Kết quả cho thấy nhóm phụ nữ mãn kinh có chỉ số BMI, tỷ số vòng eo/vòng mông và nồng độ đường huyết lúc đói cao hơn có ý nghĩa thống kê p... Các chỉ số nghiên cứu: chỉ số khối cơ thể BM
Trang 1Nghiên cứu chỉ số BMI, tỷ số vòng eo/vòng mông và đường
huyết của phụ nữ mãn kinh ở thành phố Cần Thơ
Nguyễn Trung Kiên 1 , Phạm Công Khánh 1 ,
Phạm Thị Minh Đức 2
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2
Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu được tiến hành trên 204 phụ nữ mãn kinh với nhóm chứng là 221 phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 25-39 tuổi Kết quả cho thấy nhóm phụ nữ mãn kinh có chỉ số BMI, tỷ số vòng eo/vòng mông
và nồng độ đường huyết lúc đói cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với nhóm chứng Tỷ lệ béo phì và béo phì trung tâm ở nhóm phụ nữ mãn kinh là 43,1% và 57,3% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,001) Không có mối tương quan giữa chỉ số BMI và nồng độ đường huyết lúc đói Giữa tỷ
số vòng eo/vòng mông và nồng độ đường huyết lúc đói có mối tương quan tuyến tính (r=0,45)
i Đặt vấn đề
Số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
có khuynh hướng ngày càng gia tăng trên thế
giới cũng như ở Việt Nam [8] Đặc biệt đái
tháo đường type II (thường xảy ra sau tuổi 50,
không phụ thuộc insulin) chiếm 85-90% [6],
[7], [8] và tần suất mắc bệnh gia tăng song
hành với sự lão hóa, đô thị hóa, với lối sống
tĩnh tại và tình trạng béo phì [1], [4], [8], [10]
Người ta nhận thấy phụ nữ mãn kinh là những
phụ nữ ở lứa tuổi thường gặp của đái tháo
đường type II có hiện tượng đề kháng insulin
do sự giảm estrogen Thêm vào đó, những
thay đổi sinh học góp phần làm trầm trọng
thêm tình trạng kháng insulin như béo phì, rối
loạn lipid máu [3], [9] Xuất phát từ thực tế đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục
tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu chỉ số BMI, tỷ số vòng eo/vòng
mông và đường huyết trên phụ nữ mãn kinh
- Xác định tỷ lệ báo phì và béo phì trung
tâm ở phụ nữ mãn kinh
- Xác định mối tương quan giữa BMI và tỷ số vòng eo/vòng mông với đường huyết ở phụ nữ mãn kinh
ii Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ
đang sinh sống và làm việc tại thành phố Cần Thơ từ 3 năm trở lên và chia làm 2 nhóm:
- Nhóm chủ cứu là những phụ nữ mãn kinh
tự nhiên sau 2 năm không có kinh trở lại và tuổi mãn kinh từ 40-55 tuổi
- Nhóm chứng là những phụ nữ tuổi sinh sản 25-39 tuổi, không mang thai, không cho con bú
và đang ở nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt Tất cả các đối tượng đều không có tiền sử phẫu thuật cắt tử cung, buồng trứng, tiểu
đường type I, phát triển thể chất tâm thần vận
động bình thường và hiện đang không dùng bất cứ loại thuốc nội tiết nào
Bảng 1 Phân bố tuổi và thời gian mãn kinh của các đối tượng nghiên cứu
Trang 22 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Các chỉ số nghiên cứu: chỉ số khối
cơ thể (BMI), tỷ số vòng eo/vòng mông,
đường huyết lúc đói
2.2 Phương pháp nghiên cứu: thời điểm
tiến hành nghiên cứu vào buổi sáng cách bữa
ăn tối hôm trước trên 12 giờ, các đối tượng
nhịn ăn sáng và đã đi vệ sinh
* Các chỉ số nhân trắc: đo chiều cao, cân
nặng, vòng eo và vòng mông bằng cân và
thước dây Trung Quốc chính xác đến 1cm và
0,1Kg Dụng cụ được chuẩn định trước khi
nghiên cứu
Chiều cao: người được đo đứng tự nhiên,
đầu thẳng (đuôi mắt và bờ trên lỗ tai ngoài tạo
thành một đường thẳng ngang song song mặt
đất), lưng, mông và gót chân tạo thành đường
thẳng song song thước đo và vuông góc mặt
đất Cân nặng: người được đo mặc quần áo mỏng, đứng thẳng trên cân
- Chỉ số BMI tính theo công thức:
Cân nặng (Kg)
[Chiều cao (m)]2 Vòng eo: người được đo đứng thẳng, vòng
đo đi qua điểm giữa mào chậu và các xương sườn cuối cùng Vòng mông: người được đo
đứng thẳng, vòng đo ngang qua hai mấu chuyển lớn của xương đùi
- Béo phì trung tâm được định nghĩa khi tỷ
số vòng eo/vòng mông >0,85 ở nữ (theo [10])
