Phòngchốngrétđậmcho rau màuvụđông
Để chủ động chăm sóc cây trồng và phòng trừ dịch hại có hiệu quả các hộ nông dân cần
chú ý một số biện pháp sau đây:
- Đảm bảo chế độ nước tưới thích hợp với cây trồng: Đối với ngô, hành, tỏi, khoai tây, cà
chua, dưa chuột nên dùng phương pháp tưới rãnh bằng cách bơm nước vào rãnh để tự
ngấm vào luống là tốt nhất, còn các loại cây khác như cà, bầu bí, cải bắp, su hào, các loại
đậu v.v có thể tưới bằng các phương pháp khác theo yêu cầu của từng loại cây.
- Việc chăm bón phải hết sức thận trọng, với cây ngô cần kết hợp với bón phân lân và
tưới nước để giúp cho bộ rễ phát triển mạnh. Tập trung chăm bón mạnh trong giai đoạn
đầu khi cây có 9-10 lá, lượng phân cần bón thúc là 3 kg phân đạm + 4 kg phân kali cho 1
sào Bắc bộ. Thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
Với cây hành, tỏi nên tập trung bón đạm, lân vào giai đoạn sau trồng 60-70 ngày; phân
kali bón sau trồng 80-90 ngày mới tạo cho củ to và chắc. Tổng lượng phân dùng cho cả
quá trình là: 6 kg đạm + 25-30 kg phân lân + 4 kg phân kali cho 1 sào Bắc bộ.
- Với cà chua và khoai tây nên tập trung bón thúc làm 2-3 đợt từ sau khi trồng bén rễ, hồi
xanh hoặc khi cây đã mọc cao 5-7 cm cho tới khi cây ra các chùm hoa thứ 2, thứ 3 và đã
đậu được chùm quả thứ nhất (đối với cà chua), hoặc khi cây bắt đầu xuống củ (đối với
khoai tây) với lượng phân: 10-12 kg phân đạm + 25-30 kg phân lân + 10-12 kg phân kali
cho 1 sào Bắc bộ được chia đều cho 2-3 lần bón. Hạn chế bón đạm khi cây đã ra hoa, đậu
quả, nhất là thời gian có nhiệt độ thấp, sương muối, thiếu ánh sáng nhằm hạn chế tác hại
của bệnh mốc sương, sương mai, héo xanh, héo rũ. Kết hợp đánh nhánh, tỉa cành, làm
giàn cho cà chua, vun gốc cho khoai tây và tưới nước đầy đủ. Khi cà chua bắt đầu ra hoa
thì tiến hành tỉa bỏ hết các nhánh nhỏ ở dưới chùm hoa thứ nhất, chỉ để lại 1 thân chính
và 1 nhánh phụ, nhằm giúp cây tập trung dinh dưỡng để ra nhiều hoa, đậu nhiều quả. Với
khoai tây cũng tỉa bỏ bớt những thân yếu, thân nhỏ, chỉ nên giữ lại mỗi khóm 4-5 thân
chính sẽ cho nhiều củ và củ to.
- Phun phòng kịp thời với định kỳ 10 ngày/lần với các loại thuốc trừ nấm đặc hiệu như
Ricide, Ridomil, Aliette, Antracol để trừ các bệnh sương mai, mốc sương, thán thư,
đốm lá là tốt nhất. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trừ nấm nội hấp 2 chiều khác hiện
đang có bán tại các đại lý thuốc BVTV và sử dụng đúng loại, đúng liều lượng theo chỉ
dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật. Đối với các loại rau ăn lá như bắp cải, đậu đỗ, cà chua
v.v nên dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh hoặc sinh học như Tập Kỳ 1,8
DD, BT để diệt sâu tơ và các loại sâu khác nhằm hạn chế dư lượng thuốc trên sản
phẩm, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
. Phòng chống rét đậm cho rau màu vụ đông Để chủ động chăm sóc cây trồng và phòng trừ dịch hại có hiệu quả các hộ nông dân cần chú ý. và tưới nước để giúp cho bộ rễ phát triển mạnh. Tập trung chăm bón mạnh trong giai đoạn đầu khi cây có 9-10 lá, lượng phân cần bón thúc là 3 kg phân đạm + 4 kg phân kali cho 1 sào Bắc bộ. Thường. bảo đủ độ ẩm cho ngô sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Với cây hành, tỏi nên tập trung bón đạm, lân vào giai đoạn sau trồng 60-70 ngày; phân kali bón sau trồng 80-90 ngày mới tạo cho củ to