"KỶ LỤC" THƯ PHÁP VÀ NHỮNG SAI LẦM ĐÁNG BUỒN TRONG MỸ THUẬT potx

11 448 1
"KỶ LỤC" THƯ PHÁP VÀ NHỮNG SAI LẦM ĐÁNG BUỒN TRONG MỸ THUẬT potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

"KỶ LỤC" THƯ PHÁP NHỮNG SAI LẦM ĐÁNG BUỒN Sai lầm về cách thể hiện thư pháp Trước hết, thư pháp là một loại hình nghệ thuật có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống rất đáng được trân trọng phát triển. Không giống ý kiến của một vài người cho rằng chỉ có những loại chữ giống chữ Hán mới có thư pháp, tôi cho rằng bất cứ loại chữ nào cũng có thư pháp thích hợp của nó. Chữ Việt cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, phong trào thư pháp chữ Việt chỉ mới nở rộ lên trong ít năm gần đây. Thư pháp chữ Việt đang ở giai đoạn những bước đi chập chững ban đầu, chưa khẳng định được mình. Điều đó giải thích tại sao nhiều người có cảm giác bức xúc khi xem các “tác phẩm” thư pháp chữ Việt họ cho rằng các tác giả đang bôi bẩn chữ Việt. Họ không phải cách điệu mà đang cố gắng biến dạng một cách tuỳ tiện chữ viết cho rằng đó là “thư pháp”. Phần lớn các “nhà thư pháp” chữ Việt đều dùng cách thể hiện “na ná” nhau như vậy. TT không phải là ngoại lệ khi thể hiện các “kỷ lục” đó. Tác giả đã lầm lẫn trong thể hiện thư pháp “văn bản” thư pháp “tranh chữ”. Đối với tranh chữ, yêu cầu “xem cảm” rất quan trọng có thể đặt nhẹ yêu cầu “xem hiểu”, nhưng đối với văn bản, yêu cầu “xem hiểu” cực kỳ quan trọng, trong khi không được coi nhẹ yêu cầu “xem cảm”. Tác phẩm thư pháp thể hiện văn bản phải dùng tài thể hiện “thẩm mỹ” để lôi cuốn người xem, tạo điều kiện cho họ hiểu sâu sắc nội dung văn bản không được làm cho người xem phân tán tư tưởng. tác giả đã dùng thể chữ chẳng ra “cuồng thảo”, cũng chẳng ra “hành thư” một cách tuỳ tiện để thể hiện toàn bộ Truyện Kiều những văn bản hết sức trang trọng (các Tuyên ngôn Độc lập). Cách viết như vậy trong những lô giấy nặng hàng tạ đã gây khó khăn cho người xem, khiến người xem bức xúc. Như vậy, làm sao có thể cho rằng tác giả “muốn đem giá trị có thật đến với đông đảo quần chúng” (như tác giả đã có lần phát biểu) được. Sai lầm trong công nhận “kỷ lục” Khi con người đã đạt đến “độ chín” nhất định về năng lực (tài năng) hãy nên nghĩ tới lập kỷ lục. Nếu năng lực còn “xanh” thì sự ráng sức lập kỷ lục chỉ làm cho chút ít tài năng nhanh bị “thui chột” mà thôi! Cái sai ở đây là người ta đã công nhận cái thứ mà bất kỳ ai biết viết có tiền mua giấy cũng có thể làm được, là kỷ lục! Việc làm này sẽ gây nhiều tác hại không những cho chính tác giả mà còn có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thư pháp Việt nam. Khi công nhận bất cứ kỷ lục nào cũng phải dựa trên các tiêu chí nhất định. Mặc dù đây là kỷ lục về kích cỡ sức nặng của tác phẩm thư pháp, không phải là kỷ lục về chất lượng nghệ thuật (trên đời này làm gì có kỷ lục về chất lượng), nhưng tối thiểu cũng phải xem chất lượng nghệ thuật có đạt yêu cầu không đã. Chất lượng nghệ thuật không đạt yêu cầu tối thiểu thì khác nào ta đã công nhận kỷ lục về độ lớn của những “đống rác”! Mặt khác, việc công nhận kỷ lục phải nhằm khuyến