1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Giao tiếp, ứng xử sao cho hợp lý? doc

5 393 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 98,53 KB

Nội dung

Giao tiếp, ứng xử sao cho hợp lý? Rất nhiều người đã tự hỏi: vì sao tôi không bao giờ trở thành trung tâm của buổi nói chuyện? Vì cách ứng xử của bạn hay bạn chưa biết cách lôi kéo sự chú ý của người khác? Không dễ gì để chúng ta trở thành người khuấy động phong trào nếu không có một khả năng thực sự ? Điều này có được từ 10% năm khiếu và 90% luyện tập của mỗi người. Không phải ai làm MC trước đó đều là những người nói như nước chảy, dễ dàng cuốn người khác vào cuộc trò chuyện với mình. Họ cũng trải qua quá trình học hỏi và rèn luyện lâu dài mới có được. Điều tiết tâm trạng Điều đầu tiên bạn cần có chính là điều tiết tâm trạng của mình, bởi vì rất nhiều người trong chúng ta để cảm xúc chi phối. Chúng ta không biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân nên nhiều khi sẽ để cho câu chuyện rơi vào trạng thái sướt mướt, ủy mị hoặc tranh luận gay gắt như một cuộc tranh cãi thực sự. Để có thể ứng xử tốt nơi đông người, điều đầu tiên bạn phải làm đó chính là giữ thăng bằng cho cảm xúc của bạn. Nếu bạn là người cần trịch hãy chắc chắn rằng những câu nói của bạn mang tính khách quan, công bằng. Có như vậy mọi người mới tin tưởng để chia sẻ với bạn những câu chuyện hay suy nghĩ của mình. Hãy mỉm cười Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy bối rối hoặc không thỏa mái, hãy sử dụng nụ cười như liều thuốc an thần dành cho mình. Sau khi mỉm cười bạn sẽ nhận ra mọi chuyện không tệ như ta nghĩ. Dù nụ cười đó không được gửi đến ai nhưng chắc hẳn sẽ có rất nhiều người yêu thích nụ cười của bạn. Trong cuộc nói chuyện, đừng chỉ đăm chiêu, tức tối mà hãy biết cười thật tươi khi bạn có thể. Có những lúc chúng ta cảm thấy mọi việc dường như rơi vào bế tắc, chỉ muốn nói hết tất cả những bức bối trong lòng, nhưng đừng để cảm xúc làm chủ lý trí của bạn. Hãy mỉm cười để xua đi cảm giác đó và tạo sự thân thiện với những người xung quanh. Họ cũng sẽ cảm thấy vui thích hơn nếu trò chuyện với một người biết mỉm cười với họ. Lắng nghe Đừng chỉ biết tranh nói thôi bạn nhé, đôi lúc bạn bè hay những người tìm đến chúng ta để tâm sự chỉ cần chúng ta lắng nghe thôi. Không phải lời khuyên nào cũng có được hiệu quả như mong muốn đâu bạn. Có lúc sự im lắng lắng nghe lại đem lại cho chúng ta những hiệu quả to lớn vô cùng. Hãy biết cách khuyến khích người khác kể câu chuyện của họ, đừng chỉ biết nói đến mình, đừng chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình. Hãy biết làm cho người khác nói về họ, có như vậy bạn mới trở thành người có duyên trong giao tiếp ứng xử được. Đừng đi sai chủ đề cần nói cũng đừng bao giờ “ngắt lời” người khác khi họ đang nói. Có lúc chúng ta hãy chỉ cần làm một người nghe thôi. Biết chơi đùa Điều này rất quan trọng đấy bạn nhé, bởi vì mỗi người đều có những khoảng trống vô hình, làm cho chúng ta không dễ dàng gì đến với nhau được. Có người gọi đó là “khoảng cách” an toàn, xâm phạm vào khoảng cách đó sẽ làm cho chúng ta mất đi cảm giác an toàn. Vậy nên, cách để chúng ta tiến tới gần nhau hơn chính là xóa tan “khoảng cách” đó. Đừng bao giờ làm cho những người xung quanh bạn nhìn bạn với ánh mắt e ngại bạn nhé. Hãy tham gia trò chơi với những người xung quanh. Hãy biết xóa tan giới hạn của mình để hòa đồng hơn và thân thiện hơn với mọi người. Lúc nào cũng vậy những ai chơi trò chơi nhiệt tình, sẵn sàng “chịu trận” với đồng đội luôn được người khác yêu mến và thích kết bạn hơn. Đừng giữ mình trong “giới hạn” an toàn. Hãy biết vươn mình ra khỏi vỏ ốc cá nhân để người khác có cơ hội khám phá về bạn nhiều hơn. Chia sẻ cảm xúc của bạn Trong ứng xử hàng ngày, chúng ta thường quan tâm đến cảm xúc của người khác về mình, về câu chuyện mình nói. Những lúc chúng ta chia sẻ cảm xúc của mình, chúng ta sẽ mở cho người khác một cánh cửa khám phá tâm hồn chúng ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới sống một cách vui vẻ và thân thiện với mọi người hơn. Đừng bao giờ che dấu cảm xúc của mình, bạn sẽ chẳng bao giờ có được cảm giác tuyệt vời khi hiểu được một ai đó cũng như làm cho ai đó hiểu mình hơn. Cảm ơn khi được khen ngợi Khi nhận được lời khen ngợi bạn thường biểu hiện như thế nào? Mỉm cười cảm ơn, hay đáp lại bằng một lời cảm ơn chân thành. Đừng bao giờ nghĩ rằng: họ chỉ đang nịnh mình thôi. Dù lời khen ngợi có mục đích gì nhưng hãy lịch sự đón nhận nó. Cũng như khi bạn bị ai đó chỉ trích chê bai, hãy biết mỉm cười đón nhận. Đừng để người khác có ấn tượng không tốt về mình. Học cách ứng xử giao tiếp thật khéo léo, thật ấn tượng là một kỹ năng mà bất kỳ ai cũng phải có. Thế nên đừng bao giờ biến mình thành người không biết nói chuyện, không biết chơi đùa cùng những người xung quanh bạn nhé! . Giao tiếp, ứng xử sao cho hợp lý? Rất nhiều người đã tự hỏi: vì sao tôi không bao giờ trở thành trung tâm của buổi nói chuyện? Vì cách ứng xử của bạn hay bạn chưa. xúc của bản thân nên nhiều khi sẽ để cho câu chuyện rơi vào trạng thái sướt mướt, ủy mị hoặc tranh luận gay gắt như một cuộc tranh cãi thực sự. Để có thể ứng xử tốt nơi đông người, điều đầu tiên. Hãy biết làm cho người khác nói về họ, có như vậy bạn mới trở thành người có duyên trong giao tiếp ứng xử được. Đừng đi sai chủ đề cần nói cũng đừng bao giờ “ngắt lời” người khác khi họ đang

Ngày đăng: 25/03/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w