I.Kiến thức cơ bản 1. Vài nét về tác giả: -Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San (1867-1940), hiệu Sào Nam. Quê: Nam Đàn, Nghệ An. -Cuộc đời chia ba giai đoạn: + Trước 1905, Hoạt động ở trong nước. + Từ 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lập hội […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên
Trang 1I.Kiến thức cơ bản
1 Vài nét về tác giả:
-Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San (1867-1940), hiệu Sào Nam Quê: Nam Đàn, Nghệ An -Cuộc đời chia ba giai đoạn:
+ Trước 1905, Hoạt động ở trong nước
+ Từ 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lập hội Duy Tân, Phong trào Đông Du, Việt Nam quang phục hội
+ Từ 1925-1940: Bị Thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất
-Vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là một nhà văn lớn Thơ văn Phan Bội Châu là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước (Hải ngoại huyết thư), là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén (Ngục trung thư, Trùng quan tâm sử…)
2 Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Năm 1905, sau khi vận động thành lập hội Duy Tân và để mở đầu phong trào Đông Du, Phan Bội Châu từ biệt các đồng chí ra nước ngoài Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được sáng tác trong buổi chia tay này
II Nội dung chính của bài thơ:
1 Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu:
-Thời phong kiến: nam tử sinh ra ở đời phải làm những công việc lớn lao có ích cho xã hội Lý tưởng nhân sinh :
“ Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ)
Phan Bội Châu: đã làm trai phải làm nên chuyện lạ: xoay chuyển trời đất , chí làm trai trong sự nghiệp cứu nước với một lý tưởng lớn lao và mãnh liệt:
“ Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
2 Hai câu thực: Ý thức tự khẳng định mình.
- Khẳng định cái tôi trách nhiệm cống hiến cho đất nước trước lịch sử Đó là một cái tôi cứng cỏi, đẹp đẽ, cần thiết và cao cả vô cùng
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?”
-Hình thức:
+ Câu 1: Khẳng định
+ Câu 2: Nghi vấn nhằm khẳng định lời giục giã của cái tôi trong buổi đầu xuất quân. lời giục giã của cái tôi trong buổi đầu xuất quân
3 Hai câu luận: Quan niệm vinh nhục và thái độ đối với nền học vấn cũ:
-Tác giả ý thức về nỗi nhục mất nước
“Non sông đã chết sống thêm nhục”
-Sách vở thành hiền không giúp gì cho thời buổi mất nước
“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”
Trang 2=> Quan niệm trên chứng tỏ tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của Phân Bội Châu.
4 Hai câu kết: Khát vọng và tư thế của buổi lên đường:
-Khát vọng: Vượt bể đông Đây là một khát vọng hết sức lớn lao mạnh mẻ
-Tư thế: “thiên trùng bạch lũng nhất tề phi” => khí thế trào lên sục sôi hăm hở =>Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước
5 Chủ đề: bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của nhà cách mạng Phân Bội Châu.
III Tổng kết:
-Nội dung: Bài thơ nhỏ nhưng chứa đựng nội dung tư tưởng vừa phong phú vừa lớn lao: có chí làm trai,
có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân trách nhiệm cao cả, có hoài bảo lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh nhục ở đời, có thái độ mới mẻ và táo bạo về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước
-Nghệ thuật: Bài thơ có một giọng điệu riêng đó chính là nét mạnh mẻ của lòng tâm huyết luôn sục sôi