc : Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. ất nghe người chùng lại. ất nghĩ đó là thơ quan ông viết về Động Hải. Tấm lòng quan ông thật rộng, dù chất ngất trăm vạn nỗi buồn nhưng quan ông vẫn không thể quên vẻ đẹp của quê hương ất. (Ngô Thời Đôn, Báo Giáo dục và thời đại, 1995) . nàng Tiểu Thanh Có thể nói : trân trọng tài năng và đồng cảm với số phận bi kịch của họ là tinh thần nhân đạo xuyên suốt trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Du. 2. Tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí. được thấu hiểu và được sẻ chia. 3. Cách đọc Đọc phần phiên âm và dịch thơ : sáu câu trước ngắt theo nhịp 4/3, hai câu sau ngắt nhịp 2/5. II - Kiến thức cơ bản Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh cũng. thiếu đi sự cảm thông. Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du chính là tiếng lòng vượt lên bao khoảng cách để mà cảm thông và thương xót cho một kiếp người. Nguyễn Du gặp gỡ Tiểu Thanh mà sao giống như