khích phát triển tài năng của con người. Tuy nhiên, mục đích đó ở đây không những không đạt được mà còn có tác dụng ngươc lại. Trong khi trình độ thể hiện thư pháp chữ Việt còn non nớt mà đã khuyến khích việc lập kỷ lục là một sai lầm.Việc này giống như khuyến khích việc “lấy lượng bù chất”, không giúp họ tích cực trau dồi trình độ còn nguy hiểm hơn là khiến “kỷ lục gia” ảo tưởng về tài năng của mình. Vậy việc công nhận những “kỷ lục” này nhằm mục đích gì? Để tuyên dương “cái tâm” của tác giả ư? Vấn đề là “cái tâm” đó hướng vào đâu? Nhìn vào cách thể hiện “tác phẩm” không biết có mấy ai thấy được “cái tâm” đó hướng vào Bác Hồ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du hay không (?) Cái “tâm” của tác giả có trong sáng hay không, có lẽ tác giả là người rõ hơn cả. Cho dù TT thực sự có ý muốn thể hiện sự tôn trọng các tác giả, tác phẩm, nhưng tất cả những gì mà TT thể hiện đều chứng minh điều ngược lại. Có những kỷ lục làm ta ngạc nhiên thán phục bởi vì nhìn vào chúng, chúng ta cảm thấy vui mừng, tự hào về khả năng con người, giúp con người ngày càng hoàn thiện. Những kỷ lục đó trong sáng, không chút vẩn đục bởi những ý đồ tầm thường của cá nhân. Gần đây xuất hiện các tác phẩm có thể coi là kỷ lục như: Bức tranh thủy mặc lớn nhất Việt nam (1,22m x 5m) của 18 hoạ sỹ hoặc Con đường gốm sứ của nhiều tác giả trong ngoài nước đang thực hiện. Các tác phẩm này có một nét chung là các tác giả đã kiềm chế mình để hoà hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp hài hoà. Ngoài vẻ đẹp của tác phẩm, người xem còn cảm nhận được cái đẹp về nhân cách của con người. Những tác phẩm kỷ lục đó khác hẳn hai “kỷ lục” nói trên của TT. Nhìn vào hai “kỷ lục” của TT, người ta thấy sự non nớt, “sống sượng” trong kỹ pháp, người ta không thấy Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh đâu, người ta chỉ thấy “Cái TÔI” của TT hiển hiện trên hàng tạ giấy chứa đựng thứ chữ “cuồng loạn” mà Trịnh Tuấn gọi là “thư pháp”. Cứ với cách công nhận “kỷ lục” như thế này, e rằng thuật ngữ “kỷ lục” sẽ bị đồng nghĩa với “chuyện tầm phào” mất thôi! Sai lầm trong tuyên truyền, quảng cáo Người ta thấy rất rõ vai trò của tuyên truyền, quảng cáo trong mọi mặt của đời sống xã hội, nhưng không phải ai cũng nhận thức rõ tác dụng “con dao hai lưỡi” của chúng. Cách đây đã lâu, trên TV có giới thiệu doanh nghiệp buôn bán đồng hồ “Mặt Trời” ở phố Hàng Bột được Nhà nước cấp giấy “Chứng nhận độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Ai nghe cũng phải ngạc nhiên. Thực chất cái gọi là Chứng nhận độc quyền chỉ là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thường. Không biết TV có kiểm tra kỹ thông tin này không, mà để doanh nghiệp “thổi phồng” lên như vậy. Có lẽ với chiêu quảng cáo ấy, doanh nghiệp tưởng sẽ làm tăng uy tín của mình, nhưng những người hiểu biết họ thấy ngay chân tướng của doanh nghiệp đó. Gần đây, chắc ai cũng biết vụ quảng cáo sai sự thực cho “Phòng khám đông y Trung quốc” còn biết bao vụ nữa. Có lẽ do chúng ta chưa có những điều luật cơ quan chức năng kiểm chứng thông tin quảng cáo mà chủ yếu quảng cáo theo “đơn đặt hàng” nên dễ mắc sai sót. Người ta nói báo chí, truyền hình sống được chủ yếu nhờ dịch vụ quảng cáo. Mặt khác, họ cũng không thể có đủ chuyên gia để thẩm định thông tin quảng cáo, vì vậy dễ mắc sai sót, nhất là đối với những khách hàng có ý định “treo đầu dê, bán thịt chó” hoặc “lập lờ đánh lận con đen”. Tôi có đến dự một cuộc họp báo giới thiệu tác phẩm “Tiền vệ phụ âm thư”. Trong suốt buổi họp báo người ta chỉ sôi nổi bàn về thơ phụ âm, không có một lời nào nhận xét về bức thư pháp. Khi phóng viên truyền hình phỏng vấn , tôi cũng chẳng nói được gì nhiều vì không muốn gây khó cho tác giả. Tôi có nói với các phóng viên rằng với cuộc họp báo này không hiểu nhà đài sẽ lấy đâu chất liệu để đưa tin(?). Xem lại những thông tin mà các đài, báo đưa về hai “kỷ lục” của TT, chỉ thấy người ta dựa trên sự miệt mài của tác giả mà cho rằng TT “có tâm” với các tác giả, tác phẩm. Chỉ cần tĩnh trí căn cứ vào những thứ mà TT thể hiện trên hàng tạ giấy, sẽ thấy điều ngược lại. Sai lầm của Bảo tàng Nếu tôi không nhớ nhầm thì hình như lúc đầu tác giả định bán đấu giá “kỷ lục” Truyện Kiều. Sau đó tác giả quyết định tặng nó cho Bảo tàng Nguyễn Du. Tuy nhiên việc Bảo tàng Nguyễn Du nhận “kỷ lục” đó là một sai lầm đáng tiếc. Ta còn nhớ tác giả nói muốn đem giá trị có thực đến với đông đảo quần chúng, nhưng việc cất giữ nó ở bảo tàng liệu có phải là cách đem giá trị thực đến với đông đảo quần chúng? Giá trị có thực mà tác giả nói là gì vậy? Chẳng lẽ là những lô giấy nặng hàng tạ đặt sau tấm biển “không sờ vào hiện vật” ?! Bảo tàng đã nhầm lẫn hay đãng trí? Cái giá trị có thực mà tác giả nói một cách lờ mờ kia chẳng phải là “Cái TÔI” của tác giả? Nếu những người có trách nhiệm của Bảo tàng cho rằng muốn giúp tác giả đem giá trị có thực đến với đông đảo quần chúng thì rõ ràng là họ đã lầm. Bảo tàng đã vơ vào cái mà cho không cũng chẳng ai muốn lấy (chứ đừng nói đến đem bán đấu giá, dù là để làm từ thiện). Tôi còn nghe nói bảo tàng còn định bỏ tiền ra thuê chuyên gia Trung quốc chống ẩm mốc, mối mọt Thật đau lòng! Sai lầm của những nhà thư pháp như Trịnh Tuấn Trong bất cứ lĩnh vực nào, sự hợp tác cùng phát triển là rất cần thiết. Hợp tác để cùng phát triển là phương hướng đúng đắn, bởi vì nó sẽ làm tăng hiệu qủa của công việc giúp mình trưởng thành mau chóng hơn. Sự hợp tác chỉ thực sự có hiệu quả nếu động cơ hợp tác phải trong sáng, không vụ lợi một cách ích kỷ. Hai công trình: Bức tường gốm đê sông Hồng dài nhất thế giới Bức tranh thuỷ mặc lớn nhất Việt nam thành công được là nhờ các tác giả biết kiềm chế cái tôi của mình để cộng hưởng tài năng phục vụ mục tiêu chung. Nhìn vào các tác phẩm (có yếu tố của sự hợp tác) của TT, người ta không thấy được điều đó. Tác phẩm “Tiền vệ Phụ âm Thư” là sự kết hợp của TT với Đặng Thân một học trò. TT nói (trong cuộc họp báo) rằng bắt chước thư pháp tiền vệ thể hiện một số bài thơ phụ âm của Đặng Thân. Nhưng xem kỹ tác phẩm, người ta thấy thơ của Đặng Thân như những cái bóng mờ nhạt, không đủ điểm xuyết cho những vết mực loang lổ đen thẫm mà tác giả bắt chước thư pháp tiền vệ phóng bút trên giấy. Người ta có cảm giác đó không phải là sự hợp tác mà là sự lấn át nhau để đề cao CáI TÔI của mình. Cái sai lầm đáng nói là sự nôn nóng muốn nổi tiếng. Ai chẳng muốn nổi tiếng. Tuy nhiên nếu tài năng còn “sượng” mà đã muốn nổi tiếng thì chỉ có cách dùng thủ đoạn. Một trong những thủ đoạn là núp bóng những người nổi tiếng để “nổi tiếng”. Sai lầm này dễ dẫn đến sự ngộ nhận về tài năng của mình. Đó là căn bệnh của những người thiếu kiên trì rèn luyện.Những người như vậy sẽ chẳng bao giờ có thể vươn tới những đỉnh cao trong nghệ thuật. Nhìn vào những việc làm của TT ta thấy TT lao vào đủ thứ như thư pháp Hán Nôm, thư pháp chữ Việt, thư pháp tiền vệ. Có lẽ TT đang tạo “thế chân vạc” hay thế “kiềng ba chân” cho riêng mình định chứng tỏ cho mọi người sự “vững vàng” của mình(?). Rất tiếc ba chân đó chẳng có chân nào vững cả! Có thể TT chưa hiểu ngay cả chính bản thân mình đang mò mẫm tìm cách khẳng định mình(?). Tôi cho rằng mục tiêu của dự án Bức tường gốm đê sông Hồng không phải là các tác giả muốn lập kỷ lục mà là muốn làm đẹp cho Thủ đô. ý tưởng tốt đẹp đó đã lôi cuốn rất nhiều hoạ sỹ được sự quan tâm rộng rãi của người dân trong ngoài nước. Trong nghệ thuật, ý tưởng lập kỷ lục về “cỡ lớn” là một hướng đi không nên khuyến khích nó không mang lại một ý nghĩa tích cực nào cả. Mới đây, trên mạng Thư hoạ Việt nam (thuhoavietnam.com), khi bị chê về trình độ thư pháp, có người còn nổi cáu “mắng” lại “ ngươi là ai, đã hơn đời được chữ nào chưa, có giỏi trình hiện chữ ngươi viết cho ta xem ra sao mà dám chê chữ ta bần tiện, yếu đuối, kém cỏi. Ngươi đã bằng Nhan Lương, Văn Sú chưa, ngươi đã lập kỷ lục phá kỷ lục chưa.”. Rõ ràng họ vẫn còn “tự hào” về việc lập kỷ lục phá kỷ lục cho rằng các kỷ lục đó chứng tỏ tài năng về thư pháp của họ(!) Cho đến nay, thư pháp Việt nam đã trở thành một thú chơi tao nhã có ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội. Chính vì lẽ đó, nó không những cần phải được khuyến khích mà còn cần phải được quan tâm để loại bỏ những “hạt sạn” làm cho thư pháp Việt nam ngày một phát triển đáp ứng được trình độ thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân. [...].. .Những ý kiến trên là những cảm nhận của riêng tôi căn cứ vào những gì “mắt thấy, tai nghe” Những ý kiến đó có thể đúng, có thể sai, tuỳ độc giả phán xét Tôi sẵn sàng chấp nhận hoan nghênh mọi lời phê phán của độc giả với mong muốn tìm ra chân lý . LỤC" THƯ PHÁP VÀ NHỮNG SAI LẦM ĐÁNG BUỒN Sai lầm về cách thể hiện thư pháp Trước hết, thư pháp là một loại hình nghệ thuật có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống rất đáng được trân trọng và. chẳng bao giờ có thể vươn tới những đỉnh cao trong nghệ thuật. Nhìn vào những việc làm của TT ta thấy TT lao vào đủ thứ như thư pháp Hán Nôm, thư pháp chữ Việt, thư pháp tiền vệ. Có lẽ TT đang. “nhà thư pháp chữ Việt đều dùng cách thể hiện “na ná” nhau như vậy. TT không phải là ngoại lệ khi thể hiện các “kỷ lục” đó. Tác giả đã lầm lẫn trong thể hiện thư pháp “văn bản” và thư pháp

Ngày đăng: 25/03/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan