Suy nghĩvềtệnạnxãhội
Pháp luật cần phải "mạnh tay" hơn để ngăn chặn những cái chết thương tâm và
không đáng có từ tệnạnxãhội
Liên tục xuất hiện trên các báo từ đầu năm 2007 tới nay là những bài viết về
những cái chết thương tâm từ tai nạn giao thông, từ cướp ngân hàng, tiệm vàng, giết
người cướp xe máy
Đọc những bài viết này mà chúng ta không thể không rùng mình vì xãhội của
chúng ta đang có những con người không màng đến sự sống của mọi người mà bất
chấp làm tất cả, cũng như chạnh lòng và thương cảm những cái chết thương tâm và
không đáng có - hậu quả từ những tệnạnxãhội đã kể trên. Báo đài lên án, người dân
lên án, công an chính quyền có nhiều biện pháp xử lý nhưng tình hình vẫn không thay
đổi mà còn có chiều hướng tồi tệ hơn!
Vậy thì đâu là phương án hay để ngăn chặn những cái chết như vậy? Làm sao
để thức tỉnh những con người "đang không biết mình dính vào tệnạnxãhội cũng như
các hành vi phạm pháp có thể gây ra cái chết cho bất kì ai"?
Câu trả lời ở đây rất đơn giản. Chúng ta "PHẢI" "XỬ TỬ HÌNH" "NGƯỜI
GÂY RA HÀNH VI PHẠM PHÁP" "CÓ CHỦ Ý (CỐ Ý) VÀ CÓ TÍNH CHẤT ĐE
DỌA NGHIÊM TRỌNG ĐẾN TÍNH MẠNG CON NGƯỜI".
Quả thật, đọc đến đây nhiều người sẽ thật sự nghĩ rằng: tôi và pháp luật thật là
độc ác, không còn mang tính "nhân từ", "thuận lý và tình" khi xử tử hình những người
như vậy. Nhưng những con người khi thực hiện hành động phạm pháp mang tính chất
đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người thì họ có màng tới mạng sống của ai
không? Nếu chính chúng ta bị hại hay người thân chúng ta bị hại thì chắc hẳn chúng ta
sẽ vô cùng căm phẫn và cho rằng người gây ra cái chết đó "đáng chết", đáng phải xử
tử hình.
Nếu như chúng ta áp dụng phần nhiều hình thức nộp tiền phạt hay giam vào tù,
cho dù là bao nhiêu tiền hay số năm tù là bao nhiêu lâu đi chăng nữa thì họ cũng có
thể gây ra cái chết khác sau khi lãnh án. Chẳng ai dám chắc rằng những con người đó
có "quay đầu là bờ" hay "ngựa quen đường cũ" sau khi hết hạn tù hoặc sau khi đóng
tiền phạt, đặc biệt là đối với loại hình tội phạm nguy hiểm.
Chính vì vậy, luật pháp nước ta cần mạnh tay đối với những người gây ra hành
vi phạm pháp và hành vi đó nhất thiết phải bao gồm hai yếu tố sau:
- Có chủ ý (cố ý)
- Có tính chất đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người
Đến đây thì nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi: tại sao phải bao gồm hai yếu tố đó, chỉ
cần hành vi đó mang tính chất đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người là xử tử
hình được rồi. Hay chỉ cần đe dọa thôi, đâu cần phải "nghiêm trọng". Tôi xin đưa ra
một số trường hợp sau để làm rõ hơn hai tính chất trên:
- Nếu như không có yếu tố "có chủ ý (cố ý)":
+ Một người đàn ông vô tình đạp đổ một cây gỗ mà không ngờ rằng đằng sau
đó có cháu bé đang ngồi hóng mát, khiến cháu bé thiệt mạng. Trường hợp này pháp
luật không thể xử tử hình người đàn ông đó được bởi vì xét cho cùng, người đàn ông
đó không hề có ý làm cháu bé chết mà cháu bé chỉ bị chết do tai nạn vô tình của người
đàn ông.
