1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

để ôn thi văn hiệu quả hơn

4 449 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 165,54 KB

Nội dung

Ngữ Văn là môn thi tốt nghiệp bắt buộc và là một trong ba môn quan trọng của nhiều khối thi. Không ít học trò “đau đầu” bởi bên cạnh kiến thức cần có thì học sinh phải được nuôi dưỡng niềm say mê và cảm hứng mới viết tốt và đạt kết quả cao. Để giúp các em học sinh có kĩ năng ôn luyện tốt và thành công trong các kì thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học, cô Đinh Thị Phương Thu - giáo viên Văn Trường THPT chuyên KHTN - ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa ra những lời chia sẻ cùng một số lời khuyên sau đây về môn học này.Theo cô Thu, để làm tốt bài thi môn Văn thì yếu tố đầu tiên là cần nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và hệ thống hóa kiến thức theo thể loại, tác giả, tác phẩm ngay từ lớp 11. Cần nắm vững cấu trúc đề thi trong các năm gần đây để xây dựng kế hoạch ôn luyện cụ thể. Từ mấy năm nay, Bộ GD-ĐT có một số thay đổi trong cấu trúc đề thi, ngoài phần chung, thí sinh được lựa chọn làm một trong hai câu của phần riêng (không phân biệt đối tượng thí sinh học theo chương trình cơ bản hay nâng cao), do đó thí sinh có thêm nhiều cơ hội khi làm bài. Nắm vững cách làm bài, các chú ý đối với từng câu hỏi trong đề; định hướng rõ ràng từng phần kiến thức. Cách viết bài cần mạch lạc, kết cấu rõ ràng, khúc chiết, ngắn gọn mà đầy đủ ý. Cũng giống như làm toán, văn cũng có một “công thức” riêng cho từng dạng bài. Vì vậy, viết văn có cảm xúc nhưng cũng phải biết tiết chế để đạt một mạch ý đầy đủ, tránh sai sót hoặc thiếu ý. Thí sinh trao đổi sau khi dự thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm 2012. Bên cạnh đó, có phương pháp ôn tập hợp lý kết hợp giữa học và nghỉ ngơi một cách khoa học. Học văn xen kẽ với học các môn học khác, thay đổi kiến thức ôn tập là một cách thư giãn. Cụ thể, để đạt kết quả cao trong bài thi, học sinh cần nắm chắc những kiến thức cơ bản sau đây khi ôn luyện: Một là, đối với câu hỏi kiểm tra kiến thức 2 điểm: Phần này nhằm mục đích tái hiện những kiến thức về tác giả, tác phẩm của Văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. + Về tác giả văn học Việt Nam, thí sinh cần ghi nhớ những nét chính về sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của các tác giả: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu khi ôn tốt nghiệp. Thi CĐ, ĐH có thêm các tác giả Nguyễn Tuân, Nam Cao, Xuân Diệu. + Về tác phẩm, thí sinh phải nhớ hoàn cảnh sáng tác, đặc biệt là các tác phẩm Tuyên ngôn độc lập; Tây Tiến; Việt Bắc; Đất nước… Từ hoàn cảnh sáng tác, học sinh sẽ hiểu sâu hơn cảm hứng sáng tác hay tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Ý nghĩa nhan đề cũng sẽ là phần kiến thức quan trọng, gợi mở nhiều vấn đề về dụng ý nghệ thuật của nhà văn hay tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Những nhan đề các em cần chú ý quan tâm là Vội vàng; Tràng giang; Đàn ghi ta của Lorca; Tây Tiến; Vợ nhặt; Rừng xà nu; Chiếc thuyền ngoài xa; Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngoài ra, với thơ, các em cần nắm vững bố cục, cấu tứ của bài. Với truyện, ký các em cần tóm tắt được cốt truyện, nhớ dẫn chứng, chi tiết, nhân vật, chủ đề. + Ở phần văn học nước ngoài (thực tế chỉ xuất hiện ở trong kì thi tốt nghiệp), 3 tác phẩm, tác giả cần chú ý là: truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn); đoạn trích Ông già và biển cả (Hemingway); đoạn trích Số phận con người(Solokhov). Học sinh phải ghi nhớ những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả. Ví dụ với tác giả Lỗ Tấn, cần nắm được quá trình chọn nghề của tác giả, cũng như chủ đề phê phán quốc dân tính xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác của ông. Với tác giả Hemingway, thí sinh cần hiểu được: thế nào là nguyên lý tảng băng trôi từ đó sẽ hiểu được dụng ý nghệ thuật cho của tác giả. Hai là, câu hỏi nghị luận xã hội (NLXH) trong phần chung 3 điểm - đây luôn là phần tạo được sự hào hứng cho học sinh vì đề bài thường đề cập đến những vấn đề thực tế trong xã hội, được nhiều người quan tâm. Theo giới hạn ôn thi đề thi tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT, có hai dạng đề NLXH cơ bản: nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng xã hội. Học sinh cần xác định chính xác nội dung vấn đề nghị luận, tập trung trình bày những cách hiểu, cách đánh giá, lí giải ngắn gọn, khúc chiết, nêu ra những suy nghĩ, nhận thức riêng của bản thân và phải có những hiểu biết nhất định về các vấn đề của đời sống xã hội, biết cách chọn lọc những dẫn chứng vào bài viết. Các em cũng cần chú ý tới giới hạn độ dài của bài viết thông thường ở bài thi tốt nghiệp giới hạn là 400 chữ (khoảng 2 trang giấy thi); ở bài thi đại học là 600 chữ (khoảng 2,5 trang giấy). Ba là, trong phần riêng các em chỉ được chọn một trong hai câu nghị luận văn học 5 điểm. Kiến thức trong đề thi tốt nghiệp chủ yếu nằm ở phần lớp 12 với những bài giảng văn chính thức. Kiến thức trong đề thi CĐ-ĐH nằm ở cả lớp 11, 12. Trước hết, các em cần đọc lại một vài lượt văn bản trong sách giáo khoa (phải thuộc thơ và thuộc những dẫn chứng quan trọng trong tác phẩm truyện, ký). Đọc lại những bài giảng của thầy, cô đã ghi chép trong vở. Sau đó, các em phải gấp sách, vở lại và tái hiện lại toàn bộ nội dung kiến thức của từng bài học ra giấy. Cũng có thể các em vẽ sơ đồ hệ thống theo thể loại thơ hoặc văn xuôi; theo tác giả hoặc tác phẩm. Sau đó, các em mở ra đối chiếu, bổ sung điều chỉnh những kiến thức còn thiếu. Việc học cần diễn ra nghiêm túc, đều đặn đúng thời gian. Mỗi ngày các em cần dành khoảng 1 - 2 tiếng để đầu tư cho môn văn. Làm sao cho đến trước kì thi, các em cần đảm bảo là đã ôn tập chắc chắn kiến thức đến 3 - 4 lượt và tập viết bài thi thử trong khoảng thời gian như một bài thi thật. Cuối cùng, trước các kỳ thi bao giờ lượng kiến thức quá nhiều cũng dễ khiến các em mệt mỏi. Vì vậy, các em cần bĩnh tĩnh, tự tin vào mình và có thời gian nghỉ ngơi hợp lí giữa các khoảng ôn tập. Chúc tất cả các em đều có tâm thế vững vàng để bước vào kì thi ở trạng thái cảm xúc thăng hoa tốt nhất. . tiếng để đầu tư cho môn văn. Làm sao cho đến trước kì thi, các em cần đảm bảo là đã ôn tập chắc chắn kiến thức đến 3 - 4 lượt và tập viết bài thi thử trong khoảng thời gian như một bài thi thật. Cuối. viết tốt và đạt kết quả cao. Để giúp các em học sinh có kĩ năng ôn luyện tốt và thành công trong các kì thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học, cô Đinh Thị Phương Thu - giáo viên Văn Trường THPT chuyên. trao đổi sau khi dự thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm 2012. Bên cạnh đó, có phương pháp ôn tập hợp lý kết hợp giữa học và nghỉ ngơi một cách khoa học. Học văn xen kẽ với học các môn học khác, thay

Ngày đăng: 25/03/2014, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w