Mẹ đau đầuvìcon không nặngcânbằngtrẻkhác
Vừa gặp cô bạn có con sinh cùng tháng với bé nhà mình, chị Tuyết hỏi ngay “cún
nhà cậu mấy cân rồi?” Nghe bạn nói cháu 11 kg, chị Tuyết thở dài kêu khổ
“thằng nhà tớ siêu còi, mới 9kg thôi, tớ ép con ăn đủ kiểu vẫn thế”.
Chị Tuyết (làng Phú Đô, Mỹ Đình, Hà Nội) kể, bé trai nhà chị đã 10 tháng tuổi, hay
ốm, lười uống sữa nên tăng cân chậm. “Đợt vừa rồi mọc răng con lười ăn nên lại sút
mất 200g”, người mẹtrẻ than thở. Bế con đi đâu nhìn thấy những bé trạc tuổi con
mình mà bụ bẫm, tròn tròn là chị lại đến nắn tay, sờ chân ao ước “giá mà thằng này
được như bạn thì tốt biết mấy. Mẹ khổ vìcon quá”.
Mong con to khỏe, chị Tuyết cũng chịu khó tìm hiểu các loại sữa giúp trẻ tăng cân,
phát triển tốt, mua các loại thực phẩm ngon, bổ chế biến cho con. Dù thế, cậu nhóc
nhà chị không thích sữa và ăn cũng không được nhiều. “Thằng em con nhà dì nó kém
mấy tháng mà ăn bát bột to gần gấp đôi của con. Con chị cơ quan cũng 10 tháng, mỗi
bữa uống được 180ml sữa, trong khi con mình thì đút thìa mãi mới được có 60ml”, chị
Tuyết kể.
Nghe người này mách, người kia chỉ, chị mua thuốc bổ, thực phẩm chức năng bổ sung
kẽm, canxi… cho con uống để bé đủ chất, ăn ngon hơn… “Con hay phải uống thuốc
nên cũng sợ uống mấy thứ này luôn, nhưng kệ con khóc, con lắc cũng vẫn phải cố
gắng bổ sung cho bé. Thời đại này mà thấp bé nhẹ cân thì làm nên trò trống gì”, chị
Tuyết nói.
Một tay cắp nách con, một tay bưng đĩa bột sang nhà hàng xóm chơi cho con ăn được
nhiều, chị Bình (khu đô thị bắc Linh Đàm, Hà Nội) phân trần: “Thằng này nhà em còi
quá nên bữa nào cũng phải ép cho ăn hết đầy bát mới thôi”. Khi một người cùng khu
nhà nhìn bé nói “cháu bụ bẫm thế này, còi gì”, chị Bình xua tay “7 tháng mà mới
được 8,5kg thôi. Bạn Bi nhà bên cạnh 5 tháng đã được gần 9 kg rồi. Bọn trẻ mọc răng,
hay ốm, dễ sút cân, giờ phải chăm cho đẫy, sau này có bị giảm chút còn đỡ xót”.
Mỗi lần con vừa ốm xong, gầy hơn là chị Bình không muốn đưa con đi đâuvì ngại
mọi người chê. “Em sợ nhất là đưa bé về quê. Thể nào bà nội và các bác cháu cũng
mắng em là không biết chăm con”, chị nói. Thực tế, khi bế con đi chơi, câu mà các bà
mẹ có con nhỏ hay hỏi nhất là “cháu bao nhiêu cân”. Và nhiều người chia sẻ, câu họ
sợ nghe nhất là “hơi bé nhỉ” hay “Còi rồi, mẹ nó cho ăn uống thế nào mà lại vậy”.
Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa, đường dây tư vấn 1088 TP HCM, nỗi ám
ảnh sợ con gầy, nhẹ cân của các bà mẹ thường bắt nguồn từ sự so sánh con mình với
trẻ khác. Thậm chí, một số người vẫn than con còi, trong khi bé đã ở ngưỡng sắp béo
phì, thừa cân.
Tâm lý của người Việt nói chung và các bà mẹ nói riêng là vẫn thích trẻ bụ bẫm, mập
mạp. Một số trẻ có thể chất khỏe mạnh bình thường nhưng không bụ có thể khiến
người lớn lo lắng. Họ cũng nghĩ nuôi con béo khỏe mẹ mới đạt “chuẩn”. Đôi khi
chính những lời bình luận, thậm chí chì chiết của những người xung quanh tạo áp lực
lên người mẹ. “Nhiều lúc mình ứa nước mắt khi nhận những lời trách móc của người
nhà, họ hàng, kiểu như ‘Cứ bỏ bê con, không chịu chăm đến nơi đến chốn, không ép
cho con ăn nên nó mới còi cọc thế này”, một người mẹ thổ lộ.
Theo nhà tâm lý, sự quan tâm, chăm bẵm của mẹ là tốt, nhưng khi quá ám ảnh, lo lắng
các bà mẹ dễ đẩy áp lực cho trẻ, dẫn đến việc ép bé ăn, khiến con sợ ăn và việc cho ăn
trở nên phản tác dụng.
Thực tế, mỗi trẻ có cơ địa, khả năng hấp thụ thức ăn khác nhau hay do gen nên thể
trạng cũng khác nhau. Nếu con vẫn ăn uống tốt, tăng cân đều, cânnặng trong chuẩn
(theo bảng chuẩn quốc tế) thì mẹkhông nên lo lắng. Thậm chí, ngay cả khi con lên
cân chậm hơn, thậm chí sút cân trong một số thời điểm, như khi bắt đầu mọc răng, bị
bệnh… thì cũng là bình thường. Sau đó, chăm sóc, cho ăn đúng cách, trẻ sẽ lại khỏe
mạnh và phát triển đúng nhịp.
“Quan trọng là tạo cho con sức đề kháng tốt, thói quen ăn uống khoa học, thấy ăn
uống là niềm vui chứ không phải nỗi sợ, và đặc biệt là tinh thần bé vui vẻ, thoải mái”,
nhà tâm lý chia sẻ.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, việc
các bà mẹ quan tâm đến sự thấp còi, muốn tăng cân nặng, chiều cao cho con là tốt. So
với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản… thanh niên Việt Nam vẫn
thấp hơn 8-12cm. Tuy nhiên, theo bà, bố mẹ quan tâm để biết cách chăm sóc con
phát triển toàn diện, chứ không phải vì những áp lực bên ngoài.
Bà Lâm cho rằng, để trẻ phát triển tốt nhất còn nuôi dưỡng đúng từ khi bé còn nằm
trong bụng mẹ, tức là ngay khi mang thai mẹcần ăn uống tốt, bổ sung đủ vi chất…
Trẻ chào đời cần được bú mẹ càng sớm càng sớm, được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và
sau đó ăn dặm cân đối, đầy đủ các nhóm thực phẩm. “Thời kỳ bào thai, 3 năm đầu đời
và trước dậy thì thì những thời điểm cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển thể chất ở
trẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý để trẻ phát triển tối đa tiềm năng thể chất”, bà Lâm
chia sẻ.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bà mẹkhông nên so sánh con mình với trẻ
khác, mà cầncăn cứ theo tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao cụ thể của quốc tế. Nếu trẻ
không đạt theo chuẩn đó, kèm theo các dấu hiệu như biếng ăn, chậm tăng cân (2-3
tháng không tăng) thì nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và tư vấn các biện pháp
khắc phục.
Quan trọng là làm sao đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để bé ít nguy cơ mắc
bệnh, có như vậy mới phát triển chiều cao tốt được.
. Mẹ đau đầu vì con không nặng cân bằng trẻ khác Vừa gặp cô bạn có con sinh cùng tháng với bé nhà mình, chị Tuyết hỏi ngay “cún nhà cậu mấy cân rồi?” Nghe bạn nói cháu. mỗi trẻ có cơ địa, khả năng hấp thụ thức ăn khác nhau hay do gen nên thể trạng cũng khác nhau. Nếu con vẫn ăn uống tốt, tăng cân đều, cân nặng trong chuẩn (theo bảng chuẩn quốc tế) thì mẹ không. gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bà mẹ không nên so sánh con mình với trẻ khác, mà cần căn cứ theo tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao cụ thể của quốc tế. Nếu trẻ không đạt theo chuẩn đó, kèm theo