Cách nuôi cá sấu pdf

4 447 0
Cách nuôi cá sấu pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách nuôi sấu Nuôi sấu là một nghề đang được rất nhiều người quan tâm. Có người thành công, có người thất bại Để nuôi bất cứ loài nào, trước hết, chúng ta cần nắm vững các đặc điểm sinh học của chúng. Sau đó, ta tập trung giải quyết 3 vấn đề: Chỗ ở, thức ăn và sinh sản của loài đó. Tất nhiên, khi nuôi, ta còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác như bệnh tật, chế biến, tiêu thụ Đối với sấu, ngoài việc bán được giá cao, ta còn có thể kết hợp với du lịch để tăng thu nhập. Đó là điểm rất đáng quan tâm. Nguồn gốc sấu ở vùng nhiệt đới nóng, ẩm. Vì vậy, nhiệt độ thấp là một trở ngại lớn đối với chúng. Ở miền Nam nước ta, việc nuôi sấu rất thuận lợi. Còn ở phía Bắc thì phải tìm cách khắc phục rét. Nhiệt độ thấp hạn chế sự hoạt động của chúng và giảm đáng kể sự ham muốn ăn uống. Đó là nguyên nhân mà sấu ở một số hộ nuôi phía Bắc hay bị chết hoặc chậm lớn vào mùa đông. Cá sấu là loài thân nhiệt. Giống như rắn, nó thường bò lên nằm phơi nắng. Thực chất động tác đó là gia tăng nhiệt cho cơ thể. Lúc này, tim của nó đập mạnh, cấp tập dồn máu ra bề mặt để tiếp nhận nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, ta phải tìm cách chống rét cho chúng. Cá sấu sống dưới nước nhưng thở bằng phổi. Nó luôn luôn ngoi lên để thở. Khi bơi, nó nghếch mũi lên trên mặt nước. Con vật khổng lồ ấy bơi rất khéo, nó không gây ồn ào mà cứ lừ lừ tiến sát đến con mồi. Khi tấn công, nó có van che lỗ mũi để nước không lọt vào và thoải mái vùng vẫy với con mồi. Khứu giác của sấu rất phát triển. Nó nhận ra mùi của con mồi từ rất xa. Mắt của chúng cũng rất tinh. Chúng nhìn rõ cả ban ngày và ban đêm. Lỗ tai của sấu lại nằm ngay sau mắt. Tai chúng cũng rất thính. sấu luôn cảnh giác và hết sức tập trung khi theo dõi con mồi Những đặc điểm này, bà con ta cần biết khi dự định nuôi sấu. Khi nuôi, nên làm chuồng nơi yên tĩnh và bố trí đủ diện tích để đảm bảo các hoạt động của chúng. Con nhỏ cùng loại có thể nuôi dày. Nhưng khi lớn, ta bố trí mỗi con đủ 1m2 là tốt nhất. Khu nuôi phải có tường bao chắc chắn. Tường phải có móng để tránh sấu đào hang và chui ra. Trong chuồng cần có một hồ nước cho sấu bơi lội. Hồ nên có bờ thoai thoải để nó lên xuống dễ dàng. Cần có hệ thống cống thuận lợi để thay tháo nước khi hồ bị ô nhiễm (nhưng tránh để sấu thoát ra). sấu nuôi cần được dãi nắng, thông thoáng nhưng cũng cần có cây xanh để chúng trú khi quá nắng. Thức ăn của sấu là thịt động vật, tốt nhất và tiện nhất vẫn là các loại cá. Ta cũng có thể tận dụng phụ phẩm của các lò mổ nhưng cố gắng giữ được tươi sống. Ngoài ra, chuột, ếch, nhái, ốc bươu vàng đập nhỏ cũng có thể cho sấu ăn. Ta cho chúng ăn 2 ngày/1 lần. Nếu nuôi tốt vào mùa hè, sấu có thể tăng trọng tới 4-5kg/tháng. Vì sấu ăn thức ăn là động vật tươi sống nên khâu giữ gìn vệ sinh khu nuôi rất quan trọng. Ta nên cho chúng ăn vào máng và cọ rửa hàng ngày. Cá sấu cũng có một số bệnh như các bệnh do vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng, nấm và một số bệnh đặc thù như bệnh gút, bệnh hạ đường huyết, bệnh thiếu canxi, thiếu vitamin . Cách nuôi cá sấu Nuôi cá sấu là một nghề đang được rất nhiều người quan tâm. Có người thành công, có người thất bại Để nuôi bất cứ loài nào, trước hết, chúng ta cần nắm vững các đặc. cho cá sấu ăn. Ta cho chúng ăn 2 ngày/1 lần. Nếu nuôi tốt vào mùa hè, cá sấu có thể tăng trọng tới 4-5kg/tháng. Vì cá sấu ăn thức ăn là động vật tươi sống nên khâu giữ gìn vệ sinh khu nuôi. nước cho cá sấu bơi lội. Hồ nên có bờ thoai thoải để nó lên xuống dễ dàng. Cần có hệ thống cống thuận lợi để thay tháo nước khi hồ bị ô nhiễm (nhưng tránh để cá sấu thoát ra). Cá sấu nuôi cần

Ngày đăng: 25/03/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan