Cácbệnhbàmẹmang
thai thường gặp
Các bệnh bà mẹmangthaithường gặp. Mangthai là thời kỳ rất
nhạy cảm. Bất cứ dấu hiệu sức khỏe kém nào của thai phụ cũng có
thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai nghén là một tình trạng sinh lý đặc biệt, càng không thoát khỏi
những tác động của môi trường tự nhiên. Khi mang thai, do sự hiện diện
của nhau thai và những thay đổi về kích thích tố, tăng thân nhiệt, tăng
lượng máu lưu hành. Ðể ổn định thân nhiệt, mồ hôi ra nhiều hơn, giãn
mạch máu ngoại vi, tim đập nhanh và hậu quả là mất nước, nếu lại thêm
thời tiết nóng bức thì nhiều phụ nữ mangthai cảm thấy khó chịu vào
mùa hè. Mất nước thì tử cung co bóp sớm và có thể đưa đến sinh non.
Phù nề chân cũng dễ xảy ra khi thời tiết nóng… Dưới đây là một số
bệnh dễ gặp khi thời tiết nắng nóng ở người mang thai:
Tăng huyết áp (THA): Huyết áp có thể thay đổi trong ngày, nhất là khi
có biến đổi về thời tiết, nếu huyết áp bằng hoặc trên 140/90mmHg được
gọi là THA – có thể đã sẵn có từ trước khi mangthai hoặc do thai nghén
gây ra. Bệnhthườnggặp và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến
chứng thậm chí gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Có tới 15% phụ nữ
mang thai bị THA và 25% trường hợp đẻ non là do THA. Nếu THA
nặng kèm với phù và có protein trong nước tiểu thì tạo nên một bệnh
cảnh đặc biệt gọi là hội chứng tiền sản giật (TSG), biến chứng nguy
hiểm nhất của THA và rất nguy hiểm cho thai phụ khi xảy ra sản giật.
Cơn co giật có thể diễn ra một lần hay nhiều lần liên tục nếu chưa kiểm
soát được huyết áp. Càng co giật nhiều lần thì càng nguy hiểm cho mẹ
và con. TSG thườnggặp ở những thai phụ quá trẻ (nhỏ hơn 15 tuổi) hay
quá lớn tuổi (lớn hơn 35 tuổi), người có con so dễ mắc hơn khi con rạ,
đa thai dễ mắc hơn một thai, bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền, yếu
tố dinh dưỡng… cũng là những yếu tố nguy cơ.
Thăm khám thaithường xuyên và định kỳ để phát hiện dấu hiệu bất
thường
Hen phế quản: Là bệnhthường xảy ra nhất khi có thai. Trong thực tế
gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời
tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ
nặng cho mẹ hoặc thai. Những trường hợp hen không được điều trị hiếm
khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng
nghiêm trọng như THA, nhiễm độc thai nghén và sinh non.
Với thai, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được
điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi
sinh.
Bệnh cúm: Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, do virut gây ra. Ở điều
kiện khí hậu nóng ẩm, bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa
virut khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, phụ nữ
khi mangthai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và thường nặng hơn do giảm sút
khả năng miễn dịch, vì thế cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai: tỷ
lệ tử vong tăng lên nhiều lần, diễn biến cũng có thể lâu hơn. Vì phụ nữ
mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch
lại yếu đi nên viêm phổi ở phụ nữ mangthai nguy hiểm hơn nhiều.
Nguy cơ với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như sẩy
thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối. Ngoài ra, cúm có
thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như hở hàm ếch.
Đặc biệt, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị cúm thì não bộ
của thai nhi rất dễ bị tổn thương. Tiêm vaccin phòng cúm trước khi
mang thai là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.
. Các bệnh bà mẹ mang thai thường gặp Các bệnh bà mẹ mang thai thường gặp. Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm. Bất cứ dấu hiệu sức khỏe kém nào của thai phụ cũng có thể. trước khi mang thai hoặc do thai nghén gây ra. Bệnh thường gặp và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng thậm chí gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Có tới 15% phụ nữ mang thai bị THA. hiểm cho mẹ và con. TSG thường gặp ở những thai phụ quá trẻ (nhỏ hơn 15 tuổi) hay quá lớn tuổi (lớn hơn 35 tuổi), người có con so dễ mắc hơn khi con rạ, đa thai dễ mắc hơn một thai, bệnh đái