Thăm núiNgaMi
Lên núiNgaMi để thăm Chưởng môn Chu Chỉ Nhược”, là
câu đầu tiên mà nhiều người Việt nói vui trước khi đến đây.
Chúng tôi đã có những khoảnh khắc tuyệt vời tại đại bản
doanh của NgaMi phái trong tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà
văn Kim Dung
!
Núi NgaMi - Một tứ đại Linh Sơn của Trung Quốc
Mùa đông Trung Quốc với những cơn bão tuyết làm tê tái
lòng người. Dự báo trên đỉnh NgaMi (tỉnh Tứ Xuyên, Trung
Quốc), có độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển nhiệt độ
hôm đó khoảng từ âm 10 độ C đến âm 12 độ C, khiến chúng
tôi khá lo lắng. Tuy nhiên, điều đó không làm nản lòng
những du khách đang nóng lòng khám phá địa danh được
công nhận là di sản văn hóa thế giới này.
Sáng sớm, đoàn chúng tôi khởi hành, hòa vào những dòng
người đang kéo nhau lên núi. Đến cổng vào khu du lịch nơi
chân núi, chúng tôi di chuyển vào núi bằng xe chuyên dụng.
Cung đường vòng vèo và bác tài cho chạy xe hết tốc độ như
muốn làm nổ tung lồng ngực của du khách. Đường càng đi
càng trơn trượt, có xe phải dừng lại giữa đường để lắp dây
xích vào bánh xe rồi mới tiếp tục cuộc hành trình. Sau hơn 2
giờ đồng hồ chạy với tốc độ khá nhanh, chiếc xe 25 chỗ ngồi
của chúng tôi mới vào đến trạm dừng cuối cùng.
Trên đoạn đường dài di chuyển đó, chúng tôi được biết thêm
nhiều về NgaMi sơn. Đây là một trong bốn ngọn núi nổi
tiếng của Phật giáo Trung Quốc, gồm: Ngũ Đài sơn (Sơn
Tây), Phổ Đà sơn (Triết Giang), Cửu Hoa sơn (An Huy) và
Nga Mi sơn (Tứ Xuyên). Theo sử sách, NgaMi sơn là nơi Bồ
tát Phổ Hiền (một trong hai đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni) hiển linh thuyết pháp giảng kinh. Do vậy nên tượng
Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà được đúc trên Kim
Đỉnh ngọn núi cao nhất nơi đây để dân địa phương phụng
thờ.
Du lịch Trung Quốc: Điều thú vị nhất hiện nay theo lời
hướng dẫn viên, là nếu có cơ duyên chúng tôi sẽ thưởng thức
được bốn phong cảnh tuyệt đẹp khi đứng trên Kim Đỉnh:
“Nhật xuất” (mặt trời mọc), “Vân hải” (biển và mây), “Phật
quang” (hào quang của Phật) và “Thánh đăng” (đèn Thánh).
Tuy nhiên, đi về trong ngày như chúng tôi và vào mùa đông
thì chỉ hy vọng nhìn được “Phật quang” mà thôi. Nếu phân
tích theo khoa học, đây chỉ là hiện tượng tự nhiên khi trời
trong sáng, ánh mặt trời tỏa ra sau lưng Kim Đỉnh, chiếu xạ
lên làn sương mù dày đặc phía trước sẽ tạo nên một vầng
sáng
hình cầu vồng long lanh. Bóng của người đứng tại đây được
phủ trùm bởi vòng sáng. Dù rất háo hức nhưng tiếc là hôm đó
chúng tôi chưa được chứng kiến hiện tượng kỳ vĩ này.
Nga Mi sơn quả là hùng vĩ, quang cảnh rộng lớn, núi non
mây trời hòa quyện bên cạnh những đỉnh chùa do người dân
xây dựng thật ấn tượng. Đường lên đỉnh núi có những bậc đá
liên tiếp để du khách dễ dàng chinh phục. Nếu không thích đi
bộ, ở trạm cuối, du khách sẽ lên cáp treo và chỉ khoảng 3
phút sau sẽ đặt chân đến rất gần Kim Đỉnh. Đường lên Kim
Đỉnh vòng vèo giữa những rặng thông phủ đầy tuyết trắng.
Phong cảnh đẹp khó tả khiến du khách không thể không chụp
hình liên tục bất chấp cái lạnh tê cứng mặt mũi.
Cuối cùng, Kim Đỉnh với tượng Bồ tát Phổ Hiền hiện ra sừng
sững uy nghi và lộng lẫy. Chỉ mới nhìn qua, cảnh tượng cũng
khiến cho ta thấy choáng ngợp. Đứng trên đỉnh núi cao, dưới
chân ta là những áng mây trôi lững lờ. Tượng Phật sáng vàng
long lanh giữa những rặng thông tuyết trắng. Con người như
chìm trong cảnh vật hư ảo. Ai đó thốt lên: Tiên cảnh bồng lai
chăng?
Mặt trời chợt lóe sáng vào giữa trưa khiến vạn vật thêm phần
huyền ảo. Những giọt tuyết treo ngược cành cây dưới bầu
trời trong xanh, những đám mây trắng trôi bồng bềnh về chốn
xa… Gọi là “Nga Mi thiên hạ tú” (núi NgaMi đẹp nhất trong
thiên hạ) cũng không có gì quá đáng
. Thăm núi Nga Mi Lên núi Nga Mi để thăm Chưởng môn Chu Chỉ Nhược”, là câu đầu tiên mà nhiều người Việt nói vui. tôi đã có những khoảnh khắc tuyệt vời tại đại bản doanh của Nga Mi phái trong tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung ! Núi Nga Mi - Một tứ đại Linh Sơn của Trung Quốc Mùa đông Trung Quốc. thêm nhiều về Nga Mi sơn. Đây là một trong bốn ngọn núi nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc, gồm: Ngũ Đài sơn (Sơn Tây), Phổ Đà sơn (Triết Giang), Cửu Hoa sơn (An Huy) và Nga Mi sơn (Tứ Xuyên).