Kỹ thuật nuôi tôm vụ 2 pot

6 338 0
Kỹ thuật nuôi tôm vụ 2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật nuôi tôm vụ 2 1.CẢI TẠO AO: Theo phương pháp cải tạo khô: a. Đối với ao vùng đầm: - Tháo cạn nước, phơi khô và nạo vét lớp bùn đen ra khỏi ao, đổ vào ao chứa tập trung. Xịt rửa đáy sạch sẽ, tiến hành phơi đáy để diệt trùng đáy ao. - Bón vôi: Tùy theo pH đất, vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 100 - 200 kg/ 1000 m2 hoặc vôi tôi (Ca(OH)2) với lượng 50-100 kg/1000 m2 nâng pH đất. Đối với ao thư ờng có độ kiềm thấp nên bón lót vôi nông nghiệp CaCO3 (150 - 200 kg/1000 m2) trước khi lấy nước vào nuôi. - Làm rào ch ắn xung quanh ao để ngăn chặn vật chủ trung gian truyền bệnh: vật liệu bằng tấm nilong mỏng hay lưới "ruồi", chiều cao 40 -60cm b. Đối với ao vùng cát: - Phơi khô đáy ao. Thu gom bùn đến nơi qui định, tránh xa vùng nuôi. - Xịt rửa đáy sạch sẽ, tiến hành phơi đáy để diệt trùng đáy ao. Áp dụng chung: Kéo dài thời gian phơi khô đáy ao 20 - 30 ngày, trong điều kiện cường độ ánh sáng mặt trời không ổn định. Mục đích: để có nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định, ngăn ngừa, hạn chế mầm bệnh, các chủ trung gian xâm nhập và phát triển trong ao nuôi; là khâu quan trọng trong công tác phòng bệnh (đốm trắng, hoại tử gan tụy, phân trắng, ) 2. XỬ LÝ NƯỚC: - Lấy nước vào ao: đạt tối thiểu 1,2m đối với ao vùng đầm và 1,4 m đối với ao vùng cát - Khử trùng nước: Có thể sử dụng VICATO khử trùng, .với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Trường hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trước, nên khử trùng nư ớc bằng Chlorine nồng độ 20-30 ppm. 3. GÂY MÀU NƯỚC: - Nên gây màu vào lúc nắng, thường sử dụng phân NPK (loại 20-20-0) với Urê theo tỷ lệ 1:1 với lượng 2-3 kg/1000m3 trong 2-3 ngày . - Đối với ao gây màu khó cần bổ sung thêm hỗn hợp nấu chín với tỷ lệ bột cá: đậu nành: cám gạo là 4:1:1 với lượng 1-2 kg/1000m3. - Kết hợp sử dụng vôi Dolomite MgCaCO3, trong quá trình gây màu. Bổ sung vi sinh để ổn định màu nước và tạo thức ăn tự nhiên cho tôm giống. -Thời gian gây màu khoảng 4-5 ngày, khi màu nước trong ao lên tốt thì mới tiến hành thả giống. Màu nước tốt là màu nâu hoặc màu xanh lá chuối non, độ trong từ 30 cm đến 40 cm. - Kiểm tra các điều kiện môi trường trong ao trước khi thả giống. Các chỉ tiêu cần đạt: Ôxy > 4 mg/l; pH 7,5- 8,5; Nhiệt độ nước 28 - 30oC; Ðộ kiềm: 80-120 mg/l; NH3: < 0,1mg/l; H2S: < 0,03mg/l; Ðộ trong 30 - 40 cm; Ðộ mặn 5 - 35‰ thích hợp nhất 10 - 25‰. 4. THẢ GIỐNG: - Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh thích hợp để tránh sốc cho đàn giống. - Tôm giống chân trắng PL 12 phải được sản xuất từ tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định, có xuất xứ rõ ràng và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền. - Thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10 -15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi. - Mật độ thả từ 80 - 100 con/m2 đối với vùng cát và 2- 30 con/m2 đối với vùng triều. Việc thả mật độ hợp lý sẽ dễ dàng quản lý môi trường, tôm nhanh lớn, đầu tư ít nhưng l ợi nhuận cao (do cỡ mua tôm lớn, ít rủi ro), hạn chế ô nhiễm môi trường chung. 5. CHĂM SÓC QUẢN LÝ Quản lý thức ăn: - Cho ăn 0,8 - 1 kg thức ăn công nghiệp/10 vạn post/ngày, sau đó cứ 2 ngày tăng 0,2-0,3kg/10 vạn. Vào các thời điểm nắng gay gắt, giảm 20-30 % lượng thức ăn. Khi tôm đạt 20 ngày, ăn khoảng 4-5 kg thức ăn/ 10 vạn/ngày. Từ thời điểm này, cần bổ sung thêm vào thức ăn men đường ruột và vitamin C nh ằm ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột tôm, giúp tôm tôm tiêu hóa và ăn nhiều hơn theo t ỷ lệ: 3g men tiêu hóa + 1g Vitamin C/1kg thức ăn. - Tại thời điểm này nên sử dụng nhá (sàn cho ăn) để quản lý thức ăn, lượng thức ăn cho vào nhá theo tỷ lệ: 5g thức ăn/1kg thức ăn thực tế. Sau thời gian 2 giờ 30 phút, tiến hành kiểm tra nhá. Tùy theo lượng thức ăn còn lại, số lượng tôm vào nhá mà điều chỉnh lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Cần bổ sung thêm 3g Zymetin + 1g Vitamin C/1kg thức ăn. Tùy theo lượng thức ăn còn lại, số lượng tôm vào nhá, kết hợp với tình trạng sức khỏe tôm, thời tiết mà điều chỉnh lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Tham khảo bảng hướng dẫn cho ăn của từng loại thức ăn. - Hạn chế chài tôm mà thông qua nhá kiểm tra, đánh giá sức khỏe tôm nuôi. Căn cứ vào các đặc điểm như kích cỡ (đồng đều), màu sắc vỏ (sáng, sạch), đường ruột (to, đầy thức ăn), màu phân, để có biện pháp xử lý. Quản lý sức khỏe tôm nuôi: - Nâng cao mực nước đạt tối đa để ổn định nhiệt độ. Khi lấy nước cần tham khảo thông tin Quan trắc môi trường của Chi cục Nuôi trồng Thủy Sản. Đối với nuôi tôm vùng cát , hạn chế lấy nước ngọt từ giếng đóng (nước ngầm), có thể sử dụng nguồn nước lợ gần mép biển để cấp cho ao nuôi tôm. - Hạn chế chài tôm mà thông qua nhá kiểm tra, đánh giá sức khỏe tôm nuôi. Căn cứ vào các đặc điểm như kích cỡ (đồng đều), màu sắc vỏ (sáng, sạch), đường ruột (to, đầy thức ăn), màu phân và kinh nghiệm (diễn biến thời tiết; vỏ tôm lột, cát xuất hiện trong nhá, tôm nhảy lên khỏi mặt nước khi có tiếng động hoặc ánh ánh sáng vào ban đêm, là dấu hiệu để nhận biết sức khỏe của tôm nuôi tốt) để kiểm tra tình hình sức khỏe và có biện pháp xử lý. - Thường xuyên theo dõi các diễn biến màu nước, biến động của các chỉ số môi trường, sức khỏe tôm nuôi mà có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc điểm của loại tôm này là phát triển đồng đều và được thả với mật độ cao nên lột xác đồng loạt, dẫn đến độ kiềm dễ bị dao động cần thường xuyên bổ sung vôi Nông nghiệp để ổn định độ kiềm, hạn chế bệnh mềm. - Định kỳ bổ sung men vi sinh để hạn chế ô nhiễm, phòng bệnh cho tôm. Quản lý môi trường ao nuôi -Quản lý độ pH: Độ pH của nước tăng cao hoặc thấp hơn mức cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi. Với cường độ ánh sắng mạnh và nhiệt độ tăng cao về muà hè làm các nhóm tảo xanh Lam (Cyanophita) phát triển mạnh, Hơn nữa, cường độ ánh sáng cao sẽ làm nhóm tảo Lục (Chlorophyta) quang hợp tốt, mật độ tảo trong nước cao, dễ dẫn đến màu nước ao đậm và pH sẽ tăng cao vào buổi chiều. Việc pH tăng cao làm cho Ammonia (NH3) gia tăng tính độc và gây hại cho tôm, pH tăng cao cũng gây hại cho chính hệ thống tảo dẫn đến việc mất màu nước. Trong trường hợp pH tăng cao đột ngột chúng ta nên dùng các loại giảm làm pH chậm như BKC,(lượng dùng theo hướng dẫn), thay nước để giảm bớt tảo, sau đó cấy men vi sinh để pH giảm dần và từ từ ổn định đến khi pH nằm trong ngưỡng từ 7,5 - 8,5 vào giao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị. -Quản lý Độ mặn: Thời tiết mùa hè thường có những cơn mưa giông bất chợt sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến độ mặn của ao nuôi. Sau cơn mưa độ mặn trong môi trường ao nuôi có sự phân tầng rõ rệt. Vì thế trong và sau cơn mưa, các h ộ nuôi cần phải cho hoạt động máy quạt nước hoặc thay nước (‘chài nước) tầng mặt và lấy nước tầng đáy để ổn định độ mặn nước ao nuôi tránh gây sốc cho vật nuôi. Tôm nuôi có thể chịu đựng trong khoảng 5-35 ‰ (tốt nhất 10-25 ‰). Ngược lại, khi thời tiết nắng nóng kéo dài độ mặn ao nuôi tăng l ên quá ngưỡng có khi lên tới 40 ‰ nên dùng nước ngọt để giảm độ mặn ao nuôi. Khi nước ao có độ mặn thấp thường kéo độ kiềm thấp và tôm thường có biểu hiện bất hiện bất thường về vỏ tôm (vỏ mỏng, cong, thân mền, ) cần theo dõi độ kiềm nước nuôi, trộn vào thức ăn hổn hợp có Canxi. -Quản lý độ trong của nước: Độ trong của môi trường nước nuôi tôm chủ yếu phụ thuộc vào sinh vật phù du có trong ao nuôi. Vào mùa hè khi khi ánh sáng mạnh làm cho nhóm tảo lục quang hợp tốt, mật độ tảo cao, làm cho độ trong giảm. Ngược lại khi độ trong của nước cao thì hàm lượng Oxy hòa tan thường thấp và t ảo đáy có nguy cơ phát triển mạnh sẽ cạnh tranh không gian hoạt động và oxy về ban đêm của vật nuôi. Đối với ao nuôi tôm độ trong tốt nhất từ 30- 40 cm. Để có độ trong nằm trong ngưỡng thích hợp người nuôi cần phải xử lý: Kết hợp men vi sinh khi gây màu; Định kỳ nên dùng vôi để ổn định độ pH; Khi độ trong quá thấp do tảo phát triển nên thay 1 phần nước trong ao nuôi. - Quản lý khí Amoniac (NH3): Khí NH3 cao vào mùa hè là do vào thời điểm này tôm càng lớn thì lượng thức ăn dư thừa, phân tôm tồn đọng trong đáy ao càng lớn, có nhiều xác tảo chết khi phân huỷ trong điều kiện môi trường thiếu oxy làm cho khí độc NH3 càng tăng cao. Để quản lý hàm lượng NH3 trong ao nuôi nằm trong ngưỡng cho phép khoảng 0,1mg/lít người nuôi cần: Cân đối lượng thức ăn cho tôm, tránh tình trạng dư thừa và tồn động trong ao; Máy quạt nước nên đặt đúng vị trí và đúng quý cách để khi vận hành sẽ gom được tất cả các chất cặn bã tập trung vào giữa ao; N ên dùng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi; Ổn định độ pH nước trong ao luôn nằm ở ngường từ 7,5 - 8,5. -Khí H2S (Hidro Sunfua): khí H2S là một loại khí rất độc hại và nguy hiểm cho tôm nuôi. Khí H2S tồn tại khi trong ao có pH thấp và nhiệt độ cao. Khi oxy hòa tan th ấp (đặc biệt khi có những cơn mua bất chợt) thì xãy ra quá trình phân giải chất hữu cơ bằng vi sinh vật yếm khí và H2S là sản phẩm của quá trình phân giải. Khí H2S nằm trong ngưỡng cho phép là 0.03mg/l, nếu vượt quá ngưỡng có thể gây sốc và chết đối với tôm nuôi. Biện pháp hạn chế khí H2S trong ao: Cải tạo ao thật kỹ từ đầu vụ nuôi; Quản lý tốt thức ăn không để dư thừa; Tăng cường chạy quạt để tăng oxy trong ao tránh hiện tượng phân hủy yếm khí trong đáy ao; Không được để pH nước quá thấp < 7; Sử dụng vi sinh và vôi Zeolite định kỳ. 6. PHÒNG BỆNH: -Cải tạo ao đúng quy trình, phơi đáy ao đủ lâu, bảo đảm chất lượng nước lấy vào. -Có diện tích làm ao lắng và ao xử lý. -Thả tôm đúng mùa vụ. Chọn giống chất lượng cao. -Mật độ thả theo hướng dẫn của Lịch thời vụ, phù hợp với kinh nghiệm nuôi, trang thiết bị đầu tư và cấu trúc ao đầm. -Quản lý tốt thức ăn, tránh cho ăn thừa. -Theo dõi và xử lý xớm hiện tượng biến động môi trường, tôm ăn yếu, bằng các phương pháp cải thiện chất lượng nước. -Tăng cường tính cộng đồng trong nuôi tôm, thông báo kịp thời với cán bộ kỹ thuật địa phương (xã, huyện) khi tôm nuôi có dấu hiệu bất thường, theo định kỳ thả VICATO Khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. . trường, tôm ăn yếu, bằng các phương pháp cải thiện chất lượng nước. -Tăng cường tính cộng đồng trong nuôi tôm, thông báo kịp thời với cán bộ kỹ thuật địa phương (xã, huyện) khi tôm nuôi có. lượng 100 - 20 0 kg/ 1000 m2 hoặc vôi tôi (Ca(OH )2) với lượng 50-100 kg/1000 m2 nâng pH đất. Đối với ao thư ờng có độ kiềm thấp nên bón lót vôi nông nghiệp CaCO3 (150 - 20 0 kg/1000 m2) trước khi. Trường hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trước, nên khử trùng nư ớc bằng Chlorine nồng độ 20 -30 ppm. 3. GÂY MÀU NƯỚC: - Nên gây màu vào lúc nắng, thường sử dụng phân NPK (loại 20 -20 -0) với Urê

Ngày đăng: 25/03/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan