VĂN DƯƠNGTHÀNHVỚIMỘTTHOÁNG
THĂNG LONGNGHÌNNĂM
Với kỹ thuật phối màu và ngôn ngữ hội hoạ trừu tượng, VănDươngThành đã thổi
hồn Việt vào từng chi tiết nhỏ nhất của mỗi bức tranh, mà ở đó người xem không
thể nhầm lẫn, mà nhận ra ngay những kỷ niệm thân thuộc, những rung cảm sâu
sắc, những đường nét chắt lọc từ chạm khắc của Đình Ninh Hiệp và tranh dân gian
Đông Hồ.
Có lẽ VănDươngThành là hoạ sĩ vẽ về đề tài Ô Quan Chưởng nhiều nhất, 20 bức
tranh Ô Quan Chưởng Mùa Xuân, Ô Quan Chưởng vào hè, Nắng hoàng hôn trên Ô
Quan Chưởng, Trăng xanh Ô Quan Chưởng, Mưa trên Cửa ô Hà Nội có kích thước
đến 2m, cho thấy VănDươngThành đã nghiên cứu sâu sắc vẽ về kiến trúc và lịch
sử. Một sức sáng tạo và một tình yêu vô tận với Hà Nội.
ở mỗi bức tranh đó, VănDươngThành khai thác một gam màu tượng trưng, chắt
lọc, bố cục lúc dồn dập, lúc chi tiết. Từng viên gạch cũ loang lổ, từng mảnh ngói
liêu xiêu, những nhánh chồi non thấp thoáng sau tường thành nặng nề vững chãi.
Tất cả hình ảnh đó tương phản với những khoảng lặng mênh mông của bầu trời,
của mảng cây xa xa lay nhẹ trong làn mưa, gây một sự bất ngờ thú vị và làm người
xem khó quên.
Những nét bút rất sắc, rất thanh, vung vẩy như vô tình - nhưng rơi vào vị trí rất đắt
- để tạo hình, tạo khối tạo âm thanh trên bản hoà tấu màu sắc làm rung động bao
người và tạo nên một phong cách VănDươngThành mà không thể trộn lẫn.
Chính điều này có sức thuyết phục đến với người thưởng thức Việt Nam và quốc
tế, đưa tác phẩm VănDươngThành đi vào những bộ sưu tập có tiếng của cộng
đồng cũng như của tư nhân.
Không gian ngày Xuân với những đường phố có sản phẩm làng nghề, có bầu trời
xanh thẳm và những giọt nắng vàng phản quang trên vỉa hè lát đá cổ. Người Hà
Nội nhộn nhịp vui Xuân và những người trồng hoa tấp nập chở cây đào, mai, kim
quất vàng rực những góc phố. Họ đem hơi thở của đất và của mùa xuân dâng tặng
cho Thủ đô. Những nét đẹp này không có ở nơi nào khác. Mùa xuân, với mưa phùn
bay lất phất tạo nên một không khí ẩm ướt, đầy màu sắc- trong phút hồi sinh trang
trọng của thiên nhiên, con người và thành phố cổ kính.
Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học nghìnnăm tuổi của nước Việt luôn là
nguồn cảm hứng cho Thành. Khi còn mới chập chững tập đi Thành đã được cha
dẫn đến vườn Văn Miếu, chạy chơi và chạm tay vào những ông rùa đội bia đá.
Văn Miếu cũng là nơi năm 2007, VănDươngThành được vinh dự nhận giải
thưởng Vinh danh Đất Việt, trong số 4 triệu Kiều bào do thành tựu sáng tác nghệ
thuật đóng góp tại nước sở tại và đóng góp tích cực cho cộng đồng tại quê hương.
Văn DươngThành đã vô cùng xúc động và ghi lại bức tranh Khuê Văn Các Mùa
xuân - acryclic trên vải, 70x120cm, 2009. Một Khuê Văn Các khác với mọi người,
có bề dày lịch sử và sống động trong vườn cây đầy nắng gió, soi bóng bên hồ
nước, cạnh những ông Rùa đội bia Tiến sĩ. Màu xanh cây non sáng trên màu trời,
với vệt bút bay chéo đan qua những ô cửa gỗ tròn trên Vọng Lâu - dù có nét trừu
tượng nhưng vẫn khắc hoạ rất kỹ từng chi tiết của toà kiến trúc này.
Người xem nhận ra một góc của Ô Quan Chưởng dưới nắng xuân, dưới trăng thu,
dưới mưa phùn. Một Khuê Văn Các thanh tao của Văn Miếu 1000 năm, một chùa
Trấn Quốc nổi lên giữa mặt nước bạc của Tây Hồ, một phố Hàng Bạc của thời xa
xưa. Bộ sưu tập được tô điểm bởi những bức tranh Trống Đồng Đông Sơn và Hoa,
Đôi Hạc và Đồ Đồng, Cành Đào Mùa xuân với Bình gốm thời Lý - nét văn hiến
của Thăng Long.
Hà Nội gắn với tuổi thơ của VănDương Thành, nơi cha mẹ đã từng sống. Thành
muốn chấm bút vào tim mình để vẽ - như nhà văn Đào Tấn từng viết để ghi lại
những nét đẹp của Thủ đô văn hiến, để dâng tặng cho người yêu kiến trúc cổ và
hồn Việt, cho các bạn bè ở xa xôi, và cho lớp trẻ ngày sau nữa.
Ngày 25 tháng 9 vừa qua, tại Art VănDươngThành Gallery, nữ họa sĩ lại trưng
bày phòng tranh “Giai Điệu Hà Nội 1000 Năm” để mừng đại lễ 1000 năm tuổi của
Thăng Long Hà Nội.
. VĂN DƯƠNG THÀNH VỚI MỘT THOÁNG THĂNG LONG NGHÌN NĂM Với kỹ thuật phối màu và ngôn ngữ hội hoạ trừu tượng, Văn Dương Thành đã thổi hồn Việt vào từng chi. 2m, cho thấy Văn Dương Thành đã nghiên cứu sâu sắc vẽ về kiến trúc và lịch sử. Một sức sáng tạo và một tình yêu vô tận với Hà Nội. ở mỗi bức tranh đó, Văn Dương Thành khai thác một gam màu tượng. Mùa xuân với Bình gốm thời Lý - nét văn hiến của Thăng Long. Hà Nội gắn với tuổi thơ của Văn Dương Thành, nơi cha mẹ đã từng sống. Thành muốn chấm bút vào tim mình để vẽ - như nhà văn Đào Tấn