- Béo phì được chẩn đoán theo tiêu chuẩn
mà Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo sử dụng ban hành 2/2000 cho các quốc gia châu
á (trình bày ở bảng 2)
Bảng 2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo-áp dụng
cho người trưởng thành Châu á (trích dẫn theo [2])
Yếu tố phối hợp Phân loại BMI (kg/m 2 )
Số đo vòng eo
<90cm (nam) ≥90cm
<80cm (nữ) ≥80cm Gầy <18,5 Thấp
(là yếu tố nguy cơ với bệnh khác)
Bình thường
Béo
+ Có nguy cơ
+ Béo độ 1
+ Béo độ 2
≥ 23 23-24,9 25-29,9
≥ 30
Tăng Tăng trung bình Nặng
Tăng trung bình Nặng Rất nặng
*Nồng độ đường huyết lúc đói: lấy một giọt máu mao mạch ở cạnh ngoài ngón tay số 3
hoặc 4 nhỏ lên que thử đường huyết Tiến hành đo bằng máy thử đường huyết mao mạch Accutrend alpha của hãng Roche cho kết quả sau 12 giây
3 Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu được sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê y
sinh học bằng phần mềm SPSS 10.0
Trang 31.0 9
.8 7
180
160
140
80
60
40
120
100
iii Kết quả
Bảng 3 Chỉ số BMI, tỷ số vòng eo/vòng mông, đường huyết lúc đói của phụ nữ mãn
kinh và phụ nữ độ tuổi sinh sản
Nhóm m∙n kinh Nhóm chứng Chỉ số
p
Kết quả ở bảng 3 cho thấy chỉ số BMI, tỷ số vòng eo/vòng mông và nồng độ đường huyết lúc đói của nhóm phụ nữ mãn kinh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm phụ nữ độ tuổi sinh sản (p<0,001)
Bảng 4 Tỷ lệ béo phì và béo phì trung tâm ở phụ nữ mãn kinh và nhóm chứng
Nhóm m∙n kinh Nhóm chứng Chỉ số
Không 116 56,9 170 76,9 Béo phì
Không 87 42,7 182 82,3 Béo phì trung
Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ béo phì và béo phì trung tâm của nhóm phụ nữ mãn kinh cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm phụ nữ độ tuổi sinh sản (p<0,001)
Bảng 5 Hệ số tương quan giữa BMI, tỷ số vòng eo/vòng mông và đường huyết lúc đói
ở phụ nữ mãn kinh
y = 114,6x + 15,76
r = 0,45
Trang 4Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 và biểu đồ 1
cho thấy giữa chỉ số BMI và nồng độ đường
huyết lúc đói không có mối tương quan nhau
trong khi đó tỷ số vòng eo/vòng mông và
nồng độ đường huyết lúc đói của nhóm phụ
nữ mãn kinh có mối tương quan tuyến tính với
r=0,45
iv Bàn luận
Mãn kinh đánh dấu sự chấm dứt đời sống
sinh sản ở người phụ nữ do mất chức năng
buồng trứng Cùng với sự biến đổi về nội tiết
(giảm estrogen), cơ thể người phụ nữ còn trải
qua nhiều thay đổi về chuyển hóa vào thời kỳ
mãn kinh Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự
gia tăng tỷ lệ béo phì vào lứa tuổi này [1], [3]
Nguy cơ của bệnh béo phì là tăng huyết áp,
rối loạn lipid máu, đái tháo đường type II, hội
chứng chuyển hóa (mất dung nạp glucose
hoặc đái tháo đường và/hoặc kháng insulin
cộng với tối thiểu 2 triệu chứng: tăng huyết
áp, tăng triglycerid máu, béo trung tâm, có
micro-albumin niệu) [2] Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ béo phì ở phụ nữ mãn kinh
chiếm đến 43,1%, béo phì trung tâm là
57,3%, nồng độ đường huyết lúc đói
83,3±18,56 mg/dL tất cả đều cao hơn rất có ý
nghĩa thống kê so với nhóm phụ nữ độ tuổi
sinh sản Kết quả nghiên cứu này một phần
đã phản ánh mô hình bệnh lý rối loạn chuyển
hóa mà người phụ nữ phải đối mặt khi đến
tuổi mãn kinh
BMI theo kết quả dự án “Điều tra cơ bản”
năm 1995 ở phụ nữ 41-50 tuổi là 19,31±2,00,
51-60 tuổi là 19,18±2,24 [6] Như vậy nghiên
cứu của chúng tôi trên phụ nữ mãn kinh có trị
số BMI cao hơn Điểm đặc biệt là tỷ lệ béo phì
theo nghiên cứu của chúng tôi là khá cao do
chúng tôi chọn cách phân loại BMI theo tiêu
chuẩn của WHO ban hành 2/2000 (béo phì
khi BMI≥23) áp dụng cho người trưởng thành
châu á chứ không phân loại theo tiêu chuẩn
năm 1998 dùng cho người trưởng thành châu
Âu (béo phì khi BMI ≥ 25) (theo [1]) Việc
phân loại này đặc biệt có ý nghĩa trong đánh
giá bệnh đái tháo đường type II vì đặc điểm
bệnh ở vùng châu á là BMI ở người bệnh thấp 24,9±10,2 so với những nơi khác [1]
Kết luận từ nghiên cứu của Huỳnh Tấn Đạt
và Nguyễn Thy Khuê trên bệnh nhân đái tháo
đường type II đã cho thấy BMI, tỷ số vòng eo/vòng mông và vòng eo có tương quan với các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, trong đó
tỷ số vòng eo/vòng mông và vòng eo có tương quan tốt hơn BMI [2] Nhận xét từ nghiên cứu này cũng rút ra rằng tỷ lệ béo phì toàn thân (tính bằng BMI) không đáng kể trong khi béo phì trung tâm lại cao [2] Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có mối tương quan giữa BMI và đường huyết lúc đói trong khi giữa tỷ số vòng eo/vòng mông và
đường huyết lúc đói lại tương quan nhau với
hệ số hồi qui tương quan r=0,45 Mặc dù nghiên cứu của Huỳnh Tấn Đạt và Nguyễn Thy Khuê sử dụng phân loại béo phì khi BMI≥25 và tiến hành trên bệnh nhân đái tháo
đường type II nhưng kết quả nghiên cứu của các tác giả này, của một số nghiên cứu khác
được dẫn chứng ở phần bàn luận trong công
bố của họ [2] cũng như nghiên cứu của chúng tôi phần nào đã phản ánh vai trò của các chỉ
số nhân trắc BMI và tỷ số vòng eo/vòng mông Trong 2 chỉ số nhân trắc này có lẽ tỷ
số vòng eo/vòng mông có nhiều ý nghĩa hơn trong đánh giá nguy cơ bệnh lý ở những người rối loạn đường huyết hay đái tháo đường Béo phì trung tâm là kiểu béo phì có liên quan đến tái phân bố mỡ do rối loạn chuyển hóa lipid [1], [2] ở phụ nữ mãn kinh, estrogen giảm cùng với việc giảm hoạt động thể lực có thể là tiền đề cho sự thay đổi lipid máu Tất cả những yếu tố này đã góp phần tạo ra sự đề kháng insulin và gây rối loạn đường huyết theo chiều hướng tăng lên ở phụ nữ mãn kinh [3], [9]
v Kết luận
- Phụ nữ mãn kinh có chỉ số BMI là 22,3±3,72 Kg/m2, tỷ số vòng eo/vòng mông là 0,86±0,064, nồng độ đường huyết lúc đói là 83,3±18,56 mg/dL và đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,001)
Trang 5- Tỷ lệ béo phì và béo phì trung tâm ở phụ
nữ mãn kinh là 43,1% và 57,3% cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm chứng (p<0,001)
- Không có mối tương quan giữa chỉ số BMI
và nồng độ đường huyết lúc đói Giữa tỷ số
vòng eo/vòng mông và nồng độ đường huyết
lúc đói có mối tương quan tuyến tính (r=0,45)
Tài liệu tham khảo
1 Tạ Văn Bình (2001), "Bệnh béo phì,
nguy cơ và thái độ của chúng ta", Tạp chí Nội
tiết và rối loạn chuyển hoá, số 4, quý 2, tr
5-10
(2001), “BMI, chỉ số vòng eo, vòng mông ở
bệnh n hân tiểu đường type 2”, Y học thành
phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề nội
tiết, phụ bản số 3, tập 5, tr 10-16
3 Lê Văn Điển (2000), “Thời mãn kinh”,
Sản phụ khoa, 2 Nxb thành phố Hồ Chí Minh
Tr 789-797
đường ở người lớn tuổi”, Y học thành phố Hồ
Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề nội tiết, phụ
bản số 3, tập 2, tr 12-19
Thẩm Hoàng Điệp (1996), “Nhân trắc người Việt Nam nói chung”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, tr.32-77
6 Hoàng Thị Bích Ngọc (2001), Hóa sinh bệnh tiểu đường, Nxb Y học, Hà Nội
đường”, Bệnh nội tiết, Nxb Y học, Hà Nội, tr 464-473
8 Mai Thế Trạch (2001), "Dịch tễ học và
điều tra cơ bản về bệnh đái tháo đường ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh", Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 4, tập 5, tr
24-27
Research on the menopause in the 1990s, Geneva 1996
10 E.Coson, J.R.Attali (2000), “Le diabete sucre-les urgences au cours du diabete sucre endocrinologic”, Unite de Formation et de Recherche, Universite Paris-Nord
Summary Study on BMI, waist/hip ratio and glycemie of menopausal
women in Cantho city
The research was carried out on 204 women of menopause and 221 women of reproductive age (25 – 39 years) The resullts showed that
- BMI, waist / hip ratio and glycemie concentration of menopausal women were significantly higher
in comparison with control group
- The percentage of abesity and central abesity were 43,1% and 57,3% These were higher than the control group
- There was a linear correlation between waist / hip ratio and glycemie concentration in menopausal women