1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ cương bản chất ánh sáng

13 983 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 242 KB

Nội dung

đề ôn tập bản chất ánh sáng

Chương IV: BẢN CHẤT CỦA ÁNH SÁNG I. Trắc nghiệm đúng sai: 1. Loại dễ: 4.1. Ánh sángbản chất là sóng điện từ, thành phần E  luôn luôn vuông góc với thành phần B  , đồng thời E  và B  luôn luôn vuông góc với phương truyền ánh sáng. 4.2. Phương trình truyền sóng ánh sáng đối với thành phần E  có dạng: E  = 0 E  cos[ ω (t -  / v) + α ] 4.3. Gọi T là chu kỳ dao động, v là vận tốc lan truyền ánh sáng thì λ = v.T gọi là bước sóng. 4.4. Khi ánh sáng truyền đến mắt thì chỉ có thành phần điện trường gây cảm giác sáng nên E  gọi là vectơ sóng sáng. 4.5. Cường độ sáng tại một điểm đo bằng năng lượng chùm ánh sáng truyền qua điểm đó trong một đơn vị thời gian. 4.6. Mỗi ánh sáng ứng với một giá trị bước sóng xác định sẽ có màu sắc riêng biệt gọi là ánh sáng đơn sắc. 4.7. Mỗi chùm ánh sáng có màu xác định sẽ có một bước sóng tương ứng xác định. 4.8. Ánh sáng nhìn thấy gồm 7 thành phần màu (từ đỏ đến tím), có bước sóng trong khoảng (0,39 ÷ 0,76)µ m. 4.9. Cường độ sáng tại một điểm tỷ lệ với bình phương biên độ dao động của sóng ánh sáng. 4.10. Khi có giao thoa trên màn thu ta thấy có các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau. 4.11. Dao động sáng tại một điểm bất kỳ là dao động tổng hợp của các dao động sáng từ các nguồn sáng gưỉ tới điểm đó. 4.12. Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng có các véctơ cường độ điện trường E  dao động theo mọi phương, luôn luôn vuông góc với phương truyền tia sáng và có độ lớn bằng nhau. 4.13. Ánh sáng phân cực là ánh sáng có E  dao động theo mọi phương vuông góc với phương truyền tia sáng nhưng có phương mạnh, phương yếu. 4.14. Khi chiếu tia hồng ngoại vào một tấm kẽm tích điện âm, người ta thấy tấm kẽm mất dần điện tích âm, đó là hiện tượng quang điện. 2. Loại trung bình: 4.15. Hiện tượng quang điện là hiện tượng xảy ra khi chiếu ánh sáng vào một tấm kim loại. 4.16. Các định luật và hiện tượng quang điện có thể giải thích bằng tính chất sóng của ánh sáng. 4.17. Dùng catốt là một tấm kim loại, chiếu ánh sáng thích hợp vào đó, dù hiệu điện thế giữa anốt và catốt bằng không, vẫn có dòng quang điện. 4.18. Cường độ dòng quang điện luôn luôn tỷ lệ với hiệu điện thế giữa anốt và catốt. 4.19. Với ánh sáng đơn sắc gây nên hiện tượng quang điện, cường độ dòng quang điện bão hoà tỷ lệ với số phôtôn đập vào ca tốt, do đó tỷ lệ với cường độ ánh sáng chiếu tới catốt. 4.20. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu tới catốt. 4.21. Hiệu điện thế hãm chỉ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu tới catốt. 4.22. Cường độ dòng quang điện bão hoà tỷ lệ thuận với hiệu điện thế anốt-catốt. 4.23. Hiện tượng quang điện không xảy ra tức thời mà phải sau một khoảng thời gian chiếu sáng xác định. 4.24. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi phôtôn truyền một phần năng lượng của nó cho electron liên kết làm electron này trở thành tự do. 4.25. Ánh sáng gồm những hạt rất nhỏ gọi là photon hay lượng tử ánh sáng. Mỗi photon mang một năng lượng xác định là ε = hν 4.26. Photon tuy không mang khối lượng tĩnh nhưng có động lưọng là p = hc/ λ . 4.27. Cường độ của một chùm ánh sáng đơn sắc tại một điểm tỷ lệ với số photon tới một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó vuông góc với phương truyền ánh sángtrong một đơn vị thời gian. 4.28. Mỗi phôton bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho đối tượng hấp thụ. 4.29. Năng lượng phát xạ hay hấp thụ khi điện tử chuyển từ quĩ đạo này sang quĩ đạo khác bằng hiệu số giữa 2 mức năng lượng tương ứng của quĩ đạo: ∆ E = E 1 - E 2 = hf f là tần số của lượng tử ánh sáng bức xạ hay hấp thụ tương ứng sự chuyển quĩ đạo trên. 4.30. Nguyên tử ở trạng thái kích thích khi có ít nhất một điện tử quĩ đạo không ở đúng quĩ đạo của nó. 2. Loại khó: 4.31. Khi phân tử hấp thụ hay phát xạ một lượng tử năng lượng, năng lượng của phân tử sẽ thay đổi một lượng: ∆ E = ∆ E e + ∆ E dđ + ∆ E q Người ta thấy ∆ E e >> ∆ E dđ >> ∆ E q trong đó ∆ E e và ∆ E dđ tương ứng phổ miền tử ngoại nhìn thấy, còn ∆ E q tương ứng phổ hồng ngoại. 4.32. Trong hiện tượng phát quang thì phôton tới (photon kích thích) có bước sóng lớn hơn bước sóng của phôton phát ra. 4.33. Hạt vi mô có thể ở trạng thái ứng với mức năng lượng có trị số thay đổi liên tục. 4.34. Sự chuyển dời mức năng lượng của hạt (nguyên tử, phân tử) dưới ảnh hưởng của trường bức xạ gọi là sự chuyển dời cảm ứng. 4.35. Bức xạ phát ra trong chuyển dời cảm ứng gọi là bức xạ cảm ứng hay bức xạ cưỡng bức, có tần số phụ thuộc vào tần số trường tác dụng. 4.36. Tia laser có bước sóng ngắn hơn cả tia tử ngoại. 4.37. Khi hệ ở trạng thái cân bằng thì hai quá trình hấp thụ và phát xạ phôtôn sẽ có số hạt chuyển dời mức năng lượng bằng nhau. 4.38. Nếu tác dụng một sóng tới có tần số bằng tần số của phôtôn phát ra do sự chuyển mức năng lượng tự phát thì sóng tới này sẽ gây ra sự chuyển mức năng lượng của nguyên tử từ W cao xuống W thấp kèm theo phát xạ phôtôn (còn gọi là sự chuyển dời cảm ứng) 4.39. Khả năng đâm xuyên của chùm tia laser vào cơ thể rất lớn nên mới ứng dụng được trong y học. 4.40. Theo Einstein thì 2 mc=ε , vậy khối lượng photon là 2 c hf m = 4.41. Khi phân tử hấp thụ hay phát ra lượng tử năng lượng, thì năng lượng của nó thay đổi một lượng là: ∆ E = ∆ E e + ∆ E dđ + ∆ E q 4.42. Khi hấp thụ một năng lượng lớn, các nguyên tử chuyển sang trạng thái kích thích, tạo nên những phân tử có khả năng hoạt động hóa học bị hạn chế. 4.43. Khi hấp thụ một năng lượng lớn, các nguyên tử chuyển sang trạng thái kích thích. 4.44. Khi hấp thụ năng lượng, các nguyên tử chuyển sang trạng thái kích thích, khả năng hoạt động hóa học của chúng bị hạn chế. 4.45. Vì bước sóng tỷ lệ thuận với năng lượng photon nên dựa vào phổ hấp thụ có thể xác định năng lượng hấp thụ hay là sự phân bố các mức năng lượng trong phân tử. 4.46. Với một chất xác định, tần số của sóng ánh sáng hấp thụ bao giờ cũng lớn hơn tần số ánh sáng phát quang. II. Diền từ: 1. Loại dễ: 4.47. Ánh sángbản chất là sóng điện từ, thành phần E  luôn luôn vuông góc với thành phần B  , đồng thời E  và B  luôn luôn vuông góc với phương 4.48. truyền sóng ánh sáng đối với thành phần E  có dạng: E  = 0 E  cos[ ω (t -  / v) + α ] 4.49. Gọi T là chu kỳ dao động, v là vận tốc lan truyền ánh sáng thì λ = v.T gọi là 4.50. Khi ánh sáng truyền đến mắt thì chỉ có thành phần gây cảm giác sáng nên E  gọi là vectơ sóng sáng. 4.51. Mỗi ánh sáng ứng với một giá trị bước sóng xác định sẽ có màu sắc riêng biệt gọi là ánh sáng 4.52. Ánh sáng nhìn thấy gồm 7 thành phần màu (từ đỏ đến tím), có trong khoảng (0,39 ÷ 0,76)µ m. 4.53. Cường độ sáng tại một điểm tỷ lệ với biên độ dao động của sóng ánh sáng. 4.54. Khi có giao thoa trên màn thu ta thấy có các vân sáng và vân tối 2. Loại trung bình: 4.55. Dao động sáng tại một điểm bất kỳ là dao động của các dao động sáng từ các nguồn sáng gưỉ tới điểm đó. 4.56. Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng có các véctơ cường độ điện trường E  dao động theo , luôn luôn vuông góc với phương truyền tia sáng và có độ lớn bằng nhau. 4.57. Ánh sáng phân cực là ánh sáng có E  dao động theo mọi phương vuông góc với phương truyền tia sáng nhưng có 4.58. Dùng catốt là một tấm kim loại, chiếu ánh sáng thích hợp vào đó, dù hiệu điện thế giữa anốt và catốt , vẫn có dòng quang điện. 4.59. Với ánh sáng đơn sắc gây nên hiện tượng quang điện, cường độ dòng quang điện bão hoà tỷ lệ với số phôtôn đập vào ca tốt, do đó tỷ lệ với ánh sáng chiếu tới catốt. 4.60. Ánh sáng gồm những hạt rất nhỏ gọi là photon hay lượng tử ánh sáng. Mỗi photon mang một năng lượng xác định là 4.61. Cường độ của một chùm ánh sáng đơn sắc tại một điểm tỷ lệ với số photon tới một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó vuông góc với phương truyền ánh sángtrong một đơn vị 4.62. Mỗi phôton bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho đối tượng 3. Loại khó: 4.63. Năng lượng phát xạ hay hấp thụ khi điện tử chuyển từ quĩ đạo này sang quĩ đạo khác bằng hiệu số giữa 2 mức năng lượng tương ứng của quĩ đạo: f là tần số của lượng tử ánh sáng bức xạ hay hấp thụ tương ứng sự chuyển quĩ đạo trên. 4.64. Nguyên tử ở trạng thái kích thích khi có ít nhất một điện tử quĩ đạo không ở đúng của nó. 4.65. Khi phân tử hấp thụ hay phát xạ một lượng tử năng lượng, năng lượng của phân tử sẽ thay đổi một lượng: Người ta thấy ∆ E e >> ∆ E dđ >> ∆ E q trong đó ∆ E e và ∆ E dđ tương ứng phổ miền tử ngoại nhìn thấy, còn ∆ E q tương ứng phổ hồng ngoại. 4.66. Sự chuyển dời mức năng lượng của hạt (nguyên tử, phân tử) dưới ảnh hưởng của trường bức xạ gọi là sự chuyển dời 4.67. Khi hệ ở trạng thái cân bằng thì hai quá trình hấp thụ và phát xạ phôtôn sẽ có số hạt chuyển dời mức năng lượng 4.68. Nếu tác dụng một sóng tới có tần số bằng tần số của phôtôn phát ra do sự chuyển mức năng lượng tự phát thì sóng tới này sẽ gây ra sự chuyển mức năng lượng của nguyên tử từ W cao xuống W thấp kèm theo phát xạ (còn gọi là sự chuyển dời cảm ứng) 4.69. Theo Einstein thì 2 mc=ε , vậy photon là 2 c hf m = 4.70. Khi phân tử hấp thụ hay phát ra lượng tử năng lượng, thì năng lượng của nó thay đổi một lượng là: 4.71. Với một chất xác định, tần số của sóng ánh sáng hấp thụ bao giờ cũng lớn hơn tần số ánh sáng III. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: 1. Loại dễ 4.77. Xác định phát biểu sai: a. Ánh sángbản chất là sóng điện từ. b. Các dao đông sáng tại điểm mà ánh sáng truyền đến được đặc trưng bằng hai vectơ: vectơ cường độ điện trường E  và vectơ cường độ từ trường H  (hoặc cảm ứng từ B  ). c. E  và H  biến thiên tuần hoàn theo thời gian, vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền dao động. d. Vận tốc lan truyền sóng sáng trong môi trường được xác định theo công thức v = µε .= n c trong đó n là chiết suất của môi trường, ε là hằng số điện môi và µ là độ từ thẩm của môi trường. 4.78. Gọi c là tốc độ lan truyền ánh sáng trong chân không, ε 0 là hằng số điện môi của chân không, µ 0 là độ từ thẩm của chân không thì: a. 00 µε= .c b. 00 1 µε = . c c. 0 0 µ ε =c d. 00 . 1 µε =c 4.79. Trong thuyết sóng điện từ về bản chất của ánh sáng: a. Mỗi chùm sáng ứng với một giá trị bước sóng xác định sẽ có màu sắc xác định riêng biệt gọi là chùm sáng đơn sắc. b. Mỗi chùm sáng có màu sắc xác định sẽ ứng với một sóng điện từ có một giá trị xác định của bước sóng. c. Cường độ sáng tại một điểm mà ánh sáng truyền tới tỷ lệ nghịch với bình phương biên độ sóng sáng. d. Cường độ sáng tại một điểm mà ánh sáng truyền tới tỷ lệ thuận với bình phương ly độ sóng sáng. 4.80. Tại O có sóng điện từ mà cường độ điện trường thay đổi theo quy luật: ( ) α+ω= tsinEE 0  thì tại M cách O một khoảng x theo phương truyền sóng, ta có: a.       α+       +ω= v x tsinEE 0  b.       α+       −ω= v x tsinEE 0  c.       α+−ω= v x tsinEE 0  d.       α+ω= v x tsinEE 0  4.81. Gọi f là tần số sóng thì: a. vf =λ b. v f = λ c. fv =λ d. f v = λ 4.82. Màu sắc của ánh sáng đơn sắc không liên quan với: a. Chu kỳ sóng sáng b. Tần số sóng sáng c. Bước sóng d. Biên độ sóng sáng 4.83. Ánh sáng bị tán sắc bởi lăng kính thuỷ tinh vì: a. Lăng kính trong suốt b. Ánh sáng trắng có bảy màu c. Mỗi màu có bước sóng riêng d. Chiết suất thuỷ tinh đối với ánh sáng đơn sắc có λ khác nhau thì khác nhau. 4.84. Ánh sáng đơn sắc: a. Lan truyền được trong mọi môi trường. b. Là ánh sáng có bước sóng từ 0,4µm đến 0,7µm c. Có bước sóng không bao giờ thay đổi. d. Có chu kỳ không phụ thuộc vào môi trường. 4.85. Về hiện tượng giao thoa người ta thấy: a. Hai chùm sáng gặp nhau thì giao thoa. b. Hai chùm sáng cùng chiếu tới một vật có thể làm yếu nhau đi. c. Hai chùm sáng phát ánh sáng màu sắc khác nhau vẫn giao thoa tại vùng nào đó trong không gian. d. Hai nguồn sáng kết hợp có thể tạo hiện tượng giao thoa ở mọi nơi. 4.86. Điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng sáng giao nhau: a. Hai sóng sáng giao nhau phải là hai sóng kết hợp . b. Hai sóng sáng giao nhau có hiệu số pha thay đổi theo thời gian. c. Hai sóng sáng giao nhau có hiệu số pha ban đầu bằng một số chẵn lần π d. Hai sóng sáng giao nhau có hiệu quang lộ bằng một số lẻ lần nửa bước sóng. 4.87. Điều kiện để hai sóng sáng giao thoa là A. Có cùng phương dao động. B. Hiệu số pha tại một điểm nào đó không thay đổi theo thời gian. C. Là hai sóng kết hợp. Ta chọn: a. A và B b. A và C c. B và C d. C 4.88. Vân sáng là: a. Tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. b. Tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lẻ lần nửa bước sóng. c. Tập hợp các điểm có hiệu quang lộ đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. d. Tập hợp các điểm có hiệu quang lộ đến hai nguồn bằng một số nguyên lẻ lần nửa bước sóng. 4.89. Vân tối là: a. Tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. b. Tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lẻ lần nửa bước sóng. c. Tập hợp các điểm có hiệu quang lộ đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. d. Tập hợp các điểm có hiệu quang lộ đến hai nguồn bằng một số nguyên lẻ lần nửa bước sóng. 4.90. Hiện tượng nhiễu xạ là hiện tượng: A. Xảy ra khi tia sáng lệch khỏi phương truyền thẳng khi đi gần các vật chướng ngại trên đường truyền của nó. B. Tạo ra các vân sáng tối trong vùng bóng tối hình học. C. Xảy ra khi vật cản là một khe hẹp chữ nhật có kích thước xác định. Ta chọn: a. A b. A và B c. B và C d. C 4.91. Từ hiện tượng giao thoa người ta thấy: a. Mỗi màu sắc có một bước sóng hoàn toàn xác định. b. Có thể đo bước sóng ánh sáng bằng hiện tượng giao thoa. c. Lan truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng không thay đổi bước sóng. d. Ánh sáng có tính chất sóng cơ học. 4.92. Xác định phát biểu sai trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young: a. Hai nguồn sáng đơn sắc phải là hai nguồn kết hợp. b. Khoảng cách giữa hai nguồn phải rất nhỏ so với khoảng cách từ hai nguồn đến màn. c. Hai nguồn phát ra hai chùm sáng có λ khác nhau. d. Nếu chặn một trong hai nguồn bằng một bản mặt song song thì hệ thống vân giao thoa sẽ dời chỗ trên màn. 4.93. Trong hiện tượng nhiễu xạ qua một khe hẹp: a. Cường độ sáng tại các cực đại như nhau. b. Cường độ sáng của vân sáng giữa có giá trị lớn nhất và gấp nhiều lần so với các cực đại nhiễu xạ tiếp theo. c. Bề rộng của cực đại giữa bằng bề rộng của các cực đại khác. d. Bề rộng của các cực đại nhiễu xạ khác gấp đôi bề rộng của cực đại nhiễu xạ giữa. 4.94. Ánh sáng phân cực: a. Là ánh sáng thu được khi cho ánh sáng tự nhiên truyền qua môi trường bất đẳng hướng về phương diện quang học. b. Là ánh sáng chỉ thu được khi cho ánh sáng tự nhiên truyền qua bản tourmaline. c. Là ánh sáng có vectơ cường độ điện trường chỉ dao động theo một phương xác định. d. Là ánh sáng mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn không đổi. 4.95. Hiện tượng nhiễu xạ là hiện tượng các tia sáng (I) khi đi gần các vật chướng ngại, tạo nên các vân sáng tối (II) Ta chọn tập hợp từ: a. I : bỏ trống ; II : trong cả vùng bóng tối hình học b. I : bị lệch khỏi phương truyền thẳng ; II : trong không gian c. I: bị lệch khỏi phương truyền thẳng; II: trong cả vùng bóng tối hình học d. I : bỏ trống ; II : trong không gian 4.96. Khảo sát hiện tượng quang điện ta thấy: a. Hiện tượng quang điện là hiện tượng điện tử bật ra khỏi kim loại khi bị chiếu sáng. b. Tế bào quang điện là bình chân không có anốt là bản mặt kim loại, Katốt là dây kim loại. c. Dòng quang điện là dòng do tất cả các quang điện tử tạo thành. d. Đường đặc trưng Vôn-Ampe của tế bào quang điện là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của dòng quang điện vào hiệu điện thế Anốt-Katốt 4.97. Đối với mỗi kim loại xác định, hiệu ứng quang điện: a. Chỉ xảy ra khi bước sóng λ của ánh sáng đơn sắc rọi tới nó lớn hơn một giá trị xác định λ 0 . b. Chỉ xảy ra khi bước sóng λ của ánh sáng đơn sắc rọi tới nó nhỏ hơn một giá trị xác định λ 0 . c. Chỉ xảy ra khi tần số ν của ánh sáng đơn sắc rọi tới nó nhỏ hơn một giá trị xác định ν 0 . d. Luôn luôn xảy ra với ánh sáng đơn sắc bất kỳ. 2. Loại trung bình: 4.98. Gọi λ 0 là giới hạn quang điện đối với một kim loại xác định, h là hằng số Planck, c là vận tốc ánh sáng trong chân không, A là công thoát điện tử đối với kim loại đó, ta có: a. λ 0 = A ch. b. λ 0 = c hA. c. λ 0 = hA c . d. λ 0 = cA h . 4.99. Trong công thức λ 0 = h.c / A ta có λ 0 là giới hạn quang điện đối với một kim loại xác định, h là hằng số Planck, c là vận tốc ánh sáng trong chân không, còn A là: a. Hằng số Avôgadro. b. Nguyên tử lượng của kim loại. c. Công iôn hoá của nguyên tử kim loại. d. Công thoát điện tử của kim loại. 4.100. Khi xảy ra hiện tượng quang điện, động năng cực đại của các quang điện tử: a. Không phụ thuộc vào tần số của chùm ánh sáng đơn sắc rọi tới kim loại mà chỉ phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng đó b. Tăng tỷ lệ thuận với bước sóng của chùm ánh sáng đơn sắc rọi tới kim loại và không phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng đó. c. Tăng tỷ lệ với tần số của chùm ánh sáng đơn sắc rọi tới kim loại và không phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng đó. d. Không phụ thuộc vào bước sóng của chùm ánh sáng đơn sắc rọi tới mà chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế tác dụng vào hai cực. 4.101. Trong hiện tượng quang điện thì: a. Với mỗi kim loại dùng làm katốt có một bước sóng λ 0 xác định gọi là giới hạn quang điện. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng chiếu tới có λ > λ 0 . b. Cường độ dòng quang điện bão hoà tỷ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích. c. Động năng ban đầu của các quang điện tử tỷ lệ với bước sóng ánh sáng kích thích. d. Tốc độ ban đầu cực đại của các quang điện tử tỷ lệ thuận với U hãm. 4.102. Tăng cường độ ánh sáng chiếu tới bản kim loại trong hiện tượng quang điện thì các electron được giải phóng sẽ có: a. Bước sóng tăng b. Năng lượng tăng c. Vận tốc tăng. d. Số lượng tăng 4.103. Nhận xét về hiện tượng quang điện: a. Hiện tượng xảy ra khi chiếu ánh sáng đơn sắc bất kỳ vào bề mặt một tấm kim loại gọi là hiện tượng quang điện. b. ở bên trong tế bào quang điện, dòng quang điện ngược chiều với điện trường. c. Với mỗi kim loại dùng làm katốt trong tế bào quang điện, hiệu điện thế hãm chỉ phụ thuộc bước sóng của chùm sáng kích thích. d. Hiệu điện thế hãm có thể dương hay âm. 4.104. Trong hiện tượng quang điện: a. Cường độ dòng quang điện phụ thuộc giới hạn quang điện b. Cường độ dòng quang điện bão hoà phụ thuộc hiệu điện thế giữa anốt và katốt. c. Giá trị hiệu điện thế hãm phụ thuộc cường độ chùm sáng kích thích. d. Hiệu điện thế hãm phụ thuộc bản chất của kim loại dùng làm katốt. 4.105. Xác định phát biểu sai: a. vectơ cường độ từ trường có tác dụng gây cảm giác sáng. b. ánh sángbản chất là sóng điện từ. c. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện. d. ánh sáng có tính chất lượng tử năng lượng. 4.106. Động năng của quang điện tử khi rời katốt: A. Thay đổi theo cường độ chiếu sáng. B. Phụ thuộc vào tần số ánh sáng rọi tới katốt. C. Tỷ lệ với hiệu điện thế anot - catôt. D. Phụ thuộc bản chất kim loại làm catôt. Ta chọn: a. A và B b. A và C c. B, C và D d. B và D 4.107. Về thuyết lượng tử ánh sáng: a. Một lượng tử ánh sáng năng lượng lớn có thể chia thành hai lượng tử ánh sáng thành phần. b. Trong chân không ánh sáng lan truyền với vận tốc c, năng lượng của lượng tử ánh sáng là ε = h.c λ , còn trong môi trường trong suốt, ánh sáng lan truyền với vận tốc v. c. Nguyên tử hay phân tử vật chất hấp thụ hay bức xạ ánh sáng không liên tục. d. Những vật lớn gồm nhiều phân tử thì hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục. 4.108. Giải thích hiện tượng quang điện: a. Muốn electron bật khỏi kim loại thì phôtôn tới phải va chạm với electron và truyền một phần năng lượng cho electron đủ lớn hơn công thoát A. b. Tổng số năng lượng do các phôtôn mang tới mặt kim loại trong một đơn vị thời gian tỷ lệ với số electron được giải phóng. c. Nếu số electron được giải phóng trong một đơn vị thời gian đều đến được anốt thì tạo dòng quang điện bão hoà. d. Sau va chạm với electron, nếu phôtôn còn dư thừa năng lượng thì nó truyền nốt cho electron để dùng làm động năng. 4.109. Khi hấp thụ ánh sáng, nguyên tử hay phân tử có thể chuyển từ: a. Trạng thái triplet lên trạng thái kích thích singlet. b. Trạng thái kích thích singlet xuống trạng thái triplet và phát ra năng lượng dư thừa dưới dạng bức xạ nhiệt. c. Trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích triplet. d. Trạng thái singlet cơ bản lên trạng thái singlet kích thích. 4.110. Lân quang là sự bức xạ lượng tử ánh sáng do các phân tử, nguyên tử phát ra khi chúng: a. Chuyển từ trạng thái kích thích mạnh về trạng thái kích thích yếu hơn. b. Chuyển từ trạng thái kích thích singlet về trạng thái cơ bản. c. Chuyển từ trạng thái kích thích triplet về trạng thái cơ bản. d. Chuyển từ trạng thái kích thích triplet này sang trạng thái kích thích triplet khác. 4.111. Về trạng thái năng lượng của nguyên tử: a. Nguyên tử tồn tại ở những trạng thái có năng lượng bất kỳ gọi là các trạng thái dừng. Ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ năng lượng. b. Khi nguyên tử từ trạng thái dừng có mức năng lượng E m lớn chuyển sang trạng thái dừng có mức năng lượng E n nhỏ thì nguyên tử có thể phát ra một phôtôn có năng lượng là ε = E m - E n c. Khi ở trạng thái có mức năng lượng E n thấp, nguyên tử có thể hấp thụ phôtôn có năng lượng ε để chuyển sang trạng thái có năng lượng ε + E n d. Mọi bước chuyển từ mức năng lượng cao xuống mức năng lượng thấp đều kèm theo sự phát sáng. 4.112. Xác định phát biểu sai về 4 số lượng tử: a. Số lượng tử chính n nhân các giá trị nguyên dương 1, 2, 3 b. Số lượng tử phụ ℓ có thể nhận các giá trị nguyên dương từ 1 đến (n-ℓ) c. Số lượng tử từ m nhận các giá trị nguyên từ -ℓ đến ℓ kể cả giá trị 0. d. Số lượng tử spin có thể nhận 2 giá trị +1/2 và -1/2. 4.113. Xác định phát biểu sai về hiện tượng phát quang: a. Thông thường nguyên tử, phân tử tồn tại ở trạng thái kích thích khoảng 10 -9 – 10 -8 s. b. Tắt ánh sáng kích thích, huỳnh quang tắt ngay. c. Tắt ánh sáng kích thích, lân quang có thể tồn tại trong khoảng thời gian đáng kể rồi mới tắt. d. Bước sóng lân quang ngắn hơn bước sóng kích thích. 4.114. Hiện tượng khi chiếu một chùm ánh sáng thích hợp vào bề mặt một tấm kim loại, ánh sáng làm cho các (I) ở mặt kim loại bị bật ra gọi là (II) Ta chọn các tập hợp từ: a. I: phôtôn ; II: hiện tượng quang điện b. I: electron ; II: hiện tượng quang điện c. I: electron; II: hiện tượng phát quang d. I: protôn ; II: hiện tượng phóng xạ 4.115. Trong chân không, mọi phôtôn có cùng: a. tần số b. bước sóng c. năng lượng d. vận tốc 4.116. Khi cường độ dòng quang điện là 0,16µA thì số electron tới được anốt trong 1s là: a. 10 18 b. 10 16 c. 10 14 d. 10 12 4.117. Chọn cụm từ thích hợp cho chỗ trống trong phát biểu sau: Giai đoạn đầu tiên của bất kỳ quá trình hoá học nào cũng mang đặc tính vật lý, đó là sự phân phối lại nguyên tử, phân tử tạo nên một trạng thái mới so với trạng thái trước khi xảy ra phản ứng. a. điện tử ở b. mức năng lượng ở c. cách sắp xếp d. (bỏ trống) 4.118. Chùm tia laser có tính đơn sắc cao là do: (note) a. Được phát ra đồng thời từ cùng một loại nguyên tử. b. Được phát ra hầu như đồng thời. c. Chúng được tạo thành từ bức xạ cảm ứng. d. Môi trường hoạt động của laser được đặt trong hộp cộng hưởng. 2. Loại khó: 4.119. Khả năng hội tụ chùm tia laser vào một điểm rất nhỏ đạt được là nhờ: a. Tính đơn sắc của chùm tia laser. b. Tính kết hợp của chùm tia laser. c. Tia laser có cường độ lớn. d. Tia laser có thể tồn tại ở dạng xung. 4.120. Xác định phát biểu sai về sự chuyển dời mức năng lượng của các nguyên tử, phân tử: a. Một tập hợp hạt vi mô có thể nằm ở trạng thái ứng với các mức năng lượng xác định gián đoạn W 1 , W 2 b. Các hạt ở trạng thái với mức năng lượng cao có thể chuyển về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn, ưu tiên là mức năng lượng thấp nhất. c. Khi chuyển mức, một hạt sẽ phát ra phôtôn có năng lượng xác định theo công thức: hf = W cao - W thấp d. Quá trình chuyển mức năng lượng tự phát của các nguyên tử, phân tử có xác suất phụ thuộc thời gian và nhiệt độ. 4.121. Để thu được chùm ánh sáng laser không cần phải có a. Môi trường laser (rắn, khí, bán dẫn). b. Bơm năng lượng (máy phát ánh sáng, tần số cao hoặc dòng điện có mật độ dòng cực lớn). c. Biện pháp gây phát xạ liên tục. d. Biện pháp khuếch đại. 4.122. Xác định phát biểu sai về tính chất tia laser: a. Tia laser có tính đơn sắc cao, hầu như không tán sắc. b. Có thể tập trung chùm laser thành chùm song song rất mảnh. c. Có thể hội tụ chùm laser vào một vùng nhỏ hơn cả tế bào sống. d. Xung laser có thể mang thông tin nhưng không truyền đi xa được. 4.123. Xác định phát biểu sai về một số đặc điểm của chùm tia laser: a. Chùm laser có thể được phát liên tục hoặc thành xung. b. Các sóng laser phát ra từ rất nhiều nguyên tử nên chúng không cùng pha. c. Các nguyên tử của môi trường laser cùng loại nên bước sóng phát ra sai khác nhau rất ít. [...]...d Chùm tia laser có đầy đủ tính chất như chùm ánh sáng 4.124 Xác định điều sai trong phát biểu: Để thực hiện được vi phẫu tim, não, mắt, chùm tia laser phải: a có tiết diện rất nhỏ b có mật độ dòng năng lượng lớn c phát xạ liên tục hoặc thành . giữa. 4.94. Ánh sáng phân cực: a. Là ánh sáng thu được khi cho ánh sáng tự nhiên truyền qua môi trường bất đẳng hướng về phương diện quang học. b. Là ánh sáng chỉ thu được khi cho ánh sáng tự. tử ánh sáng: a. Một lượng tử ánh sáng năng lượng lớn có thể chia thành hai lượng tử ánh sáng thành phần. b. Trong chân không ánh sáng lan truyền với vận tốc c, năng lượng của lượng tử ánh sáng. phân tử. 4.46. Với một chất xác định, tần số của sóng ánh sáng hấp thụ bao giờ cũng lớn hơn tần số ánh sáng phát quang. II. Diền từ: 1. Loại dễ: 4.47. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ, thành

Ngày đăng: 26/03/2014, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w