Giahóatômbốmẹ:Vìsaovà
cách nào?
Cũng như nhiều nước khác có nghề nuôi tôm, Việt Nam đang cần nguồn tômbố
mẹ số lượng lớn và đủ yêu cầu chất lượng để sản xuất con giống. Giahóatômbố
mẹ phải chăng là một xu hướng tất yếu?
Vài nét về giahóatôm
Gia hóa (domestication) vật nuôi được hiểu là một quá trình thuần hóa, làm thay
đổi mức độ di truyền tính trạng vật nuôi, qua quá trình chọn lọc tạo ra nhữ
ng tính
trạng tốt nhất phục vụ con người. Tôm là một trong những đối tượng thủy sản được
gia hóa nhằm tăng sản lượng và kháng bệnh tốt hơn. Tômbố mẹ sạch bệnh (SPF),
kháng bệnh (SPR) là sản phẩm của một quá trình gia hóa. Thành công trong việc
gia hóatôm thẻ chân trắng (TTCT) Thái Bình Dương (Pacific white shrimp) tại
Mỹ là bước ngoặt của nuôi trồng thủy sản đầu những năm 1990. Sự phát triển dòng
TTCT sạch bệnh tại Mỹ dẫn đến việc áp dụng nhanh chóng loại tôm này từ
Western Hemisphere đến châu Á. Tômgiahóa giúp tăng sản lượng và kích hoạt xu
hướng giátôm thấp hơn.
Ở Thái Lan, việc nhập khẩu TTCT giahóa sạch bệnh được thực hiện từ năm 2002.
Tôm này hầu hết có nguồn gốc Hawaii, tăng trưởng nhanh, kích cỡ
lớn đồng đều;
đặc biệt, có khả năng thả nuôi mật độ lớn, năng suất 12 - 20 tấn/ha (trong khi tôm
sú 6 - 8 tấn/ha). Từ đó Thái Lan dần trở thành nước xuất khẩu tôm lớn nhất. Năm
2003 - 2007, Thái Lan chi 18 triệu USD cho chương trình phát triển giahóa tôm sú
bố mẹ. Hiện, Thái Lan là nhà cung cấp tômbố mẹ lớn nhất châu Á.
Dự án giahóatôm sú của Ấn Độ được khởi xướng năm 2005 tại quần đảo
Andaman và Nicobar, nh
ằm hỗ trợ ngành nuôi tôm nước này đối phó dịch bệnh
virus. Để tạo những đàn tômbố mẹ tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt, thích ứng
môi trường, Dự án phải qua nhiều công đoạn (sàng lọc từ tự nhiên, kiểm dịch, nhân
giống chọn lọc, xây dựng trung tâm giống hạt nhân…) rồi mới sản xuất hàng loạt.
Từ thành công này, một số lượng lớn tôm giống chất lượng tố
t được đưa đến các
bang Andhra Pradesh, Orissa, Guiarat. Dự án cũng thành công trong việc đạt tiêu
chuẩn an toàn sinh học cho sản xuất tôm sạch bệnh, thành công kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo, xây dựng được cơ sở dữ liệu kỹ thuật số, tạo thuận lợi cho phân tích sự
đa dạng di truyền, cũng như để tránh giao phối cận huyết. Hiện, Ấn Độ đã phát
triển thành công tôm sú sạch bệnh thế hệ
6 và tiếp tục sản xuất thử. Còn đối với
TTCT, sau khi được phép nuôi loài tôm này, Ấn Độ đã nghiên cứu và sản xuất
thành công TTCT bố mẹ sạch bệnh do Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Rajiv
Gandhi (RGCA) ở Tamil Nadu thực hiện. Đến nay, Ấn Độ gần như đã chủ động
được nguồn tôm giống chất lượng cao và đẩy mạnh nuôi và xuất khẩu loài tôm
này.
Gia hóatôm tại Việt Nam
Mỗi năm, nước ta ph
ải nhập khẩu hàng vạn cặp tômbố mẹ, giá mỗi cặp 20 - 60
USD, chất lượng gần như không kiểm tra được. Theo Tổng cục Thủy sản, chỉ từ
tháng 12/2012 đến 13/3/2013, các doanh nghiệp đã nhập về 204.840 con TTCT bố
mẹ. Nhập từ nhiều nguồn (Mỹ, Indonesia, Thái Lan, Ecuador…), với nhiều mục
đích (sản xuất tôm giống, nuôi thử nghiệm, nuôi tôm giống ). Điều này cho thấy
nhu cầu tômbố mẹ
của Việt Nam là rất lớn.
