1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Mẹ bỏ con - Con bỏ chữ pot

7 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 226,54 KB

Nội dung

Mẹ bỏ con - Con bỏ chữ Chuyện về những đứa trẻ thiếu bố mẹ, HIV/AIDS từ phố về làng đang xảy ra ở “Làng vắng mẹ”. Mẹ “bỏ” con Cả xã có 22 thôn thì cả 22 thôn có tới 80% phụ nữ đang ở độ tuổi lao động nhưng ly nông lẫn ly hương. Chị Lê Thị Nga, ở thôn 1, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, sau khi ly hôn, một mình nuôi hai con nhỏ, đứa lớn 6 tuổi, đứa nhỏ 4. Chị được chia một sào ruộng, không đủ đâu vào đâu cho ba sinh linh, nên trăn trở mãi rồi chị bấm bụng quyết định: lên Hà Nội kiếm việc. Chị kiếm được một chân giúp việc, hàng tháng chị Bà ở nhà một mình chăm các cháu gửi tiền về nuôi con và cho các con ăn học. Đứa chị phải chăm em thay mẹ. Chị tâm sự: “Ra thành phố, cũng chăm trẻ con mà nghĩ đến con mình ở nhà thương thắt ruột”. Vì không được chăm chút nên các con chị ở quê sống như cây cỏ, học hành không đến nơi đến chốn. Hiện nay cả hai cháu đều bỏ học giữa chừng. Chị đặt tên cho hai cô con gái là An và Nhàn nhưng cuộc sống của chúng lại vất vả. Trong năm nay, chị Nga bị bệnh khớp nên thường về quê. Thấy mẹ ốm, hai cháu bắt ở nhà và xin mẹ lên thành phố kiếm sống. Mặc dù, cái An mới 12 tuổi, còn cái Nhàn 14 tuổi. Chúng bán bóng bay ở Hà Nội và cả Hải Phòng. Khi hỏi về những nguy cơ rình rập hai cô con gái ở thành phố, chị Nga rơm rớm nước mắt. Cũng tại thôn 1, mọi người vẫn thấy cảnh bà Nguyễn Thị Tám, mỗi lần đi làm đồng lại cho đứa cháu nội 6 tháng tuổi vào sọt để ở trên bờ ruộng. Bà có ba người con nhưng hiện nay tất cả dâu – rể, trai – gái nhà bà đều đi làm ăn xa, để lại cho bà già goá bụa ngoài 60 tuổi một mình chăm tất cả 4 cháu nội, ngoại. Nhà nông như gia đình bà, mấy năm nay, làm công vất vả mà tiền phân, giống, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi phí… ngày càng đắt nên mùa nào cũng lỗ. Do vậy, các con bà lần lượt cô chị rủ cậu em lên thành phố kiếm sống. Họ làm đủ nghề: đi xe ôm, ở hàng gội đầu, bán vé số… Nhưng thu nhập cũng không ổn định, tháng có, tháng không, họ gửi về cho bà từ 300 – 500 ngàn đồng để nuôi cháu. Từ đầu năm đến nay, cái túi của bà cứ vơi dần vì các con bà chẳng gửi được đồng nào. Mặc dù đã là dịp hè, nhưng bà vẫn nợ tiền học hai tháng của nhà trẻ xã Chính Lý của hai đứa cháu, mỗi đứa 192.000đ và 6kg gạo. Ở nhà nuôi cháu nhỏ rất cực nhưng bà Tám vẫn phải đỡ đần các con. Những lúc bọn trẻ ốm đau, bà không chăm xuể thì lại gọi điện nhắn bố mẹ chúng về. Tương tự hoàn cảnh của bà Tám là bà Hoán đã ngoài 70 tuổi, cũng một tay chăm hai cháu nội đứa học lớp 1, đứa học lớp 2 để bố mẹ chúng ra Hà Nội bán bóng bay và chạy xe ôm. Bà Hoán vốn bị thoái hoá cột sống. Mấy bữa trước, bà phải vịn mới lê bước để nấu cơm cho các cháu… Con “bỏ” chữ Ở xóm 2, ba chị em Nguyễn Thị N., phải ở nhà một mình vì mẹ đi làm xa còn bố đã bị chết cách đây 3 năm vì AIDS. Trước đây, bố N. cũng bỏ quê để lên Hà Nội chạy xe ôm. Ba chị em N. phải rời bố mẹ đã cách đây gần 10 năm. Khi còn bé, bà nội (nhà ở cách đó khoảng 1km) vẫn sang trông nom ba chị em. Giờ lớn rồi thì thi thoảng bà mới qua, mọi việc từ đi chợ, cơm nước, học hành các em đều tự lo. N. học lớp 9, em gái học lớp 6, cậu em học lớp 5. Cứ dăm bữa nửa tháng mẹ các em lại về một lần. Bà nội của N. ngậm ngùi, ở Hà Nội kiếm tiền có thể nhiều hơn, dễ hơn nhưng chi tiêu cũng đắt đỏ hơn, lại phải thuê nhà, tiền tàu xe đi về rồi dễ ngã vào bệnh tật… Bố cháu N. cũng chỉ chuyển được từ cái nhà mái ngói lụp xụp sang nhà lợp ngói xi măng thì chết. Thầy Đỗ Đức Long, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A, trường trung học cơ sở Chính Lý – lớp em N. đang học – cho biết lớp của thầy phụ trách có hơn chục học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa. Những em ở cùng với ông bà hoặc ở gần nhà ông bà thì đỡ lo. Nhưng có một số em phải hoàn toàn tự lập. Có gia đình hai ba con đều ở nhà tự quản nhau. Trẻ ở lứa tuổi đang học phổ thông mọi thứ đều rất chông chênh và rất cần bố mẹ để được chăm sóc, dạy dỗ, uốn nắn thường xuyên. Không có bố mẹ giám sát, các em hay tụ tập chơi bời tự do, không chịu học, làm bài tập ở nhà hoặc có thì nhờ bạn khác làm hộ cốt chỉ để đối phó sự kiểm tra của giáo viên. Đa số những học sinh hư, học sinh cá biệt của lớp đều rơi vào các trường hợp có bố mẹ đi làm ăn xa, phải ở nhà một mình. Cô giáo Trần Thị Hồng Toan, phó hiệu trưởng trường Chính Lý cũng có ý kiến: “Bố mẹ đi làm ăn xa đã dẫn đến việc con cái của họ bỏ học và bỏ tiết”. Không chỉ ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái, vì mưu sinh, các bậc làm cha làm mẹ ở xã Chính Lý cũng đang hàng ngày tự chuốc cho mình nhiều hệ luỵ. Trong 10 năm trở lại đây, số vụ ly hôn trong xã đã gia tăng. Nguyên do là vợ chồng xa cách lâu ngày, chồng sinh thói hư tật xấu, chưa kể mỗi người đều có hầu bao riêng nên về quê lại không muốn góp chi tiêu chung nữa. Nguy hiểm hơn, căn bệnh HIV/AIDS theo những người ly hương từ phố tràn về làng đang làm bao gia đình ở Chính Lý điêu đứng. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nam đã đưa ra con số đáng ngại: tổng số bệnh nhân nhiễm HIV của xã Chính Lý (diện quản lý) lên tới gần 100 người trong vòng 10 năm trở lại đây! Thực tế, con số này còn cao hơn vì mặc cảm, rất nhiều gia đình giấu người bệnh. Có lúc trong xã cứ 5 ngày lại có một đám ma tiễn người AIDS mà nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những cái chết thương tâm cũng xuất phát từ chuyện đi làm ăn xa: chồng có tiền thì bị rủ rê nghiện hút, lúc nhớ vợ lại tìm đến bạn tình đứng đường… Thế rồi, khi về quê, vợ chồng gặp nhau lại đổ bệnh sang vợ. Hiện tại, ở trường Chính Lý, có vài chục trường hợp học sinh có bố hoặc mẹ, có em cả bố lẫn mẹ chết vì AIDS. . Mẹ bỏ con - Con bỏ chữ Chuyện về những đứa trẻ thiếu bố mẹ, HIV/AIDS từ phố về làng đang xảy ra ở “Làng vắng mẹ . Mẹ bỏ con Cả xã có 22 thôn thì cả. nuôi con và cho các con ăn học. Đứa chị phải chăm em thay mẹ. Chị tâm sự: “Ra thành phố, cũng chăm trẻ con mà nghĩ đến con mình ở nhà thương thắt ruột”. Vì không được chăm chút nên các con. có bố mẹ đi làm ăn xa, phải ở nhà một mình. Cô giáo Trần Thị Hồng Toan, phó hiệu trưởng trường Chính Lý cũng có ý kiến: “Bố mẹ đi làm ăn xa đã dẫn đến việc con cái của họ bỏ học và bỏ tiết”.

Ngày đăng: 07/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w