1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

KIM TỰ THÁP NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT docx

5 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 167,08 KB

Nội dung

KIM TỰ THÁP NGHỆ THUẬT Từ trước đến nay, nghệ thuật vẫn hoạt động theo hình dạng kim tự tháp, nghĩa là ở mọi lúc mọi nơi có một vài đỉnh núi, còn lại là thân núi và chân núi. Không có thân và chân thì cũng chẳng có ngọn, nhưng lịch sử nghệ thuật vốn là một thứ bất công, nó chỉ kể đến ngọn mà dường như không đả động đến chân. Thời đại Phục hưng có hàng nghìn danh họa, nhà điêu khắc, thế mà phần đông chỉ biết đến ba người là Leonardo, Raphael, Michelangelo. Nghệ thuật Trung Hoa cận hiện đại cũng có hàng vạn họa sĩ, mà chúng ta chỉ biết đến mỗi Tề Bạch Thạch. Vậy thì cái quan niệm kim tự tháp nghệ thuật này cũng có thể hiểu theo nhiều cách: Hoặc là mỗi một thời đại có một vài đỉnh cao nổi bật trong một hoạt động nền tảng. Nền tảng càng mạnh, đỉnh cao càng kỳ vĩ. Hoặc là xét ở tiêu chuẩn này thì người này là đỉnh cao. Ví dụ trong thời Phục hưng ở khía cạnh nghệ thuật gắn với lý tưởng xã hội thì Raphael là đỉnh cao, ở khía cạnh nghệ thuật thuần túy thì El.Greco (rất ít người biết) mới là đỉnh cao. Do đó đối với nhân dân và các nhà xã hội học, đỉnh cao trong nghệ thuật có thể hoàn toàn khác với quan niệm của các nghệ sĩ. Và ví dụ theo tôi trong thi ca Việt Nam Tố Hữu là nhà thơ cách mạng lớn của một thời, nhưng Hàn Mạc Tử mới là nhà thơ của con người. Vấn đề này dẫn đến cái hoặc thứ ba: Thế nào là đỉnh cao tùy thuộc vào thị hiếu, nhu cầu của từng cá nhân và nhóm người. Ví dụ đối với nhiều nông dân, chèo và quan họ là đỉnh cao của ca nhạc, các loại khác không đáng kể, và đối với nhiều người thơ Đường luật mới là thơ. Đối với một số nhà nghệ thuật Trung Quốc thì nghệ thuật Hy Lạp, âm nhạc cổ điển Đức và thơ Đường là ba cột chống trời của nghệ thuật nhân loại. Thế còn bao nhiêu chiếc cột khác tính làm sao? Quan niệm thế giới đa dạng, mỗi nền văn minh đều có đỉnh cao riêng và không nên, không thể so sánh có lẽ phù hợp hơn cả. Vì không dễ gì trong thời đại đó, thời khắc đó người ta nhận biết được những đỉnh cao bên cạnh mình. Trong thời phong kiến, đương nhiên những họat động cung đình được coi là đỉnh cao, còn những sáng tác khác đều thấp lè tè cả. Vua chúa tập trung thợ giỏi, đầu nhiều tiền, đồ án kỳ vĩ và mục tiêu là nếu không sánh với trời đất thì cũng nói lên sự trường tồn của xã tắc. Sự tập trung vật lực và trí tuệ của thời chiếm hữu nô lệ và phong kiến đương nhiên để lại những công trình muôn đời sau không sánh nổi. Như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Hoa và Angkor ở Campuchia. Thế nhưng không phải cứ cái gì của triều đình cũng là đỉnh cao. Vua Lê Thánh Tông anh minh lập ra Tao đàn có 28 thi nhân tượng trưng cho “nhị thập bát tú” trên giời, nhưng đến nay chẳng ai nhớ một bài thơ nào của Tao đàn cả. Ngàn năm các ông đồ Việt Nam làm thơ Đường luật, nhưng sự đặc sắc lại thuộc về mấy bài thơ của Bà huyện Thanh Quan. Mới hay người ta không thể dùng sức mạnh, sự ảnh hưởng để áp đặt cho nghệ thuật thế này là nhất, thế này là nhì cả. Có thể nghệ thuật đòi hỏi thời gian sàng lọc, nó có sống được với thời gian mới có vị thế thế nào. Van Gogh lúc sống chỉ bán được một bức họa. Đến nay giá tranh của ông đắt nhất trong thị trường nghệ thuật. Nhưng cũng phải nghiêm túc mà nói dù Van Gogh là danh họa mà giá tranh đắt nhất, nhưng ông cũng không hoàn toàn là đỉnh cao duy nhất của hội họa ấn tượng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ngày nay buộc lòng người ta phải lấy cái tiêu chuẩn kinh tế để đánh giá nghệ thuật, khi nghệ thuật cũng là một phần của nền kinh tế thế giới. Phim hay nhất cũng phải có doanh thu cao nhất. Nhạc hay nhất cũng phải bán được nhiều đĩa. Danh họa phải bán được tranh giá cao. Nghệ thuật gắn với kinh tế, đi vào cơ chế chuyên nghiệp hóa. Sự đóng góp của nghệ sỹ với xã hội bao gồm cả giá trị tinh thần và giá trị tiền bạc (do thuế thu nhập và bán tác phẩm). Tuy nhiên còn phải phân tích tầm ảnh hưởng quốc tế, khu vực quốc gia, dân tộc và nhóm dân tộc để đánh giá xem nghệ sĩ này, nghệ thuật này cao đến đâu. Còn quần chúng mọi nơi vẫn sống bằng cơm rau nhì nhằng và thưởng thức dân ca hò vè tự tạo. . KIM TỰ THÁP NGHỆ THUẬT Từ trước đến nay, nghệ thuật vẫn hoạt động theo hình dạng kim tự tháp, nghĩa là ở mọi lúc mọi nơi có một vài đỉnh. Raphael, Michelangelo. Nghệ thuật Trung Hoa cận hiện đại cũng có hàng vạn họa sĩ, mà chúng ta chỉ biết đến mỗi Tề Bạch Thạch. Vậy thì cái quan niệm kim tự tháp nghệ thuật này cũng có thể hiểu. Đường luật mới là thơ. Đối với một số nhà nghệ thuật Trung Quốc thì nghệ thuật Hy Lạp, âm nhạc cổ điển Đức và thơ Đường là ba cột chống trời của nghệ thuật nhân loại. Thế còn bao nhiêu chiếc

Ngày đăng: 25/03/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN