Xây dựng lòng tự tin nơi con cái dưới 6 tuổi pot

24 203 0
Xây dựng lòng tự tin nơi con cái dưới 6 tuổi pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Xây dựng lòng tự tin nơi con cái dưới 6 tuổi NGUYỄN văn Thành Lausanne, Thụy sĩ Trong ý hướng đồng hành và chia sẻ với các bậc cha mẹ, đang có trách nhiệm nuôi nấng và dạy dỗ con cái dưới 6 tuổi, tôi xin mạo muội liệt kê một vài trọng điểm, trong vấn đề xây dựng lòng tự tin. Đây là « viên đá tảng », trong phần vụ dạy dỗ và giáo dục con cái. Ước mong những độc giả xa gần, với phương thức « rỉ tai », chia sẻ lại cho bạn bè, sau khi có cơ hội tiếp thu và chứng nghiệm những bài học về lòng tự tin sau đây, trong chính cuộc đời và gia đình của mình. Lòng tự tin, phải chăng là « chiếc nỏ thần », hay là « thanh gươm gia bảo » của mỗi người Việt Nam, khi họ cố quyết cùng nắm tay nhau, xây dựng « Ngôi Nhà Tình Thương », trong chính tấm lòng và cuộc đời hằng ngày. Nhờ đó, chúng ta tất cả sẽ có khả năng « thấy được những điều vô hình », và « nghe được những tiếng vô thanh », phát xuất từ hai dòng máu « Bao La và Cao Cả » đang tuôn trào trong từng huyết mạch, bất phân tôn giáo, chính kiến và giai tầng xã hội của mỗi người. 1 Tự Tin là gì ? Con cái chúng ta lớn lên với một lòng tự tin vững mạnh, sau khi có cơ hội, điều kiện và khả năng chứng nghiệm, trong suốt 6 năm đầu tiên của cuộc đời, những tình huống và tâm trạng then chốt sau đây : - Thứ nhất, các em cảm nhận một đời sống an lạc, thảnh thơi và sung sướng, trong xương da và máu thịt của mình. - Thứ hai, các em cảm thấy mình được thương yêu, xuyên qua lời nói, thái độ và tác phong hằng ngày của cha mẹ. Nhờ vào kinh 2 nghiệm được thương yêu, một cách vô điều kiện như vậy, các em từ từ thu hóa và hội nhập những phong thái như : ăn nói dễ thương, kính trên, nhường dưới. Mỗi khi chơi đùa và có dịp hòa mình với bạn bè cùng tuổi, các em không có thái độ « cướp giật », giành phần hơn và phần thắng về cho mình. Đồng thời, trong lúc chung vui với bạn bè như vậy, không một em nào cảm thấy mình bị thua thiệt, lảng quên, cho dù đó là một em chậm phát triển, chậm trí hay là đang có những nguy cơ tự bế, còn được gọi « rối loạn phát triển lan tỏa ». Lối nói được sử dụng trong tiếng Anh là Autism hay là PDD (pervasive developmental disorders). - Thứ ba, các em cảm thấy mình « làm được » và « dám làm », có khả năng mạo hiểm, thử cho biết, từ việc nhỏ, vừa tầm sức, và dần dần tiến lên đến việc khó hơn một chút, như : nở nụ cười, làm điệu bộ chào đón, cầm tay một ông già bà lão, nói ra một lời dịu hiền và đượm tình yêu thương… cúi xuống nhặt lên một mảnh giấy vụn và bỏ vào giỏ rác. - Thứ bốn, các em tỏ ra bộ mặt hãnh diện, chấp nhận và đón nhận phái tính của mình, một cách đơn sơ, tự nhiên và thanh thản. Từ ngày bắt đầu biết nói, các em đã được dạy để biết mình là « người Việt Nam », với những đặc điểm gần như tất yếu là « cần cù lam lũ », « biết tay làm hàm nhai », « không nằm ngữa chờ thời », hay là sụp lạy trước phú ông, để xin viện trợ « ba bò chín trâu ». - Thứ năm, các em được tập luyện sống hài hòa với người chung quanh, trong mỗi tình huống tiếp xúc và trao đổi hằng ngày. Từ người già đến người trẻ. Từ người trong nhà, đến người ngoài ngõ. - Thứ sáu, các em học tập biết chờ đợi trong hy vọng và tin yêu. Hẳn thực, cha mẹ cũng giống như trời đất, có ngày mưa ngày nắng, có bốn mùa xuân hạ thu đông. Cho nên, từ từ trong cuộc sống, các em cần tiếp thu những bài học làm người : « Không trồng cây, giữa tiết hạ, « Không tìm quả, vào mùa hoa, « Không phàn nàn hoặc kêu ca, « Vì hoa xuân hôm nay chưa vĩnh cửu. 3 « Có Thiên thời, Địa lợi, có Nhân hòa… « Công trình của con người mới thành tựu ». Nhằm giúp các em có khả năng tiếp thu và hội nhập sáu khả năng hay là lối sống ấy, chúng ta cần có hai cách làm bổ túc và kiện toàn cho nhau, trong mỗi ý hướng giáo dục và phục vụ : vừa biết dạy và vừa biết học. Không học, làm sao cha mẹ biết dạy ? Và khi cha mẹ không dạy, con cái học với ai, trong sáu năm đầu tiên của tuổi đời ? Trong một đất nước có phúc và sống hạnh phúc, mọi người lớn bé, trẻ già, giàu nghèo… biết dạy cho nhau, từ những việc rất tầm thường, như khạc nhổ cho đúng chỗ, biết bài tiết ở đâu, đến những trách nhiệm trọng đại như đùm bọc, tha thứ, nhìn nhận, tôn trọng lẫn nhau. Vô phúc biết chừng nào, khi trong lòng Đất Nước, chúng ta chỉ là « người biết nói » : Nói quá nhiều. Nói từ ngoài. Nói từ trên. Nói thay nói thế cho kẻ khác. Nhưng không dám nói về mình với sứ điệp TÔI. Nói để sai khiến, bốc lột, đàn áp. Thay vì nói, để nhìn nhận tính người của anh chị em đồng bào. Nói mà thôi chưa đủ. Chúng ta phải là những người « xăn tay áo lên » mà làm. 2 Tự Tin và nhu cầu sống an toàn Có điều kiện để sống an toàn về mặt vật chất, và nhất là trên bình diện tinh thần, con cái chúng ta mới có thể phát huy và tôi luyện lòng tự tin, cho chính mình và cho các thế hệ về sau, đúng như sáu tiêu chuẩn được trình bày trong phần trên đây. 4 Các em có khả năng sống an toàn, khi cha mẹ, thầy cô và người lớn có mặt trong môi trường tạo ra những điều kiện thuận lợi, khả dĩ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Sau đây tôi xin liệt kê một vài nhu cầu của trẻ em, xuyên qua các giai đoạn phát triển. Từ 0 đến 9 tháng, một trẻ em cần : - ăn, ngủ, bài tiết, được đùm bọc, có hơi ấm, được tắm gội, lau sạch, bồng bế, xoa bóp, vuốt ve, nương chìu, cung phụng, - được đi chơi, nhìn ngắm cảnh vật, từ nơi nầy qua nơi khác, - được lắng nghe những giọng nói của người quen, như cha mẹ, anh chị, - có những cơ hội để cảm nghiệm, bằng tay, chân, và làn da, thế nào là nóng, lạnh, cứng mềm… - được người khác tôn trọng và nhìn nhận về những nhịp điệu và vận tốc riêng biệt của mình, trong cách chơi đùa, vận chuyển, thức và ngủ… - được có người lón có mặt với mình và chăm lo cho mình, một cách liên tục và đều đặn, - được có dịp tiếp xúc với người ngoài gia đình, bên cạnh những thành viên quen thuộc trong gia đình, để dần dần phân biệt những khuôn mặt lạ và những khuôn mặt quen. Từ 9 đến 18 tháng : - được vận động hay là di chuyển một cách tự do, để lục lọi tìm tòi, - được leo trèo, để cảm nghiệm thế nào là cao hay thấp, mà không phải một mình đương đầu với những hiểm nguy té ngã, vỡ đầu, gãy tay, gãy chân… - được tha hồ khám phá và mạo hiểm, chạy quanh đó đây, mà không có nguy cơ gặp tai nạn hay là lạc mất… - được có người có mặt bên cạnh, để hướng dẫn cho mình biết đâu là giới hạn không thể vượt qua, đâu là những điều mình có phép làm. Khi không biết, mình chỉ cần đặt câu hỏi bằng lời nói hay điệu bộ và cử chỉ…để xin kẻ khác trả lời và hướng dẫn cho mình. 5 - được kẻ khác nói rõ ra cho mình biết tên của các đồ vật và loài vật, mà mình thấy ở ngoài, cũng như gọi tên những tâm tình và xúc động có mặt trong nội tâm, và đang xuất hiện ra bên ngoài bằng cử chỉ, điệu bộ và hành vi của mình. Ví dụ : * con sợ bà lạ, cho nên con khóc, để kêu mẹ đến gần, * con ơi, mẹ đang buồn và lo, vì vào giờ nầy mà ba con chưa về nhà, * mẹ thấy con bực bội, chạy lăng xăng vì trời nóng, mà mẹ chưa có thì giờ để tắm gội cho con… Nhờ cách làm nầy của người lớn, trẻ em sẽ biết rõ nội tâm là gì, mình cần diễn tả ra ngoài và học những cách thức để hóa giải… - được nghe cha mẹ giải thích, với một ngôn ngữ thuộc tầm hiểu biết của mình, là cha mẹ cũng thương yêu nhau và lo cho nhau… - có dịp tiếp xúc và làm quen với những trẻ em khác, ngoài gia đình. Và khi trẻ em trở về nhà, người lớn đặt ra những câu hỏi, nhằm giúp trẻ em nói ra những tâm tình và ý kiến của mình… Từ 18 đến 36 tháng (3tuổi) : - được phép khóc la, nũng nịu, mà không bị kết án, chê cười hay là trừng phạt, đe dọa…Trái lại, có người lớn đến gần, nêu lên những câu hỏi, để giúp trẻ em diễn tả, bộc lộ tâm tình bên trong của chính mình. - có người dạy cho mình tập đi đại tiện và tiểu tiện đúng lúc, đúng chỗ. - có quyền chọn lựa áo quần, đồ ăn, nhưng phải biết xin phép hay là hỏi ý kiến của cha hoặc mẹ, - được quyền bày tõ ý kiến riêng tư, một cách lễ độ, - học tự lập trong cách ăn mặc, chọn lựa các thú vui và những đồ chơi, - học trao đổi với những trẻ em khác, trong và ngoài gia đình, - học cách thưa, hỏi, xin phép cũng như giúp đở những người có tuổi tác, - học chia sẻ trò chơi, lương thực và những tâm tình. 6 Từ 3 đến 6 tuổi : - phát huy vận động thô và tinh, trong những sinh hoạt thể dục và nghệ thuật, như chơi đàn hay là thao tác những vũ khúc… - tập cư xử và được cư xử, thể theo phái tính của mình, - biết và được phép chọn lựa cách ăn mặc và sinh hoạt thích ứng với phái tính của mình, - học tưởng tượng và hình dung bằng nhiều sinh hoạt khác nhau như : hội họa, tạc tượng, tạo hình… - học sáng tạo trong lãnh vực nghệ thuật, - học đặt ra những câu hỏi có liên hệ đến những vấn đề hoặc hiếu kỳ của mình, và người lớn có mặt tìm cách trả lời hay là hướng dẫn trẻ em đi đến với những người có chuyên môn và thẩm quyền, - có phép kết nghĩa bạn bè với những trẻ em khác, - có dịp tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau, và được hướng dẫn phải kính trọng giá trị làm người của mọi người, nhất là những ai không có cơ may như mình. Một cách đặc biệt, trong lứa tuổi nầy, khi trẻ em diễn tả bằng xúc động, hành động hay lời nói, và những nhu cầu của mình, người lớn cần có thái độ trân trọng, lắng nghe, nhìn nhận và phản hồi, trước khi đáp ứng, tùy vào điều kiện cụ thể của mình. Khi được người thân như cha mẹ đãi ngộ với mình như vậy, suốt những năm khôn lớn, lúc ra đời sau nầy chàng thanh niên và cô thanh nữ sẽ có khả năng đãi ngộ lại kẻ khác, nhất là những trẻ em, cũng một cách trân trọng và đầy tình người như vậy. Cách đãi ngộ nầy đi theo những bước sau đây : - Bước Một, mô tả sự kiện một cách khách quan, như : *-con chạy đi chạy laị lăng xăng, *-suốt buổi sáng này, con không nói gì với mẹ cả, *-mẹ thấy con đang xé những hình mà con vừa vẽ ra, một cách bực tức, có phải vậy không ? 7 - Bước Hai, dừng lại ghi nhận ảnh hưởng, hậu quả, sau khi chúng ta mô tả sự kiện, nhằm phản hồi cho trẻ em thấy và biết mình, một cách khách quan. - Bước Ba, đặt tên hay là gọi tên những xúc động và tình cảm đang ẩn núp, ở bên dưới mỗi lời nói và hành động của trẻ em : * Mẹ thấy con hình như có chuyện gì lo lắng, khi lăng xăng và nôn nóng như vậy, phải không con ? * Con không nói gì cả. Theo cách mẹ thấy, hình như con có chuyện chi buồn, phải không ? * Thấy con xé bức hình con đã vẽ, mẹ đoán là con đang tức chuyện gì . - Bước Bốn, sau khi trẻ em đã diễn tả mình, bộc lộ nội tâm, trình bày nhu cầu hoặc ý thích của mình, chúng ta có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau, như : * Về nhu cầu mà con đã nói ra, nếu con XIN, mẹ có thể thỏa mãn hoàn toàn, * Về ý thích kia, mẹ nghe con xin mẹ một nghìn đồng, bây giờ cuối tháng, mẹ chỉ có thể cho con 500 đồng mà thôi. Sau mười ngày, mẹ sẽ trả lời cho con về 500 đồng kia, * Về việc con xin mẹ mua cho con một máy vi tính. Hiện thời, máy rẻ nhất là 1000 đô Mỹ. Mẹ không có số tiền to lớn như vậy. Lương của mẹ, như mẹ đã nói cho con biết, là 200 đô mỗi tháng. Khi từ chối, chúng ta đưa ra lý do một cách vắn gọn. Và sau đó, chúng ta bình tâm, thinh lặng, lắng nghe con diễn tả nỗi bực bội của mình. Khi con lớn tiếng, thét la… chúng ta chỉ trả lời : « Mẹ lắng nghe và tôn trọng con. Con cũng học cách ăn nói nhã nhặn với mẹ. Con không có phép thét la như vậy với mẹ ». Khi bàn đến những điều kiện tạo an toàn nội tâm và lòng tin tưởng cho trẻ em, chúng ta không thể không đề cập vấn đề kỹ luật. Tâm lý đương đại dùng lối nói « cấu trúc ». Cả hai từ ngữ ấy cùng có một ý hướng giáo dục cơ bản gần giống nhau : trẻ em cần được dạy, để từ từ biết rõ những GIỚI HẠN của mình, nghĩa là những qui luật rõ rệt. 8 Dựa vào đó, các em có khả năng đánh giá tình hình, nghĩa là phân biệt minh thị điều nào mình LÀM ĐƯỢC, điều nào mình KHÔNG CÓ PHÉP LÀM. Theo tinh thần và lăng kính vừa được xác định, qui luật có giá trị, khi đáp ứng được ba điều kiện : 1) Tôn trọng nhịp độ và vận tốc hiểu biết của trẻ em, 2) Lưu tâm đến lứa tuổi, có nghĩa là giai đoạn phát triển và khôn lớn của trẻ em, 3) Có khả năng tạo hạnh phúc và giá trị làm người cho trẻ em. Dựa vào ba tiêu chuẩn cơ bản ấy, chúng ta cần lưu tâm đến những cách làm trọng yếu sau đây : - Khi đề xuất một qui luật, chúng ta cần khảo sát mục đích tối hậu của qui luật là gì. Trong những điều phải làm, đâu là ưu tiên 1, 2 và 3. Chọn lựa ba ưu tiên được xếp đặt theo thứ tự như vậy là quá nhiều và quá đủ. - Tiếp xúc, khám phá và tôn trọng nhu cầu cơ bản của trẻ em, có mặt đằng sau mỗi xúc động được bộc lộ ra ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau. Qui luật có đáp ứng những nhu cầu ấy không ? - Kiên định và thường hằng, thay vì thay đổi qui luật từng ngày, tùy hứng. - Liên kết một cách chặt chẽ qui luật (điều phải làm) và trách nhiệm (điều chúng ta đóng góp vào việc phục vụ và thăng tiến anh chị em đồng bào). - Khi trẻ em không tôn trọng kỹ luật, chính trẻ em được kêu mời tự mình chọn lựa những hậu quả tất yếu, thay vì chính người lớn áp đặt từ ngoài những cách đánh giá và những hình phạt. - Kỹ luật phải rõ ràng minh bạch : có là có, không là không. Không có vấn đề « mỗi người thuyên giải một cách khác nhau, tùy hứng và tùy tiện. - Sau khi khẳng định và xác quyết một qui luật, chúng ta không cố chấp hay là chấp nhất về những chi tiết phụ thuộc. 9 3 Trẻ em đầy tràn tự tin, chính khi cảm thấy mình được thương yêu, nhìn nhận và chấp nhận. Trẻ em cần có những chứng liệu cụ thể và thực tế, để cảm thấy mình được chấp nhận, và những giá trị của mình được nhìn nhận. Từ 0 đến 9 tháng Vào những ngày tháng đầu đời nầy, nhằm giúp trẻ em cảm thấy mình được thương yêu và chấp nhận, cha mẹ có những chọn lựa khác nhau như sau : - Chăm sóc một cách đều đặn, liên tục. Nhờ đó, các em có thể dự đoán, tiên liệu, hình dung, xuyên qua con đường duy, những gì sắp xảy đến cho mình. Nói cách khác, trẻ em sẽ có khả năng khám phá một lịch trình, một qui luật hay là một cấu trúc, bao gồm ít nhất năm thành tố : *Một, tôi hiện ở đâu ? *Hai, tôi đi đến đâu ? *Ba, tôi đi con đường nào ? .*Bốn, tôi đi với phương tiện gì ? *Năm, tôi đi với một lịch trình bao gồm những giai đoạn nào ? - Vuốt ve, xoa bóp, bồng ẵm, cưng phụng…để tạo nên cho các em những kinh nghiệm gần gũi, gắn bó. - Tạo ra nhiều cơ hội, dụng cụ và trò chơi… để giúp trẻ em THẤY, NGHE và CẢM XÚC. - Khi trẻ em mệt hay là có những xúc động lo sợ… chúng ta ôm các em vào lòng, giảm hạ mức độ ánh sáng, ngân lên những điệu nhạc dịu dàng, nói cho các em nghe những câu nói diễn tả thực trạng của mình : « Con mệt nhưng có mẹ ở bên con. Con trăn trở khó ngủ, mẹ vuốt ve, xoa bóp tay chân cho con… » 10 Từ 9 đến 18 tháng - cho phép trẻ em lục lọi, tìm tòi, khám phá…một cách an toàn, sau khi chúng ta đã kiểm soát kỹ càng môi trường, phòng ngừa những nguy hiểm, trong vòng sinh hoạt của các em. - Cung cấp cho trẻ em những lương thực có sinh tố cần thiết. - Khi trẻ em thức dậy và bắt đầu chơi, chúng ta líu lo, ca hát, trò chuyện với các em, bắt chước phát âm như các em và với các em. - Khi đi vào nơi lạ, cho