Những cáchnói để bénghelời răm rắp
Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé.
Những cách dưới đây sẽ giúp bénghelờirămrắp mà bạn không cần phải mất
công quát mắng.
Cha mẹ nên biết rằng cách mình giao tiếp với con cũng chính là cáchbé dùng để
giao tiếp với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạndạy bénghe lời.
1. Hiểu tâm lý con là cách để bénghelời
Đe dọa và giận dữ từ mẹ chỉ đẩy bé vào thế phòng thủ. Vì vậy khi muốn con làm
một việc gì đó, thay vì hét lên: "Con phải dọn gọn chỗ đồ chơi này vào ngay cho
mẹ", thì hay nói: "Mẹ cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra. Mẹ bận lắm, mẹ
còn rất nhiều việc khác phải làm".
Một lời khuyên hữu ích nữa là cha mẹ đừng bao giờ đặt ra những câu hỏi mà bé có
thể trả lời bằng "không", ví dụ: "Con có nhặt quyển sách lên không?", mà hãy nói:
"Con nhặt quyển sách lên giúp mẹ nhé".
2. Quy định những thói quen
Thay vì cứ đến bữa bạn lại phải hò hét ầm nhà để gọi con ngồi vào bàn ăn hay mỗi
tối trước khi đi ngủ bạn phải dùng đủ mọi cách từ nịnh nọt đến dọa nạt để con
đi đánh răng thì hãy tạo ra những thói quen. Và một cách đơn giản đểnhững thói
quen ấy trở thành thói quen thật sự thì mẹ hãy cùng bé đọc to những việc cần làm,
ví dụ: "Phải rửa tay trước khi ăn", "Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày", "Khi ăn phải
ngồi ngay ngắn trên ghế"
3. Hãy cho bé sự lựa chọn
Cuối tuần, bé rất thích đi chơi công viên nhưng bạn lại không thể đưa con đi. Thay
vì cứ khăng khăng "Con không được đi công viên" thì hoặc là giải thích lý do hôm
nay con không thể đi được, hoặc là đưa cho bé sự chọn lựa: "Con không thể đi
công viên nhưng con có thể được sang nhà bạn Bin chơi hoặc đọc cuốn truyện
tranh mà con yêu thích".
4. Kết thúc tranh cãi
Khi bé nhà bạn bướng bỉnh, cứ khăng khăng không muốn làm theo ý mẹ và đưa ra
những lý lẽ của riêng mình thì bạn hãy kết thúc tranh cãi bằng cáchnói kiên định:
"Mẹ sẽ không thay đổi quyết định của mình đâu". Đến nước này, bénghelời mẹ
tuy hơi có chút ấm ức. Khi mọi cảm xúc được lắng xuống, mẹ hãy lựa thời điểm để
giải thích cho bé hiểu vì sao mẹ làm thế.
Ảnh minh họa
5. Những kiểu nóidễ được bé chấp nhận
"Khi nào thì": “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho
con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào”
ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi
dùng từ “nếu”.
"Khi con mẹ cảm thấy bởi vì ": Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong
siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”.
Thông báo trước: Thay vì đột ngột bắt con phải dừng chơi gì đó, hãy thử nói: “Sắp
đến giờ về rồi. Con chuẩn bị bye-bye các bạn nhé”.
Hãy gọi tên bé: Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên con; chẳng hạn: “Nhím, lấy giúp
mẹ quyển sách”.
6. Nguyên tắc từng câu một
Đừng yêu cầu bé làm quá nhiều việc cùng một lúc vì mẹ càng dông dài, bé càng có
xu hướng giả điếc. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với
con và muốn bénghe lời.
Để bé chắc chắn hơn, cha mẹ nên đểbé nhắc lại yêu cầu của mình. Nếu bé không
nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
7. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"
Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống". Thay vì: "Hãy
cho Sam mượn đồ chơi", bạn nói: "Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi". Điều
này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
8. Hướng dẫn bécách giải quyết
Thay vì: "Đừng để bóng giữa nhà", bạn có thể thử: "Sam, con tìm chỗ cất quả bóng
này cho gọn". Đểbé tìm giải pháp cho một vấn đề thì tốt hơn vì nó là bài học tư
duy lâu dài cho bé.
9. Nói đi – nói lại
Các bé tuổi mẫu giáo cần được nhắc nhở hàng nghìn lần cho cùng một việc. Bé
dưới 2 tuổi gặp khó khăn khi ghi nhớ yêu cầu của mẹ. Hầu hết nhữngbé từ 3 tuổi
đều tiếp thu tốt những gì bạn đề nghị nhưng bạn vẫn cần nhắc nhở bé.
10. Phản ứng đối lập
Nếu bé nhà bạn cáu kỉnh, càng hét to lên thì bạn càng cần phải trả lời nhẹ nhàng
hơn. Đừng bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực của con. Khi tâm trạng của bé không
được tốt, bạn có thể nhẹ nhàng: "Mẹ hiểu " hoặc "Mẹ giúp được gì cho con?".
Một thái độ mềm mỏng của mẹ sẽ làm bé dịu cơn nóng nảy và biết nghelời mẹ
hơn.
. Những cách nói để bé nghe lời răm rắp Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Những cách dưới đây sẽ giúp bé nghe lời răm rắp mà bạn không. biết rằng cách mình giao tiếp với con cũng chính là cách bé dùng để giao tiếp với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạndạy bé nghe lời. 1. Hiểu tâm lý con là cách để bé nghe lời Đe. yêu cầu bé làm quá nhiều việc cùng một lúc vì mẹ càng dông dài, bé càng có xu hướng giả điếc. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con và muốn bé nghe lời. Để bé chắc