1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " GIẢI PHÁP TÍCH HỢP DỮ LIỆU KHÔNG GIAN LÊN BẢN ĐỒ NỀN GOOGLE MAP " pdf

7 647 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 550,14 KB

Nội dung

Trong việc nghiên cứu cung cấp thông tin vùng ngập lũ lưu vực sông Vu Gia – tỉnh Quảng Nam chúng tôi đã thử nghiệm một số công nghệ chồng lớp lên GM để đưa đến người dùng các hình ảnh tr

Trang 1

GIẢI PHÁP TÍCH HỢP DỮ LIỆU KHÔNG GIAN

LÊN BẢN ĐỒ NỀN GOOGLE MAP

(THE SOLUTION INTEGRATES GIS DATA ON GOOGLE MAP)

Lê Văn Phận, Nguyễn Kim Lợi Trường Đại hoc Nông Lâm TP.HCM Email: nguyenkimloi@gmail.com

Abstract: Base map data on Google map has covered the entire surface of the Earth with high

resolution Google provides the necessary tools for the programmer who can integrate additional layers of data to create application-specific, rapid and cost reduction, and is an inter-links to many other applications on the internet This research shown the solutions so that users can describe the maps required for there information system, such as written instructions, route map, or promote the address on Google search We applied this solution to

disseminate the flood situation in the Vu Gia watershed, Quang Nam province

Keywords: Google map API, layer map XML, GIS database, Google map

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống Google map (GM) đang phát triển rất nhanh bên dưới đó là một cơ sở dữ liệu không gian khổng lồ, cho đến thời điểm này GM còn cung cấp thêm nhiều công cụ để người dùng có thể tự phát triển thêm các ứng dụng địa phương trên đó Đây là một lợi thế rất lớn đối với các ứng dụng khai thác dữ liệu nền trên GM vì giảm đi các chi phí đáng kể việc xác lập và cập nhật dữ liệu nền, đồng thời dữ liệu nền của GM luôn cập nhật và điều chỉnh ngày càng hoàn thiện hơn

Quan trọng hơn cả là GM cung cấp rất nhiều hàm mở để người dùng có thể truy vấn và truyền các tham số cần thiết để việc hiển thị dữ liệu chi tiết và phù hợp với từng ứng dụng cụ thể của người dùng

Trong việc nghiên cứu cung cấp thông tin vùng ngập lũ lưu vực sông Vu Gia – tỉnh Quảng Nam chúng tôi đã thử nghiệm một số công nghệ chồng lớp lên GM để đưa đến người dùng các hình ảnh trực quan nhất về vùng ngập lũ và các diễn biến của vùng ngập lũ theo thời gian

Từ thực tế nghiên cứu đưa ra “Các giải pháp tích hợp dữ liệu không gian lên bản đồ nền Google map” nhằm hỗ trợ người dùng khai thác dữ liệu bản đồ nền GM hiệu quả hơn

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu các cơ chế tích hợp dữ liệu và tạo ra các qui trình thực hiện việc tích hợp dữ liệu không gian chồng lớp lên bản đồ nền GM

2 PHƯƠNG PHÁP

Dữ liệu bản đồ thể hiện trên GM là dạng web page tích hợp giữa ngôn ngữ HTML chuẩn và XML, thể hiện lên màn hình các dạng vector và rastor tùy theo người dùng lựa chọn Ngoài ra còn có các lớp thông tin địa điểm, ranh giới hành chính và nhiều thông tin khác Việc xem các bản đồ trên web của GM không cần phải cài đặt thêm bất kỳ các gói dữ liệu phụ nào khác (plug in) đây là thuận lợi cho tất cả các máy tính có thể truy cập đến các ứng dụng sử dụng bản đồ nền GM

Trang 2

Cấu hình máy chủ của Google rất mạnh và đường truyền băng thông rộng nên việc chuyển tải bản đồ nền đến người dùng rất nhanh đồng thời dữ liệu tích hợp cũng được tải từ máy chủ của đơn vị phát triển ứng dụng với số lượng dữ liệu chồng lớp nhỏ hơn nhiều vì vậy chỉ cần thời gian rất gắn là có cả các thông tin cần thiết ngay trên màn hình với việc tải dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để thể hiện mục tiêu ứng dụng

2.1 Cơ chế hoạt động việc chồng lớp thông tin

Google map cho phép tạo thêm nhiều lớp dữ liệu và chồng các dữ liệu lên như được trình bày trong Hình 1

Hình 1 Các lớp (layer) của trang HTML

Hình 2 Đoạn mã lệnh minh họa dữ liệu XML liên kết

Layer n-1

Layer n

<DIV ID= “N”>

</DIV>

Layer 1

Web page

Trang 3

Như vậy việc tải (load) bản đồ nền theo cú pháp cố định còn phần Data của mỗi layer thực hiện theo nhiều phương thức:

- Không liên quan tọa độ trên bản đồ sử dụng các thẻ DIV và dữ liệu tải lên tùy ý

- Dữ liệu có liên quan đến tọa độ trên bản đồ cần phải sử dụng các cú pháp do GM cung cấp:

2.2 Giải pháp

2.2.1 Giải pháp 1

Định nghĩa các tọa độ và thông tin bên trong header của trang web:

<script type="text/javascript">

{…

var point = new GLatLng(10.65654,-106.90138);

var marker = createMarker(point,'<div style="width:240px">Thông tin cần hiển thị: Liên kết <a

href="http://www.abcd.com.vn ">Link<\/a> Trang thông tin <\/div>')

map.addOverlay(marker);

….}

</script>

Giải pháp này mô tả cố định các điểm và thông tin kèm theo, số lượng không nhiều và điều chỉnh cập nhật khó khăn, phù hợp cho việc mô tả bản đồ địa điểm hướng dẫn đường đi, ít thay đổi

2.2.2 Giải pháp 2

Dữ liệu được tải từ file XML có cấu trúc

<script type="text/javascript">

{…

// Read the data from DATA.xml

GDownloadUrl("DATA.xml", function(doc) {

var xmlDoc = GXml.parse(doc);

var markers = xmlDoc.documentElement.getElementsByTagName("marker");

for (var i = 0; i < markers.length; i++) {

// obtain the attribues of each marker

var lat = parseFloat(markers[i].getAttribute("lat"));

var lng = parseFloat(markers[i].getAttribute("lng"));

var point = new GLatLng(lat,lng);

var html = markers[i].getAttribute("html");

var label = markers[i].getAttribute("label");

// create the marker

var marker = createMarker(point,label,html);

map.addOverlay(marker);

}

// put the assembled side_bar_html contents into the side_bar div

Trang 4

document.getElementById("side_bar").innerHTML = side_bar_html;

});

}

….}

</script>

File DATA.xml được đặt tại vị trí webserver người lập trình vì vậy nên việc cập nhật và điều chỉnh thuận lợi

Cấu trúc file DATA.xml

<markers>//thẻ mở

<marker lat="vỹ độ" lng="kinh độ" html="Thông tin hiển thị" label="Nhãn đánh dấu" /> //một điểm – thông tin kèm theo

Ví dụ:

<marker lat="10.8716605" lng=”106.7905426" html="Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM" label="Điểm 1" /> </markers> //thẻ đóng

Trường hợp vẽ poligon:

<states>

<state name="Tên vùng " colour="#ff0000">

<point lat="70.0187" lng="-141.0205"/>

<point lat="70.1292" lng="-141.7291"/>

<point lat="70.4515" lng="-144.8163"/>

</states>

Theo phương thức này dữ liệu được tải từ file XML nên lượng thông tin tải lên bản đồ nhiều hơn tuy vậy việc cập nhật tương đối khó khăn

2.2.3 Giải pháp 3

Tích hợp dữ liệu GIS database chuyển đổi thành XML và thực hiện chồng lớp như các cách ở trên

Hình 3 Cơ chế tích hợp dữ liệu dạng database lên GM

Để biến dữ liệu dạng database thành dạng XML có cấu trúc và các thuộc tính dữ liệu không gian các ngôn ngữ lập trình web như PHP, ASP.NET, PERL, PAYTHON … đều hỗ trợ

data

Data Layer Webserver

Trang 5

3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN

3.1 Hệ thống hướng dẫn điểm thi đại học năm 2011 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Dữ liệu được tải từ database MySQL, kết quả được lưu trữ trực tuyến tại địa chỉ: http://daotao.hcmuaf.edu.vn/diadiemthi/

3.2 Hệ thống định vị giao thông

Thực hiện tại công ty Maritech TP.HCM

Hình 4 Màn hình theo dõi thiết bị đang hoạt động

Phương thức hoạt động theo mô hình sau:

Hình 5 Mô hình hoạt động của việc ghi log các thiết bị di chuyển

Tham khảo trực tuyến tại địa chỉ http://www.track.vn

Trang 6

3.3 Dữ liệu vùng ngập lũ lưu vực sông Vu Gia (demo)

Database được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Postgis và ngôn ngữ lập trình PHP đã chuyển các tọa độ không gian trong database thành tọa độ không gian dạng cấu trúc XML và chồng lớp lên bản đồ GM kết quả thực hiện được lưu trữ tại địa chỉ http://rccc.hcmuaf.edu.vn/demo (Hình 6)

Hình 6 Demo trang web dữ liệu vùng ngập lũ lưu vực sông Vu Gia

4 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Việc phát triển website hiển thị dữ liệu bản đồ chồng lớp lên hệ thống GM được thực hiện theo các cơ chế đã nêu, đã đem lại các ứng dụng mới cho ngành GIS

Sự chuyển đổi giữa dữ liệu không gian trong database và dữ liệu không gian theo cấu trúc XML hoàn toàn có thể thực hiện được

Khả năng phát triển nhiều hơn nữa của việc sử dụng dữ liệu tích hợp chồng lớp có ý nghĩa về kinh tế và xã hội hạn chế việc sử dụng các phần mềm bản quyền

4.2 Kiến nghị

Hệ thống GM cung cấp rất nhiều các hàm để truy xuất các chức năng chuyên sâu, cần

có các nghiên cứu sâu và đưa vào thực tế khai thác các hàm đó phục vụ cho việc phát triển dữ liệu tích hợp GIS trên nền GM

Hệ thống tích hợp cần có các nghiên cứu thêm về các môi trường thể hiện trên mobile

và các phương tiện di động trong giao thông vận tải

Trang 7

Tài liệu tham khảo

[1] Mike Williams, 2009 Google Maps API Tutorial, http://econym.org.uk/gmap/index.htm [2] W3school.com The world largest Education 2011, http://www.w3schools.com

[3] PHP homepage, http://www.php.net

[4] Spector, A Z 1989 Achieving application requirements In Distributed Systems, S Mullender,

Ed ACM Press Frontier Series ACM, New York, NY, 19-33 DOI=

http://doi.acm.org/10.1145/90417.90738

Ngày đăng: 25/03/2014, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w