1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

“Chống nóng” cho bé yêu ppt

5 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 190,79 KB

Nội dung

“Chống nóng” cho yêu Bên cạnh các bệnh về đường tiêu hóa, hệ hô hấp như: tiêu chảy cấp, sốt virut, sốt phát ban, viêm phế quản…, ở mức độ nhẹ hơn, rôm sảy và say nắng là hai bệnh phổ biến mà các thường mắc phải trong mùa nóng. Tuy không nguy hiểm cấp tính nhưng hai bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Rôm sảy Trẻ em rất dễ bị rôm sảy trong mùa nóng. Dấu hiệu của bệnh là da của càng dễ bị nổi mẩn, lúc đầu, chỉ có một vùng da ửng đỏ, xuất hiện những mụn nước li ti, sau đó có thể ở khắp nơi trên cơ thể. Đây là tình trạng da bị nhiễm khuẩn, kèm theo sự bít kín lỗ chân lông không cho mồ hôi thoát ra. Trường hợp nhẹ thì trẻ có thể bị nổi mụn nhọt trên da, nếu nặng hơn thì có thể dẫn đến viêm da. Điều trị rôm sảy cho các bằng cách sử dụng phấn rôm để chữa rôm sảy cho trẻ. Bôi lên những vùng da bị rôm sảy của trẻ sau khi đã tắm và lau người sạch sẽ. Cũng có thể dùng các loại kem có thành phần hydrocortisone (tác dụng trị rôm sảy), hay kem có chứa acid salicylic (tác dụng khô bề mặt da, se lỗ chân lông) để thoa cho trẻ sau khi tắm xong. Ngoài ra, có thể sử dụng một số mẹo dân gian như: dùng mướp đắng, gừng tươi, lá dâu tằm… để tắm hoặc bôi lên các vết rôm cho trẻ hàng ngày, cũng rất hữu ích. Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn không giúp trẻ khỏi rôm sảy, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu. Có thể trị rôm sảy cho bằng các loại kem chuyên dụng - Ảnh minh họa Say nắng Chơi dưới trời nắng nóng, để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp, trẻ có thể bị say nắng. Triệu chứng của say nắng là mặt và toàn thân ửng đỏ, sốt cao, mệt mỏi, lờ đờ, nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, yếu. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị hôn mê, co giật. Khi trẻ có dấ hiệu bị say nắng, hãy đưa trẻ vào trong phòng thoáng mát, cởi bớt quần áo cho trẻ. Dùng khăn nhúng nước mát lau mặt, lau toàn thân cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao, cho uống thuốc hạ sốt (có thể dùng paracetamol liều 15mg/kg cân nặng). Nếu sau 6 giờ trẻ còn sốt, cho trẻ uống lặp lại liều này. Cho trẻ uống nhiều nước đã nấu chín, nước trái cây, nước dừa tươi. Nếu trẻ vẫn sốt cao, lừ đừ hay co giật nên đưa trẻ đến bệnh viện. Một vài cách phòng chống bệnh cho Cho chơi ở những nơi thoáng mát, tránh tối đa việc ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với nhất là từ 11g trưa đến 3g chiều vì lúc này, các tia bức xạ mặt trời là mạnh mẽ nhất. Che chắn kỹ khi đi ra ngoài trời nắng bằng các loại áo khoác chuyên dụng, nón, khẩu trang, mạng che mặt… nhưng lưu ý tránh làm ngạt thở bé. Chọn quần áo cho trẻ trong mùa nóng loại mỏng nhẹ, thấm hút tốt. Chọn quần áo màu nhạt để giảm hấp thu bức xạ. Vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng. Dùng nước mát để tắm và tắm bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, tránh các loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da. Có thể vắt thêm một quả chanh vào nước tắm hoặc dùng mướp đắng để tắm cho trẻ cũng rất tốt, có tác dụng phòng rôm sảy. Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều các vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi và hạn chế các thức ăn quá ngọt như: chocolate, kẹo bánh…Không cho trẻ uống bất cứ loại kháng sinh nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ. . “Chống nóng” cho bé yêu Bên cạnh các bệnh về đường tiêu hóa, hệ hô hấp như: tiêu chảy cấp, sốt virut,. liều này. Cho trẻ uống nhiều nước đã nấu chín, nước trái cây, nước dừa tươi. Nếu trẻ vẫn sốt cao, lừ đừ hay co giật nên đưa trẻ đến bệnh viện. Một vài cách phòng chống bệnh cho bé Cho bé chơi. quần áo cho trẻ. Dùng khăn nhúng nước mát lau mặt, lau toàn thân cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao, cho uống thuốc hạ sốt (có thể dùng paracetamol liều 15mg/kg cân nặng). Nếu sau 6 giờ trẻ còn sốt, cho

Ngày đăng: 25/03/2014, 19:20