+ Một cặp vợ chồng dẫn con đi tắm sông (không biển báo nguy hiểm là sông
sâu ) và đứa con chết đuối. Trường hợp này, pháp luật không thể xử tử hình cặp vợ
chồng đó được, vì dẫu sao đôi vợ chồng đó không hề biết, và họ đang mang nặng
trong mình nỗi đau mất con.
- Nếu như không có chữ "nghiêm trọng" trong yếu tố thứ hai
+ Một người (dù cố tình hay vô tình) vượt đèn đỏ, chạy ngược đường thì đương
nhiên họ biết là có nguy cơ gây ra tai nạn giao thông nhưng tính chất đe dọa mạng
người không nghiêm trọng bằng việc đua xe, lạng lách. Trong trường hợp này, pháp
luật cũng không thể xử tử hình người đó được mà chỉ có thể phạt hành chính bằng tiền
mặt (có thể rất cao) để người đó không vi phạm ở lần sau.
+ Người cha hay người mẹ la mắng đứa con đủ điều bởi vì con mình không thi
đậu đại học, không bằng bạn bè anh chị, không xứng với số tiền bao năm nuôi nấng
dạy dỗ cho ăn cho học khiến đứa con nghỉ quẫn và tìm đến cái chết. Trong trường
hợp này, pháp luật cũng không thể xử tử người cha hay người mẹ đó được vì dù họ có
chủ ý la mắng, nhưng họ không biết là những lời la mắng đó sẽ dẫn đến cái chết cho
đứa con. Vậy thì lời la mắng đó cũng được xếp vào loại hành vi "đe dọa đến tính
mạng của con người" nhưng không "nghiêm trọng". Với trường hợp này, nếu họ có
con cái thì phải làm sao, phải để cho họ sống để nuôi những đứa con còn lại, nhưng
phải chỉ cho họ cách làm cha làm mẹ và ngăn cấm họ thực hiện lại hành vi đó nữa.
+ Người xả rác xuống sông hay xuống đường phố nhưng không khắc phục
được hành vi vừa làm sau khi đã được nhắc nhở. Hành vi này rõ ràng là có hai yếu tố
trên nhưng yếu tố thứ nhì lại không nghiêm trọng. Chính vì vậy mà mức phạt cho
hành vi phạm pháp này là một khoản tiền lớn.
Trước hết, chúng ta sẽ thấy mặt lợi ích đầu tiên của điều luật này là tình hình tệ
nạn xã hội, đặc biệt là các loại tội phạm nguy hiểm sẽ giảm đáng kể, bởi chẳng ai mà
không rùng mình khi nghĩ đến cái chết đầy ghê rợn nếu như mình thực hiện điều đó.
Thứ nhì, loại hình phạt xử tử này cũng áp dụng cho tất cả các loại hành vi pháp pháp
bao gồm hai yếu tố trên, ở hầu hết mọi khía cạnh nghề nghiệp xãhội và các tầng lớp
người dân như:
- Chạy xe lạng lách, sử dụng xe không đạt tiêu chuẩn an toàn, tổ chức đua xe
gắn máy; chở những vật quá cồng kềnh hay vượt khổ cho phép; không có giấy phép
điều khiển phương tiện giao thông đúng quy định của pháp luật.
- Mua bán dâm (làm lây truyền nhiều căn bệnh, trong đó có HIV/AIDS). Buôn
bán phụ nữ trẻ em
- Sử dụng hóa chất gây độc cho sức khỏe con người mà không có biện pháp
cách ly, bảo quản, bảo vệ hay không có biện pháp xử lý chất thải độc hại với môi
trường; buôn bán thuốc có lệnh cấm của nhà nước
- Trộm, cướp (đặc biệt là cướp nóng): Không cần biết số tiền trộm cướp được
bao nhiêu, chỉ cần có hành vi trên là xử tử hình. Bởi vì hiện nay bọn cướp trên đường
sử dụng xe gắn máy phân khối cao, chẳng những khi giật đồ làm cho người điều khiển
phương tiện giao thông (đặc biệt là xe máy) mất thăng bằng và ngã xuống đất khiến
thiệt mạng mà chúng còn cố chạy thật nhanh để thoát thân, đương nhiên là chúng phải
lạng lách, "đua" với những người tham gia bắt cướp và gây ra tai nạn giao thông. Hay
dù ăn trộm vào nhà hay trộm xe gắn máy, tài sản cá nhân dù không mang vũ khí trên
người nhưng họ cũng có thể lấy các vật dụng xung quanh để đe dọa tính mạng con
người.
