Hướngdẫnđóngsáchthưviện
Sherelyn Ogden - Trưởng bộ phận Bảo quản, Hiệp hội lịch sử Minnesota
Sách có giá trị khác nhau và được sử dụng khác nhau, do vậy cần lựa chọn
cách đóng thích hợp khi chúng bị rách nát. Đóng lại sáchthưviện là một hình
thức phổ biến hơn cả. Đây là một sự lựa chọn hay nếu như lấy vấn đề kinh tế
và tính bền làm mục tiêu. Việc làm này phù hợp với những cuốn sách có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt thông tin mà nó chứa đựng và không có giá
trị như những vật thể. Sách có ý nghĩa tạo tạc hoặc có tính liên hợp ngoài giá
trị về mặt thông tin cần được gửi tới chuyên gia bảo quản để xử lý.
Mục tiêu của việc đóngsáchthưviện đã thay đổi qua nhiều năm. Trước đây,
người đóngsáchthưviện cố gắng đưa ra cách đóng chắc chắn, kinh tế và
thuận lợi cho việc phục vụ. Tuy nhiên, khi người làm công tác thưviện và
người sử dụng bắt đầu chú ý tới chất lượng thẩm mỹ của tài liệu thưviện và
trở nên quan tâm tới việc mở rộng cuốn sách và các vấn đề sao chụp có liên
quan tới việc khâu vắt, mục tiêu của việc đóngsách đã được mở rộng. Năm
1984 Jan Merill – Oldham xác định các dặc tính cần có khi đóngsách như
sau: (1) Đóngsách phải thuận lợi cho việc bảo quản, giảm thiểu việc thay đổi
trang bản gốc; (2) đóngsách không được làm hư hại tới văn bản gốc và rút
ngắn tuổi thọ; (3) tài liệu được đóng phải mở được dễ dàng trong khoảng 180
độ để thuận lợi cho việc sao chụp tránh làm hỏng tài liệu; (4) tài liệu được
đóng phải giữ được ở trạng thái mở khi đặt trên một mặt phẳng như vậy bạn
đọc tự do cả hai tay để ghi chép được dễ dàng (1). Ngày nay, khả năng mở
rộng và can thiệp tối thiểu cũng như tính bền và giá thành thấp là những mục
tiêu hàng đầu của nghề đóngsáchthư viện.
Kết quả của việc mở rộng mục tiêu này là ấn phẩm sửa đổi Chuẩn mực đóng
sách thưviện (Library Binding Institute Standard for Library Binding). ấn
phẩm Standard thứ 8 này bao gồm thay đổi về thông số tài liệu và kỹ thuật
nhằm phản ánh nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng tài
liệu có chất lượng lưu trữ và hợp thức hóa, hoàn thiện các phương thức đóng
sách. Phiên bản cập nhật về chuẩn mực này hiện nay đang được Tổ chức
Chuẩn mực Thông tin Quốc gia phối hợp với ViệnĐóngsách mở rộng.
Chúng ta không nghĩ rằng sẽ có sự khác biệt lớn so với ấn phẩm Standard thứ
8. ấn phẩm thứ 8 được căn cứ trên giả thiết là người đọc có kiến thức về tài
liệu, xử lý tài liệu, máy móc và thuật ngữ được dùng trong ngành đóngsách
thư viện và có thể lựa chọn được một cách thích hợp trong số những cách
thức đang có (2). Bạn đọc chủ yếu của ấn phẩm này là những người đóng
sách thư viện. Để đáp ứng nhu cầu của người làm công tác thưviện về vấn đề
giải thích, trao đổi và bối cảnh lịch sử, cuốn sách A Guide to the Library
Binding Institute Standard for Library Binding đã được chuẩn bị. Cuốn Guide
này nhằm tạo điều kiện để bạn đọc có thể sử dụng chuẩn mực này một cách
thuận lợi nhất (3). Khi ký hợp đồngđóngsáchthư viện, cần phải tuân thủ
theo cả Standard và Guide. Các hợp đồng ký kết với người đóngsáchthư
viện cần phải nói rõ phương pháp và tài liệu thích hợp cho kho sách của thư
viện. Hợp đồng cần phải chi tiết tới mức tối đa. Hai hợp đồng mẫu được đăng
trong Recource Guide: Managing a Library Binding Program.
Mặc dầu cần tham khảo Standard và Guide, song số lượng đóngsách giới hạn
khi ký hợp đồng là bao nhiêu thì lại không thành vấn đề vì điều này đôi khi
không nói cụ thể được. Trong những cơ quan nhỏ có số lượng sáchđóng ít,
thời gian làm việc của nhân viên rất chặt chẽ và kiến rhức của nhân viên về
đóng sách có giới hạn. Những cơ quan như thế này bao gồm bảo tàng nhỏ,
các hiệp hội lịch sử và địa danh lịch sử.
Hướng dẫn dưới đây được đưa ra để đáp ứng nhu cầu của những cơ quan này,
nhằm mục đích giúp đỡ những người làm công tác thưviện trong việc qui
định rõ công tác đóngsách để có thể đạt được chuẩn mực cơ bản và tránh
được hư hỏng. Cũng cần phải nhớ rằng tất cả các nguyên tắc đều có trường
hợp ngoại lệ và như vậy có những cuốn sách không thích hợp với các hướng
dẫn này.
Trong một số trường hợp, hướngdẫn này có thể gây ra chi phí đóngsách cao
hơn nhiều lần so với mức bình thường vì phải bỏ nhiều thơig gian, công sức
và sự chú tâm đặc biệt. Tuy nhiên chi phí cao này không phải là cản trở đối
với những cơ quan có số lượng sáchđóng nhỏ.
Một số người làm công tác đóngsách khi được hỏi đã cho biết rằng cơ quan
của họ sẽ tiến hành những biện pháp như vậy nếu như họ được yêu cầu. Bạn
có thể cần kiếm một người đóngsách mà thực sự quan tâm đến loại công việc
này. Để chọn một người đóng sách, nên chọn người được đào tạo từ Library
Binding Institute. Bằng cách lựa chọn này, bạn có thể yên tâm rằng người
đóng sách quen thuộc với các bước cũng như là xu hướng hiện tại và kỹ thuật
mới.
+ Người đóngsách không được xén các mép của sách trừ phi bị hư hỏng
hoặc các trang chưa đựơc cắt. Việc bảo quản gờ là cần thiết, không một điều
lệ nào về cắt xén đảm bảo rằng trang ảnh gấp, hình ảnh và văn bản in lệch ra
ngoài cạnh của trang giấy sẽ không bị xén
+ Cần bảo quản các trang dễ rách và các tập đặc biệt bằng cách khâu lại. Tập
nào cần thì đóng lại bìa. Nếu một cuốn sách quan trọng bị hư hỏng nặng, yêu
cầu đóng lại cuốn sách bằng cách khâu gáy xử dụng đường khâu ban đầu nếu
như có thể. Đây là cách lựa chọn tốn kém . Một cách làm khác là làm hộp
đựng sách thay thế. Những cuốn sách không thể đóng hoặc khâu lại qua gáy
cần phải được đóng bằng cách dán keo đôi thì tốt hơn là khâu gáy sách.
Người đóngsách có thể được quyền tự quyết định khi nào thì cần khâu gáy
sách (thường là vì cuốn sách dày và nặng). Tuy nhiên kỹ thuật này không nên
dùng thường xuyên. Nếu như thường xuyên phải dùng cách này, cần xin ý
kiến của nhà tư vấn, người có thể đánh giá được quyết định của người đóng
sách.
+ Về việc sửa chữa trang giấy, nên sử dụng loại băng dính có chất keo dính
tổng hợp chuyên dùng cho giấy, chỉ cần miết nhẹ không gây tổn hại cho giấy,
chứ không nên dùng loại băng dính gia dụng dành cho nhựa. Mặc dù việc sử
dụng giấy Nhật Bản và sửa chữa bằng việc dán hồ bột là một phương thức
bảo quản chuẩn mực, việc cần thiết sửa chữa theo cách này đòi hỏi trình độ
kỹ thuật cao, thể hiện tính cấp bách của đóngsách bảo quản. Hỏi người đóng
sách chất liệu gì sẽ được sử dụng cho việc sử chữa và nếu bạn không chắc
chắn về chất lượng, hỏi người bảo quản xem chất liệu này có phù hợp không?
Hãy nhớ rằng băng dính sửa chữa không phù hợp với các sách có ý nghĩa tạo
tác hoặc (associational) mà chỉ dành cho các sách có giá trị về mặt thông tin
mà nó chứa đựng.
+ Trong quá trình đóngsách cần sử dụng các chất liệu bền, ổn định về mặt
hóa học.Vấn đề dáng chú ý nhất là trang lót, trang giấy này đựơc nhập liền
sát trang đầu tiên và trang cuối cùng của sách. Trang lót phải có tính kiềm và
đạt tiêu chuẩn ANSI Z-39.48-1992. Yêu cầu người đóngsách trả lại nhãn
sách hoặc bất kỳ cái gì đáng quan tâm.
+ Yêu cầu người đóngsách gọi bạn khi có vấn đề gì liên quan đến chất liệu
hoặc cách thức.
Mỗi một tập sách đã được đóng khi trả lại thưviện phải được kiểm tra nhằm
đảm bảo rằng chất lượng công việc đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được thông số kỹ
thuật. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sản phẩm chất lượng
cao. Hướngdẫn đối với việc kiểm tra chất lượng tài liệu đã được đóng có
trong A Guide to the Library Binding Institute Standard for Library Binding.
Chú thích
1. Jan Merrill-Oldham, “Binding for Research Libraries”, The New Library
Scene (August 1984): 1,4-6.
2. Paul A. Parisi and Jan Merrill-Oldham, eds., Library Binding Institute
Standard for Library Binding, 8th ed. (Rochester, NY: Library Binding
Instutute, 1986). Foreword.
3. Jan Merrill-Oldham and Paul Parisis, Guide to the Library Binding
Institute Standard for Library Binding, (Chicago and London: American
Library Association, 1990), VII
4. Jan Merrill-Oldham, Managing a Library Binding Program, Jutta Reed-
Scott, Series ed. (Wasington, DC: Association of Research Libraries,
Preservation Planning Program, 1993).
Lời cảm ơn
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Jan Merrill – Oldham, Paul
Parisis và Robert deCandido trong việc chuẩn bị bài hướngdẫn kỹ thuật này
. đồng đóng sách thư viện, cần phải tuân thủ theo cả Standard và Guide. Các hợp đồng ký kết với người đóng sách thư viện cần phải nói rõ phương pháp và tài liệu thích hợp cho kho sách của thư viện. . thành thấp là những mục tiêu hàng đầu của nghề đóng sách thư viện. Kết quả của việc mở rộng mục tiêu này là ấn phẩm sửa đổi Chuẩn mực đóng sách thư viện (Library Binding Institute Standard for. dùng trong ngành đóng sách thư viện và có thể lựa chọn được một cách thích hợp trong số những cách thức đang có (2). Bạn đọc chủ yếu của ấn phẩm này là những người đóng sách thư viện. Để đáp ứng