1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lạm phát

15 76 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 45,2 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại: Lạm phát

Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnA/Đặt vấn đềThời gian gần đây, chúng ta thường nghe trên đài báo một vấn đề được nhắc tới nhiều nhất và nổi cộm nhất đó là vấn đề “Lạm phát”. Lạm phát đang xảy ra không chỉ ở trong nước ta, mà là vấn đề của cả thế giới hiện nay. Trước tình trạng giá nhiên liệu, đặc biệt là giá dầu thô và giá lương thực không ngừng leo thang, cùng với đó là sự suy giảm mạnh của nên kinh tế Mỹ đã đẩy nên kinh tế thế giới đi vào một cuộc khủng hoảng. Rất nhiều nước nghèo mà đồng tiền của họ bị trượt giá quá nhanh, người dân ở đó đang phải sống rất khó khăn và nghèo đói luôn bao trùm lấy họ. Giá lương thực tăng cao làm cho người dân phải hứng chịu rất nhiều khó khăn. Theo một số chuyên gia kinh tế thì “kỷ nguyên của giá rẻ đã kết thúc, chúng ta phải đối mặt với tình trạng giá cả leo thang”.Với vay trò là một nền kinh tế mở nhỏ, lại vừa giai nhập WTO, Việt Nam cũng phải hứng chịu cơn bão giá này. Và thực tế đã chỉ ra rằng, chúng ta có mức lạm phát cao hơn các nước trong khu vực. Và hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải kiềm chế lạm phát tốt nhất có thể. Hàng loạt các chính sách vĩ mô đã được đưa ra, rất nhiều các giải pháp được các bộ các ngành kiến nghị và tiến hành, nhưng thực tế thì lạm phát ở nước ta vẫn không ngừng tăng lên. Theo dự báo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thì "ít nhất đến hết năm 2008, sang năm 2009, kinh tế nước ta mới đi lên được và mức lạm phát sẽ giảm ngang bằng năm 2007. Sang năm 2010, kinh tế nước ta sẽ ổn định và lạm phát sẽ giảm xuống 1 con số". Theo dự báo của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ, lạm phát năm nay, xét đến kịch bản xấu nhất có thể lên tới 22,3%, trong khi kinh tế Việt Nam khó tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao như năm 2007. Còn về phía người dân, với sự tăng nhanh của giá cả sinh hoạt hàng ngày, giá thuê nhà đối với người nghèo, giá xăng dầu hay lương thực phẩm đẩy họ vào tâm trạng bi quan. Đời sống người dân bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lạm phát cao. Điều này đã đặt ra một bài toán khó không chỉ cho chính phủ, mà còn là là trách nhiệm của mỗi người dân trong việc kiềm chế lạm phát. Phần lớn lạm phát là hậu quả của chính sách tiền tệ mở rộng những năm trước đó. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định lạm phát ở Việt Nam là do nguyên nhân tiền tệ.Vậy lạm phát tiền tệ là gì, thực trạng và những giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở nước ta hiện nay như thế nào. Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp bách của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.1Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K481 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnB/Giải quyết vấn đề:1/Lý luận lạm phát1.1/Khái niệm về lạm phát:Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.1.2/Thước đo lạm phát:Tính lạm phát theo 2 chỉ số:-Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer price index): phản ánh sự biến động giá của một “giỏ” hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng xã hội.-Chỉ số khử (giảm) phát GDP(GDP deflator):cho ta biết sự thay đổi giá của tất cả hàng hóa dịch vụ cuối cùng trong nền kinh tế so với giá của thời kỳ được chọn làm gốc, nên cũng có thể tính được tỷ lệ lạm phát1.3/Phân loại lạm phát:-Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp.-Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến 7.0% một năm.-Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hai chữ số một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.-Siêu lạm phátlạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát.Ngoài ra có thể phân chia lạm phát thành lạm phát dự kiến( gây ra tổn thất xã hội ít) và lạm phát không dự kiến( gây ra nhiều tổn thất xã hội).1.4/Nguyên nhân gây ra lạm phát:Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, nhưng chúng ta có thể đề cập tới 3 nguyên nhân chính sau:- Lạm phát phát tiền tệ: (monetary inflation). Loại lạm phát này xảy ra khi tốc độ tăng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền 2Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K482 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnkinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng cung tiền là 10% nhưng tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế 7% thì lạm phát tiền tệ là 3%. Loại lạm phát này thường xảy ra tại các nước đang phát triển khi các nước này theo đuổi cơ chế áp chế tài chính (Financial repression) hoặc trong trường hợp quốc gia đang theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng. Áp chế tài chính là tình trạng ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ bằng cách in tiền, quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kích thích tổng cầu hang hóa dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung, thì cũng dẫn đến lạm phát.- Lạm phát cầu kéo (Demand pull – inflation). Loại lạm phát này xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế. Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng, hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức bình thường do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hoặc do khu vực hộ gia đình có nguồn thu nhập từ trên trời rơi xuống (winfalls) như viện trợ nước ngoài, thu nhập do giá cả xuất khẩu tăng đột biến . . .- Lạm phát chi phí đẩy (cost push – inflation). Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng cao giá bán sản phẩm vì những lý do bất lợi. Khác với hai loại lạm phát trên, thì loại lạm phát này chủ yếu đến từ phía cung và nguyên nhân chủ yếu từ xuất phát từ hiện tượng tăng chi phí sản xuất không mong đợi từ phía các doanh nghiệp. Tăng chi phí không mong đợi từ phía doanh nghiệp tạo ra những cú sốc tổng cung bất lợi. Công nhân đình công đòi tăng lương ở diện rộng, giá nguyên liệu gia tăng đột biến, thảm họa tự nhiên làm đình trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ của loại lạm phát này.1.5/Kiềm chế lạm phátHầu hết các nước khi có lạm phát đề do nguyên nhân cung tiền quá mức, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát tiền tệ nói riêng, và lạm phát nói chung như sau:- Sử dụng công cụ tỉ giá: Đây là một giải pháp cần được tính đến. Tuân thủ nguyên tắc tỉ giá hối đoái giữa đồng USD và VND phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ.-Chính sách tiền tệ thắt chặt: Bao gồm hạn chế lưọng tiền trong lưu thông (M2) và hạn chế mức tăng tín dụng. Đây là biện pháp thường được áp dụng khi xảy ra lạm phát xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện 3Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K483 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnkhi lượng tiền trong lưu thông tăng, mặc dầu đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Ngân hàng Nhà nước cũng đang áp dụng chính sách này.- Chính sách tài khóa: Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả.2/Thực trạng và các giải pháp khắc phục:2.1/Thực trạngCác nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận định rằng lạm phát ở nước ta là do lạm phát tiền tệ. theo các báo cáo kinh tế thì chúng ta có các số liệu sau:Ở nước ta, nguyên nhân dẫn tới lạm phát bao gồm:-Lạm phát do chi phí đẩy: giá dầu tăng nhanh và đã lên tới mức kỷ lục 122USD/thùng dầu thô đã đẩy chi phí đầu vào của các ngành sản xuất tăng, do đó giá hàng hóa và dịch vụ cũng tăng theo.-Lạm phát do cầu kéo: Thiên tai, dịch bệnh, đợt rét hạn lịch sử cuối năm 2007, đầu năm 2008 đã gây tổn thất lớn cho ngành nông nghiệp nước ta. Ngoài con số thiệt hại 200.000ha lúa, 18.000ha mạ và 35.000ha rau màu, đợt rét đậm vừa qua còn làm đảo lộn cơ cấu giống và thời vụ gieo cấy lúa đông xuân tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Phải giảm diện tích gieo trồng trên 11.000ha có thể khiến sản lượng lúa tại vùng ĐB sông Hồng giảm khoảng 100.000 tấn so với vụ trước và có thể giảm nhiều hơn nếu gặp thời tiết bất lợi. Còn tại các tỉnh miền Nam, các thống kê sơ bộ đến nay cho thấy có ít nhất khoảng 210.000ha lúa bị ảnh hưởng với dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do rầy nâu gây hại gây ra. Riêng đợt dịch bệnh tai xanh trên lợn trong thời gian qua làm chết 536.000 con lợn nái vốn có thể sản sinh 4-5 triệu lợn thịt trong lúc đàn nái còn lại bị suy giảm nghiêm trọng khả năng sinh sản. Cộng thêm vào đó là các trận bão liên tiếp đổ bộ vào miền Trung cuối năm 2007 khiến nhiều địa phương không thể phát triển chăn nuôi trở lại. Còn tại các tỉnh miền núi phía bắc, việc khắc phục hậu quả chăn nuôi sau rét với tổng thiệt hại lên tới 637 tỉ đồng không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Các loại thực phẩm tăng giá quá cao có một phần nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi chỉ đạt 4,6%, quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng vốn tăng tới 7-8%. Điều này được biểu hiện bằng việc giá thực phẩm ở nước ta tăng rất cao, các mặt hàng tăng giá 20-50%. Riêng giá sữa bột đã tăng tới 3,4 lần. Cho tới tháng 4/2008, theo công bố ngày 25/4 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2008 tăng 2,2% so với tháng 4Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K484 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnBa. Điều đó cũng đồng nghĩa CPI bốn tháng đầu năm 2008 đã tăng tới 11,6%. Đi cùng với việc giá cả leo thang, giá nhà cho thuê cũng tăng theo từ 100-200 nghìn mỗi tháng. Theo sau sự leo thang của giá cả, chính phủ đã tăng mức lương tối thiểu cho người lao động từ ngày 1/1/2008 là 540.000 đồng/người/tháng. Nhưng thực tế là mức lương danh nghĩa tăng, còn mức lương thực tế giảm do không theo kịp mức tăng của giá thị trường. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người dân, nhất là đối với những người nghèo.- Lạm phát tiền tệ: Một lý do rất quan trọng gây nên lạm phát ở nước ta đó là do nguồn ngoại tệ đổ vào tăng, ngân hàng trung ương tăng dự trữ ngoại hối. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đồng để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%.Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau. Cụ thể, tốc độ tăng cung tiền tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay liên tục duy trì trên dưới 25% mỗi năm và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Riêng năm 2007, cung tiền đã tăng 46% trong năm 2007 so với 2006. Tín dụng tăng 53% trong năm 2007 so với 2006 và căn cứ vào bối cảnh đó, GDP tăng trưởng 8,5%. Nếu chúng ta nhìn vào năm 2006, GDP của Việt Nam tăng 8,2% và cung tiền tăng 26% và tăng trưởng tín dụng là 27%. Trong thời điểm 6 tháng đầu năm 2007, NHNN đã tung ra 112 tỷ đồng để mua vào 7 tỷ USD. Đã có khoảng 22-23 tỷ USD đổ vào Việt Nam năm 2007. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạm phát ở Việt Nam và là mức lạm phát cao nhất trong các nước mới nổi ở Đông Á. Lý do là để neo tỷ giá, không để cho tiền đồng tăng giá quá nhanh so với ngoại tệ, NHNN đã tung tiền đồng ra để dự trữ ngoại tệ và giữ vững tỷ giá hối đoái. Mặc dù nhà nước đã tiến hành phát hành trái phiếu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, nhưng vẫn còn rất nhiều tiền trong lưu thông. Điều này biểu hiện qua sự giảm nóng của CPI tháng 4/2008, sau khi mà biện pháp tăng dự trữ bắt buộc và bán trái phiếu chính phủ được ban hành, thì CPI vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.Chính tình trạng lạm phát hai con số này đã gây khó khăn cho nền kinh tế nước ta, ngoài những ảnh hưởng như ở trên, lạm phát còn làm giảm cán cân thương mại( biểu hiện qua việc nước ta hiện nay là nước nhập siêu), việc cung vốn( biểu hiện ở tình trạng thiếu vốn đầu tư hiện nay, nhưng thực tế là các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất). Trong 4 năm qua, trên danh nghĩa USD lên giá, vì 1USD năm 2003 đổi được 15,514 đồng, đến năm 2007 đổi được 16,240 đồng. Song trên thực tế do lạm phát ở Việt Nam cao hơn nhiều 5Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K485 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnso với Mỹ, giá trị thực của đồng USD ở Việt Nam đã mất giá, tiền đồng đã lên giá 13% so với USD. Điều này đã khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cụ thể năm 2007, Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 43,68 tỷ USD( đến cuối năm là 50 tỷ USD), Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước, tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%). Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu do nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông, nhưng có ba vấn đề đáng lưu ý:Một, mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết, bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được. Hai, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, nên nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà. Ba, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU . nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.2.2/Các giải pháp khắc phục:Hiện nay, chính phủ đã thực hiện rất nhiều các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, và đã mang lại hiệu quả là: Trong 4 tháng đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo toàn diện, quyết liệt, tập trung chỉ đạo vào các nhóm giải pháp về chính sách tài chính- tiền tệ. Kết quả bước đầu là lạm phát đã có dấu hiệu chững lại và đang giảm dần, chỉ số tăng giá tháng 4 đã giảm tới 0,79% so với tháng 3 (chỉ còn 2.2%). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá cao (16,4%), xuất khẩu tăng cao nhất từ trước tới nay (5,6% so với tháng 3), đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm đạt 7,6 tỷ USD tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2007. Sức mua 4 tháng đầu năm tăng 29,2%, thu ngân sách nhà nước tháng 4 tăng 33,1%, xuất khẩu tăng 27,6%. Tuy nhiên những thách thức, khó khăn ở phía trước vẫn còn rất lớn.Các giải pháp cơ bản đó là:-Thắt chặt tiền tệ: Đầu năm 2008, thị trường chứng kiến loạt biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà nước như tăng dự trữ bắt buộc, tăng các lãi suất cơ bản, phát hành lượng tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị lên tới 20.300 tỷ đồng, hạn chế tín dụng vào chứng khoán, bất động sản… Điểm đến của những biện pháp này là mục tiêu rút tiền trong lưu thông về, 6Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K486 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnkiềm chế lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Nhưng biện pháp này đã “mạnh tay”, khiến cho các ngân hàng chạy đua lãi suất, có khi lên tới 14,5%/năm, do thiếu tiền đồng, tính thanh khoản của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng… Trong khi đó, lạm phát tăng theo 4 tháng đầu năm là 2,38%, 3,56% 2,99% và 2,2%. Và với mục tiêu kiềm chế thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (85%) là không thể, đặc biệt trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh bất thường, giá cả đầu vào trên thị trường thế giới biến động khó lường. Các ngân hàng cũng hạn chế cho vay, điều này ảnh hưởng tới đầu tư tư nhân.-Chính sách tài khóa: Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả. Theo các số liệu thống kê, tỉ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính của các doanh nghiệp nhà nước lớn hơn nhiều các thành phần kinh tế khác trong khi chỉ số phát triển tổng sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước lại thấp hơn chỉ số phát triển tổng sản phẩm của các thành phần kinh tế khác. Số việc làm tạo ra trên một đơn vị vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp nhà nước cũng thấp hơn. Điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước còn thấp.Đây là lĩnh vực còn nhiều dư địa và nằm trong tầm tay của chính phủ, vừa với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất vừa là chủ sở hữu nhà nước đối với doang nghiệp nhà nước nhưng chưa được nhấn mạnh trong các giải pháp tổng thể chống lạm phát. Mặt khác, cũng phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Đương nhiên, việc thắt chặt chi tiêu chính phủ và đầu tư công cũng không làm giảm sự tăng giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu. Sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ là để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng và việc làm. -Sử dụng công cụ tỉ giá: Đây là một giải pháp cần được tính đến. Tuân thủ nguyên tắc tỉ giá hối đoái giữa đồng USD và VND phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Theo đó, nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này cũng phù hợp với việc đồng USD liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác. Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá lớn. Bởi lẽ, trừ nông sản và thuỷ sản, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác giá trị nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm 60% đến trên 70%. Trong điều kiện đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và một số đồng tiền các nước 7Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K487 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnASEAN khác - những đối thủ cạnh tranh xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam - tăng giá so với đồng đô la Mỹ thì việc tăng nhẹ giá trị VND càng ít bị ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước ta so với các nước này. Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị trường thế giới.Trước thực trạng lạm phát tăng cao, chính phủ đã đề ra 8 biện pháp chống lạm phát trong Nghị Quyết số 10/2008/NQ-CP:Một là, phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động và linh hoạt, bảo đảm mục tiêu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm huy động các nguồn vốn phục vụ phát triển.Hai là, về chính sách tài khóa, phải phấn đấu tăng thu, thắt chặt chi tiêu công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; hạn chế bội chi ngân sách, không mở rộng thêm các khoản chi; rà soát lại các dự án đầu tư, loại bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả, giãn tiến độ các dự án chưa khởi công hoặc mới khởi công.Ba là, bảo đảm cân đối cung cầu đối với các loại vật tư quan trọng như: Xăng dầu, điện, xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu và các hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm…Bốn là, tăng cường các biện pháp quản lý thị trường giá cả, không cho đầu cơ tăng giá, đặc biệt là các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng, lương thực, phân bón.Năm là, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu và giảm nhập siêu, nhất là đối với các ngành hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế như: Thủy sản, dệt may, giầy da… tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhất là việc chuyển ngoại tệ thành VNĐ và tình trạng thiếu vốn tín dụng…cho các doanh nghiệp xuất khẩu.Sáu là, tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc, bảo đảm cho đầu tư và sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi.Bảy là, thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ người nghèo bị thiệt hại do thiên tai và do giá tăng đột biến trong thời gian qua; tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua; hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn cho sản xuất, đời sống nhân dân do điều chỉnh tăng giá, trước hết là đối với người nghèo, vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác; biến khó khăn thành các thời cơ thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.8Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K488 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnTám là, các cấp các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải tích cực triển khai thực hiện tốt các chính sách và giải pháp chống lạm phát, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống đầu cơ tăng giá. Các phương tiện thông tin đại chúng phải đưa thông tin chính xác, tạo niềm tin, khí thế trong nhân dân về các tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội bền vững của nước ta.(Nguồn: Website Chinhphu, 25/3)Có nhiều quan điểm cho rằng, 8 giải pháp của Chính phủ lẽ ra phải được thực hiện từ lâu. Đó chỉ là những giải pháp tạm thời, trước mắt, như phanh hãm gấp, trong khi quan trọng là phải có cơ chế, chính sách vĩ mô lâu dài để vừa kiềm chế lạm phát, vừa phát triển nền kinh tế sao cho đỡ phụ thuộc nước ngoài. Nghĩa là chúng ta phải là chính sách vĩ mô dài hơi. Ví dụ, phải thúc đẩy sản xuất trong nước để hạn chế và thay thế hàng nhập khẩu, hoặc muốn tránh giá cả leo thang thì phải có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất những mặt hàng cụ thể. Chẳng hạn muốn có rau sạch thì người đầu tư trồng rau có thể được cho thuê đất miễn phí, hay cho vay với lãi suất thấp v.v .Đồng thời, điều tiết nền kinh tế vĩ mô phải hết sức hợp lý, nhất là về tiền tệ: lãi suất ngân hàng, ngoại hối, trong khi vừa qua, chúng ta đang điều tiết lãi suất ngân hàng thì lại tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Đó là chạy theo thị trường chứ đâu phải điều tiết thị trường. Hoặc khi cơn sốt "ảo" gạo xảy ra, chúng ta đều thấy lẽ ra phải có dự trữ quốc gia và Chính phủ phải là một "nhà buôn" lớn, khi "anh" tung ra hay mua vào đều phải hợp lý. Dường như những giải pháp kiềm chế lạm phát đưa ra giống như hô hào thắt lưng buộc bụng, quá đúng nhưng chưa đủ và không đi vào thực tiễn. Tiết kiệm cần phải có quy chế cụ thể, cắt giảm dự án cũng vậy. Biện pháp tăng lãi suất tín dụng và tăng dự trữ bắt buộc, siết chặt cho vay địa ốc . trong tháng qua phải nói là đáng ca ngợi, nhưng trên thực tế, hậu quả là . tất cả dường như chững lại, và trước mắt lạm phát vẫn tăng ở mức . 16%. Nghĩa là nếu mức lương tháng của bạn là 2 triệu đồng thì bạn đã mất béng 320.000 đồng rồi. Nếu bạn định dành tiền mua vật liệu xây nhà thì tỷ lệ mất béng là 20%.Tuy nhiên sau khi các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát được triển khai ở nhiều ngành và các địa phương kết, quả bước đầu cho thấy: khó khăn, thách thức còn nhiều, giá cả đang còn diễn biến hết sức phức tạp nhưng đã thấy xuất hiện một số yếu tố tích cực. Đó là: giá cả nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã chững lại; có một số giảm so với cuối tháng ba, các DNNN, đặc biệt các tập đoàn kinh tế lớn đã đang phát huy vai trò nòng cốt của nền kinh tế, đóng góp phần quan trọng có hiệu quả tham gia kiềm chế lạm phát. Giá gạo mấy hôm nay đang chững lại và có xu hướng giảm: gạo tám ngon khoảng 11 nghìn đồng/kg, gạo thường thì từ tám nghìn đến chín nghìn đồng/kg. So với những ngày cuối tháng 3 thì đã giảm đi một 9Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K489 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễnvài giá. Các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, cá, rau xanh các loại… cũng giảm đi một vài giá so với những ngày giữa đến cuối tháng ba; những ngày đó mỗi ngày lại lên một giá đến phát sợ. Giá thóc ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: giữa và cuối tháng 3 là khoảng 5300 đến 5600đồng/kg, nay giảm xuống còn khoảng hơn 4000đồng/kg. Cùng với việc giá lương thực là thực phẩm nhiều nơi trên thị trường trong cả nước đang chững lại và có xu hướng giá một số loại vật tư phục vụ sản xuất mức tăng cũng bị chặn lại. Quý I/ 2008 hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc TP Hà Nội đã xây dựng được kế hoạch công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2008, phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị mình đề ra được áp dụng các biện pháp có tác dụng đẩy lùi tình trạng lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Quý I – 2008 trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, các đơn vị thuộc thành phố đã tiết kiệm 94 biên chế với số kinh phí gần hai tỉ đồng. Qua công tác thẩm định dự toán kinh phí chi nghiệp vụ sở tài chính đã giảm chi ngân sách của các đơn vị số tiền gần 160 triệu đồng. Trong quản lý đầu tư xây dựng, các đơn vị giảm cho ngân sách TP số tiền 2,1 tỉ đồng trong việc phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Cũng trong quý I -2008, các đơn vị đã thu hồi 19.429m2 đất của bảy đơn vị để đất hoang hóa, sử dụng kém hiệu quả. Những kết quả đạt được bước đầu nêu trên cho thấy: Tám nhóm giải pháp mà Chính phủ đề ra nhằm tập trung ưu tiên thực hiện kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì các tiềm năng phát triển kinh tế đất nước… đã và đang đi vào cuộc sống và được sự đồng thuận của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Các cấp, các ngành, các DN và hàng triệu người đang phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết, bằng những hành động thiết thực như tự điều chỉnh chi tiêu tiết kiệm, tiêu dùng hợp lý, cái gì chưa thật sự cần thiết thì chưa mua sắm. Với cách làm đó mọi người quyết tâm thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát do Chính phủ đề ra chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.Từ những kết quả đạt được bước đầu nêu trên tạo cho chúng ta một niềm tin: kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả là một nhiệm vụ hết sức phức tạp và phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng có sự lãnh đạo bằng các quyết sách đúng đắn, hợp thời của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, và 10Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K4810 [...]... mức lạm phát về 0 Nhưng theo một số quan điểm khác, lạm phát là một phần, luôn đi cùng với tăng trưởng, cho nên không thể triệt tiêu Khi có lạm phát thì vai trò của chính phủ phải được phát huy một cách tốt nhất để kiềm chế lạm phát Từ việc bắt đầu xác định nguyên nhân của lạm phát tới các biện pháp khắc phục Từ đó ổn định giá cả, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào công cuộc kiềm chế lạm phát. .. thể nói lạm phát phù hợp với quy luật kinh tế tự nhiên của thế giới 11 Đỗ Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K48 11 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễn Một nền kinh tế được coi là ổn đinh nếu kiểm soát được lạm phát ở mức thấp, và tăng trưởng phải luôn cao hơn lạm phát, để tiến tới một nền kinh tế có tăng trưởng bền vững Theo nhiều quan điểm, lạm phát là sự đi xuống của nền kinh tế, bởi vậy nhiều nước phát triển đang... giải pháp cần thực hiện để khắc phục lạm phát hiện nay, ngoại trừ các biện pháp mà chính phủ đã đề ra, chúng ta cần phải chú ý tới: Cần phân tích rõ nguyên nhân lạm phát, dự báo lạm phát kỳ vọng hợp lý hơn, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục hợp lý Các giải pháp của chính phủ đưa ra phần lớn nhằm khắc phục lạm phát trong ngắn hạn, và các biện pháp kiềm chế lạm phát đã được Chính phủ ban hành và tức... từ năm 2004 đến nay, lạm phát đã trở thành hiện tượng kinh niên, chúng ta phải sống chung với lạm phát Với hành loạt các chính sách thiếu sót trong những năm trước, chúng ta cần phải có những biện pháp hợp lý để ổn định đời sống người dân 3/Kiến nghị cá nhân: Lạm phát ở nước ta hiện nay đang ở mức cao, và nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ trước mắt của chính phủ là cần phải kiềm chế lạm phát Theo tôi những.. .Lạm Phát: Lý luận và thực tiễn bằng cả sự điều hành ráo riết, quyết liệt, nhạy bén của Chính phủ cùng các ngành, các cấp, sự đồng tâm hiệp lực của các tầng lớp nhân dân, nhất định chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức tiếp tục đưa nền kinh tế nước ta phát triển ổn định, bền vững C/Kết luận 1/Ý nghĩa lý luận: Tăng trưởng luôn đi cùng với lạm phát, có tăng trưởng thì có lạm phát Có thể nói lạm. .. chế lạm phát trên thế giới 2/Ý nghĩa thực tiễn Lạm phát là một vấn nạn mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải đối mặt Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân, khắc phục lạm phát, cải thiện đời sông nhân dân Hơn lúc nào hết, vai trò của chính phủ với tầm quản lý vĩ mô lại cần được bộc lộ tối đa khả năng như lúc này Cũng cần nhận định rằng muốn kiềm chế lạm phát thì phải chấp nhận đánh đổi với tăng trưởng... cam kết chống lạm phát đã được thể hiện rõ ràng của chính phủ, cần công khai các biện pháp cụ thể để thể hiện cam kết là đáng tin cậy, đồng thời ràng buộc chính phủ vào cam kết đó Điều này sẽ giúp người dân hình thành kỳ vọng về mức lạm phát thấp trong tương lai (nếu họ biết và tin các chính sách là đúng đắn và cứng rắn), dẫn đến khả năng thành công dễ dàng hơn của chính sách chống lạm phát (Một chính... kiềm chế lạm phát, phải hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu trong ngắn hạn Hầu hết các ý kiến phân tích hiện nay tập trung vào cách điều hành kinh tế vĩ mô của các cơ quan hoạch định chính sách Tuy vậy, lạm phát phải được nhìn như một diễn biến bình thường của các nền kinh tế mở và các cơ quan hoạch định chính sách phải tỉnh táo trước các phản ứng gay gắt của công chúng một khi lạm phát tăng... ràng tới cuộc sống đông đảo dân chúng Không nên duy trì quan điểm cho rằng lạm phát thấp hơn mức tăng trưởng GDP là tốt, mà có lẽ chỉ nên coi đây như một kinh nghiệm để phấn đấu khi lạm phát đã thành một sự đã rồi Hiện nay chưa tìm thấy căn cứ khoa học cho luận điểm nêu trên, do đó, chúng ta không nên tự ràng buộc mục tiêu lạm phát vào một giới hạn khá dễ dãi (khoảng 8%), để rồi lại bị cuốn vào nỗi lo... Trung Thiện_ KT NN&PTNT-K48 13 Lạm Phát: Lý luận và thực tiễn lỏng cung tiền, giúp cho các doanh nghiệp có thể vay vốn sản xuất, tránh tình trạng đình trệ sản xuất, dẫn tới một nền kinh tế suy yếu tới mức không thể hồi phục được Các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước phải hợp sức lại để chống lại tình trạng lạm phát tăng cao hiện nay Trên đây là những hiểu biết của tôi về lạm phát và hiện trạng cũng như . thể tính được tỷ lệ lạm phát1 .3/Phân loại lạm phát: -Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. -Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với. năm. -Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hai chữ số một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. -Siêu lạm phát là lạm

Ngày đăng: 14/12/2012, 09:28

Xem thêm

w