Ông Nguyễn Phước Hà, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Đông Bắc, một doanh
nghiệp nuôi tôm thương phẩm nói: Nếu Việt Nam giahóa được tômbố mẹ thì quá
tốt. Tuy nhiên, theo ông, việc này không đơn giản, vì ngoài kinh phí còn đòi hỏi
nhân lực chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đảm bảo; nhất là phải có những chương
trình nghiên cứu nghiêm túc, để kiểm tra, kiểm soát chất lượng.
Ông Trình Trung Phi, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống hải sản Nam bộ (Viện
Nghiên cứu NTTS 2) cho biết: Trong giahóa tôm, tùy vào từng đối tượng mà mức
độ khó khăn khác nhau. Sản xuất tômbố mẹ nhân tạo một số loài tôm kinh tế trong
đi
ều kiện nuôi nhốt đã được tiến hành từ những năm giữa thập niên 70 của thế kỷ
trước. Những nghiên cứu này đã mang lại thành công trong việc khép kín vòng đời
hai loài tôm thẻ, gồm TTCT (Liptopenaeus vannamei) vàtôm thẻ thân xanh
(Liptopenaeus stylirostris) trong thập niên 80. Đến nay, tômbố mẹ vàtôm giống
nhân tạo dòng TTCT sạch bệnh và kháng bệnh đã được thương mại hóa rộng rãi và
xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng tômbố mẹ tự nhiên. Khác với tôm thẻ, do những
hạn chế về mặt sinh học nên quá trình nghiên cứu gia hoá, khép kín vòng đời tôm
sú dù đã thành công từ lâu nhưng chất lượng tômbố mẹ không ổn định, hiệu quả
sinh sản thấp nên vẫn chưa thương mại hóa được nguồn tômbố mẹ nhân tạo. Đến
thời điểm hiện nay chỉ có một vài nơi trên thế giới được ghi nhận thành công đối
với loài này như Công ty Moana (Bỉ), CSIRO (Úc) và Việt Nam. Tuy nhiên, để có
thể
thương mại hóa thì đòi hỏi chúng ta phải có một chương trình chọn giống
nghiêm túc và liên tục qua nhiều thế hệ.
Về vấn đề hợp tác giahóatômbố mẹ giữa doanh nghiệp trong nước và đối tác
nước ngoài, ông Nguyễn Công Cẩn, Phó Giám đốc Kỹ thuật Công ty TNHH Việt -
Úc cho biết: SCIRO đã thành công trong việc giahóatôm sú, có đội ngũ khoa học
chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, Công ty Việt - Úc có kinh nghiệm sản xuất
TTCT nên khi hợp tác công việc tiế
n triển rất tốt.
Chất lượng là then chốt
Hiện, hầu hết các công ty trên thế giới đều chọn lọc theo hướng tăng trưởng, chưa
chú trọng hướng kháng bệnh, khiến chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, tôm càng
lớn càng dễ mắc bệnh. Theo ông Phi, cần phát triển hài hòa hai vấn đề này.
Về chất lượng tômgia hóa, TS Trương Trọng Nghĩa, Viện Nghiên cứu NTTS 1
(Viện 1) cho biết: Việ
n 1 đã hợp tác với Công ty Moana Ninh Thuận (MNT) gia
hóa tôm sú bố mẹ sạch bệnh ở mức sản xuất thương mại tại Trung tâm (ở Ninh
Thuận) thực nghiệm sản xuất tôm sú bố mẹ sạch bệnh. Tôm sú bố mẹ được bắt từ
nhiều vùng biển trên thế giới, với số lượng đủ để tránh hiện tượng giao phối cận
huyết và bảo đảm tính đa dạng di truy
ền. Đàn tôm này được mang về trại thí
nghiệm ở Hawaii để nuôi cách ly và xét nghiệm bệnh. Nếu tôm không có mầm
bệnh thì được tiến hành cho lai tạo ra các dòng (gia đình) sạch bệnh, tăng trưởng
nhanh. Những dòng này sẽ được kiểm tra lại và bằng cách nuôi đến cỡ thành thục
tại bể trong nhà kính ở Hawaii và ao ngoài trời tại một số nước có nuôi tôm sú. Kết
quả tôm nuôi bể và ao sẽ được đối chiếu nhau, dòng nào có đặc điểm bền vững về
sạch bệnh và tăng trưởng nhanh sẽ được giữ lại để s
ản xuất tômbố mẹ. Mỗi dòng
đều có mã số phả hệ để truy xuất nguồn gốc khi cần.
Viện Nghiên cứu NTTS 2 đã nhập rất nhiều nguồn tômbố mẹ tự nhiên từ các vùng
sinh thái khác nhau trên hai vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sau
quá trình sàng lọc sẽ bắt đầu chương trình lai tổ hợp để tạo ra tối thiểu 125 gia đình
và tiến hành đánh giá các gia đình này để chọn ra các nguồn vậ
t liệu ban đầu cho
chọn giống (chủ yếu theo phương pháp chọn giống di truyền số lượng). Ngoài ra,
Viện cũng sử dụng một số công cụ sinh học phân tử để đánh giá tính đa dạng của
nguồn vật liệu cũng như khả năng cận huyết để làm cơ sở cho quá trình chọn
giống. Với phương pháp hiện nay, sau khi nuôi riêng rẽ các gia đình đến kích cỡ 2
gram/con, đ
ánh dấu theo từng gia đình sau đó thả nuôi trong các điều kiện khác
nhau (trong nhà và ngoài ao nuôi) để đánh giá các gia đình và sau đó tiến hành
chọn lọc các gia đình tốt đưa vào sản xuất thương mại. Tuy nhiên, các dòng thương
mại này sẽ bị khóa di truyền để không thể thành quần đàn tômbố mẹ trong các thế
hệ tiếp theo nhằm hạn chế các tổn thất cho người nuôi khi đưa các đàn tôm giống
cận huyết hay không có tố
c độ tăng trưởng cao vào sử dụng, ông Phi cho biết thêm.
Ngoài ra, một số phương pháp chọn giống hiện đại có thể sử dụng các công cụ
phân tử để đánh giá các gia đình tôm có các đoạn gen tốt cho tính trạng mong
muốn trong một gian rất ngắn mà không qua quá trình đánh giá thực nghiệm. Tuy
nhiên, đây là hướng đi còn rất mới mẻ so với Việt Nam và một số nước trong khu
vực và đòi hỏi chúng ta phải có ngu
ồn nhân lực tốt cũng như trang thiết bị hiện đại.
Cũng theo ông Nghĩa, việc chủ động sản xuất tôm sú giống (hậu ấu trùng) qui mô
lớn từ tômbố mẹ gia hóa, sạch bệnh và tăng trưởng nhanh là một nhân tố nhằm ổn
định nghề nuôi tôm. Vấn đề này đã được Tổng cục Thủy sản chỉ đạo về chính sách,
qui chế phối hợp nghiên cứu thự
c nghiệm và sản xuất giữa Viện Nghiên cứu NTTS
1, Công ty MNT và chính quyền địa phương. Trung tâm cũng hợp tác với một số
công ty lớn có trại sản xuất tôm sú giống theo quy trình an toàn sinh học, bằng
cách cung cấp tômbố mẹ sạch bệnh, để sản xuất hậu ấu trùng cho ao nuôi thịt, kết
quả bước đầu khả quan. Để ổn định chất lượng tômbố mẹ vàtôm giống sạch bệnh,
cầ
n sự tuân thủ quy trình an toàn sinh học của các cơ sở sản xuất và sự kiểm tra
chặt chẽ của các cấp quản lý.
Về lâu dài, cần phải xây dựng quy chuẩn đánh giá chất lượng tômgiahóa (sức sinh
sản, tỷ lệ thành thục…). Sau đó đem tôm giống từ tômbố mẹ giahóa đi nuôi và
đánh giá, khi có quy chuẩn rồi, cần có những đơn vị khảo nghiệm, kiểm nghiệm,
chứng nhận, ông Phi cho biết thêm.
>> Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: “Tổng
cục được Bộ NN&PTNT giao xây dựng chương trình phát triển tôm bố mẹ tôm
chân trắng, khuyến khích các doanh nghiệp giống th
ủy sản hợp tác triển khai.
Doanh nghiệp phát triển tômbố mẹ, Tổng cục sẽ hỗ trợ pháp lý, giám sát, kiểm tra
từ đầu, để khi có kết quả tốt thì được cơ quan có thẩm quyền công nhận ngay”.
Quốc Minh
. Gia hóa tôm bố mẹ: Vì sao và cách nào? Cũng như nhiều nước khác có nghề nuôi tôm, Việt Nam đang cần nguồn tôm bố mẹ số lượng lớn và đủ yêu cầu chất lượng để sản xuất con giống. Gia. sản xuất con giống. Gia hóa tôm bố mẹ phải chăng là một xu hướng tất yếu? Vài nét về gia hóa tôm Gia hóa (domestication) vật nuôi được hiểu là một quá trình thuần hóa, làm thay đổi mức. khẩu tôm lớn nhất. Năm 2003 - 2007, Thái Lan chi 18 triệu USD cho chương trình phát triển gia hóa tôm sú bố mẹ. Hiện, Thái Lan là nhà cung cấp tôm bố mẹ lớn nhất châu Á. Dự án gia hóa tôm