Đón ánh sángtrời
Ánh sáng là một phần quan trọng của công trình kiến trúc. Ánh
sáng làm cho công trình có giá trị công năng sử dụng, làm tăng giá
trị thẩm mỹ cho công trình, cả ngoại thất và nội thất.
Trước khi có chiếu sáng nhân tạo thì công trình hoàn toàn “thụ hưởng”
ánh sáng tự nhiên, ánh sáng mặt trời. Bây giờ dẫu chiếu sáng nhân tạo đã
phát triển ở mức độ rất cao, thì công trình vẫn cần tới ánhsáng tự nhiên,
và không thứ ánh sáng nhân tạo nào có thể đẹp và có chất lượng bằng
ánh sáng tự nhiên.
Cửa sáng trên mái, một giải pháp chiếu sáng tự nhiên rất phù hợp với
các công trình trưng bày do các diện tường là những nơi trưng bày,
không thể khai thác ánh sáng. (công trình Nhà trưng bày di tích Mỹ S
ơn
– Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam).
Ánh sáng tự nhiên – nguồn tài nguyên vô tận
Nguồn sáng và năng lượng mặt trời có thể coi là vô tận. Từ hàng ngàn
năm trước, khi xây dựng các công trình kiến trúc từ thời cổ đại, con
người đã biết khai thác, sử dụng ánhsáng tự nhiên cho công trình.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, công trình nhà ở và công trình công cộng bắt
buộc phải có chiếu sáng tự nhiên, được phân chia thành các nhóm giải
pháp: Chiếu sáng trên, chiếu sáng bên và chiếu sáng hỗn hợp (cả trên và
bên).
Ánh sáng tự nhiên cho chất lượng cao nhất, tốt nhất, hơn tất cả các loại
ánh sáng nhân tạo mà sau này con người sáng tạo, phát minh ra.
Vật liệu kính ra đời đã làm thay đổi như một cuộc cách mạng trong kiến
trúc. Với đặc tính cơ lý bền vững trước mọi điều kiện tự nhiên (mưa,
nắng), kín đặc bề mặt nhưng lại trong suốt cho phép ánhsáng đi qua,
kính làm cho việc đónánhsáng vào công trình trở nên chủ động và dễ
dàng hơn, hiệu quả hơn và cũng an toàn hơn cho môi trường sinh sống
của con người trong công trình.
Hiệu quả
Hiệu quả ánhsáng tự nhiên mang lại là rất nhiều và có thể thấy rất rõ
ràng. Trong mối tương quan với công trình kiến trúc, ánhsáng tự nhiên
vừa đóng vai trò công năng quan trọng, và cũng là một phần cấu thành
nghệ thuật kiến trúc.
Hiệu quả lớn nhất của ánhsáng tự nhiên đối với công trình kiến trúc
chính là sự… miễn phí, bởi nguồn ánh sáng mặt trời là vô hạn. Bên cạnh
đó, việc đầu tư xây dựng công trình không mất chi phí đầu tư cho hạ
tầng kỹ thuật của hệ thống chiếu sáng liên quan (như chiếu sáng nhân
tạo). Tất nhiên để khai thác ánhsáng tự nhiên hiệu quả thì cần thiết phải
đầu tư nghiên cứu sâu cho khâu thiết kế; liên quan đến các giải pháp
kiến trúc và vật liệu. Trong bối cảnh đáng báo động về môi trường toàn
cầu như hiện nay, thì việc khai thác, tận dụng ánhsáng tự nhiên cũng có
nghĩa là tiết kiệm năng lượng điện dùng cho chiếu sáng nhân tạo, cũng
là tiết kiệm nhiên liệu và giữ gìn trái đất trước sự phá huỷ đang ngày
càng gia tăng.
Sự biến ảo kỳ diệu của ánhsáng tự nhiên trong không gian kiến trúc.
Và… hậu quả
Việc đónánhsáng tự nhiên là cần thiết và dù rất hiệu quả thì thì thực tế
vẫn có… những hậu quả tiêu cực. Ánhsáng tự nhiên không có lỗi. Lỗi
này là ở con người, trong cả việc thiết kế, xây dựng và sử dụng, vận
hành công trình.
Ánh sáng tự nhiên, hay ánh sángtrời là một nguồn sáng đặc biệt, mà con
người không thể điều chỉnh được ở nguồn sáng, mà chỉ có thể đón nhận
và điều chỉnh – nếu có – ở nơi tiếp nhận ánh sáng. Đó là một trong
những đặc điểm cơ bản và cũng là nguyên nhân của một số hậu quả tiêu
cực. Đa phần đó là việc tiếp nhận ánhsáng không đúng, không tương
thích với môi trường hoạt động con người trong công trình kiến trúc.
Sự biến ảo kỳ diệu của ánhsáng tự nhiên trong không gian kiến trúc.
Có ánhsáng tự nhiên cho mỗi không gian, về cơ bản là tốt, nhưng nếu
thiếu và thừa sáng thì lại là điều bất tiện. Việc mở rộng kết cấu bao che
đặc kín, sử dụng nhiều kính trong suốt để đónánhsáng tự nhiên cũng
đồng nghĩa với việc có thể đónánh nắng nóng vào trong nhà, hay lên bề
mặt kính – tạo nên hiệu ứng lồng kính, làm tăng nhiệt độ môi trường
trong công trình kiến trúc. Cũng có trường hợp, không gian được thiết kế
quá phụ thuộc vào ánhsáng tự nhiên, mà trong điều kiện không tốt về
thời tiết, ánhsáng tự nhiên yếu, thành ra khu vực đó lại thiếu sáng. Hoặc
trong một số trường hợp đặc biệt, việc khai thác ánhsáng tự nhiên gây
hậu quả xấu trong một số thời điểm; như việc ánhsáng phản quang
thông qua bề mặt vật liệu nhẵn bóng, phản chiếu tới những chỗ không
cần thiết gây ảnh hưởng không tốt cho sinh hoạt và thẩm mỹ.
Khi không thể điều chỉnh được nguồn sáng, thì chỉ có thể điều chỉnh ở
nơi tiếp nhận ánh sáng. Trong mỗi không gian có tính chất sử dụng khác
nhau, hay trong từng thời điểm, cần nguồn sáng có cường độ khác nhau;
vì vậy cần có những giải pháp để điều tiết ánh sáng, “lọc sáng” sao cho
phù hợp. Đó là những kết cấu linh hoạt để chắn sáng, là những hệ lam,
tường hoa, mành rèm, cây xanh…; cũng có thể dùng vật liệu cùng màu
sắc cho phù hợp. Khi đó, nguồn sáng tự nhiên sẽ đem lại hiệu quả và hạn
chế tối đa những hậu quả tiêu cực.
. Ánh sáng tự nhiên, hay ánh sáng trời là một nguồn sáng đặc biệt, mà con người không thể điều chỉnh được ở nguồn sáng, mà chỉ có thể đón nhận và điều chỉnh – nếu có – ở nơi tiếp nhận ánh sáng. . chiếu sáng nhân tạo thì công trình hoàn toàn “thụ hưởng” ánh sáng tự nhiên, ánh sáng mặt trời. Bây giờ dẫu chiếu sáng nhân tạo đã phát triển ở mức độ rất cao, thì công trình vẫn cần tới ánh sáng. Chiếu sáng trên, chiếu sáng bên và chiếu sáng hỗn hợp (cả trên và bên). Ánh sáng tự nhiên cho chất lượng cao nhất, tốt nhất, hơn tất cả các loại ánh sáng nhân tạo mà sau này con người sáng