1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền của bị cán, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn cư jút, tỉnh đắk nông

94 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Của Bị Can, Bị CáO TrOnG Tố TụNg HìNh Sư Trên ĐịA Bàn HuyẹN Cư Jút, TỉNh ĐắK NôNg
Tác giả Nguyễn Tuấn Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Đức Đán
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp – Luật Hành Chính
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,62 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (15)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự (15)
    • 1.2. Khái quát chung về tố tụng hình sự và thẩm quyền chủ thể trong tố tụng hình sự (25)
    • 1.3. Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong bảo đảm thực hiện quyền của bị can, bị cáo (0)
    • 1.4. Các điều kiện bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự (37)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG (42)
    • 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông (42)
    • 2.3. Đánh giá chung (65)
  • CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (78)
    • 3.1. Quan điểm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự76 3.2. Giải pháp đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông (78)
  • KẾT LUẬN (48)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

- Khái niệm bị can: Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 60 BLTTHS [23].

+ Một người từ khi đã có quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can Trong đó, quyết định khởi tố bị can có ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định khởi tố bị can; họ tên, ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của BLHS; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

+ Bị can là một trong các chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tố tụng hình sự Bị can có thể trở thành bị cáo, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án của Tòa án nên việc xác định bị can có ảnh hưởng lớn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự cuối cùng.

+ Bị can có nghĩa vụ: 1) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã; 2) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Khái niệm bị cáo: Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử đươc quy định tại Khoản 1 Điều 61 BLTTHS [23].

+ Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử Từ khi có quyết định của Toà án đưa bị can ra xét xử thì người đó được gọi là bị cáo. Nếu chưa có quyết định của Toà án đưa ra xét xử thì bị can vẫn chưa được gọi là bị cáo, mặc dù hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng quyết định truy tố người đó đã được gửi cho Toà án.

+ Bị cáo có nghĩa vụ: 1) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã 2) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

- Quyền của bị can, bị cáo là khả năng tự do lựa chọn hành vi của bị can, bị cáo mà nhà nước phải bảo đảm khi bị can, bị cáo yêu cầu Quyền của bị can, bị cáo liên quan đến nghĩa vụ tương ứng của Nhà nước là phải bảo đảm các điều kiện cần thiết cho bị can, bị cáo thực hiện các quyền đã được pháp luật quy định Các quyền của bị can, bị cáo được quy định trong Hiến pháp, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác, điều chỉnh những quan hệ quan trọng giữa bị can, bị cáo và nhà nước, là cơ sở tồn tại của bị can, bị cáo và hoạt động bình thường của xã hội Các quyền của bị can, bị cáo bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục và các quyền tự do cá nhân.

Quyền công dân: là quyền của người dân được quy định trong Hiến pháp, điều chỉnh những quan hệ đặc biệt quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội Các quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân.

Theo quy định của Hiếp pháp năm 2013 quy định các quyền cơ bản của công dân về chính trị gồm có: quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo Các quyền cơ bản của công dân về kinh tế - xã hội gồm có: quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ, quyền được học tập, lao động, giải trí của thanh niên, quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em, quyền được ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa Các quyền cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục gồm có: quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm có: quyền tự do đi lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, quyền của bị can, bị cáo là một bộ phận của quyền công dân Khi một công dân trở thành bị can, hay bị cáo, quyền công dân của họ sẽ bị giới hạn lại và được pháp luật quy định cụ thể.

So với các đối tượng khác, bị can và bị cáo có một số đặc điểm như sau:

+ Bị can và bị cáo bị giới hạn một số quyền công dân và là đối tượng trong thời gian theo dõi đặc biệt của pháp luật.

+ Nếu bị can, bị cáo là pháp nhân thì quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

+ Bị can và bị cáo bị giới hạn một số quyền công dân nhưng đều có những quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật Phải cần thực hiện những nghĩa vụ công dân và được pháp luật bảo vệ các quyền lợi của họ.

1.1.2 Nội dung quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

Các quyền của bị can, bị cáo chủ yếu được ghi nhận trong tố tụng hình sự gồm:

- Quyền bào chữa Đây là một trong những quyền quan trọng của bị can, bị cáo trong quá trình tiến hành tố tụng; bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa cho mình để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp không bị xâm phạm Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải đảm bảo để bị can, bị cáo được thực hiện quyền bào chữa.

- Quyền được suy đoán vô tội Tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm

2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” Thể chế hóa quy định trên, tại Điều 13 BLTTHS quy định

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật và được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định” Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự để hạn chế vi phạm quyền con người của người bị buộc tội nói chung và bị can, bị cáo nói riêng Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nếu không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội bị can, bị cáo thì phải kết luận không có tội.

- Quyền im lặng Khai báo trước phiên toà là quyền, chứ không phải là nghĩa vụ của người bị buộc tội Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, người bị buộc tội có quyền chứng minh là mình vô tội; có quyền không khai báo chống lại mình Thành khẩn khai báo là tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt; những điều đó không có nghĩa rằng không khai báo, khai báo không thành khẩn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự [3].

Khái quát chung về tố tụng hình sự và thẩm quyền chủ thể trong tố tụng hình sự

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, quy trình của tố tụng hình sự

1.2.1.1 Khái niệm tô tụng hình sự Đã có nhiều khái niệm tố tụng hình sự được đưa ra, trên cơ sở tiếp thu có sự kế thừa các khái niệm đã có, theo tác giả, tố tụng hình sự là quá trình gồm nhiều bước có trình tự để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một số vấn đề liên quan đến thi hành án hình sự.

Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng:

+ Tố tụng hình sự là một quá trình tức là để giải quyết vấn đề này ít có thể được giải quyết trong một thời gian ngắn.

+ Đây là một quá trình được thực hiện qua nhiều bước và các bước này có một trình tự nhất định được pháp luật quy định.

+ Đây là một quá trình xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể nào đó của một hay nhiều người Cơ sở để xem xét, đánh giá hành vi là các quy định pháp luật.

+ Kết quả quá trình tố tụng hình sự là xác định một cá nhân hay nhiều người có vi phạm hình sự hay không, nếu vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào.

=> Như vậy có thể hiểu: Tố tụng hình sự là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm xác định một hành vi (chuỗi hành vi) của cá nhân hoặc một nhóm người có vi phạm quy định của pháp luật hình sự hay không để có biện pháp xử lý phù hợp, kết thúc một vụ việc cụ thể.

1.2.1.2 Đặc điểm, quy trình của tô tụng hình sự

Theo Bùi Văn Lương (2006) [13, tr.7-8], Tố tụng hình sự có một số đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, đó là hoạt động mang tính công quyền Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục xác định tội phạm và áp dụng hình phạt Nhà nước giao cho một số cơ quan và nhân viên của mình thực hiện các hành vi tố tụng.

Khi thực hiện, người có thẩm quyền nhân danh quyền lực công cộng và hoạt động của họ mang tính cưỡng chế đối với những người liên quan đến vụ án.

Thứ hai, đó là hoạt động mang tính giai cấp và tính xã hội cao Trong mọi xã hội có giai cấp đều tồn tại tội phạm, đấu tranh phòng và chống tội phạm là trách nhiệm của Nhà nước Tố tụng hình sự không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng người đang tồn tại trong lòng xã hội thuộc phạm vi tác động của nó.

Thứ ba, tố tụng hình sự là sự thống nhất và nhất quán giữa các giai đoạn Hoạt động của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, được pháp luật quy định chặt chẽ, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau.

Quy trình tố tụng hình sự được thực hiện qua các bước như được mô tả ở bảng sau:

Bảng 1.1 Quy trình tố tụng hình sự

STT Nội dung Thời điểm

Bước 1 Tiếp nhận, giải quyết Thời điểm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội nguồn tin về tội phạm phạm, kiến nghị khởi tố.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Bước 2 Khởi tố vụ án hình sự Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố.

Thời điểm có đủ căn cứ để xác định một người Bước 3 Khởi tố bị can hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị

STT Nội dung Thời điểm can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra, đê cơ quan điều tra bắt đầu hoạt động điều tra.

Thời điểm quá trình điều tra vụ án và thu thập được các chứng cứ chứng minh tội phạm. Trong thời hạn không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội Điều tra thu thập phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố Bước 4 chứng cứ chứng minh vụ án. tội phạm Trong trường hợp do tính chất phức tạp của vụ án thì tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn thời hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng,lần thứ hai không quá 02 tháng; tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn hai lần, mỗi

STT Nội dung Thời điểm lần không quá 04 tháng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bước 5 Truy tố bị can Trường hợp cần thiết có thể gia hạn nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc Bước 6 Xét xử sơ thẩm vụ án biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án Đối với vụ án phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Xét xử phúc thẩm vụ Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân Bước 7 dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 án ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao,

STT Nội dung Thời điểm

Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án.

Các điều kiện bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

1.4.1 Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật tạo thành một cấu trúc tổng thể, được phân chia thành các bộ phận có sự thống nhất nội tại theo những tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung, mục đích.

Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Hệ thống pháp luật là cơ sở, căn cứ cho việc bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là các quy định pháp luật Hệ thống pháp luật sẽ chỉ rõ những quyền nào của bị can, bị cáo cần được bảo đảm và tất cả các chủ thể có liên quan phải thực hiện theo những quy định này Tất cả các chủ thể xâm hại đến quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự đều bị pháp luật xử lý, trừng trị.

1.4.2 Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong áp dụng pháp luật tố tụng hình sự

Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án sẽ tác động đến việc đảm bảo quyền bị can, bị cáo, được thể hiện ở các khía cạnh gồm:

Các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo quyền của bị can, bị cáo.

Chủ thể thực hiện cụ thể trong các cơ quan ở trên là những người tiến hành tố tụng và trình độ, năng lực của những người tiến hành tố tụng sẽ ảnh hưởng đến kết quả quá trình đảm bảo quyền của bị can, bị cáo Trong một số trường hợp, người tiến hành tố tụng sẽ lợi dụng quyền lợi của họ để xâm phạm quyền bị can, bị cáo để trục lợi riêng.

Dư luận xã hội có một vai trò rất lớn trong quá trình đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Vai trò của dư luận xã hội trong việc đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Dư luận xã hội có thể tạo sức ép để các cơ quan có thẩm quyền thay đổi các quyền của bị can, bị cáo trong hệ thống pháp luật.

Dư luận xã hội sẽ giúp các cơ quan, cá nhân thực hiện tố tụng hình sự đảm bảo các quyền của bị can, bị cáo.

1.4.4 Năng lực pháp luật bị can, bị cáo

Năng lực pháp luật của bị can, bị cáo cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo quyền của họ trong quá trình tố tụng hình sự Nếu bị can, bị cáo có năng lực pháp luật tốt, hiểu rõ những quyền của họ trong quá trình tố tụng hình sự thì đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo những quyền của họ Ngược lại, nếu bị can, bị cáo ít hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là quyền của họ trong quá trình tố tụng hình sự thì đây sẽ là một bất lợi trong việc đảm bảo các quyền của họ.

Ngoài các yếu tố trên, thì yếu tố “người bào chữa” cũng có tác động đến việc đảm bảo quyền của bị can, bị cáo “Người bào chữa” thường là những người am hiểu hệ thống pháp luật, trong quá trình tố tụng hình sự, họ sẽ yêu câu các quyền lợi chính đáng của bị can, bị cáo trước các Cơ quan thực hiện tố tụng hình sự.

1.4.6 Công tác kiểm sát, kiểm tra tố tụng hình sự của các cơ quan chức năng có liên quan

Công tác kiểm sát, kiểm tra cũng tác động đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Tác động của công tác kiểm sát, kiểm tra đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự được thể hiện ở các khía cạnh là:

- Công tác kiểm sát, kiểm tra sẽ giúp phát hiện các sai sót trong quá trình thực hiện các hoạt động liên quan đến quyền bị can, bị cáo và đây sẽ là cơ sở để chỉnh sửa, điều chỉnh các sai sót, từ đó giúp quyền của bị can, bị cáo được đảm bảo tốt hơn.