phép trẻ em nắm chặt tay của chúng ta và cùng bước đi tới. - Một cách đặc biệt, trong ba địa hạt Thị, Thính và Xúc, chúng ta sáng tạo cho trẻ em một môi trường có nhiều loại kích thích hay là trò chơi khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta hãy thiết lập cho mình một lịch trình ấn định những thời gian có mặt bên cạnh các em, chơi với các em, bi bô trao đổi qua lại với các em. Các em cần chúng ta cho ăn cho mặc thế nào, thì các em cũng cần chúng ta vui đùa, trao đổi, để phát huy nội tâm và diễn tả đời sống xúc động, một cách linh hoạt và hài hòa. Từ 18 đến 36 tháng - Trong giai đoạn nầy, trẻ em đã thực hiện được một số khả năng, như phát âm, bắt chước… người lớn cần chớp lấy thời cơ, để KHEN một cách khoa học, bằng cách giải thích và phản ảnh : trẻ em làm được, vì đã biết nhìn, nghe, quan sát… Ví dụ : * Con đã nhìn miệng mẹ, cho nên con bắt chước mẹ, con phát âm : MA,MA. Hoan hô, con mẹ giỏi quá, * Con phát ra những âm thanh « meo, meo…vâu, vâu… », vì con chú ý NGHE, cho nên con bắt đầu biết NÓI. - Tạo dịp cho trẻ em chọn lựa : Con ăn gì ? Con muốn đi chơi ở đâu, hôm nay ? Đưa tay chỉ cho mẹ biết con chọn màu áo nào ? [...]... từ khi mẹ con về thăm ngoại và không cho phép con cùng đi » 4) chúng ta dùng những hình tượng, với một nụ cười *« Sáng nay con chạy lung tung, như một concon » * « Con ngồi buồn thiu, như một cây hoa thiếu nước » 15 5) chúng ta giải thích cho trẻ em hiểu việc làm của chúng ta * « Con có biết vì sao ba cấm con nhai kẹo, trước khi đi ngủ không ? Nếu con không giử gìn, rồi đây răng của con bị sâu... mặt con có vẽ BUỒN, * Theo cách nhận thấy của mẹ, con đang TỨC BỰC chuyện gì, phải không ? Mẹ chờ con nói, để lắng nghe - Hai, khuyến khích, cho phép trẻ em diễn tả hay là bộc lộ ra ngoài, như : * Con cứ khóc đi, con có quyền khóc, * Con được phép nói ra nỗi bực bội của con - Ba, giúp trẻ em tìm ra đúng lời, đúng từ, đúng ngôn ngữ, như : * Thay vì đứng im lìm như vậy, con có thể nói « KHÔNG, nếu con. .. hại Con không còn bộ răng trắng và đẹp như bây giờ » 4.- Lòng tự tin và quan hệ hài hòa Một dấu hiệu rõ rệt nhất của lòng tự tin là trẻ em có khả năng thiết lập những quan hệ hài hòa, khi tiếp xúc và trao đổi với người khác Chính vì lý do nầy, chúng ta không ngừng khuyến khích các em phát huy những tác phong sau đây : Từ 0 đến 9 tháng - Biết lưu tâm đến người khác, người lớn cũng như bạn bè cùng lứa tuổi, ... : * Giường chiếu trong phòng của con thật tươm tất Vừa thức dậy, chính con đã xếp đặt đâu vào đấy Mẹ rất hạnh phúc và vui tươi mỗi khi vào phòng con * Đi học về, sau khi ăn quà chiều, con đã vào phòng làm bài tức thì Cho nên bây giờ con có giờ rảnh, giúp mẹ nấu cơm chiều chờ ba về Mẹ thấy con khôn lớn, biết tổ chức cuộc sống Mẹ hãnh diện có một đứa con khôn ngoan như con 20 Cách làm thứ hai là chúng... kẻ khác, lắng nghe kẻ khác để tìm hiểu ý kiến của họ, Tự chế và trì hoãn những phản ứng làm tổn thương kẻ khác, Diễn tả, gọi ra ánh sáng những xúc động, Đồng cảm có nghĩa là đọc được những xúc động của kẻ khác, như : giận, buồn, thất vọng, sung sướng, bằng lòng 5.- TỰ TIN và Ý THỨC về KHẢ NĂNG hiện hữu của mình Thông thường, trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, đã có khả năng làm được rất nhiều điều, như thấy,... và học một cách dễ dàng, nhanh chóng và tự nhiên Vấn đề « KHÔNG học và KHÓ học » của trẻ em tùy thuộc vào nhiều yếu tố có mặt trong môi trường Ở đây, tôi chỉ nêu lên ba cách làm của người lớn, khả dĩ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực và xói mòn lòng tự tin nơi trẻ em : Cách làm thứ nhất là không học cách khám phá, để khai triển những khả năng hiện hữu đã có mặt nơi trẻ em Bên cạnh những khiếm khuyết hoặc... khác nhau : một bên là xúc động « sợ, buồn, lo giận », bên kia là hành vi có nghĩa là làm một điều bằng tay hay bằng chân Ví dụ : * Con có quyền tức giận với em con Con nói ra nỗi bực tức, một cách bình tĩnh, * Nhưng tuyệt đối, con KHÔNG đưa tay đánh em con Ba không cho phép con làm như vậy *** Chúng ta cũng cần lưu tâm đến những cách hay là ưu điểm của trẻ em, nhằm giúp các em khẳng định những sở trường... trách móc, chửi bới, phê phán và la rầy… Xuyên qua những hành vi như vậy, chúng ta làm nổi bật những yếu tố tiêu cực nơi trẻ em, và bỏ quên những khía cạnh tích cực và năng động Dần dần, ngày này qua ngày khác, chính chúng ta là nguyên nhân xói mòn và tiêu hủy lòng tự tin của con cái Cách làm thứ ba là chúng ta lẫn lộn hành vi và bản sắc Trong cuộc sống làm người, sai hỏng là chuyện bình thường... kết luận, Tôi xin trích dẫn quan điểm của nhà tâm lý D LAPORTE : Lòng tự tin là một ngôi nhà vững vàng và kiên cố, ngày ngày được xây cất lên với sáu loại gạch khác nhau Viên gạch thứ nhất là vui thích, Viên gạch thứ hai là cảm thức mình được yêu thương, Viên gạch thứ ba là cảm nghiệm được an toàn, Viên gạch thứ bốn lá khả năng tự lực, tự cường, Viên gạch thứ năm là ý thức về giá trị làm người của mình,... mẹ nghe con cằn nhằn một mình » 2) chúng ta mô tả sự kiện với nhiều chi tiết quan trọng Sau đó, chúng ta yêu cầu các em giải thích, đưa ra lý do * « Từ ngày cô giáo cũ nghĩ việc, và thầy giáo mới về thay thế… hai điểm toán và luận văn của con không đạt trung bình, con có thể nói cho ba hiểu tại vì sao không ? » 3) chúng ta phản ảnh tình cảm của trẻ em * « Con tõ ra bực bội và giận hờn với em con, từ . 1 Xây dựng lòng tự tin nơi con cái dưới 6 tuổi NGUYỄN văn Thành Lausanne, Thụy sĩ Trong ý hướng đồng hành và chia sẻ với các bậc cha mẹ, đang có trách nhiệm nuôi nấng và dạy dỗ con cái dưới. dạy dỗ con cái dưới 6 tuổi, tôi xin mạo muội liệt kê một vài trọng điểm, trong vấn đề xây dựng lòng tự tin. Đây là « viên đá tảng », trong phần vụ dạy dỗ và giáo dục con cái. Ước mong những. tầng xã hội của mỗi người. 1 Tự Tin là gì ? Con cái chúng ta lớn lên với một lòng tự tin vững mạnh, sau khi có cơ hội, điều kiện và khả năng chứng nghiệm, trong suốt 6 năm đầu tiên của cuộc đời,

Ngày đăng: 24/03/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan