1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

VỀ NGUỒN – NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT CỦA SỰ SÁNG TẠO pptx

7 482 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 125,1 KB

Nội dung

VỀ NGUỒN NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT CỦA SỰ SÁNG TẠO 41 tác giả, 56 tác phẩm, bộ sưu tập được chọn lọc trưng bày, có hệ thống, giúp ngời xem được tiếp xúc với không ít tên tuổi tiêu biểu của các thế hệ làm mỹ thuật Việt Nam - từ mỹ thuật Đông Dương - Hà Nội, đến mỹ thuật Gia Định - Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh hôm nay. Mở đầu là ba tác phẩm sơn mài, khắc gỗ, sơn dầu khá đẹp và chắc tay của hai họa sĩ lão thành mỹ thuật Đông Dương Nguyễn Văn Tỵ và Nguyễn Sĩ Ngọc, lớp họa sĩ tiền bối, đã khai mở cho dòng chảy mỹ thuật Việt Nam cận hiện đại. Họ là những nhịp cầu nối liền hai bờ của vẻ đẹp Việt Nam xa xưa và nay, Âu với á trong giao lưu - hội nhập - phát triển. Tiếp sau mỹ thuật Đông Dơng - Gia Định là đội ngũ đông đảo các thế hệ họa sĩ - nhà điêu khắc trẻ, đa dạng, giàu tài năng và cá tính nghệ thuật: Nguyễn Trung, Trần Văn Thảo, Nguyễn Tấn Cương, Ca Lê Thắng, Đào Minh Tri, Đặng Xuân Hòa, Đinh Quân, Đỗ Minh Tâm, Vũ Thăng, Lê Anh Vân, Nguyễn Xuân Tiệp, Nguyễn Sỹ Bạch, Hà Chí Hiếu Những hình, màu, đường nét, bố cục được chấm phá, vờn tỉa, quệt trát hiện lên mờ hay tỏ; những đường cắt vạch ngang dọc, ngắn dài đầy hữu ý, đều là biểu hiện suy tư, trăn trở. Xem tranh Nguyễn Trung qua Vách xưa, Phố cổ ta thấy sự im lặng tưởng như muốn nhập Thiền, muốn trở về với sự bình yên đơn giản mà thanh khiết Lý Trần Quỳnh Giang với Serenade lãng mạn mà day dứt. Dường như nữ sĩ đang đắm mình trong cơn bão âm thanh; và cả sự im lặng đầy ý thức đang dằn vặt nội tâm của Hai người và cả Một mình? Cũng như vậy, Khỏa thân I của Việt Hải, Trẻ chăn trâu hát của Nguyễn Xuân Tiệp, Buổi sáng mờ sương của Ca Lê Thắng, Người đàn ông 46 tuổi của Trần Trọng Vũ, Chim và cá của Nguyễn Quân, Nhảy của Đào Minh Tri đều là những tiếng nói đầy tâm trạng, tự bạch, tự đối thoại với nỗi niềm sâu kín của chính mình. Dòng cảm hứng về cõi nhân sinh đó, sẽ còn được tiếp tục trào dâng, hào hứng, trăn trở với các họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm, Nghiêm Xuân Hưng, Lương Xuân Đoàn, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Sơn, Đỗ Dũng, Phạm Ngọc Minh, Đỗ Thị Ninh, Nguyễn Đoàn Ninh Song hành với các họa sĩ là các nhà điêu khắc, họa sĩ gốm, mỹ thuật sắp đặt. Tạ Quang Bạo với Thánh Gióng (đồng - tượng tròn), Phan Gia Hương với Giới hạn (đồng - tượng đôi), Nguyễn Quân với Chân dung con gái” (đá trắng), Nguyễn Trọng Đoạn với gốm sắp đặt Bài ca quê hương, Đèn đêm và Ngựa (tượng tròn, gốm ngoài trời), Nguyễn Bảo Toàn với Sắp đặt gốm đất nung treo khung vải thô bao bố mang tên Thiên - Địa - Nhân. Tất cả đều trong mạch ngầm, giàu sức sống nội tâm của tư duy sáng tạo. Nhân đây tôi muốn nhắc lại một lần nữa về các loại hình mỹ thuật truyền thống như gốm sành nâu, sành trắng, đất nung; sơn mài; sơn nóng vẽ nét; mộc bản màu và đen trắng mỹ thuật Đông Sơn, tranh thờ miền núi, điêu khắc đình làng; Tranh giấy dó - mực nho - màu nước, phải chăng luôn là tiếng vọng ngân vang của quá khứ, là chất phù sa của dòng sông Việt tuyệt hảo đã tới bón cho cây đời nghệ thuật dân tộc mãi xanh tươi, giàu hoa thơm, quả ngọt. Những tác phẩm như: Cảnh Tây Nguyên (sơn mài), Trảy hội (gỗ màu) của cố họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ. Những tranh màu nước - giấy dó như Bài ca của kẻ trăn trâu của Nguyễn Xuân Tiệp, Nông thôn cũ của Nguyễn Sỹ Bạch, Cầu viên I & II của Phan Cẩm Thượng, Thánh Mẫu của Lương Xuân Đoàn, Mèo của Nguyễn Đoàn Ninh; nhóm tượng gốm sắp đặt Bài ca quê hương, Đèn đêm trên ao bèo, Tượng người của Nguyễn Trọng Đoàn, đều là những dẫn chứng điển hình, ví như những bông hoa đẹp được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ cho những đứa con tinh thần khỏe mạnh, độc đáo của mình trong dòng nhựa sống trường sinh, bất tử. Từ mỹ thuật Tân cổ điển - ấn tượng phương Tây cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX trên cái nền xúc cảm thẩm mỹ Việt, giờ đây tác phẩm của họ đã nảy nở, sinh thành ở cấp số nhân, với không ít xu hướng - trường phái - hiểu theo nghĩa đa dạng, đa phong cách, đa ngôn ngữ - như: biểu hiện; biểu hiện - trừu tượng; lập thể - biểu hiện; cực thực, siêu thực; ý niệm, siêu hình; nguyên thủy - ngây thơ - dân gian - dã thú, trừu tượng, đa đa, sắp đặt. Nhưng vẻ đẹp nổi bật của phòng tranh vẫn luôn là triết lý nội tâm, nội lực giàu tính phương Đông; và cả tiếp biến ngoại sinh, được kết hợp khá ổn định, hài hòa. Từ cái nhìn thị giác đến suy tưởng, đã “thấy”, đã “ngộ ra” được cái đẹp cho mỗi người. Đương nhiên, không loại trừ những yếu tố bản năng, tâm năng và trí năng cùng hòa hợp lại Thật khó nói hết, nói đủ được những tầng sâu, tầng ngầm tâm tưởng những vẻ đẹp có thần, có hồn, đầy chất tư duy sáng tạo. Kết thúc bài viết, tôi xin mượn ít dòng của họa sĩ - nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật đã quá cố Lê Thanh Đức, tác giả công trình Nghệ thuật Môđéc và hậu Môđéc, để chúng ta cùng suy nghĩ liên hệ với tác phẩm qua triển lãm, mà tôi cũng rất đồng tình với tác giả, khi ông còn bình sinh, đã gặp ý kiến của nhau qua không ít các hội thảo: “Văn hóa thị giác là trình độ tạo hình và trình độ hưởng thụ tạo hình Nói tới văn hóa (thị giác) là nói tới cấp độ cảm thụ, hiểu biết, tư duy sáng tạo và thưởng ngoạn khác nhau Trong sáng tạo nghệ thuật, mọi khẳng định, phán quyết “dứt khoát” đều mang mầm mống giáo điều. Thành tựu căn bản của nghệ thuật Môđéc, chính là ở tinh thần giũ bỏ giáo điều ấy Hội nhập vào kính tế thị trường, ta phải đối mặt với thực trạng văn hóa - đạo lý - mỹ cảm đang diễn biến như ở phơng Tây, là ngả sang thứ mỹ cảm gia tốc, xem nhanh, nghe nhanh, ăn ngay. Nhưng chính đó lại là thứ ma túy lôi cuốn các thế hệ nghệ sĩ trẻ xa rời truyền thống dân tộc và tai hại hơn xa rời cốt lõi nhân văn. Mà thiếu vắng truyền thống dân tộc, thì không thể có đối trọng thẩm mỹ để giữ được bản sắc trước (cơn bão) xâm nhập của nghệ thuật ngoại lai. Đã từ bỏ cốt lõi nhân văn, thì nghệ thuật sẽ trượt dốc và xói mòn nhân phẩm. Đó là nguy cơ có thực ”, ông nhắn nhủ và đưa ra lời khuyên chân thành: “Nếu tranh tượng của anh na ná như của Igo Larionov hay Mark Rothko, tượng của chị phảng phất như của Nikolas Pevsner hay Henry Moore, thì chắc gì là mới? Vấn đề là chân thành trong rung cảm. Thực hay giả, nằm trong đó làm sao gắn được triết học và tín ngưỡng phương Đông với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật của dân tộc mình, thể hiện trên tác phẩm”, ông nhấn mạnh “ Tình trạng đánh mất bản sắc đã thôi thúc các nghệ sĩ chân chính phương Tây xem lại mình, và dấy lên khẩu hiệu Trở về cội nguồn. Sinh viên mỹ thuật Pháp đã về các thôn làng xa xôi hẻo lánh học nghề chạm khắc hay đan tết đồ da dân gian Mỹ thuật Hoa Kỳ đã không còn nhìn sang Châu Âu, mà đã đến với đồ thêu và hoa văn sặc sỡ của các sắc tộc da đỏ. Canada hướng về nghệ thuật Inuit (Eskimo), nghệ sĩ úc đề cao tranh cỏ cây cực kỳ Modern của thổ dân bản địa, cùng với tranh vách đá (bình họa) vùng đất Arhem ” Đó là tất cả những gì mà tôi đã đồng tình với họa sĩ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình mỹ thuật; cùng với sự cảm nhận, giao hòa với các tác giả của cuộc trưng bày mà Âu Cơ Gallery chủ trương. Thật đúng lúc, đúng hướng. Bộ sưu tập của Âu Cơ Gallery đã trân trọng gìn giữ được những tác phẩm đẹp, quý giá của nền mỹ thuật giá vẽ, tượng và gốm hoành tráng, theo nghĩa đẹp cả về hai phương diện tinh thần và nghệ thuật sáng tạo. Đây là một điều rất đáng tự hào. . VỀ NGUỒN – NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT CỦA SỰ SÁNG TẠO 41 tác giả, 56 tác phẩm, bộ sưu tập được chọn lọc trưng bày, có hệ thống, giúp ngời xem được tiếp xúc với không ít tên tuổi tiêu biểu của. giữ được những tác phẩm đẹp, quý giá của nền mỹ thuật giá vẽ, tượng và gốm hoành tráng, theo nghĩa đẹp cả về hai phương diện tinh thần và nghệ thuật sáng tạo. Đây là một điều rất đáng tự hào hồn, đầy chất tư duy sáng tạo. Kết thúc bài viết, tôi xin mượn ít dòng của họa sĩ - nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật đã quá cố Lê Thanh Đức, tác giả công trình Nghệ thuật Môđéc và hậu Môđéc,

Ngày đăng: 25/03/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w