Kỹ thuậtháichè
Kỹ thuậtháichè
Nguyên tắc hái: Phần ngọn hái đi và số lá chừa lại cần cân
đối, đảm bảo hệ số diện tích lá thích hợp cho cây. Hái phải
căn cứ vào giống, năng suất và phẩm chất nguyên liệu
(không hái già quá hay non quá)
Kỹ thuật chừa: Hái chừa tuỳ theo vụ chè, tình trạng sinh
trưởng của cây, theo phẩm cấp chè nguyên liệu.
Cầm búp chè nằm ngang bằn ngón tay trỏ và ngón tay cái
trên 2 tay, bẻ dần cọng chè từ dưới lên phía búp, khi thấy mặt
gãy không có xơ gỗ thì dừng lại. Phần từ mặt gẫy đó đến búp
là phần non (kể cả lá và cọng), phần còn lại là phần bánh tẻ.
Trường hợp điểm gãy nằm ngang cuống lá phải ngắt riêng lá
đó ra và phân tích tiếp. Một tay cầm cuống lá sát thịt lá, một
tay cầm thân lá gần sát tay kia để bẻ sống lá. Nếu ở điểm gãy
không thấy xơ gỗ thì lá đó là lá non. Nếu điểm gãy xuất hiện
xơ gỗ thì tiến hành bẻ tiếp từ cuống dần lên đuôi lá. Nếu
điểm gãy không có xơ gỗ thì phần từ điểm gãy đến đuôi lá là
phần non, phần còn lại là bánh tẻ.
Chè loại 1 (chè A) có từ 0 - 10 % lá già, lá bánh tẻ
Chè loại 2 (chè B) có từ 11 - 20 % lá già, lá bánh tẻ
Chè loại 3 (chè C) có từ 21 - 30 % lá già, lá bánh tẻ
Chè loại 4 (chè D) có từ 31 - 45 % lá già, lá bánh tẻ
Xác định % bánh tẻ bằng phương pháp bấm bẻ theo tiêu
chuẩn Việt Nam 1035 – 71 tiến hành như sau: Chia mẫu chè
búp tươi thành hai mẫu phân tích, cân từng mẫu chính xác
đến 0,5 gam, lựa chọn và đánh giá từng búp, lá rời non để
riêng, số còn lại sẽ phân tích hàm lượng bánh tẻ.
Háichè KTCB (hái tạo hình)
Đối với chè 1 tuổi: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những
cây cao 60 cm trở lên. Đối với chè 2 tuổi : Hái trên những
cây to khoẻ cách mặt đất 50 cm trở lên .
Hái tạo hình sau đốn
1. Đối với chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40 - 45
cm, tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái
đọt chừa 2 lá và lá cá.
2. Đối với chè đốn lần 2: Đợt đầu hái cao hơn chè đốn lần
1 từ 25 - 30 cm, các đợt sau hái chừa bình thường như ở chè
đốn lần 1
Hái chè kinh doanh
Hái tôm và 2 - 3 lá non, khi trên tán có 30 % số búp đủ tiêu
chuẩn thì hái, tận thu búp mù xoè.
Vụ Xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán
bằng những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ Hè Thu (tháng 5 - 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo
tán bằng những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá
Vụ Thu Đông: Tháng 11 hái chừa lá cá , tháng 12 hái cả
lá cá - Với các giống chè có dạng thân bụi, sinh trưởng đỉnh
đều có thể hái kéo hay hái bằng máy để nâng cao năng suất
lao động.
Hái chừa theo đốn chè
Đốn 60 - 65 cm: Hái chừa đầu vụ các vết đốn 15 cm
Đốn 65 - 75 cm : Hái chừa đầu vụ cách vết đốn 10 cm
Đốn > 75 cm : Hái chừa cách vết đốn 7 - 10 cm
Đốn đau, đốn trẻ lại: hái tạo tán như háichè KTCB
. Kỹ thuật hái chè Kỹ thuật hái chè Nguyên tắc hái: Phần ngọn hái đi và số lá chừa lại cần cân đối, đảm bảo hệ số diện tích lá thích hợp cho cây. Hái phải căn cứ vào. tẻ. Chè loại 1 (chè A) có từ 0 - 10 % lá già, lá bánh tẻ Chè loại 2 (chè B) có từ 11 - 20 % lá già, lá bánh tẻ Chè loại 3 (chè C) có từ 21 - 30 % lá già, lá bánh tẻ Chè loại 4 (chè D). chất nguyên liệu (không hái già quá hay non quá) Kỹ thuật chừa: Hái chừa tuỳ theo vụ chè, tình trạng sinh trưởng của cây, theo phẩm cấp chè nguyên liệu. Cầm búp chè nằm ngang bằn ngón tay