PHƯƠNG PHÁPNUÔITÔM HIỆU QUẢ
Ở VÙNG NƯỚC Ô NHIỄM
Ô nhiễm nguồn nước là vấn nạn của nghề nuôi tôm. Nhằm khắc phục vấn đề này,
người nuôitôm cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để hạn chế tối đa dịch bệnh có
thể xảy ra và lây lan trên diện rộng.
CHUẨN BỊ AO
Chuẩn bị ao là khâu đầu tiên và vô cùng quan trọng trong nuôitôm nhằm tạo ra
một môi trường trong sạch và thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi, hạn chế
dịch bệnh và giúp cho việc quản lý ao nuôi về sau được dễ dàng.
1 YÊU CẦU
Đáy ao sạch sẽ, không tồn đọng thức ăn dư thừa và mùn bã hữu cơ.
Ao không còn ký chủ trung gian mang mầm bệnh, các loại vi khuẩn, virus có hại.
Bảo đảm pH đất đáy ao > 5 trước khi cấp nước vào để thả tôm.
Tạo được nguồn thức ăn tự nhiên phong phú và ổn định.
2/ CÁCH THỰC HIỆN
1.2.1 Vệ sinh ao
a) Đối với ao có thể tháo cạn:
+ Tháo cạn nước ao, cào bỏ lớp bùn dơ do thức ăn tôm, phân tôm và các chất hữu
cơ khác lắng đọng trong quá trình nuôi của vụ trước, chú ý dọn sạch các góc ao và
tại các vị trí cho ăn.
+ Xới mỏng đáy ao một lớp khoảng 3-5cm và phơi ao từ 5 – 7 ngày.
+ Đối với ao có lót nhựa quanh bờ, kiểm tra kỹ các mối rách và sửa chữa lại. Đối
với ao bờ đất phải kiểm tra và sửa chữa mái bờ, cống xả, lấp các hang hốc…
+ Bón vôi nông nghiệp khắp đáy ao với lượng 150kg/1000m2 (đối với ao có pH
đất < 4) hoặc 100kg/1000m2(đối với ao có pH đất > 4), sau đó đầm nén đáy ao lại
cho bằng phẳng.
+ Lắp đặt máy bơm, máy quạt nước, đặt lưới ngăn cua còng.
b) Đối với ao không thể tháo cạn:
v Xả nước ao đến mức thấp nhất, dùng bơm lớn bơm thêm để mức nước trong ao
còn lại khoảng 30cm, dùng trâu kéo bừa quanh khắp ao, đồng thời tiếp tục bơm
nước dơ ra khỏi ao.
+ Lấy nước vào lại ao khoảng 20cm, rải vôi nung (CaO) khắp ao với lượng
70kg/1.000m2, cày lại lần 2 và bơm cạn.
+ Kiểm tra bờ ao, lấp các lỗ mọi, cống… Rào lưới ngăn cua còng.
+ Lắp đặt quạt nước, bơm.
2.1 Cấp nước vào ao
Bơm nước vào ao khoảng 50cm qua hệ thống túi lọc, giữ ổn định 2 ngày, kiểm tra
pH nước ao, tùy theo độ pH cao hoặc thấp để quyết định lượng vôi bón bổ sung.
Bảo đảm pH nước ao phải từ 7,5 đến 8,5.
2.2 Diệt giáp xác
Sau khi kiểm tra pH đạt yêu cầu, diệt cua còng và các loài giáp xác. Vớt sạch xác
cua còng chết và đem chôn. Tiếp tục nâng mức nước ao lên 1m và để yên 3 ngày.
Chú ý giữ ổn định pH nước hàng ngày.
2.3 Diệt khuẩn
Dùng NOVAXIDE với liều 1 lít/2.000m3 nước ao (hoặc dùng NOVAKON S), tạt
đều khắp ao. Hoạt động máy quạt nước để thuốc hòa tan đều. Sau 72 giờ tiếp tục
tiến hành diệt cá tạp.
2.4 Diệt cá
Chuẩn bị ngâm SAPONIN 12 giờ trước khi sử dụng với liều 10kg/1.000m3 nước.
Tạt đều khắp ao kết hợp với hoạt động máy quạt nước. Vớt cá chết ra khỏi ao. Sau
48 giờ có thể tiến hành gây màu nước và cấy vi sinh.
2.5 Gây màu nước và cung cấp hệ vi sinh có lợi
Dùng BLUEMIX liều 1,5kg/1.000m3 nước tạt đều xuống ao vào thời điểm buổi
sáng và có nắng tốt. Quạt nước để phân tán đều. Ngày thứ 2 tiếp tục bón bổ sung
BLUEMIX 0,5kg/1.000m3 nước. Ngày thứ 3 bón BLUEMIX lần 3 với lượng
0,5kg/1.000m3 nước. Cùng lúc kết hợp cấy vi sinh vật có lợi nh
ư sau: Dùng NB 25
liều 300g/1.000m3 nước hoà nước tạt đều khắp ao. Quạt nước cung cấp oxy hoà
tan để vi sinh phát triển.
Hàng ngày kiểm tra môi trường sáng chiều, theo dõi sự biến động của pH nước ao
để điều chỉnh cho phù hợp. Sau 5 –7 ngày khi thấy nước có màu xanh hơi vàng, độ
trong từ 30cm đến 35cm là ao đã đạt yêu cầu và sẵn sàng để thả giống. Trước khi
thả giống cần nắm vững điều kiện môi trường nước ao như độ mặn, pH, độ kiềm,
hàm lượng NO2-, NO3-… và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu.
. PHƯƠNG PHÁP NUÔI TÔM HIỆU QUẢ Ở VÙNG NƯỚC Ô NHIỄM Ô nhiễm nguồn nước là vấn nạn của nghề nuôi tôm. Nhằm khắc phục vấn đề này, người nuôi tôm cần tuân thủ nghiêm ngặt. vô cùng quan trọng trong nuôi tôm nhằm tạo ra một môi trường trong sạch và thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi, hạn chế dịch bệnh và giúp cho việc quản lý ao nuôi về sau được dễ dàng thả tôm. Tạo được nguồn thức ăn tự nhiên phong phú và ổn định. 2/ CÁCH THỰC HIỆN 1.2.1 Vệ sinh ao a) Đối với ao có thể tháo cạn: + Tháo cạn nước ao, cào bỏ lớp bùn dơ do thức ăn tôm, phân tôm