1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Một số trao đổi xung quynh công tác giảng dạy tiếng Việt ở khoa Việt Nam học, Trường Đại học Chungwoon, Hàn Quốc " potx

19 434 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 649,76 KB

Nội dung

Trang 1

KHOA TIENG VIET VA VAN HOA VN KHOAVIET NAM HỌC VÀ TIỆNG VIẾI

CHỢ NGƯỜI NUỐC NGOÀI CHO NGUOI NUŨƯ NGOÀI

ĐẠI HỌC RHNH VÀ NỀ ĐẠI HỌC KHNH VÀ NV

ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ 1P HÓ CHMINH

NGHIÊN 6 wy vz ENG DAY

CHO NGUOI NUGC NGOAI (Ky yeu hoi thao khoa hoc)

Trang 2

10 11 12 13 MUC LUC

Lê Thị Lan Anh

Về hiện tượng chuyển đổi chức năng - nghĩa trong phạm vi danh từ tiếng Việt

Lưu Tuấn Anh

Việc sử dụng ngôn ngữ trung gian trong quá trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Bài Thị Phương Chỉ Một số điểm cần chú ý trong việc giảng dạy câu bác bỏ Pham Thay Chỉ Nhận biết câu cầu khiến tiếng Việt qua tiểu từ tinh thái cuối câu Nguyễn Minh Chính Hỏi và trả lời trong lớp học ngoại ngữ Trần Nhật Chính

Vai trò của các chí sĩ Hà Nội trong việc phát triển của từ ngữ tiếng Việt những năm đầu thế kỉ XX

Nguyễn Văn Chính

Một số trao đổi xung quanh công tác dạy tiếng Việt ở khoa Việt Nam học, trường Đại học Tổng hợp Chungwoon Hàn Quốc Lê Thị Cúc

Giới thiệu trật tự từ ghép song tiết tiếng Việt cho người học tiếng

Việt như một ngoại ngữ Bat Duy Dan

Giới thiệu cuốn sách: “Cổ đại vịnh sử thi tỉnh tuyển điểm bình” Dinh Lư Giang

Dạy tiếng Việt như là nội dung hay phương tiện Trần Thị Minh Giới

Thử nêu một cách dạy văn học Việt Nam cho sinh viên nước ngoài Đỗ Thị Hảo

Vài nhận xét về sự tương đồng trong phát âm giữa tiếng Việt với tiếng Trung và tiếng Hàn

Nguyễn Thị Ngoc Han

Trang 3

14 15 16 17 18 19 20 2I1 22 23 24 25 26 Nguyễn Thị Hê

Dùng hình ảnh làm phương tiện đạy tiếng Việt như một ngoại ngữ Huỳnh Công Hiển

Phân tích và dạy cho học viên người nước ngoài về nhóm từ biểu đạt ý nghĩa khả năng có (hể, được, nổi trong tiếng Việt

Trịnh Đức Hiển - Đồ Thị Thu

Đặc điểm cấu trúc của các đơn vị trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ Vũ Thị Thu Hiện

Nguồn gốc một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam và đôi nét tương đồng - đị biệt của dân tộc hai nước Việt - Trung

Nguyễn Chí Hoa - Song Joeng Nam

Giảng dạy hội thoại - vấn để đặt ra từ thực tiễn Nguyễn Văn Huệ

Vấn đề dạy ngữ pháp tiếng Việt cho người nước ngoài Đỉnh Thanh Huệ - Phạm Tuấn Khoa

Về một cách xác định nghĩa từ vựng của giới từ không gian và từ chỉ hướng không gian đứng sau động từ vận động trong tiếng Việt

Đào Văn Hùng

Về việc biểu hiện ý nghĩa đánh giá của một số trợ từ nhấn mạnh Dương Thị Thu Hương

Một số kinh nghiệm giảng đạy môn tiếng Việt qua báo chí cho

sinh viên Việt Nam học

Hà Thu Hương

Quan hệ văn học dân gian - dân tộc học và việc nghiên cứu văn học dân gian theo các mối quan hệ văn hóa tộc người

Nguyễn Việt Hương

Quy trình dạy một bài đọc tiếng Việt Võ Thanh Hương

Dĩ nhiên, đương nhiên và tất nhiên có khác nhau? Vũ Thị Thu Hường

Một số bài luyện phát âm với với các kết hợp âm trúc trắc (tongue

Trang 4

27 28 29, 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Phạm Tuấn Khoa - Định Thanh Huệ

Những nhân tố tạo thành phát ngôn - giao tiếp và nghĩa tình thái của phát ngôn trong tiếng Việt

Phạm Thị Liên

Ngữ nghĩa của sang, qua và một số vấn đề trong việc dạy tiếng Nguyễn Thanh Mai

Kí năng đọc có tư duy (phê phán): Nhận diện và các bước áp dụng trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Nguyễn Thiện Nam

Một số vấn để liên quan đến việc dạy phát âm, từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt

Nguyễn Thị Bích Nga

Yếu tố kì ảo - một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong truyện cổ dân gian Việt Nam

Nguyễn Hông Ngọc

Các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau thể hiện qua câu cảm thần

tiếng Việt

Nguyễn Thị Nguyệt

Khảo sát tỉp truyện về Chử Đồng Tử và những mô tip chính xây

dựng nên tip truyện

Nguyễn Thị Nguyệt

Nhân vật công chúa Liễu Hạnh trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội đân gian

Nguyễn Văn Phúc

Nghiên cứu trong giảng dạy tiếng Việt thực hành Nguyễn Thị Diễm Phương

Tìm hiểu về động từ ö/ trong tiếng Việt (So sánh với cấu trúc bị động trong tiếng Anh)

Mai Minh Tan

Trang 5

39 40 41 42 43 45 46 47 48 49 50 51

Nguyễn Văn Thông

Tìm hiểu một số thói hư tật xấu của người Việt qua tục ngữ Nguyễn Thi Héng Thu

Sơ lược về giao tiếp liên văn hoá

Phạm Thị Thu

Tap chi Tri Tan va Thanh Nghị với việc giáo dục học của nước nhà trong những năm 1941 - 1945

Bùi Thanh Thuỷ

Quy trình thiết kế các phát ngôn so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng trong tiếng Việt cho người nước ngoài

Nguyễn Thu Trang

Chất văn học trong phóng sự của Ngơ Tất Tố Nguyễn Hồng Trung

Sử dụng tài liệu nguyên bản trong việc dạy đọc hiểu Võ Thị Thanh Tùng - Ngô Hải Uyên

Danh từ đơn vị trong tiếng Việt và trong tiếng Hàn: tương đồng và

khác biệt

Trần Thị Ánh Tuyết

Tìm hiểu nhóm phụ từ chỉ sự tiếp diễn: vấn, cứ, con trong một số

sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, trình độ cơ sở Phạm Phú Ty

Tư tưởng khai sáng, nét chủ đạo trong quan điểm nhân đạo của Nguyễn Công Hoan

Bạch Thanh Vân

Lối nói ẩn dụ, hình tượng hoá trong bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy

Nguyễn Thị Vân

Chính sách giáo dục tiếng Anh ở Malaysia (Liên hệ với Việt Nam) Nguyễn Thị Hoàng Yến

So sánh một số cách nói gây khiến trong tiếng Anh, tiếng Nhật với những từ biểu thị ý gây khiến trong tiếng Việt

Trương Nguyễn Hoàng Yến

Trang 6

MOT SỐ TRAO ĐỔI XUNG QUANH CÔNG TÁC DẠY TIENG VIỆT Ở KHOA VIỆT NAM HỌC, TRƯỜNG ĐẠI

HOC TONG HGP CHUNGWOON HAN QUOC

Nguyễn Văn Chính

Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài

Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Nói đến việc đạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài thường thường chúng ta nghĩ nhiều đến nhiệm vụ dạy cho các đối tượng là người nước ngoài đến Việt Nam để học tập, nghiên cứu hoặc cư trú trong một thời gian Nhưng chúng ta còn một nhiệm vụ cũng quan trọng không kém, đó là nhiệm vụ giảng dạy tiếng Việt và văn hố Việt Nam ngồi lãnh thổ Việt Nam Nói một cách khác, đó là việc dạy tiếng Việt và văn hố Việt ở nước ngồi Tuy nhiên, dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam ở nước ngoài là một địa hạt quá rộng, không

thể bàn hết trong khuôn khổ của một bài báo khoa học Vì vậy bài viết

của tôi chỉ xoay quanh một số vấn đề về việc dạy tiếng Việt trong một địa bàn cụ thể đó là trường Đại học Tổng hợp ChungWoon, Hàn Quốc

2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THÔNG THƯỜNG

Đề cập đến những thuận lợi và khó khăn mà người dạy cũng như

người học thường gặp trong mơi trường ngồi Việt Nam thường thấy

phần khó khăn nổi lên lấn át phần thuận lợi Điều này có phần đúng,

nhưng thực tế việc giảng dạy ở nước ngoài cũng có những thuận lợi riêng của nó Những thuận lợi và khó khăn mà chúng tôi nói đến là

những thực tế mà người giáo viên khi đi dạy ở nước ngoài có thể gặp

Trang 7

2.1 Những thuận lợi cơ bản

Thuận lợi đầu tiên mà người giáo viên khi đến nước ngoài giảng dạy là họ được làm việc trong một môi trường giáo dục mới, ở đó điều kiện sinh hoạt và giảng dạy đây đủ và đồng bộ, hiện đại hơn Ở trường Đại học Tổng hợp ChungWoon, mỗi giảng viên chính thức và giảng viên thỉnh giảng sẽ được trang bị một phòng làm việc tại trường với đẩy đủ thiết bị văn phòng: bàn, ghế làm việc, tủ hồ sơ tài liệu, máy

tính có kết nối internet, điện thoại

Các phòng học chuẩn về mức độ rộng rãi, được trang bị đầy đủ

các thiết bị trợ giúp giảng dạy như máy casset-recorder, đầu DVD, hệ

thống Projector , các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, vệ sinh rất

đảm bảo

Hệ thống thư viện hiện đại đã được tin học hoá ở mức độ cao, là nơi giáo viên và sinh viên có thể đễ dàng cập nhật kiến thức sau các giờ làm việc ở giảng đường Đại học Tổng hợp ChungWoon dành 4 tầng ở hai toà nhà cao tầng nằm gần nhau để làm thư viện và phòng

đọc

Quan hệ giữa các giảng viên trong khoa, trong trường nói chung

là rất thân mật, lịch sự Quan hệ giữa giáo viên và sinh viên cũng thân

thiết nhưng có khoảng cách và tính tôn ti rd rang

Đặc biệt, khi đến giảng dạy tại các trường đại học nước ngoài chúng ta sẽ được giúp bởi một hệ thống các phòng ban chức năng với đội ngũ nhân viên đã chun mơn hố cao Các nhân viên phòng ban trong trường sẽ giúp chúng ta hoàn thành các công việc hành chính sự

vụ một cách nhanh chóng và hữu hiệu Người giáo viên sẽ không tốn thời gian và không bị các phiền toái do các thủ tục hành chính gây ra

làm ảnh hưởng đến các công việc chuyên môn của mình 2.2 Những khó khăn có thể gặp phải

Cũng như mọi người khác, khi đến giảng dạy ở một môi trường

mới, người giảng viên cũng sẽ gặp phải một vài khó khăn về địa lí, khí

hậu cũng như phải làm quen với những định chế xã hội khác với xã hội

mà chúng ta đã quen thuộc Những khó khăn về mặt thổ nhưỡng, khí hậu là điều mà chúng ta có thể lường trước được và có thể có những

62

Trang 8

chuẩn bị để vượt qua và dần dân thích nghỉ Dẫu vậy, những khác la về

mặt khí hậu đôi khi cũng gây ra một số trục trặc về sức khoẻ cho người

mới đến Ví dụ cái lạnh băng giá của mùa đông ở xứ Hàn Quốc có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ đối với các giáo viên đến từ vùng có khí hậu nóng ấm, những giáo viên đến từ miền Nam Việt Nam

chẳng hạn :

Nhưng có lẽ khó khăn lớn nhất xuyên suốt quá trình sống và làm việc tại nước ngoài là việc chúng ta phải chuyển đến sống và từng bước phải hoà nhập với một cộng đồng khác lạ với cộng đồng Việt Nam chúng ta Rào cản lớn nhất là những trở ngại về mặt ngôn ngữ Điều này cũng có liên quan mật thiết đến công tác dạy và học tiếng Việt mà chúng tôi sẽ để cập nhiều hơn ở phần sau Những trở ngại về ngôn ngữ thường tạo ra những ngăn cách giữa người giáo viên lần đầu

đến môi trường mới, không có phương tiện để giao tiếp khiến cho

nhiều khi có cảm giác cô đơn, lạnh lẽo giữa một xã hội phát triển năng động như Hàn Quốc.Tương tự như người nước ngồi đến cơng tác, học tập tại Việt Nam, khi đến Hàn Quốc làm việc chúng ta cũng gặp phải

những khác biệt mang tính đặc thù về văn hoá, vé lối sống, cách ứng

xử, tác phong làm việc Tất cả những yếu tố đó sẽ tạo ra những “cú sốc” hay là những xung đột văn hoá “Xung đột văn hoá” thường gây ra những khó khăn, bối rối khi giao lưu, tiếp xúc với người bản xứ Lấy ví dụ về “văn hoá uống rượu” của người Hàn, trong một cuộc uống

rượu người Hàn rất hiếm khi tự rót rượu (kể cả shoju hay các loại nước

uống khác) cho mình Thường thì người ít tuổi hơn hoặc người có vị thế thấp hơn dùng tay phải của mình (tay trái đặt lên ngực) đưa chén rồi rót cho người trên Việc dùng tay phải để rót rượu hoặc đưa một vật dụng gì đó cho người khác là một nghi thức giao tiếp bất buộc của người Hàn, nó thể hiện thái độ chân thành và sự tôn trọng của người

này với người kia Đến lượt mình người đối ẩm cũng thực hiện các hành động như vậy với người cùng uống Trường hợp nếu bạn là người lớn tuổi hơn hoặc là bề trên thì không cần thiết phải đặt tay trái lên

Trang 9

có tửu lượng thấp tránh phải uống nhiều và bị say Việc không nắm được các quy tắc, các nghỉ thức trong bữa rượu với người Hàn có thể

làm người Hàn hiểu sai thiện ý của bạn, ví dụ bạn dùng tay trái rót

rượu cho đối tác sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ

Một đơn cử khác, mặc dù ở Hàn Quốc hệ thống siêu thị đã phát

triển rộng khắp trên toàn quốc nhưng bên cạnh đó hệ thống chợ truyền

thống vẫn song hành tồn tại Dường như người Hàn không có tệ nói thách giá như ở các chợ Việt Nam và người Hàn khi đi mua sắm cũng không có thói quen mặc cả nhiều Đến Hàn Quốc, vào chợ mà mặc cả sẽ được xem là hiện tượng khá lạ, nhưng khi bạn đã đồng ý trả một món hàng nào đó thì người bắn thường thêm ít nhiều cho bạn

Nói một cách tổng quan, những khác biệt, những khó khăn trong

giao tiếp ứng xử mà một người nước ngoài nói chung, người giáo viên

nói riêng có thể gặp phải khi đến Hàn Quốc là khá nhiều Nó xảy ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và chỉ có thể khắc phục chúng

trên cơ sở quan sát, ghỉ nhớ và thực hành hàng ngày

3 ĐẶC TRƯNG CÔNG VIỆC

3.1 Đặc điểm của Khoa Việt Nam học, trường Đại học Tổng hợp ChungWoon, Hàn Quốc

Trường Đại học Tổng hợp ChungWoon là một trường tư thục,

được thành lập từ năm 1995 Mới đầu trường có tên là trường Đại học

Cộng sản Chung Nam đào tạo thiên về các ngành khoa học công nghệ

Sau do nhu cầu mở rộng các lĩnh vực và ngành nghề đào tạo, trường

đổi tên thành Đại học Tổng hợp ChungWoon (Thiên Thanh — Tên hiệu của nhà tài phiệt sáng lập ra trường) và giữ đến nay

Khoa Việt Nam ra đời từ năm1998, là một trong số 24 khoa của

trường đại học này Số sinh viên hiện đang theo học tại Khoa trong

năm học này là 92 người trong đó số sinh viên năm thứ nhất là 46 người, kế đến là sinh viên năm thứ hai là 25 người, sinh viên năm thứ ba 10 người và sinh viên năm thứ tư là 11 người

Giảng viên biên chế chính thức của khoa gồm 2 người, một người có học hàm Phó Giáo sư, một người có học vị Tiến sĩ (Phó Giáo sư

64

Trang 10

Kim Jung Ouk, chuyén mén lich sit Viét Nam; Tién si Park Jeon Kwan,

chuyên môn ngữ văn Việt Nam) Ngoài hai biên chế thường trực vừa nêu, hàng năm khoa đều mời thêm một giảng viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đến với tư cách là Giáo sư thỉnh giảng Tính đến nay, khoa đã mời lần lượt: Phó Giáo sư Nguyễn Bá Thành (1999); Tiến sĩ Phạm Phú Ty (2003), Phó

Giáo sư Vũ Văn Thí (2005) và Tiến sĩ Nguyễn Văn Chính (2006) Bên

cạnh đó, để đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy cho các môn học theo quy chế, khoa còn thực hiện chế độ hợp đồng giảng dạy với một cố giảng

viên là người Hàn hoặc một số cán bộ nghiên cứu sinh, thực tập sinh

Việt Nam Các giáo viên này làm theo hợp đồng ngắn hạn, mang tính thời vụ theo yêu cầu khách quan của từng năm học cụ thể

3.2 Nhiệm vụ của giáo sư thỉnh giảng

Giáo sư thỉnh giảng được mời đến khoa Việt Nam học để đảm

nhiệm giảng dạy môn Hội thoại tiếng Việt cho sinh viên các lớp từ

năm thứ nhất tới năm thứ tư Đây là một trong những môn chuyên đề

quan trọng nhất xun suốt tồn bộ khố học 4 năm Môn hội thoại tiếng Việt gồm 24 đơn vị học trình được giảng liên tục trong tám học kì, mỗi học kì 3 đơn vị học trình

Đảm trách môn học này, người dạy phải chịu trách nhiệm toàn bộ về môn học từ khâu chuẩn bị giáo trình, giáo án, lên lớp giảng dạy,

ra bài tập về nhà, điểm danh sinh viên đến khâu tổ chức thi, kiểm tra đánh giá định kì Ở Hàn Quốc nói chung, ở đại học Tổng hợp ChungWoon nói riêng, việc kiểm tra đánh giá chất lượng sinh viên được tổ chức và thực hiện rất nghiêm túc Đối với mỗi môn học, hàng

năm đều có hai kì thi cuối các kì và hai lần kiểm tra giữa mỗi học ki Cách thức tiến hành thi, kiểm tra và cho điểm được dựa theo cách làm

của các trường dai hoc & Mi, cu thé: điểm lên lớp: 10 điểm; điểm chuẩn bị bài: 20; điểm kiểm tra giữa học kì: 30; và điểm thi cuối học kì: 40; Tổng cộng 100 điểm (tối đa) Trên cơ sở cộng các mục điểm

của sinh viên, người thầy sẽ xếp loại sinh viên từ loại A+ cho đến F Sinh viên bị đánh giá là F sẽ phải học lại sau để lấy chứng chỉ

Trang 11

4 MOT SO VAN DE VE CHUYEN MON

4.1 Việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài là dạy tiếng ở một môi trường đặc biệt

Chúng ta đều biết một môi trường lí tưởng để học một ngôn ngữ chính là cái không gian môi trường nơi ngôn ngữ ấy sinh ra, phát triển và được sử dụng làm công cụ giao tiếp chính của cộng đồng xã hội đã

sinh ra nó Đến một đất nước nào đó để học tiếng nước đó luôn được

coi là con đường chuẩn nhất để học một ngoại ngữ Sống trong lòng

một cộng đồng ngôn ngữ nào đó, người học thứ tiếng đó sẽ có đầy đủ các điều kiện cho việc tiếp thu và rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ:

nghe, nói, đọc, viết một cách dễ dàng Đặc biệt, khi đến với một đất

nước nào đó để học tiếng nói của họ, người học buộc phải hoà nhập

với môi trường xã hội mới và chính nhu cầu phải hoà nhập tự thân đó

là một nguồn động lực vô cùng mạnh mẽ để tạo ra cho người học có ý

thức trau đổi những kiến thức ngôn ngữ mà họ tiếp thu được qua sự giúp đỡ, chỉ bảo của giáo viên Không những vậy, ngoài việc học

chính thức ở một môi trường mang tính quy phạm là trường lớp, người

học còn có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để ứng dụng, thực hành

những điều đã học đồng thời học hỏi và bổ sung thêm những gì chưa

có trong sách vở, trường lớp

Dạy tiếng Việt ở nước ngoài nói chung, ở Hàn Quốc (mà cụ thể

là ở đại học ChungWoon) nói riêng, chúng tôi (nhất là người học) đã gặp phải một bất lợi cực kì lớn đó là: dạy và học trong điều kiện “tiếng Việt bị thoát li, bị tách khỏi cái môi trường đã sản sinh ra nó, sử dụng và nuôi dưỡng nó” Sự tách biệt khỏi môi trường thân thuộc đã đưa đến những hệ quả khó đo lường hết được cho cả người dạy lẫn người học và dường như phần thiệt thòi hơn sẽ thuộc về phía người học

Ở trường đại học ChungWoon, đa phần các sinh viên đều sống

trong kí túc xá của trường Bên cạnh đó, một số các em sống cùng với

gia đình Theo chuẩn chương trình đào tạo của trường thì mỗi tuần

sinh viên mỗi khoá sẽ có tiết học tập môn hội thoại tiếng Việt ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên Đều này đồng nghĩa với việc một tuần mỗi sinh viên chỉ có 150 phút để tiếp xúc với môn hội thoại tiếng Việt — môn học chính do giáo viên Việt Nam đảm nhiệm Ba tiết học

66

Trang 12

thường được phân chia dạy trong hai ngày (2 tiết + l tiết) dường như là

một khoảng thời gian quá ít ỏi để người dạy có thể truyền đạt cặn kẽ những điều cần thiết cho sinh viên Tất nhiên việc dạy cái gì và dạy như thế nào trong khoảng thời lượng ba tiết ấy không phải là vấn đề

khó đối với các giáo viên bởi các giáo viên luôn có đủ kinh nghiệm bản lĩnh nghề nghiệp để xử lí chuyện dạy cái gì và dạy ra sao để sinh

viên dễ tiếp thu một cách nhanh nhất Vấn đề đáng nói lại nằm ở phía

người học, tức các sinh viên Trong giờ học với giảng viên Việt Nam,

họ được thầy đưa vào môi trường có không khí Việt Nam, tạo ra một số cơ hội, một số tình huống cho họ thực hành tiếng Việt Nhưng sau giờ học với các thầy, các sinh viên sẽ trở về với gia đình hoặc trở về kí túc xá Họ không có môi trường để rèn luyện tiếng Việt, va lại họ cũng không bị câu thúc phải dùng tiếng Việt bởi cái môi trường họ đang sống không cần đến việc dùng tiếng Việt để trao đổi, giao tiếp

Đối với một số sinh viên có ý thức học tập tốt, họ biết dành thời

gian để ôn luyện tiếng Việt Họ vào thư viện để tìm xem các tài liệu, băng đĩa tiếng Việt thì phần nào họ có thể khắc phục được các khiếm

khuyết do việc không có môi trường giao tiếp thực thụ gây ra Nhưng rõ ràng đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế và mang tính chất học đường

Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực rất lớn của cách

làm này khi sinh viên chưa có điều kiện sang học thực tập tiếng tại

Việt Nam

Làm thế nào để giảm bớt các hạn chế của việc dạy và học tiếng Việt trong môi trường không phải là xã hội Việt Nam là một trong những việc mà người giáo viên đi dạy ở nước ngồi ln cần lưu ý Chúng tôi sẽ-trở lại vấn để này ở phần “những biện pháp hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài”

4.2 Một số khác biệt về ngôn ngữ giữa người dạy và người học Tiếng Hàn là một ngôn ngữ thuộc loại hình chấp dính còn tiếng

Việt là thứ tiếng thuộc loại hình phân lập, đơn âm tiết Những khác biệt về loại hình giữa hai thứ tiếng thể hiện thành những khác biệt cụ

thể về các bình diện ngữ âm, từ vựng cũng như ngữ pháp

Về phương diện ngữ ám: Tiếng Hàn có 12 đơn vị nguyên 4m va 14 đơn vị phụ âm Các nguyên âm là: a, ja, ơ, iow, Ô, jÔ, u, Ju, ư, 1, ©, Ê

Trang 13

Các phụ âm gồm: k, n, r/l, m, p, s/t, ng, c/t, ch/t, kh/k, th/t, ph/b, h/t Nhìn sơ qua chúng ta cũng có thể thấy ngay được là trong tiếng Hàn không có các âm tương ứng với các nguyên âm ä, â và các phụ âm d,

gi, nh, s, v trong tiếng Việt Tiếng Hàn là một ngôn ngữ không có thanh điệu và vì vậy hệ thống sáu thanh trong tiếng Việt cũng rất xa lạ với người Hàn Các đơn vị ngữ âm này là mới lạ đối với họ cả về ấn tượng âm thanh cũng như cách cấu âm Việc biết được sự khác biệt này sẽ giúp cho người dạy chủ động trong việc hướng dẫn sinh viên tri nhận và thực hành các đơn vị ngữ âm vừa nêu một cách chủ động

Việc dạy thực hành phát âm các đơn vị ngữ âm không có trong

tiếng Hàn tưởng khó nhưng thực chất cũng không có gì khó khăn lắm bởi cả người dạy lẫn người học đều có ý thức truyền đạt và tiếp thu cái

mới Hơn nữa việc học một đơn vị ngữ âm mới hoàn toàn đường như

bao giờ cũng đễ hơn so với việc làm sao khu biệt cho được những đơn vị âm thanh gần nhau bởi giữa chúng có ít tiêu chí để khu biệt lẫn nhau Tiếng Hàn không có sự khu biệt giữa một số âm như e và ê; t và đ; r và

1 và đây mới chính là điểm khó khăn trong quá trình dạy và học ngữ âm cho sinh viên Hàn Quốc, nhất là trong điều kiện họ không được ở

thường xuyên trong môi trường tiếng Việt để được nghe và bắt chước

người bản ngữ

Một vấn để nữa cũng cần có sự lưu ý trong quá trình luyện phát âm cho sinh viên đó là tính đơn lập của âm tiết tiếng Việt Mỗi âm tiết tiếng Việt đều là một chu trình phát âm khép kín, ranh giới giữa hai âm tiết là rõ ràng, trong khi đó, ở tiếng Hàn lại có quy luật là các phụ âm vừa đóng vai trò kết thúc cho âm tiết trước vừa kết hợp với nguyên âm của tiết sau trong vai trò như phụ âm đầu của âm tiết thứ hai (trong

trường hợp âm tiết sau có cấu tạo mở đầu bằng một nguyên âm) Thói

quen phát âm này của người Hàn được mang vào việc học phát âm

tiếng Việt khiến cho họ gặp trở ngại khi muốn phát âm tiếng Việt một

cách "tròn vành rõ chữ”

- Về phương điện từ vựng - ngữ pháp: Về phương diện này, giữa

hai thứ tiếng của người dạy và người học cũng có rất nhiều điểm khác

biệt đáng lưu ý Những khác biệt đó có thể nằm ở khía cạnh từ loại mà

cũng có thể nằm ở khía cạnh cú pháp Tìm hiểu và chỉ rõ mọi khác

biệt về mặt từ vựng - ngữ pháp giữa hai thứ tiếng cũng là một việc rất 68

Trang 14

bổ ích nhưng đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều công sức Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đơn cử ra hai hiện tượng tiêu biểu, một

hiện tượng thuộc về vấn đề từ loại còn một hiện tượng thuộc về vấn đề

cú pháp

Vẻ mặt từ loại, do đặc điểm loại hình quy định động ti và tính từ trong tiếng Hàn luôn kết thúc với vị tố - ta Ví dụ: mơk ta (ăn), maxi ta (uống), ka ta (đi), êpư ta (đẹp), pixa ta (đắt), zôt ta (tốt), Khi đi vào câu nói, động từ và tính từ tiếng Hàn luôn có sự biến đổi vị tố để biểu thị các ý nghĩa về thời hay thế Chính do đặc điểm này của từ loại

động từ, tính từ trong tiếng Hàn mà chúng ta rất dễ dàng tìm thấy một

câu nói của sinh viên Hàn như: - Hôm qua trời đã đẹp, sáng nay trời đã đẹp và bây giờ trời cũng đang đẹp (đúng ra phải nói là: Hôm qua trời đẹp, sáng nay trời đẹp và bây giờ trời cũng đẹp) Sở đi sinh viên Hàn nói như vậy là do họ bị ảnh hưởng của cách sử dụng tính từ tiếng Hàn trong cau: - Ozé nalxxi ga zooatxwmnida, onang luc achim nalxxi nun

Zooatxưmnida, zigưm nalxxi đô zotumnida

Trong tiếng Hàn cũng rất phổ biến cách cấu tạo động từ bằng cách kết hợp một thân từ có nguồn gốc danh từ với yếu tố - hata (vốn

là động từ với ý nghĩa "làm"), chẳng hạn: kôngpu (sự học) + hata (làm) = kongpuhata (học); xêxu (mặt) + hata (làm) = rửa mặt Và do chỗ

làm quen với tiếng Việt chưa lâu mà học sinh Hàn Quốc học tiếng Việt đến năm thứ hai nhưng đôi lúc vẫn cứ nói: “Sáng nay em đã làm

hoc réi” (Onul achim na nun kéngpu rul hétxumnida) thay vì phải nói

là: “Sáng nay em đã học rồi” như tiếng Việt đòi hỏi

- Xét về trật tự cú pháp: Nếu lấy trật tự sắp xếp cú pháp trong tiếng Việt làm chuẩn thì chúng ta có thể nói: từ trong tiếng Hàn được

sắp xếp theo trật tự ngược cú pháp Tức là, trong tiếng Việt trật tự:

danh từ (1) + tính từ (2) được gọi là thuận, thành phần bổ ngữ luôn

đứng sau động từ mà nó bổ nghĩa thì ở tiếng Hàn trật tự sẽ là ngược lại Đối với sinh viên Hàn Quốc, việc bỏ thói quen sắp xếp đoản ngữ theo

mô hình ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ đồng thời tập được thói quen thiết

kế đoản ngữ (rộng hơn nữa là việc thiết kế câu nói) theo quy tắc sắp xếp của người Việt chắc chắn không phải là việc dễ dàng Điều này

phù hợp với một thực tế là: những khác biệt trong cách thức tư duy,

69

Trang 15

trong ngôn ngữ của các dân tộc đã gây không ít những ảnh hưởng tiêu

cực trong việc tiếp thu và làm chủ một ngôn ngữ mới

5 MOT VAI BIEN PHAP HO TRO DAT HIEU QUA TRONG DAY VA HOC TIENG VIET TAI CHUNGWOON, HAN QUOC

Qua một số điều trình bày trên, chúng tôi hi vọng đã phần nào

giúp người đọc hình dung được khung cảnh và một số đặc thù của công tác giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài, cụ thể là ở Hàn Quốc Có thể thấy rằng, dạy tiếng Việt cho người nước ngồi tại mơi trường Việt

Nam đã là một công việc khó khăn thì việc dạy và học tiếng Việt ở

nước ngoài còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều Để thu được kết quả tốt nhất cho công việc của mình, theo chúng tôi, cả người dạy và người học đều phải tìm cách vượt qua được những trở ngại mà chúng tôi đã nói đến ở các phần trên Sau đây chúng tôi xin trình bày một vài biện pháp mà chúng tôi đã có dịp áp dụng vào thực tế giảng dạy tại đại học

ChungWoon

3.1, "Phá băng”giao tiếp - biện pháp hỗ trợ cần thiết giúp cho việc day và học thành công

Như đã nói ở trên, dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài là dạy và

học trong môi trường không thuận tiện Việc tiếp xúc với một ngôn

ngữ mới lạ, tâm lí ngại nói tiếng nước ngoài, thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp là hàng loạt các yếu tố tạo ra một “lớp băng” ngăn cách giữa người dạy và người học Làm thế nào để xoá được sự ngăn cách đó, giúp sinh viên cởi bỏ được tâm lí ngại ngùng khi sử dụng tiếng Việt là một việc không mấy đễ dàng Giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi, giáo viên phải là người đóng một vai trò hết sức quan trọng Bằng tình cảm chân thật và thái độ thân mật của mình người

thầy có thể tạo ra được một mối liên hệ thân thiết giữa mình với sinh

viên và điều đó giúp sinh viên thoát khỏi tâm lí "khách sáo" rồi nảy sinh nhu cầu "nói với thầy" một cách tự nhiên Bên cạnh đó, người thầy cũng phải tìm cách tạo không khí vui vẻ trong suốt giờ học để tránh cho sinh viên cảm thấy bị "áp lực" chuyện học hành Theo kinh nghiệm của chúng tôi, một lớp học tiếng Việt trong không khí ấm áp vui vẻ luôn hiệu quả hơn một lớp học quá nghiêm túc

70

Trang 16

5,2 Thiết kế một bài giảng có dung lượng hợp lí theo quy mô từng

lớp học; từng tiết học

Đây là một công việc có nghĩa quyết định đến sự thành công của một tiết học Trong một tiết học kéo dài từ 45 đến 50 phút ở một lớp

có đông sinh viên, người dạy phải tính toán rất cặn kẽ các phần việc của mình phải làm trong khoảng thời gian đó, lượng kiến thức truyền đạt bao nhiêu là vừa: luyện bao nhiêu âm, cung cấp bao nhiêu từ mới, hướng dẫn các hiện tượng ngữ pháp nào Một bài giảng có dung

lượng hợp lí là bài giảng đó cung cấp được cho sinh viên một khối

lượng kiến thức vừa đủ khiến họ không bị cảm giác quá tải với tiết học

đó Tuy vậy, sinh viên nào cũng được thực hành nói với giáo viên một

vài lần Do đặc điểm riêng ở Đại học Tổng hợp ChungWoon, mỗi lớp chỉ học ba tiết tiếng Việt một tuần, cho nên đạy cái gì trong ba tiết ấy và dạy thế nào luôn là một vấn đề Từng lớp trong khoa Việt Nam học

lại có những đặc điểm riêng về số lượng, về trình độ của sinh nên thiết

kế bài giảng sao cho phù hợp với từng lớp là điều luôn phải được cân

nhắc

Do việc dạy tiếng Việt không phải trong một môi trường tiếng thật sự nên giáo viên không nên mở rộng quá ra khỏi những gì ở trong sách mà tốt nhất là nên tập trung vào những gì trong sách để các em có thể nhớ và kiểm tra lại đễ đàng hơn Với các bài tập hội thoại, trên lớp, giáo viên có thể cho các em phân vai và luyện với nhau (giáo viên chỉ là người hướng dẫn và chỉnh sửa nếu các em phát âm sai) cho đến khi

các em có thể nói được với nhau hay nói với giáo viên một cách thuần

thục Bằng cách này thì dù trong một lớp đông như lớp sinh viên năm

thứ nhất là hơn 40 em thì tất cả các em đều có cơ hội để nói và luyện

tiếng Việt

5.3 Sử đụng nhiều giáo cụ trực quan là một cách làm rất hữu ích khi đạy tiếng Việt ở nước ngoài

Giáo cụ trực quan bao gồm: Bản thân người giáo viên, các đồ vật thực tế, các loại tranh ảnh, các loại mô hình, bản đồ, sơ đồ, các phương tiện kĩ thuật phụ trợ như: phim ảnh, băng đĩa Đây là những phương tiện rất cần trong dạy tiếng nói chung và đặc biệt cần trong khi dạy tiếng ở nước ngoài Trước hết, các loại giáo cụ trực quan giúp ích rất

Trang 17

nhiều cho người giáo viên trong nỗ lực tạo ra một khung cảnh mang

"hơi hướng" Việt Nam, từ đó mang đến cho sinh viên cái cảm giác gần gũi với xã hội Việt Nam và tiếng Việt Việc dùng giáo cụ trực quan

cũng giúp người giáo viên rất nhiều trong việc giải thích ý nghĩa của từ khi người giáo viên không biết tiếng Hàn hoặc biết mà không muốn dùng trong quá trình giảng dạy Một điều tra nhỏ trong lớp năm thứ nhất khoa Việt Nam học năm học 2007, trường đại học ChungWoon

cho thấy: lớp có 46 sinh viên thì có đến 40 em trả lời là rất thích những

tiết học có sử dụng giáo cụ trực quan

5.4 Chủ động dành một số tiết học để học sinh thực hành hội

thoại

Học tiếng Việt trong môi trường Việt Nam, học sinh nước ngồi

ln có sẵn những cơ hội để nói và phải nói tiếng Việt Học tiếng Việt

ở nước ngoài thì trái lại các cơ hội để được nói tiếng Việt không phải

là nhiều Tại đại học ChungWoon cứ sau bốn hoặc năm tiết học chúng

tôi lại đành một tiết để học sinh chủ động thực hành nói tiếng Việt, đề

tài mà họ quan tâm Điều quan trọng là họ phải diễn đạt bằng tiếng Việt Lúc đầu thì sinh viên cảm thấy hơi khó diễn đạt và không mạnh dạn, nhưng dần dần các em đã thấy tự tin hơn, dùng tiếng Việt lưu loát

hơn Sinh viên ChungWoon tỏ ra rất thích thú với những tiết học như

vậy bởi qua những tiết học đó họ có thể tự kiểm chứng được tiếng Việt của mình đồng thời cũng thấy được những khiếm khuyết cần bổ sung

và sửa chữa

5.5 Xen kế những tiết học trong nhà và những tiết học ngoài trời Bên cạnh những tiết học trong lớp, những tiết học ngoài trời cũng tạo hứng thú cho sinh viên học tiếng Việt Tiết học ngoài trời có thể

diễn ra ngay trong khuôn viên nhà trường mà cũng có thể tại một quán

cà phê, một siêu thị hay một nhà hàng nào đó Học ngoài trời tạo cho

sinh viên cái cảm giác thoải mái, học mà chơi, chơi mà học nhưng vẫn

hiệu quả Sinh viên mỗi người thường phải mang theo bút và một cuốn sổ ghi chép nhỏ Các bài tập tình huống ngoài trời có thể là dịch lại những biển hiệu mà các em nhìn thấy trên đường ra tiếng Việt hay ghi lại những câu họ đã nói chuyện với giáo viên Qua thực tế họ phi lại

những từ mới, những câu nói trong những tình huống giao tiếp cụ thể

72

Trang 18

và điều đó giúp họ nhớ tiếng Việt lâu hơn, đồng thời giúp người giáo

viên có dịp gần gũi hơn với sinh viên và cũng là cơ hội để họ trải nghiệm thêm với xã hội bên ngoài

5.6 Phòng Việt Nam - nơi tạo "cảm giác Việt Nam" cho sinh viên học tiếng Việt

Thấy rõ được tầm quan trọng của môi trường xã hội trong việc học tiếng Việt, khoa Việt Nam học của đại học ChungWoon vừa đầu

tư một khoản kinh phí hơn 3000 USD để mua sắm một số những vật

phẩm từ Việt Nam như các loại trang phục truyền thống, các nhạc cụ

dân tộc của Việt Nam, một số dụng cụ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam để xây dựng một phòng Việt Nam tại khoa

Phòng này sẽ là nơi để sinh viên làm quen với Việt Nam từ đó tạo dân

một cảm giác thân thuộc với Việt Nam

5.7 Giao lưu với "cộng đồng" người Việt đang sinh sống tại Hàn Quốc

Sử dụng tiếng Việt để giao tiếp là mục tiêu chính của môn hội thoại tiếng Việt Để tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều hơn các cơ hội để nói tiếng Việt, khoa Việt Nam học đã chủ động xúc tiến cho các sinh viên của mình giao lưu với cộng đồng người Việt đang sống tại địa phương "Cộng đồng" người Việt đang sống tại địa phương ở đây chính là "cộng đồng" phụ nữ Việt Nam lấy chồng là người Hàn Quốc Tập hợp các cô dâu Việt Nam ở xung quanh trường đại học ChungWoon có khoảng gần ba mươi người Họ xuất thân từ khắp ba miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam Hàng tuần vào ngày thứ Năm, họ

tập trung tại trường đại học ChungWoon để giao lưu, chuyện trò với các sinh viên khoa Việt Nam học Tại đó các cô dâu có cơ hội để nói

tiếng mẹ đẻ của mình còn các sinh viên khoa Việt Nam học thì "tha hồ" được thể hiện vốn tiếng Việt của mình Theo chúng tôi, đây là một biện pháp bổ trợ rất tích cực cho việc học tiếng Việt và nên được nhân rộng hơn nữa ở Hàn Quốc

6 KẾT LUẬN

Trong bối cảnh tồn câu hố hiện nay, công tác giảng dạy và học

tiếng Việt cũng như văn hoá Việt Nam đang phát triển mạnh ở rất

Trang 19

nhiều nước, đặc biệt là ở Hàn Quốc Việc trao đổi các ý kiến khoa học để giúp cho người dạy cũng như người học tiếng Việt nhưng chưa có điều kiện đến Việt Nam có được cách dạy, cách học hay nhất, hiệu quả nhất là một việc làm rất có ý nghĩa và cần có sự hợp tác của các nhà day tiếng Việt Với bài viết này, chúng tôi chỉ muốn trình bày một số

điều mà chúng tôi thu lượm được khi thỉnh giảng tại đại học Tổng hợp ChungWoon, Han Quốc Những vấn để mà chúng tôi đưa ra trong bài viết này chỉ là những cảm nhận mang tính cá nhân của mình Nó có

thể có những điều hợp lí và cả những điều chưa được hợp lí lắm

Những điều đó áp dụng trong môi trường đại học ChungWoon là hữu

ích nhưng khi áp dụng vào môi trường khác, với một đối tượng khác có

thể lại không phù hợp Và vì vậy những điều chúng tôi trình bày chỉ

mang tính chất trao đổi, khơi gợi đến một vấn đề mà không ít các nhà

dạy tiếng Việt quan tâm: việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

l Adrian Doff (1995), Teach English - Trainer's book, Cambridge

teacher training and Development, Cambridge University Press 2 Doughty,C & Wiliam, J (1998), Focus on Form in Classroom

Ngày đăng: 25/03/2014, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w