1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Thương hiệu “vịt con xấu xí” docx

5 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 97,46 KB

Nội dung

Thương hiệu “vịt con xấu xí” Sau một cuộc nghiên cứu rộng khắp các doanh nghiệp trong nước, chuyên gia Nguyễn Nam Trung (công ty StormEye) đưa ra năm yếu tố để biến một thương hiệu “vịt con xấu xí” thành một “hồ thiên nga” lộng lẫy Sự nhận biết về thương hiệu Có hai chỉ số được dùng để đo sự nhận biết: chỉ số nhớ đầu tiên (T.O.M - Top of Mind) và chỉ số nhận biết (Percentage of Awareness). Để đo chỉ số T.O.M và chỉ số nhận biết, người điều tra thị trường sẽ dùng một câu hỏi mở. Tên thương hiệu nào được nói ra đầu tiên có nghĩa là thương hiệu đó đang chiếm giữ vị trí nhớ đầu tiên T.O.M trong tâm trí của người được hỏi. Sự nhận biết về thương hiệu càng lớn có nghĩa là thương hiệu càng có khả năng được người tiêu dùng chấp nhận. Sức sống của thương hiệu Các hoạt động của thương hiệu được phân ra thành 5 nhóm khác nhau tuỳ theo cách thức thực hiện, bao gồm: các hoạt động quảng cáo (Advertising), các hoạt động tiếp thị trực tiếp (Direct marketing activities), các hoạt động tiếp thị gián tiếp (Indirect marketing activities – P.R & content marketing), các chương trình kích hoạt thương hiệu (Marketing activations), các hoạt động đổi mới và phát triển thương hiệu (Brand renovation activities). Một thông điệp quảng cáo được người xem ghi nhớ, sẽ tồn tại trong trí nhớ của họ trong khoảng 8 tới 12 tuần. Do vậy, cần phải thực hiện các chương trình truyền thông tiếp thị sau mỗi 2 hoặc 3 tháng để họ luôn nhớ tới thương hiệu của bạn. Hình ảnh thương hiệu Được thể hiện một cách nhất quán theo định hướng tiếp thị, qua 4 mảng: 1/ Mọi thứ gắn với công ty (bảng hiệu, giấy tờ, xe cộ, đồng phục, cờ phướn, thiết kế trang trí…) 2/ Mọi thứ gắn với kênh phân phối (bảng hiệu, hộp đèn, quầy kệ, băng rôn, sổ sách, đồng phục nhân viên bán hàng, xe vận tải và các dụng cụ hỗ trợ…) 3/ Mọi thứ gắn với sản phẩm (nhãn hiệu, bao bì, thùng hàng, các tài liệu hướng dẫn, các quy định bảo hành…) 4/ Tất cả các cách thể hiện logo thương hiệu trên các mẫu quảng cáo, khuyến mãi, các ấn phẩm quảng cáo, phim quảng cáo, các hoạt động tài trợ, các sự kiện tiếp thị…). Tính cách thương hiệu Có ba loại giá trị mà thương hiệu tạo ra cho người tiêu dùng: giá trị lý tính (các ích lợi cơ bản mà một loại hàng hoá hay dịch vụ mang lại), giá trị cảm tính (là những giá trị tác động vào cảm xúc của người sử dụng, như tạo sự hãnh diện, niềm tự hào, sự hưng phấn, sự hài lòng), và giá trị tinh thần (giúp người sử dụng xác định lẽ sống, tạo nên niềm tin, ý chí phấn đấu). Đa số các thương hiệu sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ chỉ có được giá trị lý tính và giá trị cảm tính. Điểm mạnh khác biệt của thương hiệu Chiến lược định vị thương hiệu/câu khẩu hiệu định vị/sứ mạng/tầm nhìn của thương hiệu và câu chuyện về sự hình thành thương hiệu. Để xây dựng và phát triển một thương hiệu, những công việc cần làm: 1. Nghiên cứu thị trường theo khu vực và theo ngành hàng 2. Xác định và nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh chính, các điểm mạnh, yếu, các chiến lược định vị, quảng cáo, tiếp thị của đối thủ 3. Xác định và nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu, tìm hiểu các thói quen, hành vi mua và sử dụng thương hiệu, xác định những mong muốn tiềm ẩn (có nơi gọi là sự thật ngầm hiểu – tức consumer’s insight) của họ 4. Phát triển chiến lược định vị cho thương hiệu dựa trên các phân tích về đối thủ cạnh tranh và nhóm khách hàng mục tiêu 5. Sáng tạo ra câu khẩu hiệu định vị 6. Phát triển chiến lược quảng cáo, truyền thông, tiếp thị 7. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu dựa trên các chiến lược quảng cáo tiếp thị và ngân sách dự tính, thời gian dự tính 8. Phát triển các mẫu quảng cáo và các hoạt động truyền thông tiếp thị thích hợp 9. Thực hiện quảng cáo theo chiến lược và kế hoạch truyền thông 10. Thực hiện chương trình và theo dõi để đánh giá hiệu quả của chương trình. . Thương hiệu “vịt con xấu xí” Sau một cuộc nghiên cứu rộng khắp các doanh nghiệp trong nước, chuyên gia Nguyễn Nam Trung (công ty StormEye) đưa ra năm yếu tố để biến một thương hiệu “vịt con. Đa số các thương hiệu sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ chỉ có được giá trị lý tính và giá trị cảm tính. Điểm mạnh khác biệt của thương hiệu Chiến lược định vị thương hiệu/ câu khẩu hiệu định. về thương hiệu càng lớn có nghĩa là thương hiệu càng có khả năng được người tiêu dùng chấp nhận. Sức sống của thương hiệu Các hoạt động của thương hiệu được phân ra thành 5 nhóm khác

Ngày đăng: 25/03/2014, 04:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN