Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
304,87 KB
Nội dung
1
BỆNH MẠCHVÀNH
MỤC TIÊU:
1. Nêu 10 yếu tố nguy cơ bệnhmạchvành
2. Trình bày lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính.
3. Trình bày lâm sàng và cận lâm sàng đau thắt ngực không ổn định
4. Chẩn đoán phân biệt đau thắt ngực không ổn định
5. Trình bày lâm sàng và cận lâm sàng nhồi máu cơ tim cấp.
Bệnh mạchvành là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim ở các nước
phát triển. Bệnh thường sinh ra do lắng động mỡ ở lớp dưới nội mạc tại các mạch
vành. Tình trạng xơ vữa tiến triển dần dần kết quả là hình thành cục máu đông gây
thuyên tắc trong lòng mạch. Biến chứng chủ yếu của bệnhmạchvành là gây cơn
đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột tử.
Về dịch tễ học, bệnh chiếm khoảng 6% ở nam >50 tuổi. Ở Châu Âu hàng năm
có thêm khoảng 0.3- 0.6 % người mắc bệnh. Về tỉ lệ tử vong thì mỗi năm chiếm
khoảng 120- 250 người chết/100.000 dân ở các nước công nghiệp phát triển. Tỉ lệ
này tăng lên với tuổi: 800- 1000 người chết/ 100.000 dân ở lứa tuổi 65-74 đối với
nam, 300/100.000 đối với phụ nữ cùng lứa tuổi. Ở Việt Nam hiện nay bệnh có xu
hướng ngày càng tăng.
1. BỆNH THIẾU MÁU CƠ TIM MÃN TÍNH:
Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim mạn tính còn được gọi là Đau thắt ngực ổn định hay
Suy vành
1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
1.1.1. Nguyên nhân:
- Thường gặp nhất là xơ vữa mạchvành
-Bất thường động mạchvành ( người trẻ)
- Huyết khối động mạch vành: viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, rung nhĩ,…
1.1.2.Cơ chế bệnh sinh:
Thiếu máu cơ tim là kết quả của sự mất cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu oxy.
Xơ vữa động mạnh vành làm lòng động mạch bị hẹp, kết quả giảm sự cung cấp
máu và oxy. Mặc dù sự bít tắc này không đủ tạo ra thiếu máu cơ tim lúc nghỉ,
nhưng trong lúc gắng sức nhu cầu oxy tăng, thiếu máu cơ tim sẽ xuất hiện. Ngoài
ra, có những bệnh nhân không có xơ vữa mạch nhưng có co thắt mạchvành hoàn
toàn, thiếu máu cơ tim cũng xảy ra, thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Yếu tố nguy cơ bệnhmạch vành:
- Tuổi: nam >45, nữ >55
- Hút thuốc lá
2
- Tiểu đường
- Tăng LDL, tăng triglycerides, giảm HDL
- Tăng huyết áp
- Tăng CRP, fibrinogen
- Béo phì trung tâm
- Tiền sử gia đình mắc bệnhmạchvành sớm ( nam<55, nữ <65)
- Ít vận động
- Stress
1.2. Giải phẫu bệnh:
Một hoặc nhiều động mạchvành bị hẹp do mảng xơ vữa. Có vùng hoại tử và xơ
trong cơ tim, thông thường khu trú trong lớp dưới nội tâm mạc. Thất trái có thể
phì đại.
1.3. Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng chính của thiếu máu cục bộ mãn tính là đau thắt ngực, có 5 đặc điểm
chính:
- Đau cảm giác đè nặng hay ép sâu trong tạng , hiếm hơn là đau dữ dội, hay cảm
giác đau nhói như dao đâm, kim châm.
- Đau dưới xương ức. Đôi khi chỉ đau bên phải hay bên trái, sau lưng hay thượng
vị.
- Cơn đau có thể lan từ ngực lên cằm, cổ hay cánh tay. Đau lan xuống mặt trụ
của cánh tay trái.
- Đau thường xuất hiện khi gắng sức, stress, hút thuốc lá hoặc những tình huống
làm tăng nhu cầu oxy cơ tim như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp nặng.
- Đau thường thoáng qua, kéo dài từ 2 phút đến 20 phút. Đau giảm khi ngừng
gắng sức hay ngậm nitroglycerin. Đau kéo dài trên 30 phút thường gặp trong
nhồi máu cơ tim, dưới 2 phút ít khi là thiếu máu cục bộ cơ tim.
Theo AHA/ACC xác định cơn đau thắt ngực điển hình do bệnhmạchvành dựa
trên các yếu tố sau:
- Đau thắt ngực điển hình gồm 3 yếu tố (1) đau thắt chẹn sau xương ức với tính
chất và thời gian điển hình; (2) xuất hiện khi gắng sức hoặc xúc cảm; và (3) đỡ
đau khi nghỉ hoặc dùng nitrates.
- Đau thắt ngực không điển hình: chỉ gồm 2 yếu tố trên
- Không phải đau thắt ngực: chỉ có một hoặc không có yếu tố nào nói trên
Phân loại chức năng cơn đau thắt ngực ( Theo hiệp hội tim mạch Canada- CCS):
Độ Đặc điểm Chú thích
I Những hoạt động thể lực bình thường
không gây đau thắt ngực
Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi hoạt
động thể lực rất mạnh
II Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình
thường
Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cao>1
tầng gác thông thường bằng cầu thang
hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà
III Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1-2 dãy
3
thông thường nhà hoặc leo cao 1 tầng gác
IV Các hoạt động thể lực bình thường đều
gây đau thắt ngực
Đau thắt ngực khi làm việc nhẹ, khi
gắng sức nhẹ.
Khám thực thể thường không gợi ý được gì trong chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim
mãn tính, nhưng có thể phát hiện các yếu tố nguy cơ hoặc những ảnh hưởng đến tim:
- Các yếu tố nguy cơ bệnhmạchvành có thể thấy: tăng huyết áp, béo phì trung tâm,
biến đổi đáy mắt, mảng Xantheplasma,…
- Trong cơn đau thắt ngực có thể nghe tiếng T3, T4, tiếng rales ở phổi,…
- Khám lâm sàng cũng giúp phân biệt các nguyên nhân khác gây đau ngực như: hẹp
vale động mạch chủ, bệnh màng ngoài tim, viêm khớp sụn sườn,…
1.4.Các cận lâm sàng:
Các xét nghiệm cơ bản nên được tiến hành ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định là:
hemoglobin, đường huyết lúc đói, Bộ mỡ ( cholesterol toàn phần, LDL- C, HDL-C,
triglycerid). Ngoài ra một số xét nghiệm khác cũng cần làm khi nghi ngờ những
nguyên nhân khác bên ngoài gây thiếu cung cấp máu cơ tim hoặc tăng nhu cầu oxy cơ
tim như: cường giáp, lạm dụng ma tuý,…
1.4.1Điện tâm đồ(ECG):
Là biện pháp thăm dò sàng lọc trong bệnhmạchvành
Tiêu chuẩn thông dụng để chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim là đoạn ST chênh
xuống, nằm ngang hay dốc xuống ít nhất là 0.1 mV. Có tới 60% bệnh nhân có cơn
đau thắt ngực ổn định nhưng ECG bình thường. Vì thế nên ghi điện tim trong cơn
đau ngực vì nó cho phép thấy các biển đổi trên điện tim một cách rõ ràng hơn.
Hình 1
1.4.2.Nghiệm pháp gắng sức:
Được chỉ định cho bệnh nhân đau thắt ngực ổn định mà khả năng còn nghi ngờ
dựa trên tuổi, giới, triệu chứng, có thể kèm theo block nhánh phải hoặc ST chênh
xuống<1mm lúc nghỉ. Nghiệm pháp gắng sức thường dùng là:Thảm lăn và xe đạp.
4
Mục đích của nghiệm pháp này là làm tăng nhịp tim, tăng nhu cầu oxy cơ tim,làm
xuất hiện những biến đổi trên điện tâm đồ
Ngoài ra còn nghiệm pháp gắng sức bằng thuốc như dobutamin, arbutamine,
dipyridamole , adenosin.
1.4.3. Phóng xạ đồ tưới máu cơ tim:
Dùng chất phóng xạ đặc hiệu như Thalium 201 hoặc technectium gắn với cơ tim
để đo mức độ tưới máu. Độ nhạy và đặc hiệu của phương pháp này khá cao (89 và
76%).
1.4.4.Siêu âm tim:
Để đánh giá vùng thiếu máu cơ tim ( giảm vận động vùng). Ngoài ra siêu âm tim
cũng phát hiện được các nguyên nhân gây đau ngực khác như hẹp van động mạch
chủ hay bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Ngoài siêu âm tim thông thường còn có
siêu âm tim gắng sức.
1.4.5.Chụp động mạch vành:
Đây là phương pháp tốt nhất giúp đánh giá những mạchvành lớn ở thượng tâm
mạc. Những sang thương hẹp trên 70% diện tích lòng mạch sẽ làm hạn chế đánh
kể lưu lượng máu. Đặc biệt lúc nhu cầu oxy cơ tim tăng. Chụp mạchvành được
coi là tiêu chuẩn vàng trong ứng dụng lâm sàng để đánh giá thương tổn động mạch
vành. Mặc dù vậy cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thủ thuật ( bao
gồm cả khía cạnh chi phí), chỉ chụp mạchvành được xem xét ở những nhóm bệnh
nhân sau:
- Có đau ngực rõ ( CCS III – IV) và không khống chế được triệu chứng với điều trị
nội khoa tối ưu
- Đau ngực kèm dấu hiệu suy tim
- Chuẩn bị phẫu thuật mạch máu lớn
- Đau thắt ngực mà nghề nghiệp hoặc lối sống có những nguy cơ cao bất thường (
phi công, diễn viên xiếc,…)
- Có nguy cơ cao theo phân tầng nguy cơ : đau ngực nhiều(CCS IV), có nhiều yếu
tố tiên lượng nặng đi kèm (tiền sử nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tuổi cao),
EF<35 %, nghiệm pháp gắng sức ≤ - 11.
1.4.6. Chụp cắt lớp vi tính:
Có giá trị trong chẩn đoán mức độ vôi hoá của động mạch vành.Tuy nhiên đây là
thăm dò khá tốm kém, nên chỉ định cân nhắc. Phương pháp này bị ảnh hưởng khi nhịp
tim nhanh, rối loạn nhịp hay bệnh nhân không hợp tác tốt. Hiện nay chưa có khuyến
cáo thống nhất trong chỉ định chụp cắt lớp vi tính. Các tác giả khuyên nên chỉ định ở
những bệnh nhân nghi ngờ bị bệnh động mạchvành và các nghiệm pháp gắng sức
không thể kết luận được.
2. Đau thắt ngực không ổn định(ĐTNKOĐ):
ĐTNKOĐ và nhồi máu cơ tim gọi chung là hội chứng vành cấp. Hội chứng vành cấp
là một trong những cấp cứu tim mạch và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng với
tỉ lệ mắc và tử vong khá cao. Tại Hoa kỳ chỉ trong năm 1996, có tới 1.433.000 trường
5
hợp nhập viện vì ĐTNKOĐ và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên và trong năm
1997 có 5.315.000 trường hợp tới các phòng khám cấp cứu ở Mỹ vì đau ngực và các
triệu chứng có liên quan. Tại một số nước khác cũng có một số lớn bệnh nhân nhập
viện hàng năm vì ĐTNKOĐ và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên Hai loại bệnh
này nguy hiểm không kém gì nhồi máu cơ tim có ST chênh lên và do đó cần phải
nhận biết và xử trí kịp thời. Ngược lại nếu bệnh nhân được phát hiện và xử trí đúng
cách thì tiên lượng bệnh được cải thiện rất rõ rệt và giảm được đáng kể tỉ lệ tử vong
cũng như các biến cố khác cho bệnh nhân
2.1.Cơ chế bệnh sinh:
ĐTNKOĐgây ra bởi sự nứt vỡ của mảng xơ vữa và từ đó gây ra một loạt các hậu
quả làm giảm đáng kể và đột ngột dòng máu chảy trong động mạchvành gây ra
triệu chứng lâm sàng. Những tình trạng này đã gây ra sự mất cân bằng giữa cung
và cầu oxy của cơ tim. Có 5 nhóm cơ chế bệnh sinh chính:
- Vì sự nứt ra của mảng xơ vữa nên có sự lộ ra của lớp dưới nội mạc với điện tích
khác dấu nên khởi phát quá trình ngưng kết tiểu cầu và hình thành huyết khối. Tuy
nhiên huyết khối này không gây tắc hoàn toàn động mạchvành mà chỉ làm lòng
mạch bị hẹp đi một cách nhanh chóng. Hơn nữa một số huyết khối nhỏ bắn đi phía
xa gây tắc mạch đoạn xa làm hoại tử các vùng cơ tim nhỏ và đây có thể là lý do
giải thích cho hiện tượng tăng men tim trong một số trường hợp. Đây là cơ chế
thường gặp nhất.
- Cản trở về mặt cơ học( co thắt động động mạchvành hoặc do co mạch).
- Lắp tắc dần dần về mặt cơ học: do sự tiến triển dần dần của mảng xơ vữa hoặc
tái hẹp sau can thiệp mạch vành.
- Do viêm hoặc có thể hiện quan đến nhiễm trùng. Người ta đã tìm thấy bằng
chứng viêm của mảng xơ vữa không ổn định và dẫn đến sự dễ vỡ ra để hình thành
huyết khối cũng như sự hoạt hoá các thành phần tế bào viêm để gây ra phản ứng
co thắt động mạchvành làm lòng mạch càng thêm hẹp hơn.
- ĐTNOĐ thứ phát : do tăng nhu cầu oxy cơ tim ở các bệnh nhân đã có hẹp sẵn
động mạch vành. Ví dụ khi sốt, nhịp tim nhanh, cường giáp,…làm cho cung
không đủ cầu ở những bệnh nhân này dẫn đến bệnh cảnh đau thắt ngực nhanh
chóng.
2.2.Triệu chứng lâm sàng:
ĐTNKOĐ là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi triệu chứng thiếu cục bộ, đau
ngực điển hình sau xương ức, hay chỉ là cảm giác nóng rát ở ngực, khó tiêu hay
khó thở.
Đau lan tới cổ, hàm, răng, cánh tay, lưng, hay thượng vị. Ở một số bệnh nhân đặc
biệt là bệnh nhân lớn tuổi hay gặp triệu chứng khó thở, mệt, vã mồ hôi, choáng
váng, cảm giác khó tiêu hoặc buồn nôn. Cơn đau kéo dài khoảng 15-30 phút. Ở
người già, đặc biệt là phụ nữ có tuổi có hội chứng vành cấp có thể biểu hiện bằng
đau thắt ngực không điển hình.
Có 3 biểu hiện lâm sàng của ĐTNKOĐ:
- Đau thắt ngực khi nghỉ: đau thắt ngực xảy ra khi nghỉ và kéo dài, thường trên
20 phút.
6
- Đau thắt ngực mới xuất hiện: Đau thắt ngực mới xuất hiện và nặng từ mức III
theo phân độ của CCS trở lên.
- Đau thắt ngực gia tăng: ở các bệnh nhân đã được chẩn đoán đau thắt ngực từ
trước đó mà: đau với tần số gia tăng, kéo dài hơn hoặc có giảm ngưỡng gây
đau ngực( nghĩa là tăng ít nhất một mức theo phân độ CCS và từ mức III trở
lên).
Năm yếu tố quan trọng nhất trong khai thác tiền sử và bệnh sử trong bệnhmạch
vành là:
- Đặc điểm của triệu chứng đau thắt ngực
-Tiền sử bệnh động mạchvành trước đó
- Giới tính
- Tuổi
- Các yếu tố nguy cơ
Khám thực thể:
Không có dấu hiệu thực thể nào đặc hiệu cho ĐTNKOĐ và khi bệnh nhân không
đau ngực thì khám thực thể hoàn toàn bình thường. Trong giai đoạn thiếu máu cục
bộ nặng hay kéo dài có thể phát hiện dấu suy thất trái thoáng qua, rối loạn nhịp và
rối loạn dẫn truyền. Mục đích của khám thực thể là để xác định các nguyên nhân
có thể có của thiếu máu cơ tim ( tăng huyết áp không kiểm soát được, ngộ độc
giáp,…) và các bệnh kèm theo ( bệnh phổi) , đồng thời đánh giá ảnh hưởng lên
huyết động học gây bởi thiếu máu cơ tim.
2.3.Cận lâm sàng:
ĐTNKOĐ chẩn đoán hoàn toàn dựa vào lâm sàng. Khi cơn đau nặng và điển hình
thì chẩn đoán tương đối rõ ràng, đặc biệt khi có thay đổi trên ECG
- Điện tâm đồ (ECG): 40-50% bệnh nhân với ĐTNKOĐ có ECG trong giới hạn
bình thường. Bất thường trên ECG biểu hiện dưới dạng ST chênh lên hay
chênh xuống thoáng qua và T dẹt, đảo hay nhọn. Thay đổi ST thoáng qua (≥
0.05mV) xuất hiện khi có triệu chứng và mất khi bệnh nhân hết triệu chứng thì
rất có giá trị gợi ý thiếu máu cơ tim cấp và báo hiệu nguy cơ cao bị bệnh động
mạch vành. Cần chú ý rằng không bao giờ bỏ qua chẩn đoán ĐTNKOĐ ở bệnh
nhân có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và có yếu tố nguy cơ tim mạch dù ECG
bình thường hay thay đổi không đáng kể.
- Chụp mạch vành: hơn 90-95% bệnh nhân có ĐTNKOĐ trên lâm sàng có bệnh
xơ vữa mạchvành được phát hiện qua chụp mạch vành, 5-10% là đau thắt
ngực prinzmetal.
Thang điểm TIMI của Antman và cộng sự trong nghiên cứu TIMI 11B giúp đánh
giá nguy cơ sớm khi thăm khám ban đầu. Thang điểm này cho 1 điểm cho mỗi yếu
tố sau:
- Tuổi trên 65
- Có từ 3 yếu tố nguy cơ động mạchvành trở lên
- Có bị hẹp động mạchvành được chứng minh bằng chụp động mạchvành trước
đó
- Có ít nhất 2 cơn đau ngực trong vòng 24 giờ
7
- Có thay đổi ST trên điện tâm đồ
- Có tăng men tim
- Đã được dùng aspirin trong vòng 7 ngày
Nếu có từ 0- 1điểm là nguy cơ thấp; từ 2- 3 là nguy cơ vừa và có từ 4 trở lên là
nguy cơ cao.
2.4. Chẩn đoán phân biệt:
2.4.1. Bóc tách động mạch chủ cấp: Đau trong bóc tách động mạch chủ thường
kéo dài và nặng. Thường bắt đầu hay lan ra sau lưng và hiếm khi có thay đổi ST-T
thoáng qua. X quang trung thất rộng kèm mất cân xứng mạch và huyết áp ở hai
tay. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm tim, cộng hưởng từ ( MRI), chụp cắt lớp
điện toán ( CT-scan) hay chụp động mạch chủ cản quang.
2.4.2. Viêm màng ngoài tim cấp: khó phân biệt với ĐTNKOĐ. Bệnh có thể có
sốt nhẹ, đau ngực giống như viêm màng phổi: tăng lên khi thở, khi ho, nuốt, thay
đổi tư thế đặt biệt là nằm ngửa. Tiếng cọ màng tim là dấu hiệu giúp chẩn đoán
nhưng thường mơ hồ, phải nghe thường xuyên nhiều lần. Trên ECG có ST chênh
lên kéo dài, lan toả, không có hình ảnh soi gương và dấu hoại tử cơ tim. Siêu âm
tim có thể phát hiện tràn dịch màng tim. Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, VS tăng,
CRP tăng.
2.4.3. Thuyên tắc phổi cấp: Đau luôn kèm theo khó thở, hạ oxy máu. ECG nhịp
nhanh xoang kèm trục lệch phải, S1Q3T3 mới, block nhánh phải không hoàn toàn
mới xảy ra hay thiếu máu cơ tim thất phải. Chẩn đoán bằng CT scan ngực có cản
quang.
2.4.4. Đau do nguyên nhân tiêu hoá: nhiều bệnh lý tiêu hoá có triệu chứng giống
ĐTNKOĐ như: co thắt thực quản, loét dạ dày, thoát vị hoành, viêm túi mật, viêm
tuỵ cấp.
2.4.5. Các nguyên nhân khác gây đau ngực: đau cơ- xương, thuốc kích thích
cocain, amphetamin, thiếu máu, tăng huyết áp không khống chế được, rối loạn
nhịp tim,…
3.NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP( NMCT) :
3.1.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Nhồi máu cơ tim xảy ra do sự mất cân bằng kéo dài giữa cung và cầu oxy. Xơ vữa
động mạchvành là một phần quan trọng trong quá trình này. Nhồi máu cơ tim xảy
ra khi mảng xơ vữa bị vỡ và dẫn đến hình thành huyết khối hay tim hoạt động quá
khả năng cung cấp máu của động mạch vành. Những nghiên cứu gần đây cho rằng
quá trình viêm đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây vỡ mảng xơ vữa.
Phần lớn NMCT xảy ra vào buổi sáng sớm từ 6-12 giờ trưa hơn là những thời
điểm khác nhau trong ngày, có lẽ do sự tăng tiết catecholamine xảy ra khi thức
dậy hay nhưng thay đổi chu kỳ sinh học về đông máu thường xảy ra vào sáng sớm.
Có hai loại NMCT: NMCT có ST chênh lên và NMCT không ST chênh lên.
3.2.Biểu hiện lâm sàng:
Thường gặp đau ngực giống như cơn đau thắt ngực nhưng trầm trọng hơn và kéo
dài hơn 30 phút, không giảm khi nghỉ ngơi hay dùng nitroglycerin, thường kèm
8
với nôn mửa, toát mồ hôi, sợ chết. Tuy nhiên có 25% bệnh nhân có triệu chứng
không đặc hiệu, nhất là bệnh nhân lớn tuổi, tiểu đường.
Ngoài ra còn có những triệu chứng đi kèm như: khó thở, vả mồ hôi, buồn nôn,
nôn.
Khám thực thể: có khi bình thường, hoặc những dấu hiệu suy tim sung huyết nặng,
nghe tiếng T3, T4, rale ở phổi, tĩnh mạch cổ nổi.
3.3. Cận lâm sàng:
- Troponin: gần như đặc hiệu tuyệt đối cho tim. Không có dương tính giả. Tuy
nhiên do quá nhạy cảm, troponin phát hiện được cả những tổn thương tim mà
bản chất không do thiếu máu. Vì vậy chẩn đoán nhồi máu cơ tim cần lâm sàng,
điện tim hay những bằng chứng khác. Troponin tăng từ 4-6 giờ sau nhồi máu
và kéo dài trong 8-12 ngày.
- CK-MB: phóng thích từ cơ tim xảy ra sớm và rất nhạy để chẩn đoán nhồi máu,
nhưng không đặc hiệu. Xuất hiện sau 6-12 giờ nhồi máu, đạt nồng độ đỉnh sau
18-24giờ và trở về bình thường trong vòng không quá 48 giờ. CK-MB tăng
trong nhồi máu cơ tim, cũng có thể tăng khi có tổn thương cơ vân nặng.
- Troponin( TnI, TnT): rất nhạy trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Các mức tăng
của TnI, TnT còn có ý nghĩa tiên lượng.
- Myoglobin: là một protein Heme trọng lượng phân tử thấp có ở cả cơ tim và cơ
vân, nó xuất hiện sớm khi có nhồi máu cơ tim nhạy hơn cả CK- MB hay
Troponin và có thể phát hiện khoảng 2 giờ kể từ khi bắt đầu có hoại tử cơ tim.
Do có độ nhạy cao nên xét nghiệm Myoglobin âm tính trong vòng 4 đến 8 giờ
đầu kể từ khi khởi phát đau ngực sẽ rất có ích để loại trừ nhồi máu cơ tim.
- ECG: ST chênh lồi hướng lên có đặc hiệu cao trong chẩn đoán tổn thương cơ
tim cấp. Những bệnh nhân nhồi máu vùng dưới nên đánh giá thêm chuyển đạo
bên phải để phát hiện thêm nhồi máu thất phải. Những bệnh nhân có ST chênh
xuống ở V1 và V2 có thể bị tắc hoàn toàn nhánh mũ nên đo thêm chuyển đạo
V7- V9
Hình 2: Nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng
- Siêu âm tim: rối loạn vận động vùng
- Xạ hình cơ tim bằng 99m Sestamibi.
9
3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Theo ESC/AHA/ACC/WHF tháng 10/2007
Tăng chất chỉ điểm sinh học ( Troponin) + ít nhất 1 tiêu chuẩn sau:
- Lâm sàng: cơn đau thắt ngực điển hình, kéo dài trên 30 phút, không giảm với
nghỉ ngơi hay dùng nitroglycerine. Xanh tái, toát mồ hôi, tim nhanh có thể có rale
ẩm.
- Thay đổi ECG mới trên điện tim: ST chênh lên, sóng T đảo ngược, sóng Q
hoặc Block nhánh trái mới xuất hiện.
- Chứng cứ về hình ảnh học có mất vùng cơ tim còn sống hoặc bất thường vận
động vùng mới xuất hiện.
4. BIẾN CHỨNG CỦA NHỒI MÁU CƠ TIM:
4.1.Đau ngực: xảy ra sớm trong vòng 24 giờ sau nhồi máu xảy ra ở 60% bệnh
nhân, nó thường phản ánh tiến trình hoàn tất của nhồi máu, cũng có thể phản ánh
thiếu máu cơ tim tiến triển hay nhồi máu tái phát. Cần theo dõi sát huyết động học,
ECG và can thiệp mạchvành .
4.2.Tăng huyết áp: Tăng huyết áp không kiểm soát trên bệnh nhân có tăng huyết
áp từ trước, hay tăng huyết áp sau nhồi máu cơ tim.
4.3.Suy tim sung huyết: là yếu tố tiên lượng xấu. Tỉ lệ tử vong càng cao khi suy
tim càng nặng.
Phân loại theo Killip đánh giá mức độ suy thất trái và giúp tiên lượng bệnh nhân:
Killip 1: Không triệu chứng suy tim
Killip 2: Gallop T3, ran ở phổi, hình ảnh suy tim trên x quang.
Killip 3: Phù phổi
Killip 4: Sốc tim
4.4.Sốc tim:
Định nghĩa: gọi là sốc tim khi suy tim nặng kèm huyết áp hạ < 80mmHg và
tăng áp lực mao mạch phổi bít > 20mmHg, kèm theo tiểu ít <20ml/giờ, co mạch
ngoại biên, lú lẫn và toan chuyển hoá.
- Hở van 2 lá cấp: xảy ra vào khoảng 1% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Nguyên
nhân là do đứt cơ nhú, thường là cơ nhú sau giữa . Vì cơ này chỉ được nuôi dưỡng
duy nhất bằng động mạch liên thất sau. Phù phổi cấp xảy ra nhanh chóng, nghe
tim có âm thổi tâm thu ở mõm , nếu hở van 2 lá nặng thì không nghe được âm
thổi. Thường xảy ra sau 2-7 ngày sau nhồi máu thành dưới.
4.5.Thông liên thất: Thủng vách liên thất xảy ra ở 3% bệnh nhân nhồi máu cơ tim
thành trước. Triệu chứng lâm sàng dễ lẫn lộn với hở van 2 lá cấp vì cả hai đều có
tụt huyết áp, suy tim nặng và âm thổi tâm thu nổi bật. Thường xảy ra trong 3-5
ngày sau nhồi máu.
4.6.Vỡ tim: vỡ thành tự do thất trái xảy ra ở 1-3% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
Vỡ tim do giãn quá mức vùng quanh nhồi máu cùng với sự mỏng đi của thành
nhồi máu, biểu hiện thông thường là phân ly điện cơ.
10
4.7.Viêm màng ngoài tim:Vùng nhồi máu càng lớn, càng dễ bị viêm màng ngoài
tim. Lâm sàng có thể im lặng hoặc có tiếng cọ màng tim, đau ngực kiểu đau màng
phổi. Đôi khi có tràn dịch màng ngoài tim, phát hiện bằng x quang hoặc siêu âm
tim, rối loạn nhịp nhĩ thường gặp, cần chẩn đoán phân biệt với đau ngực tái diễn.
Viêm màng ngoài tim xảy ra muộn ở tuần thứ 2 hay vài 3 tháng sau nhồi máu
cơ tim được gọi là hội chứng Dressler.
4.8.Nhồi máu thất phải: thường gặp trong khoảng 50 % nhồi máu cơ tim thành
dưới. Lâm sàng có tụt huyết áp, tăng áp lực tĩnh mạch cảnh nhưng phổi trong.
ECG chuyển đạo thất phải có ST chênh lên.
4.9.Phình vách tim: Phình vách tim là tình trạng phồng vách tim khu trú tại vùng
nhồi máu. Khi phình vách hình thành thì có cơ hội xảy ra vỡ tim, nhất là khi có
hiện tượng phình giả. ECG có ST chênh lên kéo dài trên 2 tuần sau nhồi máu cơ
tim đầu tiên.
Hình 5
[...]... trên thất, nhịp nhanh thất TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1/ Trường Đại học y Hà Nội ( 2007), Điều trị học nội khoa ( tập 1), Nhà xuất bản y học 2/ Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá- Nhà xuất bản y học 3/ Huỳnh Văn Minh (2008), Tim mạch học, Nhà xuất bản y học, trang 112- 134 4/ Huỳnh Văn Minh (2009), ECG trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản y học 5/ J.P.Wyatt, R.N.Illingworth, C.E.Robertson, . nguy cơ tim mạch dù ECG bình thường hay thay đổi không đáng kể. - Chụp mạch vành: hơn 90-95% bệnh nhân có ĐTNKOĐ trên lâm sàng có bệnh xơ vữa mạch vành được phát hiện qua chụp mạch vành, 5-10%. máu cơ tim cấp. Bệnh mạch vành là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim ở các nước phát triển. Bệnh thường sinh ra do lắng động mỡ ở lớp dưới nội mạc tại các mạch vành. Tình trạng. 1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: 1.1.1. Nguyên nhân: - Thường gặp nhất là xơ vữa mạch vành -Bất thường động mạch vành ( người trẻ) - Huyết khối động mạch vành: viêm nội tâm mạc nhiễm