1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

“Bí kíp” ứng xử khi lần đầu làm sếp docx

5 429 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 129,89 KB

Nội dung

“Bí kíp” ứng xử khi lần đầu làm sếp Đối với những người lần đầu làm sếp, văn phòng có thể là nơi tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn và thách thức từ việc quản lý nhân viên ở các độ tuổi, chuyên môn khác nhau cho đến những chiến lược khả thi cần phải thực hiện Sau đây là một vài lời khuyên để vượt qua những thác thức trên: Quản lý thời gian tốt hơn Bất kì người quản lý nào cũng sẽ nói họ có hàng tỉ thứ cần phải giải quyết trong một ngày và đều là những chuyện cần giải quyết ngay lập tức. Nếu bạn không cẩn thận, những nhiệm vụ không mong muốn này có thể “ngốn sạch” thời gian của bạn và chắc chắn dẫn đến việc giảm hiệu quả làm việc. Vì vậy, khả năng xác định các ưu tiên và thực hiện các nhiệm vụ này vô cùng quan trọng khi quản lý thời gian. Hãy tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng trước, sau đó phân bổ thời gian cho những việc còn lại. Giao tiếp rõ ràng Khi làm việc với nhân viên, bạn nên cụ thể, chi tiết và rõ ràng với tất cả mọi việc từ thời hạn hoàn thành công việc, các nhiệm vụ cần làm, phạm vi của dự án, những mong muốn của bạn đối với chất lượng công việc… Bạn cũng nên đảm bảo sẽ theo dõi tiến trình này một cách nghiêm túc và đưa ra những góp ý thường xuyên đối với những công việc bạn giao cho nhân viên. Tôn trọng những nhân viên kì cựu và xuất sắc Có rất nhiều mâu thuẫn có thể xảy ra với những nhân viên đang làm việc và một người quản lý mới, đặc biệt nếu anh/ cô ấy trẻ hơn tuổi một vài người trong công ty. Căng thẳng cũng có thể đến từ những nhân viên cảm thấy họ không được xem xét để tăng lương, hay từ những nhưng viên lâu năm làm việc cho công ty nhiều hơn những người khác, hoặc với những người không thích bị người trẻ lãnh đạo. Những người lần đầu làm quản lý nên hiểu tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc trong vai trò mới của mình để có thể thấu hiểu, lắng nghe và đọc được suy nghĩ của các nhân viên. Nên nhất quán trong mọi việc Tất cả các nhà quản lý cần phải làm việc nhất quán, tuy nhiên đối với các nhà quản lý mới điều này còn quan trọng hơn nhiều. Điều này có nghĩa bạn nên đảm bảo tính nhất quán trong tất cả các lĩnh vực của công việc, từ kỉ luật cho đến các ưu đãi, từ các cấu trúc cho đến các thủ tục để bạn điều hành. Thay vì cố gắng trở thành một nhà quản lý sáng tạo nhất và luôn không nhất quán vì bạn luôn thấy ý tưởng sau hay hơn ý tưởng trước, bạn nên tập trung vào những việc thực sự cần thiết nhất và nhất quán trong việc thực hiện những điều này. Thể hiện độ tin cậy Cũng giống như sự nhất quán, các sếp cần phải đáng tin cậy. Tuy nhiên, độ tin cậy không phải một sớm một chiều mà xây dựng được. Nó cần thời gian để nhân viên của bạn có thể tin bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải làm những việc bạn nói, và những điều bạn nói phải tin cậy và khả quan nhất có thể. . “Bí kíp” ứng xử khi lần đầu làm sếp Đối với những người lần đầu làm sếp, văn phòng có thể là nơi tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn và thách. hay từ những nhưng viên lâu năm làm việc cho công ty nhiều hơn những người khác, hoặc với những người không thích bị người trẻ lãnh đạo. Những người lần đầu làm quản lý nên hiểu tầm quan trọng. lại. Giao tiếp rõ ràng Khi làm việc với nhân viên, bạn nên cụ thể, chi tiết và rõ ràng với tất cả mọi việc từ thời hạn hoàn thành công việc, các nhiệm vụ cần làm, phạm vi của dự án, những

Ngày đăng: 25/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w