- Các loại thực phẩm, thuốc không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm:
Đây rõ ràng là hành vi bao gồm hai yếu tố trên: "Có chủ ý" vì tất cả các thực phẩm để
phải qua kiểm tra an toàn vệ sinh mới được đem bán ra thị trường, nếu không qua
được phần kiểm tra này thì không thể nào bán được trừ khi buôn bán lậu; và các thực
phẩm trên sẽ gây cho con người nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư, đe dọa tới sức khỏe
và mạng sống con người.
- Xây dựng những công trình không đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hay
không có biển báo khi đang xây dựng công trình
- Cùng với tất cả những ai tham gia vào hình thức trên cả gián tiếp lẫn trực tiếp
(người buôn bán gia cầm chưa kiểm dịch, người chủ mưu cho việc thực hiện trộm
cướp; người cung cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, bằng lái giả )
Biện pháp tuyên truyền
Nhà nước cần phải dành thời gian khoảng sáu tháng để thông báo cho tất cả
người dân về điều luật mới trên, cũng như tạo điều kiện để mọi người hiểu luật hơn,
tìm hiểu về luật thật kĩ để biết mình không phạm phải những hành vi phạm pháp trên
bằng nhiều cách như:
+ Tổ chức các buổi nói chuyện giữa các chuyên gia về luật (luật sư, người viết
luật) và người dân trên báo đài.
+ Thảo luận, đặt ra tình huống và trả lời thắc mắc về những trường hợp vi
phạm của người dân sẽ bị xử lý theo hình thức nào.
+ Dán băng rôn, tuyên truyền bằng thông tin ở khắp nơi trên cả nước, cử cán bộ
xuống tận vùng sâu vùng xa để phổ biến luật mới cho bà con được rõ
Dẫu rằng bài viết của tôi có dùng một số từ sai (vì tôi không đủ vốn từ) và bạn
đọc có nghĩvề tôi thế nào đi chăng nữa thì trong tôi luôn có một ước muốn là làm sao
để cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, hạnh phúc hơn, người dân ai cũng an tâm có
cuộc sống yên bình để làm việc. Tôi chỉ mong bài viết của tôi được chính quyền, đặc
biệt là nhiều người đồng tình và ủng hộ. Nếu như mọi người cũng có cùng ý kiến như
tôi thì chắc chắn luật pháp nước ta sẽ được bổ sung và thay đổi theo hướng sao cho có
lợi nhất đối với chúng ta. Hãy để cho bài viết của tôi được mọi người quyết định tính
đúng đắn và thực tiễn của chính nó.
. Suy nghĩ về tệ nạn xã hội Pháp luật cần phải "mạnh tay" hơn để ngăn chặn những cái chết thương tâm và không đáng có từ tệ nạn xã hội Liên tục xuất hiện. quả từ những tệ nạn xã hội đã kể trên. Báo đài lên án, người dân lên án, công an chính quyền có nhiều biện pháp xử lý nhưng tình hình vẫn không thay đổi mà còn có chiều hướng tồi tệ hơn! Vậy. đầu tiên của điều luật này là tình hình tệ nạn xã hội, đặc biệt là các loại tội phạm nguy hiểm sẽ giảm đáng kể, bởi chẳng ai mà không rùng mình khi nghĩ đến cái chết đầy ghê rợn nếu như mình