CầuLongBiên–CầuRồngtháng
Mười
Ngay từ thuở thiếu thời, đầu còn để chỏm, những lần lùa đàn bò ra gặm cỏ dưới
gầm cầu, vui chơi thoả thích. Những chiều thu mát rượi, vừa thả diều, vừa nhìn
những chiếc thuyền xuôi, ngược, trong lòng mỗi đứa trẻ vùng ven bãi sông Hồng
nằm dưới chân cầuLongBiên đều thấy xốn xang.
Buổi sáng, khi hừng Đông mọc lên khỏi luỹ tre làng, cầuLongBiên hiện lên sừng sững
dưới bình minh, trông như một con rồng đang bay, đầu hướng về phương Bắc. Ngày cắp
sách tới trường lại được biết thêm đến cầuLongBiên qua những câu thơ: “Hà Nội có cầu
Long Biên/ Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng/ Tàu xe đi lại thong dong/ Người người
tấp nập gánh gồng ngược xuôi”…
Theo thời gian, cây cầu ấy tưởng chừng đã lùi vào dĩ vãng với những gỉ sắt, những vết
tích của thời gian, của đạn bom trong những năm đất nước có chiến tranh, nhưng cây cầu
vẫn đứng đó như một chứng tích bền vững của thời gian in đậm trong lòng người dân Hà
Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện nay, ở đầu cầuLongBiên người ta vẫn đọc được những dòng chữ gắn trên tấm biển
bằng đồng với nội dung: cây cầu được khởi công xây dựng vào năm 1898. Ngày ấy,
người Pháp xây dựng cây cầu này để thực hiện cái mà họ gọi là “khai hóa” nền văn minh
ở xứ Đông Dương. Do vậy, khi hoàn thành, cây cầu được mang tên viên Toàn quyền
Đông Dương Pháp (lúc đó là Paul Doumer). Hồi đó, trên các trang báo của Pháp đã đánh
giá: đó là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới và coi đó là cây cầu nối liền 2 thế kỉ.
Các nhà sử học ghi lại rằng: thời ban đầu, cầu được xây dựng chủ yếu dành cho xe lửa
chạy tuyến Hà Nội – Hải Phòng, hai bên có đường dành cho người đi bộ và vài loại xe
thô sơ.
Cầu LongBiên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, dân gian gọi là “cầu sông
Cái”. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ “1899 -1902 – Daydé &
Pillé – Paris”. Cầu gồm 20 bệ trụ xây và mố, với chiều sâu 30m và cao 13,5m tính mức
nước thấp nhất. Phía hữu ngạn có cầu vòm dài 800m, toàn thân cầu là 2.500m. Nét độc
đáo nhất của cây cầu là đường bộ hai bên, đường sắt ở giữa. Do thi công toàn bằng thủ
công nên có nhiều công nhân của ta lặn xuống sông khi kéo lên chỉ còn là xác không hồn.
Tháng 2/1902 khánh thành cầu, cũng là nối liền con đường Hà Nội – Hải Phòng và đặt
khúc đường sắt đầu tiên của đường sắt xuyên Đông Dương. Trong thời kì chiến tranh,
bom đạn trút xuống cầuLongBiên rất nhiều và hiện tại trên cầuLongBiên vẫn còn
những thanh sắt là dấu tích của những ụ pháo nhằm chống lại máy bay Mĩ ném bom đánh
sập cầu. Ngày nay, Hà Nội đã có thêm nhiều cầu mới nhưng cầuLongBiên vẫn là một
biểu tượng in sâu trong lòng mọi người.
Nếu “di tích” LongBiên này được trùng tu để tiếp tục phục vụ giao thông thì càng hay.
Còn như phương án ấy không thành, bởi sợ cây cầu già nua sập đổ, mà chỉ dành cho
người đi bộ thì coi LongBiên là cầu không tải, vẫn sử dụng được lâu dài. Trên cầu lúc đó
trở thành một danh lam thắng cảnh, mọi người ra đó ngồi mà đọc sách, ngắm nước sông
Hồng cuồn cuộn tải phù sa, mà ngắm trời sao mùa hè, ngắm thành phố về đêm và hóng
gió sông Hồng dào dạt…
Chao ơi! LongBiên khi đó mới tuyệt vời làm sao! Mong sao LongBiên sẽ góp thêm một
phố du lịch trên cầu. Những nam thanh nữ tú có thể đến đây tâm sự, tình tự. Những cô
dâu chủ rể xinh tươi, hồn nhiên lên cầu chụp ảnh, quay ca – mê – ra mà không sợ mất an
toàn. Những đôi trai gái có thể “móc khoá tình yêu” lên cầu, cầu mong tình yêu của mình
sẽ bền vững. Những cuộc triển lãm ảnh về cây cầu lịch sử, những Festival mở ra trên cầu
Long Biên… nên chăng được duy trì cho đời con cháu? Đi dạo trên cầu, khách du kịch sẽ
thầm nhắc đến kĩ sư Eiffel, “cha đẻ” của cây cầu, sẽ ngắm những bức tượng đồng, con
đường gốm sứ… điểm tô cho cây cầu lịch sử, mĩ thuật này như họ đang đi dạo trên cầu
Sác- lơ bắc trên sông Vôntava ở Praha (Cộng hoà Séc) vậy. Phố cầuLongBiên nằm
trước làng tôi sẽ rực rỡ muôn ánh đèn, lung linh soi bóng xuống sông Hồng như chứng
tích của lịch sử đau thương, hào hùng và phồn vinh của Thủ đô Anh hùng.
Ngày 10-10-1954, Hà Nội chứng kiến cảnh người lính cuối cùng của quân viễn chinh
Pháp lặng lẽ rút qua cầuLongBiên trong nỗi buồn và xấu hổ. Cứ đến thángMười người
Hà Nội lại tự hào về cây cầuLongBiên và gọi cầuLongBiên là “Cầu Rồngtháng Mười”
thật chẳng sai.
. chinh Pháp lặng lẽ rút qua cầu Long Biên trong nỗi buồn và xấu hổ. Cứ đến tháng Mười người Hà Nội lại tự hào về cây cầu Long Biên và gọi cầu Long Biên là Cầu Rồng tháng Mười thật chẳng sai. . Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, dân gian gọi là cầu sông Cái”. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ “1899 -1902 – Daydé & Pillé – Paris”. Cầu. Cầu Long Biên – Cầu Rồng tháng Mười Ngay từ thuở thiếu thời, đầu còn để chỏm, những lần lùa đàn bò ra gặm cỏ dưới gầm cầu, vui chơi thoả thích. Những chiều