Chùa CầuĐông-HàNội
Có một ngôi chùa đã gần nghìn năm tuổi, toạ lạc ngay giữa
phố phường đông vui nhộn nhịp: chùaCầu Ðông.
Xưa, đầu phố Ngõ Gạch là cổng "Ðông môn" (hoặc Ðông
hoa").
Sông Tô, từ sông Hồng (quãng phố Hàng Buồm thẳng ra
sông) chạy vào phố chợ Gạo, ngõ Gạch, cắt phố hàng Ðường
trước khi chảy chệch lên Hàng Lược. Vì vậy, có một cây cầu
nhỏ bắc qua sông, gọi là cầu Ðông và chùa xây gần cổng
"Ðông môn" có tên là "Ðông môn tự" (nay là 38B Hàng
Ðường).
Từ thời Lý, thuyền bè về Thăng Long, từ sông Nhị có thể vào
cửa sông Tô (Giang khẩu), vào chợ gạo, chợ cầu Ðông và
tiếp tục ngược lên cửa Hồ Khẩu (Bưởi), sang phía Tây kinh
thành. Ðến ngày rằm, mồng một hàng tháng, dân kinh thành
và những người buôn bán từ phố ra, từ bến sông lên, vào đền
Bạch Mã hoặc chùaCầu Ðông cầu cúng bái lộc tấp nập tạo
lên quang cảnh không khí riêng của đất Kẻ Chợ trong phức
thể: Bến sông - Chợ búa - Ðền hoặc Chùa. Ngoài Cầu Ðông,
dân gian trao đổi, mua bán sản vật. Nhưng qua qua khỏi cầu
là đến chùa- thế giới của tâm linh.
Ðặc biệt ở gần chùa, cổng "Ðồng môn" là nơi triều đình niêm
yết danh sách các thí sinh trúng cử trong các kì thi, nên đây
cũng là một tụ điểm văn hoá của đất kinh kỳ. Tương truyền,
chàng Tú Uyên đến chợ Cầu Ðông mua tranh Giáng Kiều,
sau lấy được tiên. Hai người ở Bích Câu Ðạo quán (nay là 12
Cát Linh).
Theo truyền thuyết, đến thời Trần, Linh Từ Quốc mẫu- vợ
Trần Thủ Ðộ cho tu bổ lại chùa nên hiện trong chùa có tượng
thờ Bà và Trần Thủ Ðộ.
Còn theo sách "Tiền phả" của phái Tào động, đến đời vua Lê
Hi Tông, niên hiệu "Vĩnh Trị" (1676-1679), chùa được trùng
tu lại.
Năm 1899, người Pháp lấp đi sông Tô (từ Giang khẩu đến
chân thành cổ) để làm tường. Chợ Cầu Ðông và chợ Gạo
chuyển lên chợ Ðồng Xuân, nhưng chùaCầu Ðông vẫn vang
tiếng chuông của ngàn xưa:
" Cầu Ðông vang tiếng chuông chùa
Trăng soi giá nến, gió lùa khói hương"
Trải bao triều đại hưng phế, chùa vẫn giữ được kiến trúc xưa
theo kiểu chữ Ðinh. Sau thờ Tổ và Thánh mẫu, hai bên dãy
hành lang nối liền nhà thờ Tổ với chùa. Thượng điện còn ba
pho tượng phật Tam thế; phật Thế Tôn; Tuyết Sơn, Di lạc Bồ
tát; Văn thù; Phổ hiền; Tam bảo và nhiều hiện vật quý giá
thời Lý- Trần. Năm 1989, chùa được Bộ Văn hoá thông tin
công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá.
Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chùaCầu Ðông
đã được Sở Văn hoá cho tu sửa và tôn tạo. Toàn bộ quần thể
kiến trúc chùaCầu Ðông và đình Ðức Môn (thời Ngô Văn
Long - tướng của vua Hùng thứ 18) sẽ được tu sửa từng
phần. Sở Văn hoá sẽ hỗ trợ một phần kinh phí xây sửa. Nhân
dân phường Hàng Ðào đang tích cực quyên góp công đức
cho chùa. Hiện nay, nhà thờ Tổ và Thánh mẫu đang được xây
theo bản thiết kế của Sở Văn hoá.
Một ngay không xa chúng ta sẽ lại được thấy diện mạo được
tôn tạo của một trong những ngôi chùa còn lại từ thời Lý giữa
Hà Nội hiện đại hôm nay.
. Chùa Cầu Đông - Hà Nội Có một ngôi chùa đã gần nghìn năm tuổi, toạ lạc ngay giữa phố phường đông vui nhộn nhịp: chùa Cầu Ðông. Xưa, đầu phố Ngõ Gạch. phức thể: Bến sông - Chợ búa - Ðền hoặc Chùa. Ngoài Cầu Ðông, dân gian trao đổi, mua bán sản vật. Nhưng qua qua khỏi cầu là đến chùa - thế giới của tâm linh. Ðặc biệt ở gần chùa, cổng "Ðồng. (Bưởi), sang phía Tây kinh thành. Ðến ngày rằm, mồng một hàng tháng, dân kinh thành và những người buôn bán từ phố ra, từ bến sông lên, vào đền Bạch Mã hoặc chùa Cầu Ðông cầu cúng bái lộc tấp nập