NGÔ THÁIBÌNH-HỌASỸCỦANỘITẠI
Họa sỹNgôTháiBình là người không xa lạ với anh em giới mỹ thuật Khánh Hòa
cũng như một số anh em Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Song anh cũng không
quá nổi bật trong làng hội họa Việt Nam để mỗi khi nhắc tới tên thì ai cũng biết. Ở
Ngô Thái Bình, cái đáng quý là sự chân thật trong sáng tạo hội họacủa chính
mình.
Nếu như trong lĩnh vực thơ có câu: "Thơ là tiếng nóicủa tâm hồn" thì điều đó cũng
rất gần với hội họacủa anh. Hội họacủaNgôTháiBình xuất phát từ tâm hồn sâu
thẳm, được bộc bạch từ đáy lòng đầy trắc ẩn của anh. Ở thời đại trăm hoa đua nở
của hội họa Việt Nam, khi một số họasỹ sáng tác dễ dãi, họ vay mượn, lắp ghép,
ăn cắp ý tưởng của những họasỹ tên tuổi để tạo nên tác phẩm cho mình thì ta càng
thấy quý những họasỹ sáng tạo chân chính, luôn tôn trọng mạch sáng tạo nộitại
của bản thân như anh. Quả thật, NgôTháiBình đã thể hiện được những cảm xúc
nội tạicủa mình để làm chất liệu trong quả trình sáng tác. Tranh anh không đánh
lừa được bản thân và bạn bè đồng nghiệp cũng như khách thưởng ngoạn, vì bản
thân các tác phẩm của anh là minh chứng sát thực của tâm hồn cũng như cuộc đời
anh.
Hôn nhân hơn một lần tan vỡ chính là đề tài chính xuyên suốt trong sáng tác của
anh. Sự tan vỡ của hôn nhân mà anh luôn là người bị động để rồi sự dày vò đau
khổ ấy đã hiện diện lên trong từng tác phẩm củaNgôThái Bình. Từ một đêm
trăng, Con phượng thêu ngược trên áo gối, Âm bản duy nhất, Chén và trôn, Phía
sau mặt nạ, Mảnh giấy màu đỏ… và hàng loạt tác phẩm khác tuy đề tài và cách đặt
vấn đề khác nhau, nhưng cùng một nội dung, đó là sự đổ vỡ. Nếu như Một Đêm
trăng là tác phẩm cho ta thấy sự hoài nghi về tình duyên đôi lứa, tình duyên vợ
chồng, để rồi một đêm trăng không bình yên, một đêm trăng khởi đầu của sự đổ vỡ
đã hiện hữu mờ ảo qua từng nét vẽ của anh. Sự vỡ vụn của không gian được anh
khắc họa ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những hình khối được biến thể. Màu sắc ẩn hiện
sáng tối, tạo ra một không gian mênh mông huyền bí và đầy tâm trạng. Trong
không gian ấy, nổi lên hình ảnh người phụ nữ bế con vội vã bước đi trong đêm,
như đang rời khỏi mái ấm gia đình. Người đàn ông phía trước như đang cầu xin sự
thức tỉnh của người phụ nữ hãy vì gia đình, vì con… . Có thể nói tác phẩm Một
đêm trăng là một giấc mơ buồn từ nộitạicủa tác giả, là một dự báo về sự tan vỡ
hạnh phúc của gia đình anh chăng ? Để rồi trong cuộc sống NgôTháiBình luôn
bị vướng vào tiềm thức của sự đổ vỡ hạnh phúc hôn nhân - bất cứ đề tài gì anh vẽ
cũng không thể lành lặn, mà tác phẩm Chén Và Trôn là một trong những minh
chứng. Những cái chén, cái bát vô thức, nhưng anh đã trút sự dằn vặt của mình để
khắc họa chúng với hình ảnh sứt mẻ, vỡ nát. Anh đã đẩy tâm trạng của mình vào
các vật thể, để các vật thể đó thành những nhân vật đầy thân phận.
Thế rồi chuyện gì phải đến đã đến, lần lượt các cuộc hôn nhân tan vỡ và 2 tác
phẩm Âm bản duy nhất, Mảnh giấy màu đỏ là một câu chuyện liền mạch rõ nhất về
hôn nhân của chính cuộc đời anh. Với hai nhân vật nữ trong tác phẩm Mảnh giấy
màu đỏ cùng ngoảnh lưng đi. Trước bức tranh là chân dung một người đàn ông với
khuôn mặt đầy tâm trạng, lồng ngực như đang vỡ tung ra thành nhiều mảnh. Các
mảng cắt của bức tranh là những mảnh thiệp hồng cũng bị vỡ vụn rải rác sau bức
tranh. Với cách tạo hình và xé hình đầy biểu cảm, lối diễn màu sáng tối ẩn hiện đa
sắc - làm nổi rõ tâm trạng của từng nhân vật trong tranh. Tác phẩm đã tạo cho
người xem những xúc cảm đa chiều về ý nghĩa cũng như thân phận của nhân vật
trong tác phẩm.
Theo mạch câu chuyện kể về hôn nhân bằng ngôn ngữ hội họacủahọasỹNgô
Thái Bình, ta không thể không nhắc tới tác phẩm Phía sau mặt nạ. Đây có lẽ là sự
chiêm nghiệm của sự đổ vỡ về hôn nhân mà anh đã nhận ra nguyên nhân vì sao… .
Và rồi tác phẩm này là lời tâm sự từ đáy lòng anh cùng mọi người về điều đó.
Cùng phong cách và bút pháp thể hiện, hình ảnh mặt nạ người phụ nữ nổi bật trong
bức tranh, với hai đồng tiền xu úp ngửa, phía dưới bức tranh là hình ảnh con bướm
đang đùa giỡn với bông hoa, sau không gian của bức tranh rải rác những mảnh
thiệp hồng. Tất cả các hình ảnh đó được tác giả bố cục trên một không gian bao la
được gợi hình bằng những mảng hình ngang dọc như những khung cửa xé toang,
đầy góc cạnh. Những ai hiểu được anh, hiểu được tình cảnh của anh thì có thể sẽ
suy đoán được ý tứ bức tranh mà anh muốn bộc bạch. Phải chăng hình ảnh con
bướm và đồng tiền xu trong tranh là anh đang muốn nói về hai người phụ nữ trong
đời mình. Một người thì lẳng lơ hoa bướm, một người thì đam mê cờ bạc - cả hai
con người này họ có cái chung là đều sống không thật lòng với tình cảm mà anh đã
dành cho họ… Và phải chăng đó cũng là nguyên nhân của sự đổ vỡ hôn nhân mà
anh muốn bày tỏ cùng mọi người, bằng ngôn ngữ của hội họa…?
Trong cuộc đời người dù ít nhiều, ở mỗi mức độ khác nhau thì ai cũng có những
nỗi niềm và có thể là nỗi niềm bất hạnh…. Cái mà tôi trân trọng anh hơn cả là anh
đã biến được cái bất hạnh, không may mắn của cuộc đời để cho ra đời những tác
phẩm có chất lượng nghệ thuật vững chãi. Làm được điều đó ngoài tấm lòng và
niềm đam mê nghề nghiệp thì cái cần nhất là người họasỹ phải có tài, có tay nghề
vững -họasỹNgôTháiBình là người có những tố chất đó. Minh chứng ở hàng
loạt tác phẩm của anh, NgôTháiBình đã khắc họa được cảm xúc nộitại bằng một
thế giới hội họa đa màu, với trường phái nghiêng về lập thể kết hợp với trường
phái biểu hiện. Từ những cung bậc cảm xúc củanộitại mà NgôTháiBình đã đưa
vào tác phẩm, để rồi người thưởng ngoạn không thể không day dứt khi xem những
tác phẩm của anh. Nếu như nộitạicủahọasỹ là sự đổ vỡ thì hội họacủa anh lại là
sự tràn trề no đủ với tạo hình chắc khỏe, màu hài hòa nhiều sắc độ. Hàng chục tác
phẩm củaNgôTháiBình đồng nhất về phong cách, với kỹ thuật sơn dầu nhuần
nhuyễn, tranh của anh đã tạo được dấu ấn riêng của tác giả và được giới chuyên
môn cũng như bạn bè đồng nghiệp ghi nhận. Điển hình một số tác phẩm như: Âm
bản duy nhất" đã được in trong tuyển tập "Hội họa sơn dầu Việt Nam 2009" và tác
phẩm Lời ru của rừng" - giải C khu vực Hội Mỹ thuật Việt Nam 2008
Thật đúng với họasỹNgôTháiBình khi người đời thường nói: “Trời không cho ai
tất cả và cũng không lấy đi của ai tất cả". Cuộc đời là thế, có khi trong sự đau khổ
người ta lại tìm thấy hạnh phúc và phải chăng hội họa là sự hạnh phúc mà anh đã
tìm thấy trong nỗi khổ đau…? Phải chăng hội họa chính là “ông Trời” đã dành cho
anh những thứ bù lại cái gọi là không may mắn về hôn nhân trong cuộc đời
mình…?.
Có thể trong những tháng ngày tiếp diễn, anh sẽ tìm thấy hạnh phúc, sẽ có một mái
ấm gia đình đúng nghĩa, hoặc có thể anh sẽ mãi như là hiện tại… nhưng tôi luôn
tin anh, tin về hội họacủa anh. NgôTháiBình sẽ luôn là họasỹ sáng tác từ nội
tại…
. NGÔ THÁI BÌNH - HỌA SỸ CỦA NỘI TẠI Họa sỹ Ngô Thái Bình là người không xa lạ với anh em giới mỹ thuật Khánh Hòa cũng. tay nghề vững - họa sỹ Ngô Thái Bình là người có những tố chất đó. Minh chứng ở hàng loạt tác phẩm của anh, Ngô Thái Bình đã khắc họa được cảm xúc nội tại bằng một thế giới hội họa đa màu, với. xúc của nội tại mà Ngô Thái Bình đã đưa vào tác phẩm, để rồi người thưởng ngoạn không thể không day dứt khi xem những tác phẩm của anh. Nếu như nội tại của họa sỹ là sự đổ vỡ thì hội họa của