- Ngoài ra, công tác kiểm sát, kiểm tra cũng sẽ tạo ra sự răn đe, điều này làm cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện tố tụng hình sự tuân thủ tốt hơn các quy định của pháp luật, từ đó quyền của bị can, bị cáo cũng được đảm bảo hơn.

1.4.7 Vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội

Ngoài ra, các tổ chức chính trị, xã hội cũng có thể tác động đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Các tổ chức chính trị, xã hội, đặc biệt là Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thông qua việc tham dự, giám sát quá trình tố tụng hình sự và đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan tố tụng hình sự, các quyền lợi chính đáng của bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự cũng sẽ được bảo đảm tốt hơn.

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử Quyền của bị can, bị cáo là một bộ phận của quyền công dân Khi một công dân trở thành bị can, hay bị cáo, quyền công dân của họ sẽ bị giới hạn lại và được pháp luật quy định cụ thể Các quyền chủ yếu của bị can, bị cáo được ghi nhận trong tố tụng hình sự là quyền bào chữa, quyền được suy đoán vô tội, quyền im lặng, quyền không bị kết án hai lần về một tội phạm và được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 61 BLTTHS.

Tố tụng hình sự là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm xác định một hành vi (chuỗi hành vi) của cá nhân hoặc một nhóm người có vi phạm quy định của pháp luật hình sự hay không để có biện pháp xử lý phù hợp, kết thúc một vụ việc cụ thể. Theo quy định của BLTTHS, các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự là các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG

Những yếu tố ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

2.1.1 Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Cư Jút

Huyện Cư Jút được thành lập theo Quyết định số 227/HĐBT ngày 19/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng Huyện có tổng diện tích tự nhiên 72.028 (ha); Dân số: 97.700 (người), số đơn vị hành chính của huyện hiện có: 07 xã và 01 thị trấn, 127 thôn (buôn, bon, tổ dân phố) Có vị trí địa lý nằm trên trục đường Quốc lộ 14, phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn, phía Đông giáp TP Buôn

Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, phía Đông Nam giáp huyện Krông Nô, phía Nam giáp huyện Đắk Mil, phía Tây giáp tỉnh Muldulkiri - Vương quốc Campuchia với khoảng 20 (km) đường biên giới.

Huyện Cư Jút là huyện có đa thành phần dân tộc gồm: 25 dân tộc anh em cùng sinh sống: Trong đó có: 43.757 khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 47,4% dân số toàn huyện Bao gồm các dân tộc: Ê Đê, M’Nông là: 5.612 người, (chiếm 6,56%); dân tộc Mông là 3.525 người (chiếm 4,12%) còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Gia rai, Ba Na,…

Về giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện tiếp tục có bước phát triển khá: chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư nâng cấp mở rộng, đáp ứng cho công tác giảng dạy và nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân: Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan tâm chú trọng Mạng lưới y học cổ truyền hoạt động có hiệu quả, tạo được sự kết hợp trong khám và chữa bệnh giữa tây y và đông y, công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân được tăng cường, thường xuyên kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiềm năng phát triển nông nghiệp: Huyện Cư Jút có tổng diện tích tự nhiên 72.029 ha, trong đó 27.622 ha đất sản xuất nông nghiệp, 37.083 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

Cư Jút là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của tỉnh Đắk Nông với diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt, cây hàng năm cao nhất tỉnh.

Tiềm năng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Gắn với vùng nguyên liệu ở địa phương và tiêu thụ các loại nông lâm sản, ngành công nghiệp trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu là công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất điện năng.

Tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ: Tập trung phát triển thương mại

- dịch vụ theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia Hiện nay, cụm du lịch thác Gia Long - Draysap (huyện Krông Nô) - Trinh

Nữ (huyện Cư Jut) đang được đưa vào khai thác du lịch, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Tiềm năng đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở: Hạ tầng cơ sở trên địa bàn được đầu tư đồng bộ và khá hoàn chỉnh, 100% các xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã và liên xã, hệ thống mạng lưới đường giao thông liên thôn đã và đang được nhựa hóa, bê tông hóa; 90% dân số đang sử dụng nước hợp vệ sinh 8/8 xã, thị trấn có điểm bưu điện, toàn huyện đã được phủ sóng điện thoại di dộng.

2.1.2 Tình hình tội phạm ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông từ năm

Năm 2016 thụ lý khởi tố 60 vụ/105 bị can, năm 2017 là 61 vụ/115 bị can, năm 2018 là 55 vụ/101 bị can, năm 2019 là 67 vụ/105 bị can, năm 2020 là 56 vụ/80 bị can [30], [31], [32], [33], [34] Nhìn chung, tình hình tội phạm các năm không có chuyển biến đáng kể về số lượng; tuy nhiên, về tính chất,mức độ hành vi của các đối tượng thì ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn.Nguyên nhân chủ yếu phát sinh tội phạm là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn thấp; một số đối tượng có tư tưởng lười lao động nhưng vẫn có tiền tiêu xài cá nhân dẫn đến hành vi phạm tội; việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phòng ngừa tội phạm đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao.

Bảng 2.1 Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Cư Jút

1 Tội phạm xâm phạm an ninh quôc gia

2 Tội phạm về trật tự xã hội

3 Tội phạm về kinh tế, sở hữu, môi trường

4 Tội phạm về ma túy

5 Tội phạm về tham nhũng và chức vụ

6 Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

(Nguồn: Báo cáo sô liệu thông kê của Viện kiểm sát nhân dân huyện

2.1.3 Khái quát đặc điểm cơ cấu tổ chức, cán bộ của các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự ở huyện Cư Jút

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra huyện Cư Jút

Cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra Công an huyện Cư Jút gồm: 01 Thủ trưởng Cơ quan điều tra, 01 Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và 03 đội: Đội 1 (Đội điều tra tổng hợp): Gồm 01 Đội trưởng, 02 Đội phó (đều là Điều tra viên trong đó Đội trưởng và 01 đội phó là Điều tra viên cao cấp), 02 Điều tra viên sơ cấp và 15 Cán bộ điều tra Đội 2 (Đội điều tra hình sự): Gồm 01 Đội trưởng, 02 Đội phó (01 đội trưởng và 01 đội phó là Điều tra viên trung cấp), 17 Cán bộ điều tra Đội 3 (Đội điều tra tội phạm kinh tế - ma túy – môi trường): Gồm 01 Đội trưởng (là điều tra viên trung cấp), 01 Đội phó (là Cán bộ điều tra), 02 Điều tra viên sơ cấp và 10 Cán bộ điều tra.

Ngoài ra, cơ quan điều tra của huyện Cư Jút còn có Hạt kiểm lâm, Đồn biên phòng và Đội An ninh Công an huyện.

Tùy vào chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan tham gia tố tụng hình sự tại huyện Cư Jút mà số lượng cán bộ của các cơ quan này cũng có sự khác biệt Trong các cơ quan tham gia tố tụng hình sự tại địa phương này, công an huyện là đơn vị có số lượng nhân sự đông nhất với 56 người Trong khi đó, nhân sự tham gia vào quá trình tố tụng hình sự của Hạt Kiểm lâm và đồn biên phòng trên địa bàn huyện chỉ có 2 người/đơn vị.

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Jút

Theo quy định tại Điều 48 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức bộ máy của VKSND huyện Cư Jut gồm có bộ phận hình sự và bộ phận dân sự với số lượng công chức làm nghiệp vụ gồm 09 đồng chí Cụ thể, đồng chí Viện trưởng VKSND huyện lãnh đạo, chỉ đạo chung:

Bộ phận dân sự gồm các công tác: Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính Do 01 đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách và trực tiếp cùng 02 đồng chí Kiểm sát viên.

Bộ phận hình sự gồm các công tác: Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Do 01 đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách và trực tiếp cùng 03 đồng chí Kiểm sát viên, 01 đồng chí Kiểm tra viên.

2.1.3.3 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Cư Jút

Tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Cư Jút gồm có: 01 Chánh án, 01 Phó Chánh án, 04 Thẩm phán, 03 Thẩm tra viên Trong đó:

Chánh án Tòa án nhân dân huyện có nhiệm vụ:

+ Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân huyện; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

+ Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và Tòa án nhân dân tỉnh.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng, giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Đánh giá chung

2.3.1.1 Ưu điểm của hệ thông pháp luật liên quan đến quyền bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự:

Quyền của bị can, bị cáo được thể hiện trước hết trong Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật khác.

BLTTHS năm 2015 đã có những quy định cụ thể, rõ ràng và mở rộng quyền của bị can, bị cáo, đảm bảo tính công bằng, công khai trong hoạt động xét xử.

Các quy định pháp luật trao quyền, để bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, pháp luật quy định về các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và xét xử Trong mỗi hệ thống cơ quan này, pháp luật có những quy định riêng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Đối với hệ thống cơ quan xét xử có các nguyên tắc như nguyên tắc xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; xét xử kịp thời, công khai, công bằng; suy đoán vô tội; nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm… Để bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, pháp luật quy định về trách nhiệm của các chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia tố tụng Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, người bào chữa, người phiên dịch, người giám định, người làm chứng…

Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND thể hiện trong các quy định về chứng cứ và quá trình đánh giá chứng cứ, chứng minh trong TTHS, các biện pháp ngăn chặn trong TTHS; thể hiện trong các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa. BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng phù hợp với quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, Luật tổ chức VKSND năm 2014; quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng.

2.3.1.2 Ưu điểm của công tác bảo đảm quyền bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự tại huyện Cư Jút:

Các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện Cư Jút đã nâng cao chất lượng công tác phối hợp liên ngành, giải quyết kịp thời, triệt để các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc; thực hiện xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của liên ngành tư pháp cấp tỉnh về những bất cập trong quá trình thực hiện tố tụng.

Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan điều tra tại huyện Cư Jút luôn xem trọng và thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ; Giám sát chéo hoạt động của các cơ quan khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao để đảm bảo quyền của bị can, bị cáo được thực hiện.

Cấp ủy, cơ quan chính quyền địa phương, các cơ quan tư pháp và một số cơ quan, đơn vị khác quan tâm đã có sự phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả; giúp đạt được những kết quả tích cực, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo quyền bị can, bị cáo.

Trong quá trình kiểm sát, giám sát, nhiều sai phạm liên quan đến công tác đảm bảo quyền bị can, bị cáo được phát hiện Đây là những cơ sở, căn cứ quan trọng để cải thiện quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.

Khi phát hiện các sai phạm, dựa trên chức năng và nhiệm vụ được pháp luật quy định, các cơ quan có thẩm quyền (Viện kiểm sát) đã có những kiến nghị và yêu cầu các cơ quan tố tụng khác khắc phục và sữa chữa những sai phạm, thiếu sót.

Trên cơ sở các sai phạm phát hiện được hoặc các kiến nghị khắc phục sai phạm của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và Tòa án huyện đã nghiêm túc tiếp thu và khắc phục các sai phạm liên quan đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.

Công tác đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự tại huyện

Cư Jút có sự thay đổi tích cực theo thời gian, hoạt động kiểm sát được quan tâm và thực hiện thường xuyên hơn, kèm theo đó các sai phạm được phát hiện và khắc phục nhiều hơn.

2.3.2.1 Hạn chế từ các quy định của pháp luật:

Một là, quy định pháp luật về chức năng của VKSND chưa rõ ràng, cụ thể Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức VKSND năm

2014, VKSND có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự;… Theo đó, VKSND kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án; nếu phát hiện Tòa án có vi phạm thì phải ban hành kháng nghị hoặc kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm Điều đó cho thấy, ở một số phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự, Tòa án có vai “chi phối”, “định hướng” đến hoạt động tranh luận tại phiên tòa Vì vậy, Hội đồng xét xử chưa thật sự vô tư, công bằng trong việc tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án đang diễn ra tại phiên tòa, có thể làm ảnh hưởng một số quyền của bị cáo.

Hai là, hạn chế trong quy định về trách nhiệm của Cơ quan điều tra,

Viện kiểm sát, Tòa án trong việc xem xét quyết định hủy bỏ hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác tại Khoản 2 Điều 125 và Khoản 7 Điều

Khoản 2 Điều 125 BLTTHS quy định:

“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác ”

Khoản 7 Điều 173 BLTTHS quy định:

“Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Ngày đăng: 02/01/2023, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w