1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh của nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng tây bắc

227 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Một Số Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Kinh Doanh Của Nữ Chủ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Tiểu Vùng Tây Bắc
Tác giả Vũ Quang Hưng
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Minh Trai
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 1,83 MB

Cấu trúc

  • 1.1. do Lý lựa chọn đề tài (0)
  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
  • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
  • 1.4. tượng Đối và phạm vi nghiên cứu (0)
  • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 1.6. Đóng góp của luận án (17)
  • 1.7. cục Bố luận án (0)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (20)
    • 2.1. Tổng quan về động lực và động lực kinh doanh (20)
      • 2.1.1. Động lực (20)
      • 2.1.2. Tổng quan về động lực kinh doanh (23)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh (27)
      • 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài (29)
      • 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước (32)
    • 2.3. Xác định khoảng trống và định hướng nghiên cứu (40)
  • CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. sở Cơ lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới động lực kinh doanh 35 1. Lý thuyết về tính cách cá nhân (0)
      • 3.1.2. Lý thuyết thể chế (45)
    • 3.2. hình Mô và giả thuyết nghiên cứu (0)
      • 3.2.1. Mô hình nghiên cứu của luận án (46)
      • 3.2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu (55)
  • CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (72)
    • 4.1. Nghiên cứu định tính (72)
      • 4.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính (72)
      • 4.1.2. Nội dung của nghiên cứu định tính (73)
    • 4.2. Nghiên cứu định lượng (75)
      • 4.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng (75)
      • 4.2.2. Nội dung nghiên cứu định lượng (76)
    • 4.3. Khái quát quy trình nghiên cứu (93)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (96)
    • 5.1. báo mới Chỉ được khám phá sau nghiên cứu định tính (0)
    • 5.2. quả Kết nghiên cứu định lượng (0)
      • 5.2.1. Một số chỉ báo bị loại sau nghiên cứu định lượng sơ bộ (99)
      • 5.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức (99)
    • 5.3. luận Kết về các giả thuyết nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 6: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (126)
    • 6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu (126)
    • 6.2. Một số khuyến nghị (140)
      • 6.2.1. Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô (140)
      • 6.2.2. Đối với bản thân phụ nữ, nữ chủ DNNVV (147)
      • 6.2.3. thiện Cải môi trường kinh doanh, phát huy truyền thống văn hóa xã hội theo hướng hiện đại (0)
    • 6.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo (151)
  • KẾT LUẬN (19)
  • PHỤ LỤC (170)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ các lý do nêu trên, luận án tập trung vào mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố tác động tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB Các mục tiêu cụ thể gồm:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về động lực và ĐLKD.

Hai là, xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết, giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố cá nhân và môi trường tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng

TB So sánh mức độ tác động giữa nhóm nhân tố cá nhân và môi trường tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV.

Ba là, đề xuất một số khuyến nghị thúc đẩy ĐLKD của phụ nữ, nữ chủ

Câu hỏi nghiên cứu

Luận án được tiến hành để trả lời 03 câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Những nhân tố cá nhân và môi trường nào tác động đáng kể tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB và mức độ tác động của chúng?

(2) Nhóm nhân tố cá nhân hay môi trường tác động lớn hơn tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB?

(3) Các nhà hoạch định chính sách và bản thân phụ nữ, nữ doanh nhân cần phải làm gì để thúc đẩy ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Các nhân tố tác động lên ĐLKD của nữ chủ DNNVV.

Có nhiều quan niệm và cách tiếp cận ĐLKD, trong nghiên cứu này sử dụng quan điểm về ĐLKD theo nghĩa hẹp của tinh thần kinh doanh, các doanh nhân chấp nhận rủi ro vượt qua rào cản và tận dụng cơ hội thị trường để tạo dựng và điều hành một công việc kinh doanh ĐLKD là lý do, động cơ hoặc mục tiêu để cá nhân bắt đầu và điều hành một DN.

Luận án giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm nhân khẩu để xem xét các nhân tố môi trường bên ngoài kết hợp với nhân tố cá nhân tới ĐLKD Sự kết hợp này đã được gợi ý qua các nghiên cứu của Hassan and Ying (2016), Cheng and Soo (2015), Fereidouni và cộng sự (2010) hay sự kết hợp này là kế thừa trong các nghiên cứu Yushuai và cộng sự (2014), Mekonnin (2015), Taormina and Lao (2007). Luận án không nghiên cứu các yếu tố tính cách như tính cách hướng ngoại, tính cách tận tâm, tính cách dễ chịu, tâm lý bất ổn, sẵn sàng trải nghiệm nhưng lựa chọn một số biến nhân khẩu thích hợp (độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, truyền thống kinh doanh gia đình và tình trạng hôn nhân) đưa vào nghiên cứu định tính để khám phá các đặc thù của nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB đảm bảo thiết kế nghiên cứu hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của nhân tố cá nhân và môi trường tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV.

+ Khách thể nghiên cứu: DNNVV do phụ nữ làm chủ được định nghĩa theo Khoản 1, Điều 3 Luật hỗ trợ DNNVV (2017) “DNNVV do phụ nữ làm chủ là DNNVV có một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành DN đó” Khách thể được lựa chọn như vậy bởi các DNNVV này được sự hỗ trợ đặc biệt từ phía thể chế của Nhà nước, hướng phụ nữ xây dựng và chuyển đổi thành loại hình DNNVV do phụ nữ làm chủ cũng là một trong những mục tiêu của luận án này.

+ Nội hàm thuật ngữ “nữ chủ DNNVV” là phụ nữ làm chủ trong DNNVV theo Luật hỗ trợ DNNVV (2017) Sau đây, trong luận án này thuật ngữ nữ doanh nhân – doanh nhân nữ – nữ chủ DNNVV – phụ nữ làm chủ DNNVV có hàm ý tương tự nhau và được sử dụng thay thế cho nhau.

+ Không gian nghiên cứu: Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định tính, phỏng vấn chuyên gia và điều tra khảo sát được thực hiện tại Tiểu vùng TB gồm 04 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình Ở đây, phụ nữ, nữ doanh nhân, nữ chủ DNNVV tại đây cũng mang trong mình những phẩm chất chung của phụ nữ, nữ doanh nhân Việt Nam như có tinh thần trách nhiệm cao trong việc, cần cù, luôn nỗ lực vươn lên, khả năng ứng phó với rủi ro không cao nhưng họ cũng mang những đặc thù riêng của vùng miền như khát khao khẳng định bản thân thay đổi cuộc sống, dám chấp nhận rủi ro trong phạm vi cho phép, trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn họ lại có tinh thần lạc quan kỳ vọng tương lai tốt đẹp hơn Việc chọn khu vực này để điều tra khảo sát vừa đảm bảo tính đại diện vừa cho phép khám phá những nét đặc thù.

Với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã lựa chọn, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và tổng hợp lý thuyết có liên quan, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Trong đó:

Phương pháp nghiên cứu định tính Trước hết, nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các nhân tố được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB, kết quả này cùng với kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình lý thuyết gồm các nhân tố phù hợp nhất với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu Bên cạnh đó, nghiên cứu định tính còn hướng đến mục tiêu chuẩn hóa thuật ngữ, bổ sung, điều chỉnh các biến, các chỉ báo cho thích hợp với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu Kỹ thuật phỏng vấn sâu được thực hiện đối với 10 nữ chủ DNNVV Ngoài ra, tác giả sử dụng thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu các chuyên gia trên địa bàn tp Sơn La và Điện Biên Thời gian thảo luận và phỏng vấn diễn ra trong tháng 01 và tháng 04 năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu định lượng Quá trình thực hiện chia thành 02 giai đoạn Giai đoạn điều tra sơ bộ thực hiện bằng điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi chi tiết với một mẫu nghiên cứu nhỏ thuận tiện (141 nữ chủ DNNVV) trên địa bàn tp Sơn

La và Điện Biên Dữ liệu này nhằm điều chỉnh thang đo, bảng hỏi cho phù hợp và giai đoạn điều tra chính thức nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Điều tra định lượng chính thức được thực hiện bằng bảng hỏi chi tiết trên mẫu 669 nữ chủ DNNVV thuộc 04 tỉnh Tiểu vùng TB: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình để thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu, các dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu qua phần mềm SPSS 22.

Nội dung chi tiết phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được trình bày ở chương 4.

1.6 Đóng góp của luận án

Kế thừa các nghiên cứu đã công bố, luận án tiếp tục phân tích, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB.

Qua nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu các chuyên gia có 03 chỉ báo được bổ sung, thang đo lường được điều chỉnh cho phù hợp hơn với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu.

Hai nhân tố riêng biệt trong lý thuyết là “Địa vị xã hội của nữ doanh nhân” và

“Ý kiến người xung quanh”, trên thực tiễn tại Tiểu vùng TB, Việt Nam trở thành một nhân tố đơn hướng “Chuẩn mực xã hội”.

Luận án chỉ ra những mâu thuẫn, tranh cãi tồn tại giữa các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ của từng nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu, kiểm định và đưa ra kết quả cụ thể trong bối cảnh mới tại Tiểu vùng TB, Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB gồm các nhân tố cá nhân và môi trường, các nhân tố tác động tích cực và tiêu cực Luận án cũng làm rõ thứ tự mức độ tác động của các nhân tố tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB theo mức độ giảm dần: (1) Tiếp cận vốn, (2) Chuẩn mực xã hội, (3) Nhu cầu thành đạt, (4) Rào cản được nhận thức, (5) Hình mẫu nữ doanh nhân và (6) Lạc quan Trong đó, ngoại trừ nhân tố Rào cản được nhận thức tác động tiêu cực, các nhân tố còn lại đều tác động tích cực Điều thú vị là nhân tố Tiếp cận vốn có mức độ tác động mạnh mẽ nhất và nhân tố Lạc quan lần đầu tiên được xem xét ở Việt Nam trên góc độ là một biến độc lập Bên cạnh đó, luận án còn cho thấy nhóm nhân tố môi trường tác động lớn hơn nhóm nhân tố cá nhân trên ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB, cũng lần đầu được so sánh tại Việt Nam.

Về thực tiễn ĐLKD qua việc tạo lập, duy trì DN đã trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội hiện đại, không ngừng khuyến khích cá nhân, nhất là phụ nữ, nữ chủ DNNVV trong khu vực kém phát triển là một trong những mục tiêu quan trọng của các cấp chính quyển địa phương và Chính phủ để thực hiện các chính sách kinh tế xã hội hợp lý Ở Việt Nam, việc chưa có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực liên quan đến việc bắt đầu và điều hành DN ở các khu vực kém phát triển là một trong những lý do chính dẫn tới tình trạng trì trệ trong phát triển kinh tế xã hội Vì thế, kích thích sự nhiệt tình tham gia của phụ nữ, nữ chủ DNNVV trong việc bắt đầu và điều hành DN để thúc đẩy phát triển lực lượng doanh nhân nữ tại Tiểu vùng TB là một biện pháp quan trọng nhằm đạt được những bước phát triển trong các khu vực kém phát triển Do vậy, nghiên cứu về động lực để bắt đầu một DN của nữ chủ DNNVV tại khu vực Tiểu vùng TB và các yếu tố ảnh hưởng không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết, mà còn có giá trị thực tiễn trong việc thúc đẩy hành vi kinh doanh, gia tăng động lực bắt đầu và điều hành một DN cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV Cụ thể,

Từ kết quả nghiên cứu định lượng kết hợp với những đặc thù của phụ nữ, nữ chủ DNNVV và bối cảnh Tiểu vùng TB được khám phá, luận án đề xuất một số khuyến nghị tác động vào các nhân tố, nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB, hướng đến thúc đẩy quá trình hình thành, duy trì và phát triển DNNVV do phụ nữ làm chủ Đó là: Thứ nhất, về phía cơ quan quản lý vĩ mô cần đổi mới chính sách hỗ trợ tín dụng DNNVV tạo điều kiện hơn nữa cho phụ nữ, nữ chủ

Phương pháp nghiên cứu

Với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã lựa chọn, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và tổng hợp lý thuyết có liên quan, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Trong đó:

Phương pháp nghiên cứu định tính Trước hết, nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các nhân tố được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB, kết quả này cùng với kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình lý thuyết gồm các nhân tố phù hợp nhất với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu Bên cạnh đó, nghiên cứu định tính còn hướng đến mục tiêu chuẩn hóa thuật ngữ, bổ sung, điều chỉnh các biến, các chỉ báo cho thích hợp với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu Kỹ thuật phỏng vấn sâu được thực hiện đối với 10 nữ chủ DNNVV Ngoài ra, tác giả sử dụng thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu các chuyên gia trên địa bàn tp Sơn La và Điện Biên Thời gian thảo luận và phỏng vấn diễn ra trong tháng 01 và tháng 04 năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu định lượng Quá trình thực hiện chia thành 02 giai đoạn Giai đoạn điều tra sơ bộ thực hiện bằng điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi chi tiết với một mẫu nghiên cứu nhỏ thuận tiện (141 nữ chủ DNNVV) trên địa bàn tp Sơn

La và Điện Biên Dữ liệu này nhằm điều chỉnh thang đo, bảng hỏi cho phù hợp và giai đoạn điều tra chính thức nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Điều tra định lượng chính thức được thực hiện bằng bảng hỏi chi tiết trên mẫu 669 nữ chủ DNNVV thuộc 04 tỉnh Tiểu vùng TB: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình để thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu, các dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu qua phần mềm SPSS 22.

Nội dung chi tiết phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được trình bày ở chương 4.

Đóng góp của luận án

Kế thừa các nghiên cứu đã công bố, luận án tiếp tục phân tích, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB.

Qua nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu các chuyên gia có 03 chỉ báo được bổ sung, thang đo lường được điều chỉnh cho phù hợp hơn với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu.

Hai nhân tố riêng biệt trong lý thuyết là “Địa vị xã hội của nữ doanh nhân” và

“Ý kiến người xung quanh”, trên thực tiễn tại Tiểu vùng TB, Việt Nam trở thành một nhân tố đơn hướng “Chuẩn mực xã hội”.

Luận án chỉ ra những mâu thuẫn, tranh cãi tồn tại giữa các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ của từng nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu, kiểm định và đưa ra kết quả cụ thể trong bối cảnh mới tại Tiểu vùng TB, Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB gồm các nhân tố cá nhân và môi trường, các nhân tố tác động tích cực và tiêu cực Luận án cũng làm rõ thứ tự mức độ tác động của các nhân tố tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB theo mức độ giảm dần: (1) Tiếp cận vốn, (2) Chuẩn mực xã hội, (3) Nhu cầu thành đạt, (4) Rào cản được nhận thức, (5) Hình mẫu nữ doanh nhân và (6) Lạc quan Trong đó, ngoại trừ nhân tố Rào cản được nhận thức tác động tiêu cực, các nhân tố còn lại đều tác động tích cực Điều thú vị là nhân tố Tiếp cận vốn có mức độ tác động mạnh mẽ nhất và nhân tố Lạc quan lần đầu tiên được xem xét ở Việt Nam trên góc độ là một biến độc lập Bên cạnh đó, luận án còn cho thấy nhóm nhân tố môi trường tác động lớn hơn nhóm nhân tố cá nhân trên ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB, cũng lần đầu được so sánh tại Việt Nam.

Về thực tiễn ĐLKD qua việc tạo lập, duy trì DN đã trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội hiện đại, không ngừng khuyến khích cá nhân, nhất là phụ nữ, nữ chủ DNNVV trong khu vực kém phát triển là một trong những mục tiêu quan trọng của các cấp chính quyển địa phương và Chính phủ để thực hiện các chính sách kinh tế xã hội hợp lý Ở Việt Nam, việc chưa có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực liên quan đến việc bắt đầu và điều hành DN ở các khu vực kém phát triển là một trong những lý do chính dẫn tới tình trạng trì trệ trong phát triển kinh tế xã hội Vì thế, kích thích sự nhiệt tình tham gia của phụ nữ, nữ chủ DNNVV trong việc bắt đầu và điều hành DN để thúc đẩy phát triển lực lượng doanh nhân nữ tại Tiểu vùng TB là một biện pháp quan trọng nhằm đạt được những bước phát triển trong các khu vực kém phát triển Do vậy, nghiên cứu về động lực để bắt đầu một DN của nữ chủ DNNVV tại khu vực Tiểu vùng TB và các yếu tố ảnh hưởng không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết, mà còn có giá trị thực tiễn trong việc thúc đẩy hành vi kinh doanh, gia tăng động lực bắt đầu và điều hành một DN cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV Cụ thể,

Từ kết quả nghiên cứu định lượng kết hợp với những đặc thù của phụ nữ, nữ chủ DNNVV và bối cảnh Tiểu vùng TB được khám phá, luận án đề xuất một số khuyến nghị tác động vào các nhân tố, nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB, hướng đến thúc đẩy quá trình hình thành, duy trì và phát triển DNNVV do phụ nữ làm chủ Đó là: Thứ nhất, về phía cơ quan quản lý vĩ mô cần đổi mới chính sách hỗ trợ tín dụng DNNVV tạo điều kiện hơn nữa cho phụ nữ, nữ chủ

DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ trong tiếp cận với những nguồn tín dụng chính thức, hạn chế tối đa nguồn tín dụng đen Bên cạnh đó, từng bước xóa bỏ định kiến giới trong nhận thức về kinh doanh và tự làm chủ, nâng tầm vị thế xã hội cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ Ngoài ra, cần hỗ trợ phụ nữ, nữ chủ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ bắt đầu, điều hành và phát triển DN, hạn chế và tiến tới loại bỏ các rào cản gặp phải Thứ hai, về phía bản thân phụ nữ, nữ chủ

DNNVV cần tự nhận thức và phát triển kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu của công việc, tăng cường và phát huy vốn xã hội, tận dụng sức mạnh của khoa học công nghệ trong việc học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm động lực cho bản thân, và phải tự hoàn thiện bản thân mình Thứ ba, song song với các công việc trên các cơ quan quản lý vĩ mô, Chính phủ cần khởi tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng phát triển văn hóa xã hội theo hướng hiện đại làm nền tảng cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mình và bản thân người phụ nữ, nữ chủ DNNVV cũng cần giữ vững tinh thần lạc quan ở mọi tình huống trong quá trình hình thành, duy trì và phát triển DNNVV do phụ nữ làm chủ.

Ngoài ra, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và bản thân phụ nữ, nữ chủ DNNVV để có thể thúc đẩy quá trình hình thành, duy trì và phát triển loại hình DNNVV do phụ nữ làm chủ.

Ngoài phần phụ lục, tài liệu tham khảo các nội dung chủ yếu của luận án được trình bày như sau:

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 4: Phương pháp nghiên cứu

Chương 5: Kết quả nghiên cứu

Chương 6: Thảo luận và khuyến nghị

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1 Tổng quan về động lực và động lực kinh doanh

Theo từ điển tiếng Việt động lực là điều gì đó khiến con người ta phải nỗ lực, sự cố gắng hết sức, sự thôi thúc làm cái gì đó Các lý thuyết động lực khác nhau đều cho rằng động lực là cơ sở của hầu hết hành vi của con người (Weiner, 1985) Thuật ngữ, "Động lực" có nguồn gốc từ tiếng Latinh "movere", với ý nghĩa ban đầu là

"chuyển động" Điều này có nghĩa là chuyển từ hoàn cảnh hiện tại sang trạng thái tốt hơn Trong tiếng Anh động cơ (“motive”) và động lực (“motivation”) thường được dịch là động cơ Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau, động cơ là lý do để làm điều gì đó, còn động lực liên quan đến sức mạnh, định hướng hành vi và các yếu tố khiến người ta hành xử theo những cách nhất định Thuật ngữ “động lực” có thể đề cập đến mục tiêu khác nhau của từng cá nhân, cách thức mà cá nhân lựa chọn mục tiêu và cách thức mà những người khác cố gắng thay đổi hành vi của họ.

Trong tâm lý học, định nghĩa hiện phổ biến về động lực là quá trình bên trong gây ra các hoạt động cá nhân, duy trì các hoạt động này và thực hiện các hoạt động hướng tới một mục tiêu nhất định (Bandura, 1977) Động lực đề cập đến trạng thái tâm lý đặc biệt và sự sẵn lòng được tạo ra bởi nhu cầu cụ thể và hy vọng đáp ứng các nhu cầu khác nhau, đó cũng là cách tư duy tâm lý mà một người muốn làm điều gì đó. Động lực là một quá trình tâm lý nội tâm (bên trong), nó không thể được quan sát trực tiếp, nhưng nó có thể được suy luận qua các nhiệm vụ như lựa chọn công việc, mức độ nỗ lực, sự kiên trì và ngôn ngữ của cá nhân Động lực phải có mục tiêu, mục tiêu hướng dẫn hành vi cá nhân, và mang đến động lực bên trong Động lực đòi hỏi các hoạt động khuyến khích cá nhân đạt được mục tiêu của họ (Bandura, 1977).

Mặc dù động lực thuộc về một quá trình tâm lý bên trong, nhưng trong những năm gần đây, một số nhà tâm lý học đã chia động lực theo nguồn thành động lực từ môi trường bên ngoài và động lực của các yếu tố tâm lý bên trong Người ta cho rằng động lực được thúc đẩy bởi môi trường bên ngoài chủ yếu là do môi trường bên ngoài kích thích nhu cầu của họ, còn động lực bên trong là do nhu cầu vốn có của cá nhân.Động lực bên trong thường chỉ ra các nhu cầu bậc cao của lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, chẳng hạn như tự thực hiện, trong khi động lực bên ngoài thường chỉ ra các nhu cầu bậc thấp, như nhu cầu an toàn và nhu cầu thuộc về bản thân cá nhân(Vallerand và cộng sự, 1992). Ở lĩnh vực kinh tế và quản lý, động lực thúc đẩy làm chuyển biến, đổi mới hoàn cảnh tạo động lực phát triển kinh tế Động lực có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như Goleman (2001) đã xác định động lực là niềm đam mê làm việc vì những lý do vượt ra khỏi tiền bạc hoặc địa vị xã hội và khuynh hướng theo đuổi các mục tiêu với lòng nhiệt huyết và sự kiên trì Để có hiệu quả kinh doanh, động lực là rất quan trọng bởi nó là một trạng thái hoặc tình trạng bên trong (đôi khi được mô tả như là một nhu cầu, khát vọng hoặc mong muốn) để kích hoạt hoặc tiếp sức cho hành vi và đưa ra định hướng cá nhân.

Dù trong lĩnh vực kinh tế hay tâm lý học, các định nghĩa được đưa ra đều dựa trên ba thành phần của động lực như Arnold và cộng sự (1998) đã nêu: thứ nhất, định hướng, nghĩa là những gì một cá nhân đang cố gắng làm; thứ hai, nỗ lực, nghĩa là một cá nhân đang cố gắng như thế nào; và thứ ba, sự kiên trì, nghĩa là một người tiếp tục cố gắng trong bao lâu Rõ ràng động lực liên quan đến động lực thúc đẩy một cá nhân hành xử theo một cách nhất định để có được sự hài lòng hoặc thành công mà họ cần trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh Đó cũng là hành vi hướng đến mục tiêu. Động lực của một cá nhân bị thúc đẩy bởi các yếu tố tâm lý bên trong (động lực kéo) và môi trường bên ngoài (động lực đẩy).

2.1.1.2 Các loại động lực Động lực có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, cách sắp xếp của các nhà nghiên cứu và các lý thuyết về động lực cá nhân, hành vi, mục tiêu cần đạt được, hiệu quả kinh doanh và môi trường Tuy nhiên, trong số những phân loại này, được chấp nhận rộng rãi và phổ biến nhất bởi nguyên nhân hình thành và biểu hiện của động lực, cụ thể như sau:

- Theo biểu hiện của động lực

+ Động lực ngầm (tiềm ẩn) là những xung động tự phát để hành động và được kích thích thông qua các ưu tiên vốn có đối với nhiệm vụ.

+ Động lực bộc lộ (hiện) được thể hiện thông qua các lựa chọn có chủ ý và thường xuyên bị kích thích vì các lý do bên ngoài.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Tổng quan về động lực và động lực kinh doanh

Theo từ điển tiếng Việt động lực là điều gì đó khiến con người ta phải nỗ lực, sự cố gắng hết sức, sự thôi thúc làm cái gì đó Các lý thuyết động lực khác nhau đều cho rằng động lực là cơ sở của hầu hết hành vi của con người (Weiner, 1985) Thuật ngữ, "Động lực" có nguồn gốc từ tiếng Latinh "movere", với ý nghĩa ban đầu là

"chuyển động" Điều này có nghĩa là chuyển từ hoàn cảnh hiện tại sang trạng thái tốt hơn Trong tiếng Anh động cơ (“motive”) và động lực (“motivation”) thường được dịch là động cơ Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau, động cơ là lý do để làm điều gì đó, còn động lực liên quan đến sức mạnh, định hướng hành vi và các yếu tố khiến người ta hành xử theo những cách nhất định Thuật ngữ “động lực” có thể đề cập đến mục tiêu khác nhau của từng cá nhân, cách thức mà cá nhân lựa chọn mục tiêu và cách thức mà những người khác cố gắng thay đổi hành vi của họ.

Trong tâm lý học, định nghĩa hiện phổ biến về động lực là quá trình bên trong gây ra các hoạt động cá nhân, duy trì các hoạt động này và thực hiện các hoạt động hướng tới một mục tiêu nhất định (Bandura, 1977) Động lực đề cập đến trạng thái tâm lý đặc biệt và sự sẵn lòng được tạo ra bởi nhu cầu cụ thể và hy vọng đáp ứng các nhu cầu khác nhau, đó cũng là cách tư duy tâm lý mà một người muốn làm điều gì đó. Động lực là một quá trình tâm lý nội tâm (bên trong), nó không thể được quan sát trực tiếp, nhưng nó có thể được suy luận qua các nhiệm vụ như lựa chọn công việc, mức độ nỗ lực, sự kiên trì và ngôn ngữ của cá nhân Động lực phải có mục tiêu, mục tiêu hướng dẫn hành vi cá nhân, và mang đến động lực bên trong Động lực đòi hỏi các hoạt động khuyến khích cá nhân đạt được mục tiêu của họ (Bandura, 1977).

Mặc dù động lực thuộc về một quá trình tâm lý bên trong, nhưng trong những năm gần đây, một số nhà tâm lý học đã chia động lực theo nguồn thành động lực từ môi trường bên ngoài và động lực của các yếu tố tâm lý bên trong Người ta cho rằng động lực được thúc đẩy bởi môi trường bên ngoài chủ yếu là do môi trường bên ngoài kích thích nhu cầu của họ, còn động lực bên trong là do nhu cầu vốn có của cá nhân.Động lực bên trong thường chỉ ra các nhu cầu bậc cao của lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, chẳng hạn như tự thực hiện, trong khi động lực bên ngoài thường chỉ ra các nhu cầu bậc thấp, như nhu cầu an toàn và nhu cầu thuộc về bản thân cá nhân(Vallerand và cộng sự, 1992). Ở lĩnh vực kinh tế và quản lý, động lực thúc đẩy làm chuyển biến, đổi mới hoàn cảnh tạo động lực phát triển kinh tế Động lực có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như Goleman (2001) đã xác định động lực là niềm đam mê làm việc vì những lý do vượt ra khỏi tiền bạc hoặc địa vị xã hội và khuynh hướng theo đuổi các mục tiêu với lòng nhiệt huyết và sự kiên trì Để có hiệu quả kinh doanh, động lực là rất quan trọng bởi nó là một trạng thái hoặc tình trạng bên trong (đôi khi được mô tả như là một nhu cầu, khát vọng hoặc mong muốn) để kích hoạt hoặc tiếp sức cho hành vi và đưa ra định hướng cá nhân.

Dù trong lĩnh vực kinh tế hay tâm lý học, các định nghĩa được đưa ra đều dựa trên ba thành phần của động lực như Arnold và cộng sự (1998) đã nêu: thứ nhất, định hướng, nghĩa là những gì một cá nhân đang cố gắng làm; thứ hai, nỗ lực, nghĩa là một cá nhân đang cố gắng như thế nào; và thứ ba, sự kiên trì, nghĩa là một người tiếp tục cố gắng trong bao lâu Rõ ràng động lực liên quan đến động lực thúc đẩy một cá nhân hành xử theo một cách nhất định để có được sự hài lòng hoặc thành công mà họ cần trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh Đó cũng là hành vi hướng đến mục tiêu. Động lực của một cá nhân bị thúc đẩy bởi các yếu tố tâm lý bên trong (động lực kéo) và môi trường bên ngoài (động lực đẩy).

2.1.1.2 Các loại động lực Động lực có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, cách sắp xếp của các nhà nghiên cứu và các lý thuyết về động lực cá nhân, hành vi, mục tiêu cần đạt được, hiệu quả kinh doanh và môi trường Tuy nhiên, trong số những phân loại này, được chấp nhận rộng rãi và phổ biến nhất bởi nguyên nhân hình thành và biểu hiện của động lực, cụ thể như sau:

- Theo biểu hiện của động lực

+ Động lực ngầm (tiềm ẩn) là những xung động tự phát để hành động và được kích thích thông qua các ưu tiên vốn có đối với nhiệm vụ.

+ Động lực bộc lộ (hiện) được thể hiện thông qua các lựa chọn có chủ ý và thường xuyên bị kích thích vì các lý do bên ngoài.

Những cá nhân có nhu cầu tiềm ẩn mạnh mẽ sẽ đạt được các mục tiêu đặt ra với tiêu chuẩn bên trong cao hơn, trong khi những người khác lại có xu hướng tuân thủ các quy tắc xã hội Hai động lực này thường hoạt động cùng nhau để xác định hành vi của cá nhân theo định hướng và niềm đam mê (Ryan and Deci, 2000) Thái độ đối với nhiệm vụ được đẩy mạnh khi đối mặt với một thách thức thông qua động lực ngầm,mục tiêu chính là làm cho việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất Theo

Rabideau (2005), một người có động lực ngầm mạnh mẽ sẽ cảm thấy vui khi đạt được mục đích một cách hiệu quả nhất Sự nỗ lực và vượt qua thách thức bằng cách thực hiện nhiệm vụ để thỏa mãn cá nhân Tuy nhiên, động lực bộc lộ được xây dựng xung quanh hình ảnh của một con người Loại động lực này hình thành hành vi của một người dựa trên quan điểm của họ và có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phản hồi của họ từ các tín hiệu bên ngoài Tác nhân chính cho loại động lực này là nhận thức hoặc khả năng nhận thức.

- Theo nguyên nhân của động lực

+ Động lực bên trong được định nghĩa là việc thực hiện một hoạt động nào đó vì sự hài lòng vốn có của nó hơn là cho một số kết quả riêng biệt Nói cách khác, động lực bên trong có thể phát sinh từ các yếu tố tự tạo ra trong hành vi của mọi người Nó có thể ở dạng động lực bởi chính công việc khi các cá nhân cảm thấy rằng công việc của họ là quan trọng, thú vị và đầy thách thức và cung cấp cho họ mức độ tự chủ hợp lý (tự do hành động) Một người có động lực bên trong sẽ thay đổi hành động vì niềm vui khi thách thức đòi hỏi nhiều hơn là vì những sự thúc đẩy, áp lực hoặc phần thưởng bên ngoài đem lại (Ryan and Deci, 2000) Ryan and Deci cho biết thêm rằng động lực bên trong tồn tại trong mối quan hệ giữa các cá nhân và hoạt động Mọi người có động lực từ bản thân cho một số hoạt động chứ không phải từ người khác và không phải ai cũng có động lực từ bản thân cho một nhiệm vụ cụ thể Deci (1975) cho rằng động lực bên trong dựa trên nhu cầu phải có năng lực và sự tự quyết (nghĩa là phải có sự lựa chọn) Như vậy, có thể nói rằng động lực bên trong rõ ràng là một phần quan trọng trong việc bắt đầu và điều hành DN.

Các tài liệu về các yếu tố động lực bên trong đã bị ảnh hưởng chủ yếu bởi “lý thuyết tự quyết định”, được phát triển bởi Deci (1975) Lý thuyết này cho thấy con người bị thúc đẩy bởi nhu cầu phát triển để đạt được sự thành công, nhu cầu này thể hiện ở những dạng người có xu hướng phát triển vốn có Động lực bên trong giúp chúng ta giải thích lý do tại sao các cá nhân cố gắng hướng tới sự phát triển Lý thuyết tự quyết định cho rằng con người hoạt động hướng tới sự phát triển Sự phát triển này đạt được thông qua việc vượt qua những thách thức và tiếp nhận những trải nghiệm mới Một số học giả xác định năng lực, sự liên kết và quyền tự chủ tạo ra động lực bên trong thông qua việc kết hợp giữa phát triển và ý thức bản thân (Ryan and Deci, 2000). Động lực bên trong thúc đẩy phát triển và làm chủ những thách thức, nó trở thành một khía cạnh quan trọng của ĐLKD.

Thúc đẩy sức mạnh bên trong cá nhân thực chất sẽ quyết định sự cam kết mà họ sử dụng để đạt được mục tiêu Đó là sự cần thiết thúc đẩy các cá nhân hướng tới sự phát triển bản thân Động lực bên trong dẫn đến sự điều tiết bên trong, từ đó cho phép các cá nhân hành động Động lực bên trong là chỉ số tốt nhất về việc một cá nhân sẽ hành động theo hướng phát triển so với việc có xu hướng duy trì sự thụ động và trì trệ Deci (1975) Các tài liệu về ĐLKD đã xác định được nhiều đặc điểm tính cách và các yếu tố bên trong thúc đẩy các doanh nhân hành động (Shane và cộng sự, 2003).

+ Động lực bên ngoài đề cập đến việc làm một cái gì đó bởi vì nó dẫn đến một kết quả riêng biệt Do đó, động lực bên ngoài tương phản với động lực bên trong, nó đề cập đến việc thực hiện một hoạt động chỉ đơn giản là để tận hưởng thành quả của chính hoạt động đó, chứ không phải là giá trị phương tiện của nó (Ryan and Deci,

2000) Động lực bên ngoài đã được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học. Động lực bên ngoài phát triển trong suốt cuộc đời doanh nhân và nó có thể dẫn đến nhu cầu tự làm chủ (Jayawarna và cộng sự, 2011).

Nghiên cứu về động lực đã tách các yếu tố tạo nên hiện tượng này thành yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài Khi doanh nhân trải qua cuộc sống, có một số mối quan hệ giữa động lực bên trong và các hiệu ứng từ môi trường bên ngoài (Jayawarna và cộng sự, 2011) Các nghiên cứu đã gặp những khó khăn trong việc định nghĩa động lực, tuy nhiên hầu hết các định nghĩa bao gồm các khía cạnh kích thích, định hướng và duy trì hành vi Dù nhìn vào giai đoạn nào của cuộc sống của doanh nhân, đều thấy rõ rằng họ bị ảnh hưởng bởi cả động lực bên trong và bên ngoài (Schultheiss và cộng sự,

2012), với cả hai dạng động lực đều có một ảnh hưởng đến quyết định bắt đầu một

DN, ĐLKD bị ảnh hưởng bởi thế giới bên trong cá nhân và môi trường bên ngoài của họ (Taormina and Lao, 2007).

Tổng kết lại, động lực với vai trò không thể phủ nhận đối với cá nhân khi xác định một mục tiêu cụ thể, không có động lực cá nhân khó có thể hoàn thành mục tiêu và thỏa mãn nhu cầu bản thân Động lực định hướng, kích thích, duy trì hành vi của cá nhân, bao gồm động lực bên trong tiềm ẩn (động lực kéo) và động lực bên ngoài bộc lộ (động lực đẩy) có thể kéo hoặc đẩy cá nhân bắt đầu và điều hành DN bởi các lý do, động cơ khác nhau xuất phát từ tâm lý bên trong hay sự thôi thúc từ môi trường bên ngoài mạnh mẽ.

2.1.2 Tổng quan về động lực kinh doanh

2.1.2.1 Khái niệm về động lực kinh doanh

Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh

Trên thế giới đã có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ĐLKD trên nhiều góc độ, quan điểm và phạm vi khác nhau Các nhân tố tác động tới ĐLKD rất đa dạng từ môi trường, văn hóa, thể chế, đặc tính cá nhân và rất nhiều nhân tố khác Theo truyền thống các nghiên cứu về ĐLKD được thực hiện theo hai con đường khác nhau (Taormina and Lao, 2007) Con đường thứ nhất là những nghiên cứu kiểm tra các đặc tính cá nhân của người sáng lập DN để xem điều gì trong đó làm cho họ khác biệt với những người khác Gartner (1989) gọi đây là “cách tiếp cận dựa trên đặc điểm” và quan điểm này có thể bắt nguồn từ nghiên cứu của McClelland (1961) Theo Lý thuyết đặc điểm trong tâm lý học đây là một cách tiếp cận nghiên cứu về tính cách con người. Các nhà nghiên cứu theo lý thuyết về đặc điểm chủ yếu quan tâm đến việc đo lường các đặc điểm, có thể được định nghĩa là mô hình các thói quen của hành vi, suy nghĩ và cảm xúc Theo quan điểm này, các đặc điểm tính cách tương đối ổn định theo thời gian, ảnh hưởng khác nhau tới hành vi giữa các cá nhân Đặc điểm kinh doanh đại diện cho một trong những chủ đề được nghiên cứu thực nghiệm nhiều nhất trong hoạt động bắt đầu một DN (Vecchio, 2003) Con đường thứ hai tập trung vào các điều kiện bên ngoài (môi trường) như là chìa khóa quyết định sự thay đổi của số lần một DN được tạo ra theo thời gian Lý thuyết bối cảnh (contextual theory) cho rằng: những tình huống hoàn cảnh của doanh nhân có thể hỗ trợ hoặc ngăn cản quá trình bắt đầu một

DN (Gnyawali and Fogel, 1994) Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, các điều kiện môi trường hay nói chính xác hơn là cảm nhận của cá nhân về điều kiện của môi trường xung quanh có tác động lớn tới việc bắt đầu một DN (Elfving and Carsrud, 2009; Gnyawali and Fogel, 1994) Theo Aldrich (1990), cách tiếp cận này được gọi là phương pháp theo “định mức” trong đó Chính phủ giữ nguyên quy tắc và quy định ở mức tối thiểu, giảm thuế và cung cấp tư vấn để tăng khả năng thành lập tổ chức mới hay ILO (2003) gọi là “cách tiếp cận theo hoàn cảnh” cũng nhấn mạnh đến các vấn đề như pháp luật, quy định của Chính phủ, hỗ trợ tài chính, gia đình và cộng đồng xã hội Theo Gnyawali and Fogel (1994), mặc dù không phủ nhận vai trò do đặc điểm tính cách của người sáng lập đóng góp, nhưng cho rằng môi trường bên ngoài hữu ích hơn trong việc hiểu biết về việc bắt đầu một DN Vì vậy, nghiên cứu về chủ đề kinh doanh bắt đầu nhấn mạnh các yếu tố môi trường vĩ mô (như điều kiện kinh tế xã hội) để giải thích việc thành lập các DN Ủng hộ điều này, Fereidouni và cộng sự (2010) cũng nhấn mạnh các yếu tố môi trường kinh doanh, chính trị, địa vị xã hội để giải thích cho động lực bắt đầu một DN Một số nghiên cứu đã chia môi trường hoạt động của cá nhân thành 2 nhóm Nhóm các yếu tố môi trường hoàn cảnh gồm: các yếu tố môi trường kinh doanh thực tế như yếu tố ngăn cản, hỗ trợ của môi trường, khả năng tiếp cận tài chính, thông tin và hỗ trợ, chính sách ưu đãi quy định luật lệ của chính phủ, văn hóa, tình trạng kinh tế, chính trị xã hội, thể chế của các quốc gia Nhóm yếu tố môi trường cảm xúc bao gồm hình mẫu chủ DN, ý kiến người xung quanh và địa vị xã hội của chủ DN (Elfving and Carsrud, 2009; Nasurdin và cộng sự, 2009) Nhưng hầu hết các nghiên cứu như Taormina and Lao (2007), Yushuai và cộng sự (2014) và trong luận án này các nhóm nhân tố trên được xem xét thuộc một môi trường duy nhất, gọi chung là nhóm nhân tố thuộc về môi trường.

Ngoài 2 con đường như Taormina and Lao đã chỉ ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng các cá nhân, doanh nhân có ĐLKD là những người có một số đặc điểm nhân khẩu học nhất định Cách tiếp cận này trong ĐLKD là việc lựa chọn những đặc điểm điển hình trong cuộc sống giúp phân biệt doanh nhân với những người khác trong xã hội. Các đặc điểm nhân khẩu bao gồm tuổi, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, nền tảng gia đình, kinh nghiệm kinh doanh trước đây, kinh nghiệm khởi nghiệp, tình trạng xã hội, trình độ học vấn Đặc điểm nhân khẩu học là một trong những yếu tố được đưa vào mô hình của nhiều nghiên cứu với vai trò là biến kiểm soát hoặc như những đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến ĐLKD Kolvereid (1996) phát hiện ra rằng phụ nữ thường ít có khả năng là người sáng lập ra các DN mới so với nam giới Nam giới có ý định bắt đầu một DN cao hơn đáng kể so với nữ giới trong bối cảnh Scandinavia Tuổi tác thường không được coi là yếu tố quyết định đáng kể của các DN mới thành lập,

Reynolds và cộng sự (2000) nhận thấy rằng những cá nhân ở độ tuổi 25-44 là những người tích cực nhất trong nỗ lực kinh doanh ở các nước phương Tây Kết quả từ một nghiên cứu ở Nam Á cũng chỉ ra rằng các doanh nhân thành công còn khá trẻ (Sinha,

2005) Nghiên cứu tương tự từ Ấn Độ tiết lộ rằng nền tảng giáo dục có tầm quan trọng đối với ý định bắt đầu một DN cũng như thành công trong kinh doanh Lee (1997) đã nghiên cứu các nữ doanh nhân ở Singapore và thấy rằng giáo dục đại học có tác động lớn đến nhu cầu thành đạt của họ Kolvereid (1996) phát hiện ra rằng những cá nhân có kinh nghiệm kinh doanh trước đây có ý định kinh doanh cao hơn đáng kể so với những người không có kinh nghiệm Tuy nhiên cách tiếp cận này bị nhiều nhà nghiên cứu phê phán do độ giải thích không cao Vì thế trong luận án này, tác giả lựa chọn một số biến nhân khẩu đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm gia tăng thêm độ tin cậy.

Trên thực tế, doanh nhân là một cá nhân chịu trách nhiệm cho sự thành công của mọi hoạt động kinh doanh Do đó, hầu hết các nghiên cứu trước đây đã tập trung vào việc nghiên cứu các đặc tính độc đáo hoặc các đặc điểm tính cách liên quan đến động lực hoặc hành động kinh doanh (Hassan and Midih, 2016) Trong một bài đánh giá về hoạt động bắt đầu một DN mới, Wortman (1986) đã phát hiện ra rằng hơn một nửa số nghiên cứu đã nghiên cứu đặc điểm tính cách của các doanh nhân Kết quả của hầu hết các nghiên cứu này cho thấy rằng các đặc điểm tính cách có liên quan tích cực đến hành vi kinh doanh (Casrud and Brannback, 2011) Tuy nhiên, sau cuộc thảo luận được thực hiện bởi Gnyawali and Fogel (1994), khẳng định lại trong nghiên cứu của Fereidouni và cộng sự (2010) rằng các yếu tố môi trường bên ngoài hữu ích hơn so với các đặc điểm cá nhân trong việc hiểu hoạt động bắt đầu một DN và Aldrich (1990) đưa ra một cái nhìn cực đoan hơn, cho rằng phương pháp tiếp cận đặc điểm - kinh doanh đã đi đến “ngõ cụt” Chính vì vậy, một cái nhìn thực tế hơn trong cuộc tranh luận này đã đặt ra vấn đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến một người bắt đầu kinh doanh xuất phát từ cả hai biến đặc điểm tính cách của một người và cảm nhận của người đó với môi trường kinh doanh bên ngoài Sau này, khái niệm tích hợp hay “kép” được thực hiện trong nhiều nghiên cứu trước đây và trong luận án này.

2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

- Hướng nghiên cứu thứ nhất: các nhân tố cá nhân và ĐLKD

Liên quan đến hướng tiếp cận này, các nghiên cứu đã khai thác các yếu tố thuộc về bản thân người thành lập và điều hành một DN ví dụ như tính cách, thái độ, nhận thức, hoàn cảnh gia đình, giới tính, Chẳng hạn như, nghiên cứu của Shane và cộng sự (2003) đã đưa ra các đặc tính như Chịu đựng sự mơ hồ, Chấp nhận rủi ro, Niềm tin vào năng lực bản thân, Kiểm soát bản thân, Đam mê, Nỗ lực, Tầm nhìn có mối quan hệ với động lực thành lập và điều hành DN Ngoài các nhân tố Kiểm soát bản thân, Chấp nhận sự không chắc chắn, Sáng tạo Dinis và cộng sự (2013) và Cheng and Soo

(2015) đểu nghiên cứu về các nhân tố Nhu cầu thành đạt, Chấp nhận rủi ro và Năng lực bản thân có ảnh hưởng đến Ý định kinh doanh của học sinh trung học hay ĐLKD đối với người trẻ, trừ nhân tố Năng lực bản thân trong nghiên cứu Cheng and Soo

(2015) không có tác động Hỗ trợ điều này nghiên cứu Hassan and Midih (2016) cũng đề xuất nhân tố Nhu cầu thành đạt và Năng lực bản thân, chỉ có nhân tố Nhu cầu thành đạt tác động đến ĐLKD của nữ doanh nhân Ở các nghiên cứu này đều cho thấy sự tác động thuận chiều ổn định của nhân tố Nhu cầu thành đạt và ĐLKD ở các quốc gia khác nhau, Bồ Đào Nha, Đài Loan, Malaysia trên các đối tượng khác nhau Nhân tố Chấp nhận rủi ro tác động trái ngược nhau đến ĐLKD, lý giải hợp lý cho điều này có lẽ bởi do đối tượng học sinh trung học chưa được trang bị nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để bắt đầu và điều hành một DN so với những thanh niên có độ tuổi chín hơn và đối tượng này nghĩ rằng thành lập DN là một sự mạo hiểm thực sự Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số nhân tố đặc tính cá nhân hay các nhân tố cá nhân nên có nghiên cứu chỉ tìm thấy một nhân tố duy nhất có tác động và độ giải thích mô hình không cao 35% (Dinis và cộng sự, 2013); 48,2% (Cheng and Soo, 2015) và 32,7% (Hassan and Midih, 2016) cần thêm vào các nhân tố cá nhân khác và các nhân tố môi trường để có mức giải thích mô hình khi kiểm định cao hơn. Chính điều này đã gợi mở hướng nghiên cứu về nhân tố Nhu cầu thành đạt để có thêm bối cảnh ở quốc gia khác, nhân tố Chấp nhận rủi ro cũng cần được nghiên cứu thêm để đối chiếu khẳng định Hơn nữa, cũng cần bổ sung cá nhân tố khác từ nhóm nhân cá nhân và môi trường khi nghiên cứu về ĐLKD của đối tượng nữ doanh nhân.

- Hướng nghiên cứu thứ hai: các nhân tố môi trường và ĐLKD

Gnyawali và Fogel (1994), Taormina and Lao (2007), Fereidouni và cộng sự

(2010) đã có sự đồng thuận rằng môi trường kinh doanh càng thuận lợi thì càng có nhiều khả năng các DN mới sẽ xuất hiện và phát triển Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bắt đầu một DN là một hoạt động chịu ảnh hưởng của môi trường cảm xúc của các cá nhân (Sesen, 2013; Nasurdin và cộng sự, 2009) Vì vậy, hoạt động kinh doanh có thể được tạo điều kiện hoặc bị cản trở bởi một số giá trị, chuẩn mực văn hóa xã hội.Môi trường cảm xúc tác động đến hoạt động kinh doanh bằng cách đóng góp vào việc hình thành thái độ tích cực đối với cá nhân để bắt đầu một DN và tăng cường kiểm soát hành vi nhận thức, từ đó ảnh hưởng đến ý định bắt đầu một DN (Malebana, 2014).Môi trường này cũng kích thích ĐLKD, Nasurdin và cộng sự (2009) nhận thấy rằng một nền văn hóa xã hội được hỗ trợ gắn liền với hoạt động kinh doanh, niềm tin và sự mong muốn bắt đầu kinh doanh cao hơn trong xã hội Mọi người được khuyến khích và cảm thấy có động lực để bắt đầu một DN khi xã hội coi trọng địa vị của những chủ

DN (Malebana, 2014), nhưng xem xét điều này ở Iran trong nghiên cứu của Fereidouni và cộng sự (2010) không cho thấy mối quan hệ nào cả Sự sẵn sàng và khả năng bắt đầu một DN có thể được tăng cường hơn nữa nếu các doanh nhân không gặp phải trở ngại, rào cản trong toàn bộ quá trình kinh doanh từ khi bắt đầu thành lập và hoạt động và nếu họ cảm nhận rằng môi trường bên ngoài có thể dễ dàng điều khiển được khi cần thiết Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của môi trường để có thể hỗ trợ hoạt động bắt đầu và điều hành một DN, các yếu tố như thông tin kinh doanh càng rõ ràng, nhanh chóng càng thuận lợi cho việc bắt đầu một DN cũng như quá trình kinh doanh (Kristiansen and Indarti, 2004; Sesen, 2013) Trong luận án này, các yếu tố thuộc các môi trường hoàn cảnh và môi trường cảm xúc được gọi chung là các yếu tố môi trường Các nghiên cứu đại diện cho hướng nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố thuộc về môi trường, Nasurdin và cộng sự (2009) đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường cảm xúc đối với việc thành lập và duy trì DN, bao gồm các nhân tố Hình mẫu chủ DN, Địa vị xã hội của chủ DN, Ý kiến người xung quanh và trong nghiên cứu của Fereidouni và cộng sự

(2010), Keat và cộng sự (2011) đã phần nào ủng hộ khi đã đưa vào mô hình một trong số những nhân tố này Cùng trên đối tượng doanh nhân tiềm năng: sinh viên người trưởng thành, người thất nghiệp, và trong cùng một quốc gia Malaysia cho thấy Hình mẫu tác động thuận chiều (Nasurdin và cộng sự, 2009) hoặc không tác động (Keat và cộng sự, 2011) đến việc thành lập và điều hành DN Bên cạnh đó, nhân tố Địa vị xã hội của chủ DN không có ảnh hưởng đến ĐLKD ở hai quốc gia khác nhau, ở Malaysia (Nasurdin và cộng sự, 2009) và Iran (Fereidouni và cộng sự, 2010) Tương tự như các nghiên cứu chỉ nghiên cứu về các nhân tố cá nhân, các nghiên cứu này cũng có độ giải thích không cao, cần bổ sung thêm các nhân tố khác trong nhóm nhân tố môi trường và nhóm nhân tố cá nhân để có được nhiều nhân tố tác động hơn và độ giải thích cao hơn. Điều này gợi mở hướng nghiên cứu về nhân tố Hình mẫu chủ DN có tác động tới ĐLKD ở các bối cảnh khác hay không, liệu giới nữ có hình mẫu riêng không; nhân tố Địa vị xã hội của chủ DN có mối quan hệ với ĐLKD ở bối cảnh khác không, và nếu đối tượng đó là nữ doanh nhân thì họ có quan tâm đến nhìn nhận của xã hội đối với vị trí chủ DN của họ.

- Hướng nghiên cứu thứ ba: kết hợp các nhân tố cá nhân, môi trường và ĐLKD

Theo hướng tiếp cận này, các nghiên cứu có sự kết hợp của 2 hay nhiều nhân tố thuộc nhóm cá nhân và nhóm môi trường để phân tích sự tác động đến việc thành lập, duy trì DN hay ĐLKD của các đối tượng đa dạng bao gồm cả doanh nhân tiềm năng và doanh nhân nói chung Giống như hướng nghiên cứu đầu tiên, nhiều nghiên cứu trong hướng kết hợp này đều cho về nhân tố Năng lực bản thân tác có tác động thuận chiều đến ý định thành lập và điều hành DN của sinh viên (Kristiansen and Indarti, 2004; Sesen, 2013; Kabir và cộng sự, 2017); ĐLKD của sinh viên và doanh nhân (Mekonnin, 2015; Yushuai và cộng sự, 2014) Tương tự đối với nhân tố Chấp nhận rủi ro cũng tác động thuận chiều tới ĐLKD (Lüthje and Franke, 2003; Yushuai và cộng sự, 2014) Bên cạnh đó, ở các nhân tố đều cho kết quả đồng thuận và ổn định tới ĐLKD, đó là Lạc quan và Nhu cầu thành đạt trên đối tượng chủ yếu là doanh nhân (Taormina and Lao, 2007; Hassan and Anas, 2016); Mạng lưới xã hội trên đối tượng sinh viên và doanh nhân (Sesen, 2013; Taormina and Lao, 2007); Rào cản được nhận thức thì đều tác động ngược chiều đến ĐLKD trên đối tượng sinh viên (Lüthje and Franke, 2003; Malebana, 2014) Riêng nhân tố Tiếp cận vốn có các kết quả trái chiều nhau đến ĐLKD, ngược chiều trên đối tượng sinh viên (Sesen,2013), thuận chiều trên đối tượng doanh nhân (Yushuai và cộng sự, 2014) Các nhân tố này cần thêm sự kiểm định để khẳng định sự thống nhất ở một bối cảnh khác hoặc trên đối tượng nữ doanh nhân để đối chiếu và tìm xem liệu có gì khác không khi họ là phái nữ năng lực, sự mạo hiểm, những khó khăn rào cản, khả năng kết nối trong quá trình thành lập, điều hành và phát triển DN.

2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước

- Hướng nghiên cứu thứ nhất: các nhân tố cá nhân và ĐLKD

Nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) về các nhân tố tính cách cá nhân với ý định kinh doanh của sinh viên trên địa bàn tp HCM Nghiên cứu này sử dụng mô hình Entrepreneur Scan (E-Scan) do hai tác giả Driessen và Zwart phát triển năm 2006 Kết quả, 7 yếu tố tính cách cá nhân ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên là Nhu cầu thành đạt, Nhu cầu tự chủ, Định hướng xã hội, Sự tự tin, Khả năng am hiểu thị trường, Khả năng sáng tạo, Khả năng thích ứng, trong đó duy nhất nhân tố Nhu cầu tự chủ tác động ngược chiều và 6 yếu tố còn lại tác động thuận chiều đến ý định kinh doanh Kết quả cho thấy thêm rằng, yếu tố Nhu cầu thành đạt có tác động mạnh mẽ nhất Nghiên cứu là cơ sở quan trọng giúp thúc đẩy ý định kinh doanh trong sinh viên thông qua việc kích thích các tính cách quan trọng này.Tuy nhiên, cần có nghiên cứu về các yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định kinh doanh ngoài nhóm yếu tố tính cách cá nhân để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu ý định kinh doanh của sinh viên (doanh nhân tiềm năng) hay ĐLKD của doanh nhân nói chung Hơn nữa, mặc dù nghiên cứu này đã đưa đến 10 nhân tố vào mô hình, có 7 nhân tố tác động nhưng với độ giải thích 36% là không cao và chỉ tập trung vào các nhân tố tính cách cá nhân, cần có nghiên cứu xem xét thêm các nhân tố khác trong nhóm nhân tố cá nhân như đặc điểm cá nhân hay các nhân tố về môi trường.

- Hướng nghiên cứu thứ hai: kết hợp các nhân tố cá nhân, môi trường và ĐLKD

Với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự DN của sinh viên tại Cần Thơ để có giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong sinh viên Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) thông qua việc phân tích kết hợp các nhân tố cá nhân và môi trường tác động đến ý định khởi sự DN. Kết quả, 5 nhân tố tác động đến ý định khởi sự DN gồm: 2 nhân tố thuộc về cá nhân là Thái độ và tự hiệu quả và Nhận thức kiểm soát hành vi; 3 nhân tố thuộc về môi trường là Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, Nguồn vốn và Quy chuẩn chủ quan Bên cạnh đó, tìm thấy tác động điều tiết của biến giới tính trong mối quan hệ giữa nguồn vốn và ý định khởi sự DN, cụ thể là ảnh hưởng của nguồn vốn đến ý định khởi sự DN của sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam (Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015) Cũng cùng nghiên cứu về ý định khởi sự DN của sinh viên tại thành phố Cần Thơ theo hướng tiếp cận phân tích yếu tố đặc điểm cá nhân, giáo dục khởi nghiệp/sự hỗ trợ của môi trường học thuật, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016) trên đối tượng sinh viên Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 4 nhân tố tác động đến ý định khởi sự DN và đều tác động thuận chiều gồm: 2 nhân tố cá nhân là Thái độ và sự đam mê,

Xác định khoảng trống và định hướng nghiên cứu

Trên thế giới, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD đã có một quá trình kế thừa và phát triển khá dài với nhiều góc nhìn khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hệ thống của kinh tế thị trường được hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả, môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh doanh Việt Nam là nền kinh tế mới chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, các nguồn hỗ trợ tài chính cho DN mới tồn tại và phát triển không phong phú và rất khó tiếp cận, các điều kiện về văn hóa và xã hội cũng khác biệt so với các nước phát triển và các nước khác trong khu vực Môi trường kinh doanh và thể chế cũng như nhận thức có đặc trưng của nước đang phát triển và đang chuyển đổi từ tư duy bao cấp sang cơ chế thị trường đem lại những khó khăn, rào cản không nhỏ cho cá nhân, doanh nhân tiềm năng và doanh nhân đặc biệt là doanh nhân nữ trong quá trình thành lập, duy trì và phát triển DN riêng của họ Các nghiên cứu về ĐLKD được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói riêng còn hạn chế Theo Taorminar and Lao (2007) doanh nhân ở các nước đang phát triển có tinh thần lạc quan rất cao, cao hơn ở các nước phát triển và tinh thần lạc quan này cũng cao hơn các đối tượng doanh nhân tiềm năng và người không có ĐLKD Địa vị xã hội của doanh nhân ở các nước phương Đông không được nhìn nhận giống như ở các nước phương Tây Do vậy, nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD ở doanh nhân, nhất là doanh nhân nữ Việt Nam có thể có điểm khác biệt so với các nước phát triển và các nước lân cận khác Bên cạnh đó, tác động của một số nhân tố tới ĐLKD đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi, các quan điểm trái chiều, khác biệt trên quy mô, đối tượng mẫu nghiên cứu khác nhau, ở các bối cảnh, khu vực, quốc gia khác nhau.

Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD đã được xác định, có thể chia thành 2 nhóm: Các nhân tố cá nhân: thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, kiểm soát kết quả, nhu cầu thành đạt, năng lực bản thân, lạc quan, chấp nhận rủi ro, chấp nhận sự không chắc chắn,… và các nhân tố môi trường: giáo dục ở bậc đại học, tiếp cận vốn, thông tin kinh doanh, mạng lưới xã hội, địa vị xã hội của doanh nhân, hình mẫu…

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực ĐLKD nhưng những nghiên cứu trên mới chỉ tập trung nghiên cứu một hoặc một vài khía cạnh ảnh hưởng tới ĐLKD của cá nhân, doanh nhân tiềm năng, doanh nhân, doanh nhân nữ như đặc tính cá nhân hay một số yếu tố môi trường cảm xúc, môi trường xã hội đến ĐLKD hoặc chỉ nghiên cứu trên đối tượng trẻ, doanh nhân tiềm năng nói chung, các nghiên cứu trên đối tượng doanh nhân là rất ít, đặc biệt khan hiếm trên đối tượng riêng biệt là giới nữ và là nữ doanh nhân.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu từ nước ngoài và trong nước, đã có một số nghiên cứu khám phá và xây dựng thang đo để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ĐLKD của cá nhân, doanh nhân tiềm năng, doanh nhân, doanh nhân nữ là nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo Thời gian gần đây, vai trò của phụ nữ đang ngày càng được khẳng định nhất là sự phát triển mạnh mẽ của khối DNNVV lại càng cho thấy cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu về ĐLKD ở loại hình DN này. Quá trình tổng quan cho thấy còn một số khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, trên thế giới nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của cá nhân, doanh nhân tiềm năng, doanh nhân, doanh nhân nữ khá đa dạng Từ các công trình nghiên cứu nước ngoài thấy được sự tác động ổn định của hầu hết các nhân tố cá nhân và môi trường tới động lực kinh doanh đó là: Nhu cầu thành đạt, Chấp nhận rủi ro, Năng lực bản thân, Lạc quan và Hình mẫu chủ doanh nghiệp, Địa vị xã hội chủ doanh nghiệp, Mạng lưới xã hội, Rào cản được nhận thức Chỉ riêng nhân tố Tiếp cận vốn là có kết quả trái chiều nhau Trong khi đó, ở Việt Nam cũng tìm thấy một số nhân tố tác động tương tự như trên thế giới nhưng tất cả trên đối tượng doanh nhân tiềm năng bao gồm Nhu cầu thành đạt, Năng lực bản thân, Xu hướng chấp nhận rủi ro, Tiếp cận vốn Riêng nhân tố Ý kiến người xung quanh tác động thuận chiều có nhiều nghiên cứu đề cập bởi các doanh nhân tiềm năng, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên không như ở xã hội phương Tây có sự độc lập cao trong phát triển tư duy và quyết định nghề nghiệp Các đối tượng này ở Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào gia đình để học tập, tích lũy kinh nghiệm và nhiều người trong số họ phải tuân theo sự sắp xếp của các bậc phụ huynh Trên cơ sở tổng quan các công trình trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy cần kiểm định lại các nhân tố trên để khẳng định tính ổn định tác động của chúng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đề cập đến nhân tố Lạc quan với vai trò là một biến độc lập trong nhóm nhân tố cá nhân, cần đưa vào mô hình để kiểm chứng sự tác động Cũng chưa có nghiên cứu nào so sánh sự tác động tương đối giữa nhóm nhân tố cá nhân và môi trường đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV, đây là khoảng trống cần được lấp đầy.

Thứ hai, các nghiên cứu về ĐLKD và các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu được tiến hành ở các nước phương Tây và các nước phát triển, ở các nước đang phát triển còn hạn chế hoặc diễn ra ở những vùng có điều kiện kinh tế phát triển như Hà Nội, tpHCM, tp Cần Thơ ở Việt Nam Tiểu vùng TB, khu vực có ý nghĩa chiến lược về an ninh, quốc phòng, nhưng kinh tế kém phát triển, văn hóa xã hội mang nặng tính địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển DNNVV nhất là DNNVV do phụ nữ làm chủ lại chưa có nghiên cứu nào về ĐLKD và các nhân tố ảnh hưởng được thực hiện Cũng tại đây, qua nghiên cứu sơ bộ tác giả nhận thấy trên đối tượng nữ chủ DNNVV yếu tố nhân khẩu như trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con, độ tuổi khi bắt đầu thành lập và điều hành DN của nhóm doanh nhân nữ người dân tộc thiểu số còn nhiều khác biệt so với nhóm dân tộc kinh và điều này cần được phân tích nghiên cứu.

Trên cơ sở những đánh giá trên, tác giả nhận thấy rằng cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để:

- Xác định các nhân tố phù hợp ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB, bao gồm các nhân tố cá nhân và môi trường Đồng thời đưa các biến nhân khẩu đặc trưng vào mô hình để kiểm soát.

- Xác định thang đo phù hợp để đo mức độ tác động của các nhân tố tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây.

- Kiểm định, đo lường, đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố và mức độ tác động tương đối giữa nhóm nhân tố cá nhân và môi trường đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB.

Bên cạnh kết quả thực nghiệm trên, để có căn cứ xác thực hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD và động cơ thúc đẩy phụ nữ, nữ chủ DNNVV bắt đầu và điều hành DN phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Tiểu vùng TB tác giả nhận thấy cần thiết phải khám phá những nét đặc thù của phụ nữ, nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB thông qua nghiên cứu định tính và phỏng vấn chuyên gia.

Trên đây là những khoảng trống nghiên cứu và công việc tác giả xác định cần tiến hành trong luận án này để lấp đầy những khoảng trống đã nêu.

Trong Chương 2, luận án đã trình bày được những nội dung sau:

Thứ nhất, Tổng quan về động lực và ĐLKD, trong đó nêu ra khái niệm, phân loại động lực và khái niệm, chỉ báo của ĐLKD.

Thứ hai, Luận án đã tổng quan những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD Trên cơ sở đánh giá những đóng góp và hạn chế của các nghiên cứu trước, luận án đã chỉ rõ những khoảng trống nghiên cứu cũng như định hướng phát triển nghiên cứu để lấp đầy các khoảng trống đó.

Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

hình Mô và giả thuyết nghiên cứu

Theo UNIDO và VCCI (2010), đánh giá những chuẩn mực xã hội, vai trò, và niềm tin có xu hướng kiềm chế (hay ngược lại, thúc đẩy) việc thành lập, điều hành và phát triển DN của phụ nữ Việt Nam Những trở ngại mang màu sắc yếu tố truyền thống là một khía cạnh của thể chế có tác động đến các doanh nhân Việt Một khía cạnh của yếu tố truyền thống đó là ý kiến ủng hộ hay không đối với những quyết định của nữ doanh nhân Liệu doanh nhân nữ có tham khảo ý kiến gia đình cho những quyết định kinh doanh quan trọng hay không, câu hỏi tương tự đối với những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp, người quan trọng của họ Liệu phụ nữ, nữ doanh nhân có cảm thấy bị phân biệt đối xử do giới tính của họ trong nhiều giao dịch xã hội- pháp lý khác nhau là để xác định xem phụ nữ, doanh nhân nữ có gặp khó khăn hơn do yếu tố giới trong việc thiết lập mạng lưới xã hội, cách thức tiếp cận vốn với các tổ chức tín dụng chính thức Cũng theo UNIDO và VCCI (2010) thì cả hai yếu tố giới và trẻ tuổi làm cho phụ nữ Việt Nam đặc biệt khó khăn trong việc kinh doanh Do đó, câu hỏi được đặt ra tìm hiểu xem nghĩa vụ gia đình có phải là yếu tố cản trở việc bắt đầu và duy trì kinh doanh hay không Điều này cũng là để đánh giá xem liệu phụ nữ Việt Nam có vẫn đang phải đảm đương hầu hết gánh nặng các công việc nội trợ bên cạnh việc tham gia làm kinh doanh hay không Những khía cạnh khác về mức độ ảnh hưởng của truyền thống đối với doanh nhân nữ Việt Nam Liệu có một hình mẫu lý tưởng từ người mẹ, người phụ nữ khác trong gia đình hay một nữ doanh nhân thành đạt để họ chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, đặc biệt là những khó khăn, rào cản mà họ phải đối mặt trong toàn bộ quá trình thành lập, duy trì và phát triển DN của họ. Điều này đã được Amentie and Negash (2014) chỉ ra rằng người mẹ ít nhất cũng có ảnh hưởng như một hình mẫu giống người cha Họ thừa nhận tầm quan trọng của hình mẫu phụ nữ trong việc thúc đẩy nữ doanh nhân, họ cũng cho thấy một nữ doanh nhân thành công có thể đóng vai trò như một hình mẫu cho các nữ doanh nhân khác và do đó nó ảnh hưởng đến thành công của các nữ doanh nhân này trong tương lai.

3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.2.1 Mô hình nghiên cứu của luận án

Thông qua nghiên cứu Cơ sở lý thuyết cùng với kết quả tổng quan từ các công trình nghiên cứu có liên quan 10 nhân tố được đề xuất vào mô hình nghiên cứu chia thành 2 nhóm nhân tố, nhóm nhân tố cá nhân gồm Nhu cầu thành đạt, Năng lực bản thân, Chấp nhận rủi ro và Lạc quan và nhóm nhân tố môi trường gồm Mạng lưới xã hội, Địa vị xã hội của doanh nhân, Tiếp cận vốn, Ý kiến người xung quanh, Rào cản được nhận thức, Hình mẫu doanh nhân (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Tóm tắt tác động của từng nhân tố cá nhân và môi trường đến ĐLKD trong các nghiên cứu trước đây được đề xuất trong mô hình nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh

S im on v à cộ ng s ự L üt hj e an d F ra nk e K ri st ia ns en a nd I nd ar ti Ta or m in a an d L ao N as ur di n và c ộn g sự F er ei do un i v à cộ ng s ự K ea t v à cộ ng s ự B ùi H uỳ nh T uấ n D uy v à cộ ng s ự S es en D in is v à cộ ng s ự M al eb an a Y us hu ai v à cộ ng s ự C he ng a nd S oo P ha n A nh T ú và N gu yễ n T ha nh S ơn M ek on ni n P ha n A nh T ú và G ia ng T hị C ẩm T iê n H as sa n an d M id ih H as sa n an d A na s H as sa n an d Y in g N gu yễ n Q uố c N gh i v à cộ ng s ự L ê T hị T ra ng Đ ài v à N gu yễ n T hị P hư ơn g A nh K ab ir v à cộ ng s ự N gu yễ n H ải Q ua ng v à C ao N gu yễ n T ru ng C ườ ng N gu yễ n P hư ơn g M ai v à cộ ng s ự N gu yễ n T hả o N gu yê n

Các nhân tố cá nhân

Các nhân tố môi trường

Mạng lưới xã hội + + o Địa vị xã hội của doanh nhân o o +

Tiếp cận vốn - + + + - - Ý kiến người xung quanh

Rào cản được nhận thức

Ký hiệu (+): tác động tích cực; (-): tác động tiêu cực; (o): không tác động

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

- Nhu cầu thành đạt (Need for Achievement)

Nhu cầu thành đạt là nhu cầu về sự thành đạt của bản thân cá nhân nào đó và sự thành đạt là mục tiêu của họ đề ra để hoàn thành nó Người có nhu cầu thành đạt cao luôn đặt ra mục tiêu mang tính đòi hỏi cho bản thân và đạt được sự nghiệp mong đợi.

Họ luôn chủ động và táo bạo trong việc thiết lập và hoàn thành các mục tiêu Những người có nhu cầu thành đạt muốn tạo sự khác biệt trong cộng đồng bằng cách thể hiện khả năng làm việc hăng say, bền bỉ Họ làm việc chăm chỉ để đáp ứng mục tiêu và có xu hướng đảm nhận những nhiệm vụ khó vừa phải để hoàn thành Nếu họ chọn một mục tiêu quá dễ dàng, thành tích đó không mang lại nhiều lợi ích và nếu họ chọn một mục tiêu quá khó khăn, thành công có thể không đến với họ Những người có nhu cầu thành đạt thấp không có mong muốn thể hiện tốt công việc và không cố gắng, nỗ lực. Những người này dễ chấp nhận kết quả hiện tại và thất bại Dường như những người có nhu cầu cao về sự thành đạt có thể hành động như các doanh nhân, nhu cầu thành đạt đóng vai trò quan trọng tâm trong việc tiến hành kinh doanh Cá nhân tạo lập DN, duy trì nó vì nhiều lý do khác nhau và nhu cầu thành đạt thường dẫn mọi người đến việc bắt đầu và điều hành một DN Theo các chuyên gia phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Tiểu vùng TB nói riêng đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, những phụ nữ này, kể cả phụ nữ dân tộc thiểu số, khi trở thành các doanh nhân họ càng có đam mê trong kinh doanh thì họ càng có mong muốn thỏa mãn chúng thông qua việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong kinh doanh với tinh thần hết mình vì công việc như một bản năng của người phụ nữ, nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên. Tuy nhiên, khác với vùng miền phát triển, ở Tiểu vùng TB nơi mặt chung chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất đảm bảo cho cuộc sống gia đình có chất lượng thì phụ nữ, nữ doanh nhân ở đây đề cao mục tiêu kiếm thêm thu nhập bằng cách bắt đầu một DN riêng nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó và cũng để thỏa niềm đam mê kinh doanh trong họ Chính vì vậy, nhân tố Nhu cầu thành đạt được đưa vào mô hình nghiên cứu.

- Năng lực bản thân (Self-Efficacy)

Năng lực bản thân thể hiện niềm tin của cá nhân vào khả năng của chính mình khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể, bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ của một cá nhân nào đó Những người tự tin về việc bắt đầu một DN luôn tin rằng mình có thể đạt được mục tiêu bằng năng lực, khả năng của chính mình Nhưng những người mới bắt đầu một DN không phải là tuýp người tin rằng khả năng của mình có thể làm được mọi việc trong toàn bộ quá trình kinh doanh, mà sự tin tưởng của họ ở đây là tin rằng mọi sự thành công có được bằng khả năng của chính bản thân họ Những người không đủ tự tin vào năng lực của bản thân mình họ thường có lòng tự trọng thấp và họ cũng không mong muốn được độc lập, tự chủ trong các nhiệm vụ, nhất là hoạt động kinh doanh hay bắt đầu và điều hành một DN Đối với phụ nữ Tiểu vùng TB, các chuyên gia nhất trí rằng họ có sự khác biệt với phụ nữ ở các vùng có điều kiện kinh tế phát triển tại Việt Nam cũng như trên thế giới, nơi mà phụ nữ ít bị phân biệt đối xử, công bằng hơn trong việc được gia đình trao cơ hội học hành cần thiết để kinh doanh, tiếp cận dễ dàng với các khóa học tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý Phụ nữ và doanh nhân nữ tại Tiểu vùng TB được cho là có trình độ quản lý chưa cao, thiếu nhiều kỹ năng trong việc tạo lập DN, liên doanh mới hay khó khăn trong quản lý điều hành DN và nhiều người trong số họ chưa đủ tự tin vào bản thân để thực hiện công việc nêu trên Nhưng cũng theo các chuyên gia vẫn cần phải xem xét mức độ tự tin vào năng lực bản thân các doanh nhân nữ này trong việc bắt đầu và điều hành một DN bởi thái độ của họ trong công việc luôn có trách nhiệm, cần mẫn và nghiêm túc, đặc biệt là họ có khát khao vươn lên để thay đổi cuộc sống và khẳng định bản thân Vì vậy, nhân tố Năng lực bản thân được đưa vào mô hình để phân tích và điều chỉnh tên gọi thành Năng lực bản thân doanh nhân nhằm làm rõ nghĩa đối tượng nghiên cứu là các doanh nhân đang quản lý điều hành ít nhất một DN do phụ nữ làm chủ và ngầm hiểu rằng họ là phụ nữ.

Lạc quan là cách nhìn nhận vấn đề gặp phải của một cá nhân theo chiều hướng tích cực Điều này đã được chứng minh bởi các nhà tâm lý học, những người lạc quan đã được tìm thấy trong nhiều cuộc thảo luận về tâm lý tích cực như những cá nhân nhìn nhận mọi thứ tích cực Lạc quan được liệt kê cùng với các đặc điểm khác của các doanh nhân như nhu cầu thành đạt, khả năng kiểm soát, chấp nhận sự không chắc chắn, chấp nhận rủi ro vừa phải, cơ hội, độc lập và cam kết Hầu hết các nhà nghiên cứu về đặc điểm của các doanh nhân đều đồng ý rằng sự lạc quan là rất quan trọng để thành công trong việc bắt đầu một DN Sự lạc quan được một số người coi là một lực lượng tiêu cực có thể dẫn đến các vấn đề và một số người khác là lực lượng tích cực. Theo các chuyên gia phụ nữ, doanh nhân nữ tại Tiểu vùng TB khá lạc quan trong cuộc sống, công việc và đối với kinh tế xã hội và văn hóa địa phương Họ luôn kỳ vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với họ ở tương lai Chính sự lạc quan ở mức độ vừa phải khi họ đang sinh sống, kinh doanh ở một vùng miền khó khăn về kinh tế, đa dạng về tập tục văn hóa có thể dẫn tới động lực lớn hơn để bắt đầu một DN Chính điều này tạo ra sự khác biệt cần được xem xét so với phụ nữ, nữ doanh nhân ở vùng miền có điều kiện môi trường kinh tế, văn hóa xã hội lý tưởng để bắt đầu và điều hành một DN, nơi tinh thần lạc quan của những người phụ nữ, nữ doanh nhân đối với cuộc sống, công việc có thể nói là đương nhiên khi họ dễ dàng nhìn thấy viễn cảnh tươi đẹp trong tương lai gần Vì thế, các chuyên gia thống nhất đưa nhân tố Lạc quan vào mô hình nghiên cứu và nhân tố này lần đầu tiên được đưa vào nghiên cứu với tư cách là biến độc lập để xem xét mối quan hệ với biến phụ thuộc (ĐLKD của nữ chủ DNNVV) tại Việt Nam.

- Chấp nhận rủi ro (Risk-taking)

Xu hướng chấp nhận rủi ro là khả năng xử lý những tình huống không chắc chắn và sẵn lòng đón nhận thất bại nếu như tình huống xấu nhất xảy ra Những người có động lực để bắt đầu một DN cao là những người chấp nhận rủi ro một cách chủ động Họ là những người dám nghĩ dám làm Trong quá trình làm việc và kinh doanh, những người chấp nhận rủi ro chủ động luôn suy nghĩ về các phương án đối phó với rủi ro để giảm mức rủi ro xuống thấp nhất có thể Họ luôn chú tâm vào mục tiêu và cống hiến hết khả năng của mình để đạt được mục tiêu mong muốn đó, mặc dù rủi ro có thể gây ảnh hưởng, cản trở họ trong quá trình thực hiện Theo các chuyên gia nhận thức về rủi ro và thái độ chủ động trong phòng ngừa và ứng phó với rủi ro của doanh nhân nữ tại các DN ở Việt Nam nhìn chung còn thấp, họ thường chấp nhận rủi ro một cách thụ động, không có sự chuẩn bị tốt cho các tình huống, những biến cố có thể xảy ra và nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB cũng không ngoại lệ Tuy nhiên, phụ nữ, nữ doanh nhân tại đây với loại hình DNNVV, quy mô vốn không quá lớn, nếu có thất bại xảy ra họ vẫn có thể khắc phục được phần nào hậu quả và không làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và các hoạt động khác Họ dám chấp nhận rủi ro trong phạm vi có thể để bắt đầu và điều hành DN Ngoải ra, họ sẵn sàng thỏa hiệp với gia đình, dòng tộc để tránh rủi ro Vì thế, nhân tố Chấp nhận rủi ro được đưa vào mô hình để nghiên cứu.

- Mạng lưới xã hội (Social networking)

Mạng lưới xã hội là tập hợp các mối quan hệ kết nối cá nhân Các mạng lưới này được định vị bởi những cá nhân và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, ý định và quá trình ra quyết định của các doanh nhân mới thành lập khi họ được nằm trong mạng lưới cá nhân của họ Một mạng lưới xã hội được tạo thành từ những người mà cá nhân liên quan chủ yếu đến cấp độ xã hội Những cá nhân như vậy bao gồm gia đình, bạn bè hoặc người quen Bất kể mạng lưới xã hội được phân loại và cấu trúc như thế nào, nó đều đóng vai trò chính trong quá trình bắt đầu một DN bằng cách cung cấp các nguồn lực cơ bản cần thiết để kinh doanh Ở bối cảnh Tiểu vùng TB phụ nữ, doanh nhân nữ bị hạn chế về không gian vùng miền, công nghệ thông tin, giao lưu kết nối, nhất là phụ nữ, nữ doanh nhân người dân tộc thiểu số họ thường chỉ tham gia vào cộng đồng nhỏ của họ nên việc thiết lập một mạng lưới xã hội hiệu quả, rộng lớn và tiếp cận nó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng cho các phụ nữ, nữ doanh nhân Ngoài ra, các tổ chức chính thức như Hội Liên hiệp phụ nữ tại các tỉnh thuộc Tiểu vùng chưa thể hiện được vai trò kết nối cũng như hỗ trợ các doanh nhân nữ Các tổ chức phi chính thức như CLB nữ doanh nhân hầu hết chưa được thành lập và nếu có thì số lượng hội viên tham gia rất hạn chế (ở Sơn La CLB nữ doanh nhân được thành lập từ năm 2009 đến nay mới có hơn 30 hội viên, tháng 5 năm 2019 Điện Biên thành lập CLB nữ doanh nhân cũng chỉ với 38 hội viên Hội viên ở các CLB này là các nữ chủ DN, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tại Lai Châu và Hòa Bình chưa thành lập CLB nữ doanh nhân) Điều này có sự khác biệt với các nghiên cứu tại các tỉnh, tp lớn có điều kiện kinh tế phát triển, mạng lưới xã hội rộng khắp dễ dàng hỗ trợ phụ nữ, nữ doanh nhân trong hoạt động bắt đầu một DN như một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra Chính vì vậy, theo các chuyên gia thì nhân tố Mạng lưới xã hội ảnh hưởng đến ĐLKD của các nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB ở một mức độ nào đó, nhân tố này cần được đưa vào mô hình nghiên cứu để xem xét mối quan hệ và tác động của hai biến này, thấy được có tác động khác biệt từ bối cảnh nghiên cứu hay không.

- Địa vị xã hội của doanh nhân (Social valuation of entrepreneurship) Địa vị xã hội của doanh nhân là sự đánh giá, nhìn nhận của xã hội về vị trí của doanh nhân đã đạt được Cách thức mà xã hội nhìn nhận doanh nhân đóng vai trò môi trường tâm lý quan trọng trong các nghiên cứu về ý định, động lực để bắt đầu một DN. Các nhân tố xã hội có vai trò quan trọng trong động viên các cá nhân bắt đầu một DN giống như sự sẵn có các nguồn lực khởi sự Nhận thức về vị trí, sự tôn trọng của xã hội với những người chấp nhận rủi ro, thách thức và vượt qua các rào cản để làm chủ DN, sẽ tác động tới thái độ của các cá nhân khi đứng trước quyết định bắt đầu một DN Tại Tiểu vùng TB, theo tập tục phụ nữ bị chi phối bởi những người đàn ông, các doanh nhân nữ cảm thấy khó khăn để đạt được các vị trí xã hội như đàn ông và họ cũng chưa được xã hội nhìn nhận bình đẳng như những người đàn ông Ngoài những công việc

“tề gia nội trợ” giống như hầu hết phụ nữ trong đất nước Việt Nam, phụ nữ, doanh nhân nữ Tiểu vùng TB phải đảm đương trách nhiệm gia đình, cộng đồng lớn hơn, nhất là đối với phụ nữ, doanh nhân nữ là người dân tộc thiểu số, họ cần phải dành nhiều thời gian hơn trong các tục lệ của dân tộc mình và việc cân bằng công việc – gia đình là một nhiệm vụ thực sự khó khăn Vì thế, các chuyên gia đều đồng ý và lời khuyên là đưa nhân tố Địa vị xã hội của chủ DN vào mô hình nghiên cứu và đổi tên thành Địa vị xã hội của nữ doanh nhân với mong muốn gắn chặt hơn nữa về thái độ của cộng đồng, xã hội đối với doanh nhân là nữ giới, nhất là họ đang kinh doanh tại các tỉnh có văn hóa mang đậm nét vùng miền để có cách nhìn sâu sắc hơn về vị trí của nữ doanh nhân trong xã hội sẽ tác động như thế nào đến quyết định bắt đầu và điều hành một DN của phụ nữ, nữ doanh nhân tại đây.

- Tiếp cận vốn (Access to capital)

Tiếp cận vốn phản ánh nhận thức của mỗi cá nhân về khả năng tiếp cận nguồn vốn khi bắt đầu một DN Bởi nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng để bắt đầu một DN và vốn là một trong những nguồn lực của doanh nhân để tiếp tục quản lý điều hành DN Tiếp cận vốn là cách thức huy động vốn của cá nhân, doanh nhân từ các nguồn khác nhau như nguồn vốn có sẵn và từ các cá nhân, tổ chức khác (bạn bè, người thân hay các tổ chức tín dụng) Theo các chuyên gia nữ doanh nhân tại Tiểu vùng TB phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi huy động vốn bởi điều kiện kinh tế tại đây là tương đối kém phát triển, các dịch vụ hỗ trợ vốn là rất ít, bản thân các nữ doanh nhân phụ thuộc vào nền tảng văn hóa dựa vào cộng đồng và truyền thống gia đình bởi vậy họ không có tài sản riêng để thế chấp khi vay tín dụng, nếu có thì họ cũng phải được sự nhất trí của gia đình, thậm chí là dòng họ Con đường để huy động vốn nhanh nhất để bắt đầu và điều hành một DN chính là nguồn từ tín dụng đen, nó hiếm khi cần đến tài sản thế chấp, cũng không cần đến uy tín và khả năng hoàn trả cao nhưng lãi suất xem là

“cắt cổ” (trên thực tế, đối với các khoản vay nhỏ 1 triệu đồng lãi suất từ 3 – 5 nghìn đồng/ ngày tương đương 108 – 180%/năm, các khoản vay lớn hơn từ 15 – 25 nghìn đồng/ngày tương đương 540 – 900%/năm) Điều này có sự khác biệt đáng kể so với các vùng miền phụ nữ, nữ doanh nhân dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn sẵn có phong phú và đa dạng vì thế các áp lực về vốn nhẹ nhàng hơn rất nhiều Bên cạnh đó, khi tác giả phỏng vấn sâu với các nữ doanh nhân, đề cập đến một số nữ doanh nhân có kinh nghiệm kinh doanh, khá nhiều người nói rằng việc bắt đầu kinh doanh xuất hiện sau khi có số vốn đầu tư mạo hiểm được tích luỹ và cuối cùng đến con đường bắt đầu một

DN Tiếp tục phỏng vấn người thân và bạn bè xung quanh họ, những người không có kinh nghiệm kinh doanh Khi họ được hỏi tại sao không muốn bắt đầu kinh doanh riêng, câu trả lời của họ hầu như là không có vốn Vì thế, nhân tố Tiếp cận vốn được đưa vào mô hình.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định tính

4.1.1 Mục tiêu nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính có tác dụng trong trường hợp có một số vấn đề khó có thể lượng hóa bằng con số đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đi sâu tìm hiểu trực tiếp người trong cuộc và những người có liên quan, đặc biệt là việc thu thập dữ liệu thứ cấp Để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu (đã được hình thành dựa trên nghiên cứu tổng quan lý thuyết) Nghiên cứu này nhằm mục đích hiệu chỉnh các thang đo đã được sử dụng ở các nghiên cứu định lượng trước Do có sự khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ, trình độ phát triển ở các nước khác, các thang đo này cần hiệu chỉnh từ ngữ văn phong cho phù hợp với đối tượng và điều kiện hoàn cảnh tại Tiểu vùng TB, Việt Nam và cần được kiểm định sơ bộ (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Qua phân tích thấy rằng nghiên cứu cần thu thập một số đặc điểm nhân khẩu, tính cách của phụ nữ, nữ chủ DNNVV, nữ doanh nhân và cảm nhận của họ đối với môi trường xung quanh Điều này khó có thể đo, đếm được Vì vậy để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau:

- Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Nhưng các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam mới chỉ đề cập đến một vài nhân tố thuộc nhóm nhân tố cá nhân và môi trường Hơn nữa, các đặc điểm tính cách riêng có của phụ nữ, nữ doanh nhân và cảm nhận của họ về kinh tế, văn hóa, xã hội vùng miền tạo nên những nét đặc thù tác động đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiều vùng TB Vì vậy, cần sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm khám phá những nét đặc thù đó, đồng thời bước đầu kiểm tra sơ bộ sự phù hợp của mô hình và thang đo.

- Đặc điểm của nghiên cứu này là được tiến hành trong điều kiện khó khăn về thu thập thông tin thứ cấp, nhất là đối với đặc điểm tính cách của phụ nữ, nữ doanh nhân, nữ chủ DNNVV ở khu vực Tiểu vùng TB và cảm nhận, đánh giá của họ đối với điều kiện môi trường kinh tế, văn hóa xã hội càng hiện hữu rõ rệt Cần thiết phải tiến hành nghiên cứu định tính để có được cách nhìn sâu hơn từ thái độ, hành vi, động cơ, nhận thức, cảm nhận của phụ nữ, nữ doanh nhân, nữ chủ DNNVV đối với các yếu tố cá nhân, môi trường đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Các khám phá này cũng góp phần hỗ trợ và luận giải kết quả nghiên cứu định lượng.

- Ngoài ra, các câu trả lời của chuyên gia sẽ gợi mở các nội dung để tiếp tục tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc, khai thác thêm những thông tin hữu ích, bổ sung cho những hiểu biết về tính cách mang tính chất đặc thù của phụ nữ, nữ doanh nhân, nữ chủ DNNVV và bối cảnh vùng miền ở Tiểu vùng TB ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại đây Từ đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV đưa vào mô hình nghiên cứu lý thuyết và kiểm định sơ bộ, tiến tới kiểm định chính thức Ý kiến của các chuyên gia cũng góp phần luận giải cho kết quả nghiên cứu định lượng và làm căn cứ đề xuất khuyến nghị phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án.

4.1.2 Nội dung của nghiên cứu định tính

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trên địa bàn tp Sơn La và Điện Biên Đây là 02 tỉnh nghiên cứu dễ dàng tiếp cận đối tượng, do sự tương đồng về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, các nữ chủ DNNVV trong Tiểu vùng TB là một khối đồng nhất với những đặc điểm tính cách, trình độ, nhận thức tương đối giống nhau nên việc chọn phỏng vấn sâu các chuyên gia tại 02 tỉnh này không làm thay đổi kết quả nghiên cứu.

Tác giả sử dụng kỹ thuật chọn mẫu lý thuyết (theoretial sampling) và thực hiện

10 cuộc phỏng vấn sâu với các nữ chủ DNNVV trên địa bàn tỉnh Sơn La và Điện Biên, các nữ chủ trong DNNVV được lựa chọn đảm bảo phân bố ở cả tp lẫn một số huyện có điều kiện khó khăn hơn Các đối tượng phỏng vấn cũng được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo tính đại diện trên một số tiêu chí chính: dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con, truyền thống kinh doanh gia đình, kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, tham gia vào CLB, Hiệp hội về phụ nữ, nữ doanh nhân (Bảng 4.1) Bên cạnh đó, tác giả phỏng vấn thêm các chuyên gia công tác tại DNNVV hoạt động trên cả 3 lĩnh vực: công nghiệp xây dựng, nông lâm thủy sản, thương mại dịch vụ để những am hiểu trên các lĩnh vực kinh doanh và họ công tác ở các DNNVV có quy mô khác nhau từ siêu nhỏ, nhỏ, vừa Bởi các nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB chủ yếu kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và DN của họ thường ở quy nhỏ nhỏ và siêu nhỏ Ngoài ra, một số chuyên gia được phỏng vấn là nhà quản lý cấp tỉnh ở các lĩnh vực khác nhau, người đứng đầu trong các hiệp hội, CLB, giảng viên ở lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, cán bộ ngân hàng Song song với đó là một số cuộc thảo luận nhóm với các chuyên gia Các đối tượng phỏng vấn được lựa chọn kỹ càng và phong phú như trên với các đặc điểm riêng biệt kỳ vọng cung cấp các thông tin đa chiều, đầy đủ cho nội dung nghiên cứu đảm bảo mục tiêu kiểm tra và sàng lọc các biến được xác định trong mô hình nghiên cứu.

Các đối tượng phỏng vấn sẽ được đề nghị trả lời các câu hỏi mở, hình thức phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện với Bảng hỏi phỏng vấn sâu đã được thiết kế căn cứ vào những nội dung đã tổng quan và từ kết quả tổng hợp, phân tích đặc điểm tính cách của nữ chủ DNNVV và tình hình kinh tế, văn hóa xã hội Tiểu vùng TB Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn để các thông tin thu thập được đầy đủ, tác giả đã xây dựng bảng hướng dẫn câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 1) Các câu hỏi trong phỏng vấn định tính tập trung vào các vấn đề:

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV trong mô hình lý thuyết có phù hợp với thực tế tại Tiểu vùng TB hay không.

- Lắng nghe góp ý của các đối tượng được phỏng vấn về từng nội dung cụ thể của thang đo, từ ngữ sử dụng trong thang đo.

Mỗi cuộc phỏng vấn và thảo luận kéo dài từ 30 - 45 phút, được thực hiện tại nhà riêng hoặc phòng làm việc nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư và sự tập trung của cuộc phỏng vấn sau khi đã được thông báo sơ lược về nội dung phỏng vấn, hẹn thời gian và địa điểm Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp thông tin trung thực gia đình, người thân và chia sẻ quan điểm cá nhân về các nội dung phỏng vấn đã được đưa ra Nội dung cuộc phỏng vấn được ghi chép lại đầy đủ, cẩn thận.

Nghiên cứu định tính được tiến hành ở 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: tháng 1 năm 2018 Nhằm thực hiện mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu định tính Đó là: Trước tiên, trên cơ sở tổng quan nghiên cứu với nền tảng hai lý thuyết: lý thuyết tính cách cá nhân và lý thuyết thể chế là căn cứ đề xuất mô hình nghiên cứu Tiếp theo, nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua lấy ý kiến chuyên gia và phỏng vấn sâu để khẳng định sự phù hợp của các nhân tố trên đối tượng là nữ doanh nhân tại Tiểu vùng TB, đồng thời xây dựng thang đo sơ bộ Kết quả được trình bày ở mục 3.2.1 Mô hình nghiên cứu của luận án.

- Giai đoạn 2: tháng 4 năm 2018 Sau khi có mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ, tác giả tiếp tục sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với 10 nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB nhằm thực hiện các mục tiêu còn lại của nghiên cứu định tính, bao gồm: hiệu chỉnh các thang đo phù hợp với những khám phá đặc thù tính cách của phụ nữ, nữ chủDNNVV với khung cảnh mang tính chất vùng miền ở Tiểu vùng TB, bước đầu kiểm tra sơ bộ sự phù hợp của mô hình, thang đo (lần 1) được sử dụng trong nghiên cứu điều tra khảo sát.

Tùy theo mỗi câu trả lời nhận được tác giả tiếp tục đưa ra những câu hỏi nhằm khai thác sâu hơn đối tượng về đặc điểm tính cách, cảm nhận của họ với tình hình kinh tế, văn hóa xã hội, các quy định của Chính phủ, chính sách hỗ trợ kinh doanh của địa phương để bước đầu kiểm tra sơ bộ sự phù hợp của các nhân tố tác động đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB.

Bảng 4.1 Thông tin về đối tượng tham gia phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn

Dân tộc Kinh Thái Kinh Kinh Thái Thái Mường Mông Kinh Kinh

Trình độ học vấn Đại học Cấp 1 Cao đẳng Đại học Trung cấp, nghề

Cấp 3 Cấp 3 Tốt nghiệp cấp 3 Đại học Trung cấp, nghề

Tình trạng hôn nhân Độc thân

Kết hôn Kết hôn Góa Kết hôn Ly dị Kết hôn Kết hôn Kết hôn Độc thân

Truyền thống kinh doanh gia đình

Không Không Có Không Có Không Có Có Không Không

Kinh nghiệm làm việc trong quá khứ

Có Có Không Có Không Không Có Không Có Có

Không Không Không Không Có Không Không Có Không Có

Nghiên cứu định lượng

(Nguồn: điều tra của tác giả)

Nghiên cứu định lượng với mục tiêu trọng tâm là kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Tuy nhiên, trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức tác giả thực hiện thêm nghiên cứu định lượng sơ bộ để kiểm định thang đo đề xuất bảng hỏi chính thức.

4.2.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng hoặc toán học

(Nguyễn Đình Thọ, 2013) Với mục tiêu của nghiên cứu định lượng trong luận án này là kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB, Việt Nam. Ngoài ra nghiên cứu định lượng cũng xác định mức độ tác động của từng nhân tố cũng như tác động tương đối của nhóm nhân tố cá nhân và môi trường lên ĐLKD của nữ chủ DNNVV Do đó, việc điều tra với mẫu lớn sẽ giúp luận án có được kết quả nghiên cứu tin cậy hoàn thành các mục tiêu đã định của luận án Sau nghiên cứu định tính tác giả xác định những công việc cần phải giải quyết qua phương pháp định lượng, đó là:

- Kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích EFA trong điều tra sơ bộ, đề xuất bảng hỏi chính thức.

- Thống kê mô tả mẫu điều tra về bản thân, gia đình nữ chủ DNNVV và đặc điểm DN của họ, mô tả ĐLKD của nữ chủ DNNVV trên động lực kéo và đẩy.

- Kiểm định thang đo qua dữ liệu điều tra chính thức.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV bằng những phép kiểm định thích hợp.

- Sử dụng hồi quy đa biến tác giả sẽ lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố này đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV, xác định thứ tự mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, đồng thời so sánh tác động tương đối của nhóm nhân tố cá nhân và môi trường lên ĐLKD của nữ chủ DNNVV Ngoài ra, kết quả hồi quy cũng cho biết ảnh hưởng của các biến nhân khẩu đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV hay không.

4.2.2 Nội dung nghiên cứu định lượng

* Lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp chọn mẫu

Dựa trên đặc điểm và nội dung nghiên cứu, tác giả lựa chọn phương pháp điều tra khảo sát Bởi theo Nguyễn Thị Tuyết Mai và Nguyễn Vũ Hùng (2015), phương pháp này là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng và ngày càng trở nên quan trọng trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế xã hội đặc biệt trong kinh doanh Nguyễn Đình Thọ (2013) Nhất là các thị trường chưa phát triển, dữ liệu thứ cấp thường không có hoặc không đầy đủ và độ tin cậy không cao.

Do dữ liệu thứ cấp ở Việt Nam còn hạn chế và do điều kiện về nguồn lực việc xây dựng khuôn mẫu là khó thực hiện được Vì vậy, tác giả chọn mẫu phi xác suất và cũng do hạn chế về thời gian, nguồn lực và việc tiếp cận đối tượng nên tác giả quyết định chọn mẫu thuận tiện, tức là chọn những phần tử có thể dễ dàng tiếp cận được do đối tượng khảo sát là các nữ chủ DNNVV theo Luật hỗ trợ DNNVV (2017) Đây có thể được xem là phương án tối ưu và phù hợp nhất.

Căn cứ xây dựng thang đo: Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng có ba cách thức để có thang đo: sử dụng các thang đo sẵn có; sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu; xây dựng thang đo mới Tác giả nhận thấy những khái niệm trong mô hình lý thuyết, là những khái niệm đã có, cả trong và ngoài nước, tác giả sử dụng thang đo sẵn có được kế thừa từ các nghiên cứu trước và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Tiểu vùng TB thông qua các ý kiến của chuyên gia (thảo luận và phỏng vấn sâu).

Cấp độ thang đo: Thang đo Likert với năm mức độ được xem là phù hợp để đo lường các khái niệm nghiên cứu

Bảng 4.2 Cấp độ thang đo sử dụng cho nghiên cứu định lượng

Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Các biến và thang đo:

11 thang đo chính thức cho 11 biến trong mô hình được đưa vào phiếu điều tra với các biến quan sát được ký hiệu theo tên gọi - viết tắt theo từ khóa thể hiện tên khái niệm cần đo lường và theo thứ tự xuất hiện trong thang đo Thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra để đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

Như tổng quan ở mục 2.1.2.2 ĐLKD đo lường bằng 2 chỉ báo động lực kéo và động lực đẩy được sử dụng đồng thời, chúng không loại trừ lẫn nhau Từ khái niệm đã được luận án xác định, ĐLKD là lý do, động cơ cá nhân bắt đầu và điều hành một DN. Những động cơ được công nhận thường xuyên nhất trong các nghiên cứu trước đây được sử dụng để nghiên cứu trong bối cảnh Tiểu vùng TB, Việt Nam để mô tả những nét đặc trưng về ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại đây Dựa trên nghiên cứu định tính, tác giả đã phát triển thang đo các yếu tố kéo và đẩy Quy trình diễn ra như sau: trước tiên, tác giả liệt kê các yếu tố kéo và yếu tố đẩy quan trọng nhất và thường sử dụng từ các nghiên cứu trước đây, tất cả đều được kiểm tra về tính hợp lệ và độ tin cậy Một danh sách gồm nhiều yếu tố kéo và đẩy được tìm thấy chủ yếu từ các nghiên cứu Choo and Wong (2006), Malebana (2014), Taormina and Lao (2007), Buttner and Moore

(1997), Hassan and Midih (2016), Fereidouni và cộng sự (2010) được cho là đảm bảo các yêu cầu trên và được kiểm định Tuy nhiên, một số chỉ báo được cho là có ý nghĩa tương tự nhau trong các nghiên cứu, như “Được làm ông chủ” trong Choo and Wong

(2006), Malebana (2014) với “Tôi muốn trở thành chủ doanh nghiệp” trong Taormina and Lao (2007) (đây là nghiên cứu đầu tiên thiết kế thang đo khoảng và kiểm định trên biến phụ thuộc ĐLKD chỉ trên quy mô “kéo”), Fereidouni và cộng sự (2010) (kiểm định lại nghiên cứu Taormina and Lao) và trong một số nghiên cứu khác như Buttner and Moore (1997) (chủ yếu thiết kế ĐLKD trên quy mô “đẩy” cho động lực nữ doanh nhân) hoặc “Để kiếm nhiều tiền hơn”, “Tận dụng cơ hội từ thị trường” trong Choo and Wong (2006), Malebana (2014) với “Để tăng thu nhập của tôi”, “Xác định cơ hội trên thị trường” trong Hassan and Midih (2016) (chỉ thiết kế 2 chỉ báo cho ĐLKD của nữ doanh nhân) Những chỉ báo có ý nghĩa tương tự nhau này được xem như là một.

Sau đó, tác giả thực hiện thảo luận cùng chuyên gia qua phỏng vấn sâu để loại bỏ một số yếu tố kéo và đẩy ra khỏi danh sách đã thiết lập Cuối cùng, thang đo biến ĐLKD kế thừa Malebana (2014), Choo and Wong (2006) dựa trên hai khía cạnh kéo (07 chỉ báo từ ĐLKD1 > ĐLKD7) và đẩy (04 chỉ báo từ ĐLKD8 > ĐLKD11) được đưa vào bảng hỏi Trong đó, ĐLKD2 – “Noi gương một người phụ nữ mà tôi ngưỡng” mộ và ĐLKD5 – “Được làm bà chủ” đã được điều chỉnh phù hợp hơn với đối tượng nữ chủ

DN qua phỏng vấn sâu các nữ chủ DNNVV Sở dĩ, thang đo ĐLKD chủ yếu dựa trên nghiên cứu Choo and Wong (2006) và Malebana (2014) bởi các chỉ báo trong Choo and Wong (2006) trên đối tượng doanh nhân tiềm năng ở bối cảnh Singapore đã được Malebana (2014) kiểm định trong bối cảnh Nam Phi và một số chỉ báo của nghiên cứu khác trùng với chỉ báo trong 2 nghiên cứu này và 2 nghiên cứu này dựa trên nền tảng nghiên cứu Kuratko và cộng sự (1997) sử dụng 4 yếu tố: Yếu tố 1- Phần thưởng từ bên ngoài; Yếu tố 2- Độc lập/Tự chủ; Yếu tố 3- Phần thưởng từ bên trong; Yếu tố 4-

An toàn về mặt gia đình để duy trì tinh thần kinh doanh trong việc hình thành và phát triển DN của doanh nhân được Robichaud và cộng sự (2001) phát triển thành công cụ đo lường ĐLKD của doanh nhân Riêng chỉ báo ĐLKD11 được sử dụng từ nghiên cứu Buttner and Moore (1997), dùng phân tích sự cân đối thời gian giữa gia đình công việc của nữ doanh nhân Để xem xét sự phù hợp của các chỉ báo từ các nghiên cứu trên với đối tượng nữ chủ DNNVV trong bối cảnh Tiểu vùng TB tác giả tiếp tục tiến hành 10 cuộc phỏng vấn sâu với nữ chủ DNNVV tại 02 tỉnh Sơn La và Điện Biên Kết quả chỉ ra rằng các chỉ báo hoàn toàn phù hợp (được trích dẫn cụ thể tại mục 5.2.2.2 Kết quả mô tả về ĐLKD của nữ chủ DNNVV).

Thành phần Động lực kéo

Bảng 4.3 Thang đo Động lực kinh doanh

Câu hỏi Nguồn Để có một công việc thú vị Kế thừa Malebana (2014);

Choo and Wong (2006); Noi gương một người phụ nữ mà tôi ngưỡng mộ

Kế thừa Malebana (2014); Choo and Wong (2006); và có điều chỉnh Động lực Để thử thách bản thân Kế thừa Malebana (2014);

Choo and Wong (2006) Để kiếm nhiều tiền hơn Kế thừa Malebana (2014);

Choo and Wong (2006); Hassan and Midih (2016) Được làm bà chủ Kế thừa Malebana (2014);

Choo and Wong (2006); Taormina and Lao (2007), Fereidouni và cộng sự (2010); Buttner and Moore (1997) và có điều chỉnh Để tận dụng tài năng sáng tạo của tôi Kế thừa Malebana (2014);

Choo and Wong (2006) Tận dụng cơ hội từ thị trường Kế thừa Malebana (2014);

Choo and Wong (2006); Hassan and Midih (2016) Để duy trì truyền thống gia đình Kế thừa Malebana (2014); đẩy Để tăng địa vị / uy tín của tôi

Nhu cầu có một công việc Cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình

Choo and Wong (2006) Buttner and Moore (1997)

Khái quát quy trình nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp thiết kế hỗn hợp, sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Tác giả khái quát lại quy trình nghiên cứu theo thứ tự như sau (Hình 4.1):

Thứ nhất, Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm, ý kiến chuyên gia và kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia) nhằm xây dựng mô hình và thang đo ban đầu (nháp).

Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu định tính, thực hiện kỹ thuật phỏng vấn sâu 10 nữ chủ DNNVV để điều chỉnh mô hình và thang đo lần 1.

Thứ ba, khảo sát định lượng sơ bộ: điều chỉnh thang đo lần 2.

Cuối cùng, nghiên cứu định lượng chính thức: xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ĐLKD thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA); thực hiện một số kiểm định cũng như tính toán các hệ số cần thiết để hồi quy đa biến nhằm xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố (có ý nghĩa thống kê), đồng thời so sánh mức độ tác động tương đối của nhóm nhân tố môi trường và cá nhân tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùngTB; Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất khuyến nghị.

Hoạt động Công cụ Kết quả

Tổng quan và nghiên cứu định tính Mô hình và thang đo ban đầu

Nghiên cứu định tính Điều chỉnh mô hình và thang đo lần 1 Điều tra sơ bộ

(141 nữ chủ DNNVV) Cronbach’s Alpha, EFA Điều chỉnh thang đo lần 2 Điều tra chính thức

(669 nữ chủ DNNVV) Cronbach’s Alpha, EFA

Hồi quy bội (đa biến)

Thang đo chính thức Kiểm định giả thuyết

Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu của luận án

Tiến độ thực hiện các công việc trên theo thời gian cụ thể như sau:

Bảng 4.15 Tiến độ thực hiện nghiên cứu

Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Thời gian Địa điểm

1 Sơ bộ Định tính Tháng 1, 4/2018 Sơn La, Điện Biên Định lượng Tháng 5/2018 Sơn La, Điện Biên

2 Chính thức Định lượng Từ tháng 6 đến tháng 12/2018

Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình

Chương 4, nghiên cứu đã trình bày những vấn đề:

Thứ nhất, quy trình nghiên cứu hỗn hợp gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó định lượng gồm 2 bước: sơ bộ và chính thức.

Thứ hai, mục tiêu và nội dung của nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận án.

Thứ ba, mục tiêu và nội dung của nghiên cứu định lượng Những công việc đã làm ở bước định lượng sơ bộ và định lượng chính thức.

Chương này cũng lập luận cho thấy sự phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đã chọn, những căn cứ để tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu Chương 5 tiếp theo là kết quả nghiên cứu của luận án.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

quả Kết nghiên cứu định lượng

5.2.1 Một số chỉ báo bị loại sau nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện trên một mẫu quy mô nhỏ hơn, nhằm kiểm định thang đo, phân tích nhân tố thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA từ bảng hỏi sơ bộ Mục tiêu là đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa trên mức độ tương quan giữa biến quan sát và nhân tố (hệ số Cronbach’s Alpha) Bên cạnh đó EFA được sử dụng để loại những biến có chất lượng thấp (hệ số tải factor loading - FL nhỏ hoặc dải đều ở một số nhân tố), đánh giá sự phù hợp của mô hình qua hệ số KMO Thông qua kiểm định EFA, các tập biến quan sát được tải về một số nhân tố nhất định, đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu.

Kết quả định lượng sơ bộ trình bày trong Phụ lục 4 Tổng hợp lại có 03 chỉ báo bị loại sau kết quả định lượng sơ bộ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5.2 Tổng hợp chỉ báo bị loại sau kết quả định lượng sơ bộ

TT Nhân tố Mã hóa Chỉ báo Lý do bị loại

ThanhDat2 Khi làm một việc gì đó tôi không chỉ hoàn thành công việc mà phải hoàn thành tốt

Hệ số tương quan biến tổng < 0.3, Cronbach’s Alpha nếu loại biến > Cronbach’s Alpha

RuiRo2 Tôi thích mạo hiểm Tải ở 2 nhân tố và khác biệt FL < 0.3

RuiRo3 Tôi chấp nhận rủi ro khi cần thiết để đạt được mục tiêu quan trọng

Tải ở 3 nhân tố và khác biệt các FL < 0.3

(Nguồn: tổng hợp của tác giả) 5.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

5.2.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Từ 900 bảng khảo sát phát ra, tác giả thu về được 713 phiếu đã trả lời sau đó loại đi 44 phiếu trả lời không hợp lệ do bị thiếu nhiều dữ liệu quan trọng, trả lời nhiều hơn 1 phương án đối với câu hỏi chọn 1 đáp án, các đối tượng trả lời không suy nghĩ hoặc không hợp tác (trả lời cho có), tỷ lệ phiếu thu về là 74,3%), một tỷ lệ tương đối cho một khảo sát lấy mẫu thuận tiện, còn lại 669 phiếu hoàn chỉnh đưa vào mô hình phân tích Các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát được trình bày trongBảng 5.3.

Bảng 5.3 Đặc điểm nhân khẩu của người được khảo sát

TT Thông tin mẫu Tần suất

3 Tình trạng hôn nhân (sống chung với chồng hoặc bạn đời) 669 100

Trung học cơ sở (cấp II) 124 18,54

Trung học phổ thông (cấp III) 215 32,14

6 Chị bắt đầu công việc kinh doanh này lúc bao nhiêu tuổi? 669 100 Đến 25 164 24,48

7 Chị đã làm việc cho ai đó trước khi bắt đầu công việc kinh doanh này? 669 100

8 Số năm doanh nghiệp hoạt động tính đến thời điểm này 669 100

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả)

Tuổi của mẫu Đến 25 26-35 36-45 46-55 Trên 55

Bảng 5.3 cho thấy, phần lớn phụ nữ được khảo sát ở độ tuổi 26 đến 35 (33,03%), tiếp theo là những người có độ tuổi từ 36 đến 45 (31,54%), tiếp sau là từ 46 đến 55 với 17,49% Số người được hỏi còn lại với 10,61% từ 25 tuổi trở xuống trong khi chỉ có 7,32% số người được hỏi trên 55 tuổi Để tóm tắt kết quả, khoảng gần một nửa số phụ nữ được khảo sát là từ 35 tuổi trở xuống (43,64%) Phát hiện này phù hợp với kết quả tìm thấy ở Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi cận Sahara và Châu Mỹ Latinh/ Caribbean nơi phụ nữ có độ tuổi từ 18-34 bắt đầu tham gia và điều hành DN nhiều như những người trên 35 tuổi (Reynolds và cộng sự, 2000).

Hình 5.1 Thống kê tuổi của mẫu điều tra

Về cơ cấu dân tộc, tính từng dân tộc thì dân tộc Kinh với tỷ lệ cao nhất (42,48%), tỷ lệ đó vẫn nhỏ hơn đáng kể trên tổng số người dân tộc thiểu số của mẫu điều tra (57,52%), trong đó dân tộc Thái chiếm nhiều nhất do họ phân bố rộng ở cả 04 tỉnh Tiểu vùng TB, số đông tập trung ở Sơn La và Điện Biên (Hình 5.2).

Hình 5.2 Thống kê cơ cấu dân tộc của mẫu điều tra

Số con của mẫu điều tra

Trên hai con Không con Một con Hai con

Về tình trạng hôn nhân, phần lớn phụ nữ được hỏi đã kết hôn hoặc chung sống với bạn đời (61,36%) Phát hiện này đã xác nhận kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu ở Anh của Birley (1987) Về số lượng trẻ em, phần lớn nữ chủ DNNVV có nhiều hơn hai con (52,8%), 23,89% trong số họ chưa có con hoặc không có, 7,08% trong số họ có một con và 16,22% còn lại có hai con Số trẻ em được tìm thấy nhiều nhất trong số những người được hỏi trong nghiên cứu này là bảy Như được thể hiện rõ ràng trong Hình 5.3, phần lớn phụ nữ được hỏi có nhiều nhất là 2 con và chỉ chiếm 47,2%. Phát hiện này rõ ràng phù hợp với lập luận của một số học giả rằng các nữ doanh nhân ở các nước đang phát triển có xu hướng sinh nhiều con, đặc biệt có hơn 3 con và sẽ có nhiều khả năng tự làm chủ vì áp lực từ quy mô gia đình (Salman, 2009) Kết quả này không gây ngạc nhiên trong bối cảnh của Việt Nam, nhất là tại Tiểu vùng TB nơi nghiên cứu được thực hiện Mặc dù từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã giới thiệu chương trình Kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ nên có từ “một đến hai con” và được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhưng ở các tỉnh vùng núi phía bắc, vùng núi cao hoặc đối với đa số dân tộc thiểu số con cái đặc biệt được ví như “tài sản của gia đình”, họ quan niệm rằng càng đông con thì họ càng “giàu có” nên tỷ lệ sinh con thứ ba, thứ tư, và nhiều hơn thế là tập tục tồn tại lâu đời Thêm nữa, những năm trước mở cửa nền kinh tế và chính sách kế hoạch hóa gia đình thời đó ở Việt Nam, mọi người không bị hạn chế sinh đẻ, đây dường như là lời giải thích rõ ràng và phù hợp nhất cho kết quả này, bởi ở các vùng đồng bằng, tp lớn kết quả thường cho thấy tỷ lệ sinh đẻ trong phạm vi hai con như quy định về kế hoạch hóa gia đình hiện nay.

Hình 5.3 Thống kê số con của mẫu điều tra

Không họcCấp ICấp IICấp IIITrung cấp, nghềCao đẳng, Đại họcSau đại học

Theo Bảng 5.3, gần một phần ba mẫu đã tốt nghiệp cấp III, tương đương với trường trung học phổ thông (32,14%), 22,72% số người được hỏi đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc nghề Trung học cơ sở là cấp II (18,54%) trong khi chỉ có 6,88% vừa học xong tiểu học (cấp I) Trình độ Cao đẳng, Đại học là 17,34% Chiếm tỷ lệ không đáng kể là sau đại học (2,09%), và chỉ có một người trả lời không biết chữ (0,29%) Như minh họa trong Hình 5.4, trình độ học vấn của đa số người được hỏi ít nhất là trường trung học hoặc kỹ thuật, trường dạy nghề 42,17% Tỷ lệ này đáng ngạc nhiên, tương tự như kết quả được tìm thấy ở các nước phát triển Phát hiện này cũng hỗ trợ kết quả tìm thấy ở các doanh nhân nữ Nam Á (Sinha, 2005) và vượt quá tỷ lệ 35% trong báo cáo năm 2012 của GEM Tỷ lệ biết chữ tương đối cao của Việt Nam so với các nước đang phát triển khác trong khu vực có khả năng giải thích kết quả này.

Hình 5.4 Thống kê trình độ học vấn của mẫu điều tra

Về độ tuổi bắt đầu công việc kinh doanh hiện tại của phụ nữ tại Tiểu vùng TB với nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là từ 36-45 (33,63%), tiếp theo là nhóm từ 26-35 (29,2%) và nhóm đến 25 tuổi (24,48%), hai nhóm tuổi chiếm tương đối nhỏ lần lượt là từ 46-55 (7,96%) và trên 55 (4,72%) Kết quả này phù hợp với thực tế phụ nữ tại đây bắt đầu công việc kinh doanh hiện tại muộn hơn do phần lớn họ đã quản lý tại mô hình

Hộ kinh doanh, Tổ hợp tác, HTX sau đó thành lập mô hình DN Kết quả này cũng tương đối giống với khẳng định của UNIDO và VCCI (2010), tuổi tác không bị coi là yếu tố cản trở phụ nữ khi bắt đầu và điều hành một DN.

Về kinh nghiệm làm việc, kinh doanh trước đây chiếm phần lớn 67,85% và còn lại số người chưa đi làm cho người khác chỉ chiếm 32,15% Kết quả này chứng minh bởi phần lớn tâm lý người phụ nữ muốn làm thuê hơn làm chủ một DN (Hà Thị Thúy,2018) và một bộ phận không nhỏ nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB xuất phát từ chủ Hộ kinh doanh, họ đã có một khoảng thời gian hoạt động kinh doanh nhất định trên thị trường.

Số năm DN hoạt động chiếm nhiều nhất là 1-5 năm (44,84%), tiếp theo là 6-10 năm (40,41%) Điều này phản ánh đúng thực tế vào khoảng thời gian Luật DN 2005 và Luật DN 2014 đi vào cuộc sống, các thủ tục thành lập DN thuận lợi hơn tạo điều kiện cho các Hộ kinh doanh (tên gọi trước đây là Hộ kinh doanh cá thể), Hợp tác xã,

Tổ hợp tác dễ dàng tiến tới thành lập DN vì vậy các DN, nhất là các DNNVV được thành lập rầm rộ và tại Tiểu vùng TB nơi hầu hết phụ nữ thành lập và quản lý loại hình DNNVV.

5.2.2.2 Kết quả mô tả về ĐLKD của nữ chủ DNNVV

Kết quả điều tra (bảng 5.4, hình 5.5 và hình 5.6) cho thấy phụ nữ, doanh nhân nữ nhìn chung có ĐLKD trên mức trung bình, họ kém tự tin nhất bởi nhu cầu có được một công việc (trung bình = 3.05), lạc quan và hào hứng nhất là được làm bà chủ (trung bình = 3.78) Các đối tượng điều tra cũng thể hiện thái độ tích cực với việc bắt đầu và điều hành một DN, có tới 23.8% (cao thứ hai về động lực của những người trả lời mức độ 5) người được hỏi hoàn toàn đồng ý đây là một công việc thú vị (trung bình là 3.71) Ngoài ra, phụ nữ, nữ doanh nhân trong DNNVV tại Tiều vùng TB có mức độ đồng ý cao đối với việc mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn (trung bình là 3.68 và 43.6% đồng ý) và đồng ý rất cao rằng phụ nữ mong muốn cân bằng công việc với cuộc sống gia đình (trung bình là 3.41 và 43.6% đồng ý) Nhìn chung phụ nữ, doanh nhân nữ tại Tiểu vùng TB thể hiện động lực “kéo” (DLKD1 > DLKD7) cao hơn so với động lực “đẩy” (DLKD8 > DLKD11) để bắt đầu và điều hành một DN kết quả so sánh này đã được Malebana (2014) khẳng định ở Nam Phi và kết quả khảo sát của VWEC

(2007) ở Việt Nam, 28% chủ DN nữ đồng ý do hoàn cảnh bắt buộc kinh doanh kiếm sống (thất nghiệp, mất việc, quá ít thu nhập, cần thu nhập, kinh doanh truyền thống gia đình), 72% tự thấy cơ hội kinh doanh để bắt đầu và điều hành một DN.

Bảng 5.4 Kết quả điều tra về ĐLKD của nữ chủ DNNVV

DLKD1 DLKD2 DLKD3 DLKD4 DLKD5 DLKD6 DLKD7 DLKD8 DLKD9 DLKD10 DLKD11

Trung bình 3.71 3.73 3.58 3.68 3.78 3.49 3.20 3.57 3.07 3.05 3.41 Độ lệch chuẩn 1.018 1.002 1.128 1.045 0.964 1.120 1.146 1.021 1.148 1.094 1.079

(Nguồn: tính toán của tác giả trên SPSS)

Kết quả phỏng vấn của nghiên cứu trong luận án này được phát hiện trên tất cả những người được hỏi Một số cá nhân mô tả cách họ mong muốn đạt được mọi thứ khiến họ tham gia vào việc bắt đầu và điều hành một DN Chị Lò Thị Phương Thảo, Công ty CP Thiên Minh (tp Sơn La) mô tả cảm giác của mình “tôi luôn có động lực và tràn đầy năng lượng luôn cảm thấy có động lực để làm bất cứ việc gì và tôi không thể tưởng tượng rằng mình bị lôi cuốn bởi hầu hết những thay đổi xảy ra để hình thành sức mạnh của tôi” Một số nữ chủ DNNVV thể hiện rõ quan điểm của mình

luận Kết về các giả thuyết nghiên cứu

Trong các tài liệu hiện có về ĐLKD, chưa có nghiên cứu nào tiến hành phân tích thực nghiệm toàn diện và chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Việt Nam, ĐLKD của nữ chủ DNNVV bị ảnh hưởng bởi các nhân tố cá nhân và môi trường, nghĩa là các nhân tố cá nhân (bên trong) và môi trường bên ngoài cùng thúc đẩy ĐLKD nữ chủ DNNVV trên cơ sở nền tảng lý thuyết tính cách cá nhân và lý thuyết thể chế và tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD lựa chọn và đề xuất 10 nhân tố cho mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh Tiểu vùng TB Các cuộc phỏng vấn sâu từ chính các nữ chủ DNNVV và chuyên gia được sử dụng để hiệu chỉnh và phát triển thang đo của các nghiên cứu trước đây nhằm kiểm định sơ bộ mô hình, thang đo qua định lượng sơ bộ 141 nữ chủ DNNVV và phân tích tác động của các nhân tố đến ĐLKD trên 669 nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB thông qua nghiên cứu định lượng chính thức Kết quả cho thấy môi trường bên ngoài và ĐLKD của nữ chủ DNNVV có mối tương quan rất lớn bao gồm, Tiếp cận vốn (+), Hình mẫu nữ doanh nhân (+), Rào cản được nhận thức (-) và nhân tố mới “Chuẩn mực xã hội” (+) là nhân tố Địa vị xã hội của nữ doanh nhân và Ý kiến người xung quanh gộp lại sau kiểm định EFA và sự thống nhất ý kiến của các chuyên gia Bên cạnh đó, ĐLKD của nữ chủ DNNVV và các nhân tố cá nhân cũng có tương quan đáng kể, đó là Nhu cầu thành đạt (+) và Lạc quan (+) Tuy nhiên, không tìm thấy tương quan giữa nhân tố Năng lực bản thân doanh nhân và Mạng lưới xã hội với ĐLKD của nữ chủ DNNVV Nhân tố Lạc quan lần đầu tiên được đưa và mô hình nghiên cứu tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Việt Nam với vai trò là một biến độc lập Tương tự, việc so sánh tác động tương đối của nhóm nhân tố cá nhân và môi trường tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV cũng là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và nhóm nhân tố môi trường tác động lớn hơn nhóm nhân tố cá nhân Kết quả phân tích dữ liệu của luận án cho thấy những điểm tương đồng và một số điểm khác biệt với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới về các nhân tố tác động tới ĐLKD bởi đặc thù của phụ nữ, nữ chủ DNNVV và bối cảnh mang tính chất vùng miền như Tiểu vùng TB Cụ thể như sau,

Thứ nhất, luận án chỉ ra bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động của các nhân tố đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB theo mức độ giảm dần lần lượt:

(1) Tiếp cận vốn, (2) Chuẩn mực xã hội, (3) Nhu cầu thành đạt, (4) Rào cản được nhận thức, (5) Hình mẫu nữ doanh nhân và (6) Lạc quan Trong đó nhân tố Rào cản được nhận thức tác động tiêu cực, các nhân tố còn lại tác động tích cực.

THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Trong các tài liệu hiện có về ĐLKD, chưa có nghiên cứu nào tiến hành phân tích thực nghiệm toàn diện và chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Việt Nam, ĐLKD của nữ chủ DNNVV bị ảnh hưởng bởi các nhân tố cá nhân và môi trường, nghĩa là các nhân tố cá nhân (bên trong) và môi trường bên ngoài cùng thúc đẩy ĐLKD nữ chủ DNNVV trên cơ sở nền tảng lý thuyết tính cách cá nhân và lý thuyết thể chế và tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLKD lựa chọn và đề xuất 10 nhân tố cho mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh Tiểu vùng TB Các cuộc phỏng vấn sâu từ chính các nữ chủ DNNVV và chuyên gia được sử dụng để hiệu chỉnh và phát triển thang đo của các nghiên cứu trước đây nhằm kiểm định sơ bộ mô hình, thang đo qua định lượng sơ bộ 141 nữ chủ DNNVV và phân tích tác động của các nhân tố đến ĐLKD trên 669 nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB thông qua nghiên cứu định lượng chính thức Kết quả cho thấy môi trường bên ngoài và ĐLKD của nữ chủ DNNVV có mối tương quan rất lớn bao gồm, Tiếp cận vốn (+), Hình mẫu nữ doanh nhân (+), Rào cản được nhận thức (-) và nhân tố mới “Chuẩn mực xã hội” (+) là nhân tố Địa vị xã hội của nữ doanh nhân và Ý kiến người xung quanh gộp lại sau kiểm định EFA và sự thống nhất ý kiến của các chuyên gia Bên cạnh đó, ĐLKD của nữ chủ DNNVV và các nhân tố cá nhân cũng có tương quan đáng kể, đó là Nhu cầu thành đạt (+) và Lạc quan (+) Tuy nhiên, không tìm thấy tương quan giữa nhân tố Năng lực bản thân doanh nhân và Mạng lưới xã hội với ĐLKD của nữ chủ DNNVV Nhân tố Lạc quan lần đầu tiên được đưa và mô hình nghiên cứu tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại Việt Nam với vai trò là một biến độc lập Tương tự, việc so sánh tác động tương đối của nhóm nhân tố cá nhân và môi trường tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV cũng là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và nhóm nhân tố môi trường tác động lớn hơn nhóm nhân tố cá nhân Kết quả phân tích dữ liệu của luận án cho thấy những điểm tương đồng và một số điểm khác biệt với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới về các nhân tố tác động tới ĐLKD bởi đặc thù của phụ nữ, nữ chủ DNNVV và bối cảnh mang tính chất vùng miền như Tiểu vùng TB Cụ thể như sau,

Thứ nhất, luận án chỉ ra bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động của các nhân tố đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB theo mức độ giảm dần lần lượt:

(1) Tiếp cận vốn, (2) Chuẩn mực xã hội, (3) Nhu cầu thành đạt, (4) Rào cản được nhận thức, (5) Hình mẫu nữ doanh nhân và (6) Lạc quan Trong đó nhân tố Rào cản được nhận thức tác động tiêu cực, các nhân tố còn lại tác động tích cực.

Giống như nhiều nghiên cứu (Kristiansen and Indarti, 2004; Sesen, 2013; Yushuai và cộng sự, 2014; Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015) đã chứng minh tác động của nhân tố Tiếp cận vốn tới ĐLKD Song điều thú vị của nghiên cứu này là nhân tố Tiếp cận vốn ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới ĐLKD của nữ chủ DNNVV và có một mối quan hệ tích cực Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Sesen

(2013), nhân tố Tiếp cận vốn tác động tiêu cực đến ý định bắt đầu một DN của doanh nhân tiềm năng (sinh viên) và mức độ tác động là nhỏ nhất trong số 05 nhân tố cá nhân và môi trường được chấp nhận Một lời giải thích cho mối quan hệ tiêu cực được quan sát giữa tiếp cận vốn và ý định bắt đầu một DN có thể là sự thiên vị lạc quan giữa các sinh viên đối với các hiện tượng liên quan đến việc bắt đầu một DN Sinh viên tương đối thiếu kinh nghiệm với việc đảm bảo tài chính và thành lập DN, có nghĩa là sự lạc quan của họ liên quan đến tiếp cận vốn sẽ giảm dần sau khi đối mặt với thực tế khó khăn Một lý do khác lý giải cho tác động tiêu cực của việc tiếp cận vốn này có thể xuất phát từ bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ với nền văn hóa gia đình, tập thể, bảo hộ và gia trưởng Chính vì vậy, cũng trên đối tượng nghiên cứu là các doanh nhân tiềm năng nhưng ở bối cảnh khác Kristiansen and Indarti (2004) – Na Uy và Indonesia, PhanAnh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) – Việt Nam cho kết quả khác, Tiếp cận vốn có tác động tích cực tới ý định bắt đầu một DN Trong nghiên cứu của Kristiansen andIndarti (2004) tiếp cận vốn được kết hợp với truy cập thông tin và mạng lưới xã hội như một thước đo về sự sẵn sàng của một công cụ trực tiếp nhưng kết quả mức độ tác động đứng thứ nhất trong bối cảnh Na Uy và đứng thứ hai trong bối cảnh Indonesia,mức độ tác động đến doanh nhân tiềm năng ở Na Uy lớn hơn so với Indonesia Trong khi nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), mức độ tác động của tiếp cận vốn đứng thứ ba trên tổng 05 nhân tố được chấp nhận và nghiên cứu này cũng chỉ ra sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nguồn vốn đến ý định bắt đầu một DN giữa 2 nhóm doanh nhân nam và nữ (tiềm năng) rằng nguồn vốn có ảnh hưởng đến ý định bắt đầu một DN của doanh nhân nữ tiềm năng nhiều hơn so với doanh nhân nam tiềm năng Với đặc tính cẩn thận của mình, nữ giới có tỷ lệ lo sợ về thất bại trong kinh doanh nhiều hơn nam giới, 60,2% so với 53,7% (Phan Anh Tú và Giang Thị CẩmTiên, 2015) Do đó, trong vấn đề huy động vốn để bắt đầu và điều hành một DN nữ giới sẽ cân nhắc nhiều hơn so với nam giới, cũng như có nhiều sự quan tâm hơn đến việc bản thân có huy động đủ nguồn vốn hay không Hơn nữa, nữ giới với đặc tính cẩn thận của mình thì chủ đề về vốn sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn, họ sẽ cân nhắc thật kỹ về phương diện tài chính cũng như khắt khe hơn trong việc chi tiêu của mình khi quyết định bắt đầu và điều hành một DN Đối với nghiên cứu trên đối tượng doanh nhân thành công, Yushuai và cộng sự (2014) cũng cho thấy khả năng huy động vốn -

“huy động tài nguyên” tác động tích cực đến ĐLKD và mức độ tác động của nó là nhỏ nhất trong 04 nhân tố được chấp nhận trong bối cảnh tỉnh Giang Tây, Trung Quốc Để lý giải thêm cho kết quả định lượng tìm được, thông qua phỏng vấn sâu nữ chủ DNNVV, hầu hết các câu trả lời rằng tiếp cận vốn càng dễ dàng càng khiến các đối tượng có nhiều động lực bắt đầu, điều hành và phát triển DN của họ Chị Lò Thị Phương Thảo, Công ty CP Thiên Minh; Đỗ Thị Phương Thảo, Công ty TNHH Tiến Phát (tp Sơn La); Nguyễn Thị Xuân, DNTN Tú Linh; Hà Thanh Tú, Công ty TNHH

TM và DV Hà Thanh Tú (tp Điện Biên) và Phạm Thị Thanh Hương, Công ty TNHH

TM Hùng Khánh (Mường Ảng, Điện Biên) với cùng quan điểm và nêu ra“cách thức tiếp cận để có được nguồn vốn cho kinh doanh tác động rất lớn và vô cùng quan trọng đối với tôi, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của tôi trong việc bắt đầu, điều hành và định hướng phát triển DN” Với kết quả thu được cả về định lượng lẫn định tính, như nhiều nghiên cứu nếu nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB càng tiếp cận được các nguồn vốn dễ dàng thì càng có ĐLKD cao Tuy nhiện, nguồn vốn ở đây bao gồm cả nguồn vốn chính thức và tín dụng đen Vì vậy, chính quyền tại khu vực này cần phải quan tâm đến việc thúc đẩy nữ chủ tiếp cận nguồn chính thức, đồng thời tuyên tuyền và dùng các biện pháp cứng rắn để hạn chế tối đa nguồn tín dụng đen.

Chuẩn mực xã hội là nhân tố được tạo thành bởi Địa vị xã hội của nữ doanh nhân và Ý kiến của người xung quanh Với 02 nhân tố đơn lẻ, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa Địa vị xã hội (Farashah, 2013; Kabir và cộng sự, 2017; Begley and Tan, 2001; Malebana, 2014), Ý kiến người xung quanh (Gnyawali and Fogel, 1994; Malebana, 2014; Begley and Tan, 2001; Fereidouni và cộng sự, 2010; Kim-Soon và cộng sự, 2014) và ĐLKD Đối với sự tác động của nhân tố Chuẩn mực xã hội tới việc bắt đầu một DN chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa Chuẩn mực xã hội và mục đích kinh doanh (Giannetti and Simonov, 2004), ý định bắt đầu một DN (Khalili và cộng sự, 2015; Baughn và cộng sự, 2006), hướng dẫn hình thành một DN mới (Davidsson and Wiklund, 1997), ĐLKD (Purwana và cộng sự, 2018) Chuẩn mực xã hội phụ thuộc vào nhận thức về giá trị niềm tin của những người quan trọng, chẳng hạn như người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan trọng khác, được đánh giá cao bởi con người Chuẩn mực xã hội thường cho thấy hiệu ứng văn hóa cộng đồng của một xã hội và cung cấp những hướng dẫn cho những gì được coi là kỳ vọng trong một nền văn hóa (Khalili và cộng sự, 2015) Kết quả của luận án cho thấy Chuẩn mực xã hội tác động tích cực đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV, kết quả này trùng khớp với kết quả trong các nghiên cứu Khalili và cộng sự (2015), Baughn và cộng sự (2006), Purwana và cộng sự (2018) Ở các nước phát triển như Iran, Argentina và Singapore, mở một DN và tự làm chủ thường là một sự thay thế tốt hơn cho người lao động, người làm nhân viên (Khalili và cộng sự, 2015) Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, một tỷ lệ lớn người tự làm chủ là lao động tự do không chính thức và một tỷ lệ lớn người tự làm chủ là không chính thức Họ được coi là không thể tìm được việc làm trong khu vực có thu nhập và vì vậy họ chọn tự làm chủ theo cách rất tự nhiên (Baughn và cộng sự, 2006) Bên cạnh những nét văn hóa đặc trưng vùng miền, Tiểu vùng TB cũng như quốc gia Việt Nam là trong một nền văn hóa tập thể, văn hóa Á Đông suy nghĩ của các cá nhân thường bị tác động bởi ý kiến quan điểm của những người khác, rộng hơn là cộng đồng và xã hội, tính độc lập của cá nhân thấp như Philippin, Việt Nam và Trung Quốc (nghiên cứu của Baughn và cộng sự, 2006) Thực tế này cũng được giải thích bởi quan điểm của Swaan (1997) là ở các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, các thể chế chính thống hỗ trợ cho thành lập và vận hành DN còn chưa hoàn thiện, các cá nhân thường sử dụng mạng lưới gia đình, quan hệ xã hội để đảm bảo cho kinh doanh thành công nên sự ủng hộ của người thân đặc biệt bố mẹ, gia đình và bạn bè rất quan trọng trong cảm nhận của cá nhân về sự hấp dẫn để bắt đầu và điều hành một DN Kết quả nghiên cứu còn cho thấy phụ nữ đánh giá cao về nghề nghiệp doanh nhân, thể hiện một thực tế ở Việt Nam là xã hội đang có cái nhìn rất tích cực về chủ DN và nghề tự kinh doanh Kết quả này được lý giải là trong nền kinh tế Việt Nam sau chuyển đổi, nhiều chủ DN trẻ tư nhân đã nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên trở thành một bộ phận giàu có đẳng cấp cao của xã hội và được xã hội coi trọng (Baughn và cộng sự, 2006) Trong xã hội Việt Nam, doanh nhân nữ cũng đang được gắn với biểu tượng của sự thành đạt, giàu có và được xã hội ngưỡng mộ Đặc biệt tại Tiểu vùng TB, trong thống kê mô tả về mẫu có tới 410 nữ chủ DNNVV đang sống chung với chồng hoặc bạn đời (61,36%), phụ nữ kết hôn càng phụ thuộc ý kiến của gia đình (gia đình cả hai bên nội ngoại) khi đưa ra bất cứ quyết định gì Với thiên chức người phụ nữ họ phải lo toan cuộc sống, chăm sóc con cái, đối nhân xử thế trong gia đình, các bên nội ngoại, dòng tộc và khi người phụ nữ được gia đình, người thân, bạn bè ủng hộ, họ cảm thấy như được san sẻ gánh nặng và việc bắt đầu, điều hành và phát triển DN càng trở nên thuận lợi Ngoài ra, các đối tượng được phỏng vấn cũng chia sẻ “bạn bè là người ủng hộ, tác động nhiều nhất, tôi có được vị trí như bây giờ, chính là nhờ họ luôn động viên khích lệ, một số cho vay vốn để đầu tư kinh doanh… và họ tôn trọng nghề nghiệp của tôi” - Bùi Thị Việt Hà, Công ty TNHH Bắc

Hội (tp Sơn La) và Lò Thị Phinh, DNTN Hồng Nhung (Mường Chà, Điện Biên) Chị

Lò Thị Phinh tiếp tục nói “bản thân tôi là người dân tộc Thái trở thành chủ một

DNTN, khi có công việc gia đình hay giao tiếp trong cộng đồng tôi luôn gây được sự chú ý và là niềm tự hào đối với giới nữ” Chị Phạm Thị Thanh Hương (Công ty TNHH

TM Hùng Khánh - Mường Ảng, Điện Biên) thì hồ hởi kể “chủ DN được xem là biểu tượng của thành đạt trong xã hội nên ai cũng mong ước, là một nữ chủ DN đôi khi tôi đã bị một số chị em ghen tỵ” Kết quả định lượng và định tính cho thấy khi là một nữ chủ DN nếu được gia đình và xã hội nhìn nhận, đánh giá cao thì ĐLKD của họ càng lớn, họ sẽ nỗ lực hết mình để đạt những mục tiêu trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống Tại Tiểu vùng TB mặc dù sự định kiến về giới tính, về phụ nữ làm chủ DN, xong họ vẫn phải thực hiện thiên chức người phụ nữ và để có được thành công trong kinh doanh họ bị phụ thuộc vào những người trong gia đình, bạn bè, người thân trong những quyết định quan trọng Điều này sẽ làm giảm khả năng quyết đoán chớp cơ hội kinh doanh Chính vì vậy, cần phải xóa bỏ định kiến về giới không chỉ ở phía nam giới, những người xung quanh, cộng đồng, dòng tộc mà còn ở chính phụ nữ nơi đây.

Phát hiện về nhân tố Nhu cầu thành đạt trong luận án phù hợp với nghiên cứu của McClelland (1961) rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa nhu cầu về thành đạt và hành vi kinh doanh Giả thuyết này cũng hỗ trợ rằng một cá nhân có nhu cầu cao về sự thành đạt có nhiều khả năng bắt đầu và điều hành một DN Kết quả kiểm định cũng ủng hộ trên phương diện mẫu là những người trẻ (Cheng and Soo, 2015); doanh nhân nói chung (Hassan and Anas, 2016), đặc biệt đối với doanh nhân nữ (Hassan and Midih, 2016); và cũng giống như nhóm 3, những người đã bắt đầu kinh doanh và thành công, nơi phấn đấu thành đạt và ĐLKD tương quan dương đáng kể (Taormina and Lao, 2007) Kết quả này có khác biệt so với các phát hiện ở phương Tây, những nghiên cứu đã không tìm thấy mối quan hệ nào giữa Nhu cầu thành đạt và ý định bắt đầu một DN của các doanh nhân tiềm năng như Kristiansen and Indarti (2004) tại Na

Uy và Sesen (2013) tại Thổ Nhĩ Kỳ Kết quả trên mẫu với doanh nhân tiềm năng tương tự trong nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) tại Cần Thơ, Việt Nam Bên cạnh đó, luận án chỉ ra rằng Nhu cầu thành đạt của nữ chủ DNNVV tác động mạnh tới ĐLKD (β = 0.274, chiếm 23.08%, mức độ tác động đứng thứ ba) Lý giải cho điều này, nghiên cứu của Seemaprakalpa and Arora (2016) đã kết luận Thành đạt trong kinh doanh thúc đẩy phụ nữ có nhiều động lực, tỷ lệ thăng tiến trong DN của họ cao hơn đáng kể so với những người khác (nó được chứng minh trong trường hợp nữ doanh nhân) Họ đang sở hữu tài sản đáng kể trong DN, họ bước lên những nấc thang thành công và tạo ra bản sắc riêng Vì vậy, ban đầu họ bắt đầu

DN bởi thành tích cá nhân và thứ hai là thành đạt trong xã hội (uy tín và địa vị) và tác động đến mạng lưới xã hội Những doanh nhân nữ này không chỉ nhận thức được xã hội mà còn có những hành động thiết thực để thỏa mãn nhu cầu thị trường Kết quả định lượng nêu trên về nhân tố Nhu cầu thành đạt tác động tích cực đến ĐKKD của nữ chủ DNNVV Tiểu vùng TB được hỗ trợ bởi kết quả định tính, với 9/10 (90%) đối tượng được phỏng vấn đều khẳng định Nhu cầu thành đạt có tác động và tác động rất lớn đến việc bắt đầu, điều hành và phát triển DN của họ, “là phụ nữ, nữ doanh nhân, nữ chủ DNNVV tôi luôn cố gắng, nỗ lực và có mong muốn được thể hiện mình vượt qua rào cản về giới đến với thành công như ngày hôm nay” - Chị Lò Thị Phương Thảo, Công ty CP Thiên Minh (tp Sơn La) chia sẻ Các kết quả định lượng và định tính cho thấy thúc đẩy nhu cầu thành đạt của nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB sẽ càng làm cho họ có ĐLKD cao, họ sẽ cố gắng nỗ lực để bù đắp lại những thiếu hụt khi là phụ nữ đồng thời phát huy thế mạnh bản năng của họ trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh lớn Vì vậy cần phải quan tâm trang bị thêm cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV tại đây cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, vốn xã hội và khẳng định giới, bản thân để phát triển kinh doanh ngang tầm như nam giới.

Rào cản được nhận thức trong kinh doanh là những khó khăn, thách thức ngăn cản hoạt động bắt đầu, điều hành và phát triển DN Là những khó khăn, thách thức doanh nhân gặp phải trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những rào cản được nhận thức trong kinh doanh xuất phát từ bản thân các doanh nhân như thiếu các kỹ năng quản lý: nhân sự, tài chính, thị trường hay thiếu sự hỗ trợ từ môi trường bên ngoài như từ Chính phủ, chính quyền địa phương, cộng đồng, gia đình, bạn bè, chi phí tuân thủ, thiếu vốn, thông tin, cơ sở hạ tầng không đầy đủ và rào cản văn hóa và môi trường không ổn định (Malebana, 2014; Carsrud and Brọnnback, 2011; Choo and Wong, 2006) Rào cản được nhận thức đối với ĐLKD đó được tìm thấy không chỉ ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Nam Phi (Malebana, 2014), Việt Nam (Nguyễn Thảo Nguyên, 2018), mà còn xuất hiện ở quốc gia phát triển như Đức (Lüthje and Franke, 2003) Điều này chứng tỏ rằng rào cản không phụ thuộc vào yếu tố bối cảnh kinh tế hay văn hóa xã hội Tuy nhiên, Nguyễn Thảo Nguyên cho thấy không có mối quan hệ với ý định bắt đầu một DN của doanh nhân tiềm năng, kết quả này khác biệt so với Malebana và Lüthje and Franke khi rào cản có tác động tiêu cực đến ĐLKD và luận án cũng cho kết quả tương tự trên mẫu nữ chủ DNNVV tại Tiểu vùng TB, nơi điều kiện kinh tế khó khăn, văn hóa xã hội có tính chất vùng miền, phụ nữ, nữ doanh nhân mang những nét đặc trưng riêng, nhất là người dân tộc thiểu số, họ lại càng gặp nhiều khó khăn, thách thức hay rào cản hơn Trong số những người được phỏng vấn có 7/10 (70%) câu trả lời cho rằng Rào cản có tác động đến ĐLKD (3/10 không có ý kiến) Một số nói rất chi tiết: “người dân tộc thiểu số chúng tôi thường ít được gia đình, dòng tộc quan tâm đến đầu tư học hành, được học xong phổ thông đã là niềm vui cho nữ giới như chúng tôi… bản thân chúng tôi thiếu đi những kiến thức cơ bản trong kinh doanh, kỹ năng quản lý… chúng chỉ được tích lũy dần qua thực tế… nguồn hàng hạn hẹp, không nhiều sự lựa chọn đối tác làm ăn… khả năng tiếp cận thông tin, thị trường bị hạn chế… vì thế, để bắt đầu, duy trì và phát triển

DN gặp muôn vàn khó khăn… Nhiều chị em trong họ hàng đã phải bỏ cuộc, về chăm lo gia đình” - Lò Thị Phương Thảo, Công ty CP Thiên Minh (tp Sơn La) và Lò Thị

Một số khuyến nghị

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, có thể đưa ra một số gợi ý dành cho chính bản thân người phụ nữ, nữ chủ DNNVV, cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là các cơ quan quản lý vĩ mô trong việc thiết lập các giải pháp tăng cường ĐLKD của nữ chủ DNNVV làm tiền đề cơ sở cho sự phát triển cả về số lượng và chất lượng DNNVV do phụ nữ làm chủ.

6.2.1 Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô Đổi mới chính sách hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV, tạo điều kiện hơn nữa cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ trong tiếp cận với những nguồn tín dụng chính thức, hạn chế tối đa nguồn tín dụng đen

Hầu hết phụ nữ bắt đầu và điều hành một DN đều thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, khó tiếp cận với các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp hoặc có thì khối tài sản đó hầu như là các tài sản chung của cả vợ chồng hoặc gia đình Một trong những hạn chế gần như cố hữu của DNNVV do phụ nữ làm chủ là khó khăn về vốn.

Với quy mô nhỏ, phương án sản xuất, kết quả kinh doanh chưa cao nguồn vốn tích lũy cho đầu tư mới của DNNVV do phụ nữ làm chủ gần như rất hạn hẹp Để có đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như tái mở rộng Ngoài số vốn tự có và sự ủng hộ của gia đình, người thân và bạn bè phụ nữ, nữ chủ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ phải cần có thêm các nguồn khác và 2 nguồn chủ yếu là tín dụng ngân hàng và tín dụng đen Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng là nguồn thích hợp để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV do phụ nữ làm chủ vay vốn của ngân hàng chủ yếu để trang trải hoạt động, ít đầu tư cho đổi mới sáng tạo, thiết bị máy móc hay công nghệ và số DNNVV do phụ nữ làm chủ chỉ tiếp cập được nguồn này chiếm tỷ lệ 37%, tỷ lệ này thấp hơn ở nam giới 47% (IFC, 2017) Một trong những nguyên nhân đó có thể là do cơ chế, chính sách vốn dành cho DNNVV còn thiếu Mặc dù khung chính sách và cơ chế về hỗ trợ tín dụng cho DNNVV đang ngày càng hoàn thiện song các chính sách còn phân tán, thiếu thông tin, thiếu minh bạch, không có báo cáo kết quả đánh giá cho công chúng. Vẫn còn tình trạng các DN sân sau mới có thông tin, được hưởng lợi từ chính sách (CIEM, 2018) Nếu như ở một số nước, ngân hàng cho vay dựa trên ý tưởng kinh doanh, phương án sản xuất thì ở Việt Nam chủ yếu vẫn là dựa trên tài sản đảm bảo và hầu hết phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ đều thiếu đi điều kiện này Khi không tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức từ ngân hàng hoặc tiếp cận được vẫn không đủ vốn kinh doanh, phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ sẽ tìm đến một nguồn không chính thức không mong muốn nhưng dễ dàng tiếp cận đó là tín dụng đen (nghiên cứu chỉ ra có đến 55,3% đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng “Tôi có thể dễ dàng huy động vốn từ tín dụng đen”) Điều này cũng đã được các chuyên gia chỉ ra Mặc dù thủ tục nhanh chóng, nhiều hạn mức vay, hình thức đa dạng, giải ngân nhanh gọn, có thể nhận tiền ngay, phương thức trả linh hoạt và có thể không cần tài sản thế đảm bảo nhưng lãi suất rất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó có thể đáo hạn bởi “lãi mẹ đẻ lãi con”, đặc biệt hình thức này có thể liên quan đến các cá nhân, tổ chức xã hội đen Khi kinh doanh không thành công phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ không trả được nợ, điều này có thể dẫn đến nguy hại đến bản thân người phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ, thậm chí ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội và an ninh quốc gia. Để hỗ trợ phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ tiếp cận với những nguồn tín dụng chính thức và hạn chế tối đa nguồn vốn tín dụng đen cần sự vào cuộc từ nhiều phía, các cơ quan chức năng, tổ chức có liên quan Để hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen cần phát triển đa dạng các loại hình tín dụng chính thống, tăng nguồn cung tín dụng, nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng mạng lưới hoạt động từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và vùng sâu, vùng xa Cùng với đó là điều chỉnh khung pháp lý với những điều khoản chế tài đủ mạnh để răn đe các đối tượng huy động và cho vay tín dụng đen.

Thứ nhất, đối với các tổ chức tín dụng, những sản phẩm dành riêng cho DNNVV do phụ nữ làm chủ là cần thiết với quy trình tín dụng phù hợp Các quỹ phát triển DN của Trung ương và địa phương, nên ưu tiên một tỷ lệ nhất định dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ Đối với các khoản vốn vay từ ngân hàng thương mại, ngân hàng cần xác định nhu cầu và cơ hội tài chính cũng như phi tài chính cụ thể của chủ các DNNVV do phụ nữ làm chủ Ngoài ra, các ngân hàng cần đào tạo về tính nhạy cảm giới cho nhân viên ngân hàng để họ hiểu rõ hơn các khía cạnh về giới trong hoạt động ngân hàng, ví dụ những khác biệt về giới trong nhu cầu, sở thích và hành vi tài chính và khắc phục bất cứ định kiến nào có thể tác động đến hoạt động cung ứng dịch vụ Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể cải thiện sản phẩm và dịch vụ dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ bằng cách hỗ trợ các hình thức cung cấp dịch vụ phi tài chính thích hợp dành cho nữ doanh nhân (tức là dịch vụ phát triển DN do các ngân hàng cung cấp), qua đó giải quyết các vấn đề, như: thiếu cơ hội tiếp cận tài chính, thông tin, kỹ năng và các thị trường mới Song song với đó, cần đặc biệt cần quan tâm đến thể chế ở địa phương, phát huy vai trò bảo lãnh tín chấp của các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp cấp cơ sở trong việc cho vay và thu hồi vốn “tín dụng cấp thiết” dành cho phụ nữ Ngoài ra, để tạo kênh dẫn vốn đa dạng cho DNNVV, nhất là DNNVV do phụ nữ làm chủ cũng cần quan tâm tới việc phát triển cân bằng thị trường tài chính (nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…), huy động sự tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Thứ hai, Luật hỗ trợ DNNVV đã có hiệu lực, quá trình thực hiện cần đồng bộ, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cơ quan nhà nước Luật hỗ trợ DNNVV khi triển khai còn gặp nhiều rào cản, chưa tạo thuận lợi cho DN phát triển Nguồn lực triển khai hỗ trợ DNNVV hạn chế Mặc dù luật đã quy định rõ nhưng nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí để hỗ trợ các DN Tỷ lệ DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, tín dụng, quỹ hỗ trợ tín dụng còn thấp ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường, cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ, đặc biệt là DNNVV do phụ nữ làm chủ Chưa kể thủ tục hành chính rườm rà, chính sách ban hành chậm Muốn làm được điều này cần phải có sự chung tay của nhiều phía, Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương cần tích cực hơn nữa trong công cuộc triển khai hỗ trợ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ, nhất là hỗ trợ miễn, giảm thuế, hỗ trợ giảm lãi suất vay Ngoài ra, cần phải hướng dẫn các DNNVV, nhất là DNNVV do phụ nữ làm chủ triển khai được các hạng mục được ưu tiên, hỗ trợ theo quy định Luật đã ban hành giúp các DN này có đủ nguồn vốn hoạt động kinh doanh Hơn nữa, nếu thực hiện tốt những công việc này sẽ khích lệ các hộ kinh doanh, nhất là chủ hộ kinh doanh là nữ chuyển đổi sang mô hình DN không còn tâm lý lo ngại chính sách thuế hay thiếu vốn kinh doanh.

Thứ ba, cần mạnh tay hơn nữa với tín dụng đen Các cơ quan chức năng tiếp tục siết chặt công tác kiểm tra phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen; tăng cường giám sát các tổ chức tài chính tín dụng, tiệm cầm đồ, các hình thức hụi, họ…, và các cá nhân có biểu hiện cho vay theo kiểu tín dụng đen dưới bất cứ hình thức nào Cùng với đó là điều chỉnh khung pháp lý đủ nặng về cả hình phạt về hành chính lẫn hình sự nhằm tăng hiệu quả răn đe và xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm theo nghĩa thực sự “đúng tội”, đúng quy định pháp luật.

Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến kiến thức tài chính cho bản thân phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ để họ không bị sập bẫy tín dụng đen Thực tế hiện nay cho thấy, đa số những người vướng vào tín dụng đen là do họ thiếu thông tin về các chính sách tín dụng của Nhà nước, thiếu kiến thức tài chính Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phổ biến kiến thức tài chính tín dụng cho tất cả mọi người, nhất là phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ thông qua các tổ chức chính thức và phi chính thức.

Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong nhận thức về kinh doanh và tự làm chủ, nâng tầm vị thế xã hội cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ

Theo kết quả nghiên cứu định tính thông qua ý kiến của chuyên gia, yếu tố truyền thống ảnh hưởng mạnh mẽ tới phụ nữ, họ vẫn phải tham vấn ý kiến gia đình trong các quyết định kinh doanh quan trọng cũng như gánh nặng công việc nội trợ cản trở mong muốn điều hành và mở rộng hoạt động kinh doanh Điều này, một lần nữa được khẳng định ở kết quả định lượng, qua kiểm định cho thấy nhân tố Chuẩn mực xã hội tác động lớn thứ hai đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV và có quan hệ tích cực, chứng tỏ ngoài sự quan trọng trong tham vấn ý kiến người xung quanh thì phụ nữ, nữ doanh nhân, nữ chủ DNNVV cũng cần có động lực xuất phát từ nhìn nhận của gia đình, người thân, bạn bè, cộng đồng, xã hội đối với địa vị nữ chủ DN để thúc đẩy họ ra các quyết định bắt đầu và điều hành một DN Kết quả trong nghiên cứu UNIDO và VCCI (2010) thể hiện điều tương tự, doanh nhân nữ Việt Nam tự cho rằng việc bản thân là nữ giới cũng làm cho việc kinh doanh của họ trở nên khó khăn hơn vì thiếu sự tự tin về năng lực (học vấn và kỹ năng) để bắt đầu, điều hành và phát triển DN Hơn nữa, họ vẫn đồng thời gánh nhiều trách nhiệm gia đình khi vận hành DN Để thúc đẩy phụ nữ, nữ doanh nhân bắt đầu, điều hành và phát triển DN cần có sự ngưỡng mộ và nhìn nhận đối với doanh nhân nữ từ nhiều phía: gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội.

Thứ nhất, các cơ quan quản lý nên có các biện pháp chính sách tuyên truyền hướng tới thay đổi suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc của phụ nữ về kinh doanh, khuyến khích tinh thần tự làm chủ của họ, đặc biệt là vị trí của doanh nhân nữ trong xã hội tới thái độ và năng lực cảm nhận của phụ nữ Sự tự tin về năng lực của phụ nữ chịu tác động không chỉ bởi kỹ năng kiến thức, kinh nghiệm tích lũy mà còn chịu tác động bởi yếu tố môi trường, nhận thức Hoạt động tuyên truyền có thể thông qua vinh danh các nữ chủ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ thành công ở các hội chợ, sự kiện quốc gia tạo ra một cái nhìn thiện cảm của xã hội về doanh nhân nữ, đặc biệt tăng cường tôn vinh nữ doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc trên phạm vi cả nước qua các kênh truyền thông trung ương và địa phương, cần thiết tuyên truyền vinh danh bằng nhiều thứ tiếng dân tộc khác nhau.

Thứ hai, các cấp Hội phụ nữ, các hiệp hội DN về nữ cần thông qua các kênh truyền thông đề tuyên truyền, phố biến gương tốt việc tốt, nhất là những phụ nữ làm ăn giỏi, nữ doanh nhân tiêu biểu của địa phương, các ngành, hiệp hội Chính phủ, các Bộ, ngành, hiệp hội DN cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thê tổ chức thường xuyên, liên tục, có đánh giá và biểu dương khen thưởng kịp thời các DN do phụ nữ làm chủ và cá nhân nữ doanh nhân trong DNNVV.

Thứ ba, chính quyền và xã hội cũng cần tăng cường nhận thức của nam giới về bình đẳng giới, điều này cũng quan trọng như nâng cao nhận thức cho nữ giới Do vậy, nam giới cần cũng cần nhận thấy những lợi ích của việc chia sẻ trách nhiệm nam/nữ trong việc ra quyết định, thừa kế tài sản cũng như san sẻ công việc nội trợ gia đình. Những hoạt động quảng bá về quyền của từng giới trong bình đẳng giới cần được truyền tới cả nam và nữ Phụ nữ sẽ tự nguyện rời bỏ sự an phận trong công việc của mình để bắt đầu kinh doanh khi họ cảm thấy làm chủ DN là cách lập nghiệp không phải quá rủi ro, là công việc mà được xã hội tôn vinh, được người thân ủng hộ Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề định kiến giới và quan điểm trong cộng đồng xã hội, cần làm công tác bình đẳng giới ngay trong mỗi gia đình, trong các dòng tộc Bởi nếu các gia đình bình đẳng được thì cộng đồng, cơ quan, xã hội mới được bình đẳng Nếu chỉ làm công tác tuyên truyền ở cơ quan, ở xã hội thì đó chỉ là giải quyết phần ngọn chứ chưa phải là giải pháp từ gốc rễ vấn đề Đồng thời, Chính phủ nên có cơ chế tạo cơ hội cho phụ nữ bình đẳng như nam giới về mọi mặt tạo động lực để họ bắt đầu, điều hành và phát triển DN.

Hỗ trợ phụ nữ, nữ chủ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ bắt đầu, điều hành và phát triển DN, hạn chế và tiến tới loại bỏ các rào cản gặp phải

Khi bắt đầu, điều hành và phát triển DN dù là nam hay nữ giới đều gặp những khó khăn, trở ngại hay rào cản nhất định Tuy nhiên, phụ nữ, nữ chủ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ còn phải đối mặt với những bất lợi, rào cản riêng bởi các môi trường kinh tế, văn hóa xã hội hay xuất phát từ chính đặc tính của người phụ nữ, loại hình DN và bối cảnh vùng miền Những rào cản chính được tìm thấy trong nghiên cứu MPDF and IFC (2006) là thiếu kỹ năng quản lý kinh doanh cơ bản, thiếu kỹ năng quản lý tài chính, luật pháp và các quy định cản trở tăng trưởng kinh tế nói chung, tìm kiếm và giữ nhân viên chất lượng tốt Phụ nữ sở hữu các DN lớn hơn có nhiều mối quan tâm này hơn, điều đó thực sự có thể hạn chế khả năng duy trì, mở rộng và phát triển công ty của họ tại Việt Nam Tương tự, luận án cũng chỉ ra nhiều rào cản với tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý cao so với tỷ lệ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý (trừ RaoCan9 - thiếu kỹ năng quản lý tài chính) của nữ chủ DNNVV như đường xá và phương tiện vận chuyển chưa tốt (53,7 so với 27,7%), quá nhiều quy định bất lợi của Chính phủ đối với DNNVV (55,4% so với 24,7%), Cấu trúc thuế phức tạp và khó hiểu đối với DNNVV (46,9 so với 26,6%), Thiếu kỹ năng quản lý nhân sự (55,7 so với 31,6%), thiếu kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh (46 so với 31%), thiếu kỹ năng tiếp thị (41,6 so với 32,4%), thiếu kỹ năng quản lý tài chính (33,6 so với 36,6%), đặc biệt là thiếu chính sách khuyến khích và hỗ trợ phụ nữ khởi sự DN của địa phương (46,5 so với 25,7%) và thiếu các gói hỗ trợ tài chính dành cho nữ chủ DNNVV mở rộng sản xuất kinh doanh (56,1 so với 22,9%) Đây là 2 rào cản được tác giả phát triển từ nghiên cứu định tính và ý kiến của chuyên gia xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội và chính sách dành cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV tại địa phương, đồng thời các chuyên gia cũng chỉ ra rằng phụ nữ, nữ doanh nhân, nữ chủ DNNVV ở Tiểu vùng TB gặp nhiều rào cản hơn ở các vùng miền phát triển, đặc biệt là nữ dân tộc thiểu số Rào cản tác động đứng thứ tư đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV, chiếm 9,01%, và có quan hệ tiêu cực Chính vì vậy, cần hạn chế và loại bỏ những rào cản này để thúc đẩy phụ nữ, nữ chủ DNNVV, bắt đầu, điều hành và phát triển DN do chính họ làm chủ.

Ngày đăng: 31/12/2022, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w