Viêm phổidễnhầmlẫn
“Nhiều trẻ bị viêmphổi nhưng cha mẹ cho rằng trẻ chỉ bị sốt virus
thông thường rồi tự cho con uống thuốc. Sau vài ba ngày mới vội ôm
con đến viện thì trẻ đã ở tình trạng viêmphổi nặng, nguy hiểm đến tính
mạng”, BS Nguyễn Văn Lộc, phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cảnh
báo.
Tại Khoa điều trị tự nguyện BV Nhi, chúng tôi gặp chị Thu Vân (Văn Mỗ,
Hà Đông) đang dỗ cậu con trai 4 tuổi khóc nấc sau khi tiêm. Vừa ôm con,
chị kể, con chị vốn rất hay bị ốm, sổ mũi, nhất là những khi thời tiết thay
đổi. Lần này cũng vậy, thấy cu cậu sổ mũi, viêm họng, ho, chị vẫn cho con
dùng đơn thuốc cũ: giảm sốt và thuốc ho. Nhưng uống đến ngày thứ 3 mà bé
vẫn thò lò mũi, khò khè, khó thở… cả nhà mới vội đưa con vào viện mới
biết con bị viêmphổi và buộc phải nằm tại viện điều trị.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, tình
trạng trẻ bị viêmphổi nhưng cha mẹ nhầmlẫn cho rằng con bị mắc bệnh
đường hô hấp thông thường là rất phổ biến. Thậm chí, nhiều trẻ được đưa tới
phòng khám tư, nếu không làm xét nghiệm máu mà chỉ nghe phổi, khám
triệu chứng thông thường cũng dễ bị chẩn đoán nhầm.
“Chính việc tự điều trị, chẩn bệnh nhầm khiến nhiều trẻ nhập viện trong tình
trạng bị viêmphổi rất nặng. Các bậc phụ huynh cần nhớ, viêmphổi là bệnh
rất hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên dấu hiệu rất khó phân biệt với các bệnh hô
hấp khác. Do vậy, khi con có biểu hiện sổ mũi, thở khò khè, mệt mỏi… cần
đưa ngay trẻ đi khám bệnh. Tránh tình trạng để lâu khiến bệnh diễn biến
nặng lên rất nhanh và dễ gây tử vong”, BS Lộc cho hay.
Viêm phổi ở trẻ ngoài các dấu hiệu trùng với các bệnh hô hấp khác, có 2 dấu
hiệu dễ nhận thấy, đó là trẻ thở nhanh và bị co rút lồng ngực.
Thở nhanh là dấu hiệu sớm nhất cho biết trẻ đã bị viêm phổi. Trẻ được coi là
thở nhanh khi có số nhịp thở trong một phút là:
- Trẻ 1-5 tuổi: 40 lần trở lên.
- Trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi: 50 lần trở lên.
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: 60 lần trở lên.
Có thể kiểm tra nhịp thở bằng cách đặt tay vào bụng trẻ rồi đếm tần số bụng
lên xuống. Nếu nhịp thở của trẻ nhanh hơn so với lứa tuổi là dấu hiệu bất
thường của bệnh. Nếu không đếm được nhịp thở của trẻ hoặc không phân
biệt được trẻ có thở nhanh hơn thường ngày hay không, có thể vén áo trẻ lên
và quan sát lồng ngực. Nếu thấy trẻ thở khác thường hoặc tiếng thở của trẻ
phát ra bất thường thì có thể nghi trẻ bị viêmphổi và hãy đưa ngay trẻ đến
bệnh viện.
Trẻ thở co rút lồng ngực cũng là dấu hiệu quan trọng của bệnh viêm phổi.
Hãy đặt trẻ nằm ngửa trên giường, vén áo trẻ lên và nhìn vào phần ranh giới
giữa ngực và bụng. Khi thấy trẻ thở rên, thở gắng sức khiến các cơ co rút lại,
bụng lõm khi trẻ hít vào, cảm giác như thở quá sâu (lặp lại thường xuyên ở
bất kỳ nhịp thở nào khi trẻ nằm yên tĩnh hoặc ngủ) là là rất nguy hiểm, cần
đưa ngay trẻ đến bệnh viện.
Ngoài ra, khi trẻ bị sốt, hãy để ý đến tinh thần của trẻ. Nếu trẻ sốt cao mà
vẫn tỉnh, chơi đùa thì không mấy đáng ngại, nhưng nếu trẻ bị sốt cao li bì,
mệt mỏi thì đó là dấu hiệu của bệnh nặng, cũng nên đưa trẻ tới viện sớm.
. Viêm phổi dễ nhầm lẫn “Nhiều trẻ bị viêm phổi nhưng cha mẹ cho rằng trẻ chỉ bị sốt virus thông thường rồi tự cho con. máu mà chỉ nghe phổi, khám triệu chứng thông thường cũng dễ bị chẩn đoán nhầm. “Chính việc tự điều trị, chẩn bệnh nhầm khiến nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng bị viêm phổi rất nặng. Các. biết con bị viêm phổi và buộc phải nằm tại viện điều trị. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, tình trạng trẻ bị viêm phổi nhưng cha mẹ nhầm lẫn cho rằng con bị