1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải nam trung bộ

178 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Tác giả Trần Thanh Phong
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 2,16 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1 Dẫn nhập (14)
    • 1.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu (14)
      • 1.2.1 Tính cấp thiết về mặt lý luận (14)
      • 1.2.2 Về mặt thực tiễn (17)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (19)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (20)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (20)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (20)
      • 1.4.3 Đối tượng khảo sát (21)
    • 1.5. Câu hỏi nghiên cứu (21)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 1.6.1 Nghiên cứu sơ bộ (22)
      • 1.6.2 Nghiên cứu định lượng chính thức (23)
    • 1.7 Những đóng góp mới của luận án (23)
      • 1.7.1 Những đóng góp về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu (24)
      • 1.7.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn (25)
    • 1.8 Kết cấu của luận án (26)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (26)
    • 2.1 Một số khái niệm cơ bản về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư trong du lịch (28)
      • 2.1.1 Khái niệm du lịch (28)
      • 2.1.2 Điểm đến du lịch (29)
      • 2.1.3 Tính hấp dẫn điểm đến du lịch (30)
      • 2.1.4 Tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút đầu tư (31)
      • 2.14.1 Khái niệm về đầu tư (31)
        • 2.1.4.2. Khái niệm về tính hấp dẫn điểm đến thu hút đầu tư (31)
    • 2.2 Một số lý thuyết về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư .19 (32)
      • 2.2.1 Lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế (32)
      • 2.2.2 Lý thuyết về động cơ đầu tư (36)
        • 2.2.2.1 Động cơ tìm kiếm tài nguyên (37)
        • 2.2.2.2 Động cơ tìm kiếm thị trường (39)
        • 2.2.2.3 Động cơ tìm kiếm sự hiệu quả (41)
    • 2.3 Mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến đầu tư và ý định đầu tư (47)
    • 2.4 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch – khách sạn (48)
      • 2.4.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư dựa trên lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế (48)
      • 2.4.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư du lịch theo lý thuyết động cơ đầu tư (51)
    • 2.5 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (52)
      • 2.5.1 Mô hình nghiên cứu (52)
      • 2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu (54)
  • Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (26)
    • 3.1 Khái quát chung (57)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch (57)
      • 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ (60)
        • 3.2.1.1 Nghiên cứu định tính (60)
        • 3.2.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ (63)
      • 3.2.2 Nghiên cứu chính thức (67)
        • 3.2.2.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu (67)
        • 3.2.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích EFA (69)
        • 3.2.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định thang đo (70)
    • 3.3 Kết quả phát triển thang đo nghiên cứu (73)
      • 3.3.1 Kết quả phát triển thang đo bằng nghiên cứu định tính (73)
      • 3.3.2 Kết quả phát triển thang đo bằng nghiên cứu định lượng sơ bộ (83)
        • 3.3.2.1 Kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha (83)
        • 3.3.2.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (88)
        • 3.3.2.3 Kiểm định lại thang đo mới bằng phân tích Cronbach’s Alpha (90)
        • 3.2.2.4 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc (93)
  • Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (26)
    • 4.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ (97)
    • 4.2 Kiểm định thang đo chính thức bằng phân tích Cronbach’s Alpha (100)
      • 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Lợi thế tài nguyên” (100)
      • 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Thị trường du lịch tiềm năng” (102)
      • 4.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch” (104)
      • 4.2.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo “Môi trường đầu tư” (105)
      • 4.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Lợi thế chi phí” (107)
      • 4.2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Tính hấp dẫn của điểm đến đối với nhà đầu tư” (108)
      • 4.2.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Ý định đầu tư du lịch” (109)
    • 4.3 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (110)
      • 4.3.1. quả Kết kiểm định KMO và Bartlett (0)
      • 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với dữ liệu chính thức (110)
        • 4.3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập (110)
        • 4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc (112)
    • 4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA (115)
      • 4.4.1 Kiểm định tính đơn hướng (115)
      • 4.4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo trong phân tích CFA (116)
      • 4.4.3 Kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt trong phân tích CFA (117)
    • 4.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình SEM (118)
      • 4.5.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu (118)
      • 4.5.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (119)
    • 4.6 Phân tích cấu trúc đa nhóm bằng mô hình SEM (121)
      • 4.6.1 Kiểm định sự khác biệt theo danh mục đầu tư (121)
      • 4.6.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước (124)
  • Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (26)
    • 5.1 Kết luận chung về kết quả nghiên cứu (128)
    • 5.2 Hàm ý chính sách (130)
      • 5.2.1 Hàm ý 1: Xây dựng chỉ số đo lường tính hấp dẫn đầu tư du lịch của từng địa phương 114 (130)
      • 5.2.2 Hàm ý 2: Tạo ra thị trường du lịch tiềm năng (134)
      • 5.2.3 Hàm ý 3: Tạo ra lợi thế chi phí (135)
      • 5.2.4. Hàm ý 4: Hoàn thiện môi trường đầu tư (136)
        • 5.2.4.1. Về phía chính phủ (136)
        • 5.2.4.2 Về phía chính quyền địa phương (137)
    • 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo (137)
    • 5.4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (138)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

Dẫn nhập

Du lịch là một ngành tổng hợp phát triển nhanh, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội, làm cho nó trở thành một đòn bẩy thúc đẩy các ngành khác phát triển theo. Không có gì đáng ngạc nhiên, các cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng du lịch là ngành ưu tiên cao cho các cơ quan xúc tiến đầu tư trên toàn thế giới (UNCTAD, 2009) Với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng giữa các điểm đến du lịch, và các địa phương làm thế nào để cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư vào địa phương mình là một vấn đề sống còn đối với mỗi địa phương.

Thiếu vốn là một trở ngại lớn cho phát triển du lịch và nhiều quốc gia - đặc biệt là ở các nước đang phát triển Các quốc gia này ngày càng tìm cách thu hút các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài để cung cấp vốn giúp phát triển ngành du lịch của họ Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) trong lĩnh vực du lịch thường có tác động tích cực đến các điểm đến đầu tư Ngoài việc đầu tư vốn, TNCs nước ngoài có thể giúp các nền kinh tế chủ nhà như: đa dạng hóa việc cung cấp các sản phẩm du lịch, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ địa phương Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn tư nhân trong lĩnh vực du lịch thường khó khăn và vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, giữa các địa phương Việc tìm hiểu được nhu cầu và mong muốn của nhà đầu tư sẽ giúp cho các địa phương có được các chính sách thu hút vốn đầu tư đúng đắn và hiệu quả hơn Đây là một vấn mang tính thời sự hiện nay trên cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tính cấp thiết của nghiên cứu

1.2.1 Tính cấp thiết về mặt lý luận

Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu về thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch cho thấy sự cần thiết nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” cần được bổ sung về mặt lý luận như sau:

Một là, về vai trò của nguồn vốn tư nhân từ bên ngoài đã được nhiều nhà khoa học khẳng định là góp phần xây dựng và phát triển địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, tạo ra hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp (Grossman và Helpman, 1991; Hermes và Lensink, 2003; Oecd, 2008) Nguồn vốn tư nhân là yếu tố

14 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn cho nên các địa phương cần phải xem là nguồn vốn quan trọng cần phải tập trung thu hút.

Hai là, để thu hút được nguồn vốn tư nhân từ bên ngoài này thì mỗi địa phương phải hiểu được nhà đầu tư họ mong muốn điều gì và động cơ của họ là gì? Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng mục tiêu của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường (Agarwal, 1980; Moosa, 2002); hoặc để đa dạng hóa (Markowitz, 1991; Moosa, 2002; Rose-Ackerman và Tobin, 2005); hoặc bị ảnh hưởng bởi tiềm năng thị trường của các nước sở tại (Moore, 1993; Kreinin và cộng sự, 1999) Điều này khẳng định các yếu tố ảnh hưởng, tầm quan trọng của các yếu tố ở mỗi địa phương là khác nhau đối với nhà đầu tư Bởi vậy, việc nghiên cứu đặc thù của mỗi địa phương là một vấn đề cần thiết hiện nay.

Ba là, tại Việt Nam có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề đo lường các nhân tố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp- dịch vụ tại một tỉnh thành phố cụ thể mà ít có nghiên cứu, đo lường về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho riêng ngành du lịch nói chung, và cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng Các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng chính đó là: cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường, yếu tố tài chính, ưu đãi của chính quyền địa phương, pháp lý, điều kiện tự nhiên, chính sách thu hút đầu tư (Nguyễn Mạnh Toàn, 2010; Trương Bá Thanh và cộng sự, 2010; Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2015; Huyen, 2015) Nhìn chung các nghiên cứu tại Việt Nam, đa phần hướng nghiên cứu của các tác giả đề cập đến một trong các yếu tố vừa được liệt kê ở trên, mang tính không đầy đủ (nhân tố tài nguyên tự nhiên chưa đầy đủ, tài nguyên văn hóa bỏ sót, môi trường đầu tư đề cập chưa đầy đủ) Ngoài ra, các nghiên cứu này nhìn chung không có sự thống nhất khoa học về các nhân tố tác động Từ đây, dẫn đến việc mỗi nghiên cứu là một nhóm các nhân tố tác động, không thống nhất Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các tác giả không dựa trên căn nguyên gốc là động cơ đầu tư Động cơ đầu tư này bao gồm tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm sự hiệu quả, tìm kiếm tài sản chiến lược (Dunning, 1988) như vậy sẽ khoa học và ít bỏ sót nhân tố hơn Hơn nữa, các nghiên cứu tại Việt Nam đa phần tập trung cho lĩnh vực công nghiệp nên hầu hết các tác giả không đề cập đến yếu tố lợi thế tài nguyên du lịch; yếu tố môi trường đầu tư đa phần đề cập đến ưu đãi và chính sách thu hút đầu tư là chưa đầy đủ như chỉ số PCI đã chỉ rõ.

Bốn là, các nghiên cứu các nghiên cứu ở nước ngoài về thu thút vốn đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, khu giải trí hầu hết đều chỉ ra nhân tố thị trường du lịch tiềm năng là yếu tố quan trọng nhất (quy mô, tốc độ tăng trưởng thị trường ), ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng khác như: luật pháp và các quy định, các sự kiện lớn thu hút khách, chi phí lao động, vị trí đặt khách sạn, chi phí vận chuyển, văn hóa xã hội địa phương, cơ sở hạ tầng, quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ tội phạm, tài nguyên tự nhiên, động thực vật (UNTAD, 2007; Yang và Fik, 2011; Ussi và Wei, 2011; Zhang và cộng sự, 2012; Adam và Amuquandoh, 2013; Assaf và cộng sự, 2015; Falk, 2016; Tomohara, 2016; Puciato và cộng sự, 2017) Các nghiên cứu trên đa phần chỉ ra nhân tố thị trường du lịch tiềm năng là quan trọng, kế đến các nhân tố lợi thế chi phí, cơ sở hạ tầng, chính sách pháp luật, sự bất ổn chính trị, xã hội Ngoài ra các nghiên cứu này có đề cập đến nhân tố tìm kiếm tài nguyên du lịch, tuy nhiên đa phần là tài nguyên tự nhiên được thể hiện qua việc tìm kiếm vị trí đặt khách sạn có vị trí đẹp, khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp thu hút khách Nhân tố tài nguyên văn hóa gần như các tác giả ít đề cập mà chủ yếu đề cập đến 1 nhân tố trong tài nguyên văn hóa đó là các sự kiện lớn thu hút khách là có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư Bên cạnh đó, nhân tố môi trường đầu tư thì mỗi tác giả đề cập một khía cạnh chứ chưa có tác giả nào đề cập đầy đủ hết các khía cạnh đo lường nhân tố môi trường đầu tư như chỉ số PCI.

Năm là, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút khách du lịch mà hầu như ít có nghiên cứu nào nghiên cứu về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư về lĩnh vực du lịch.

Tựu trung lại, về nghiên cứu cơ sở lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế (Greenhut,

1952) phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư là lợi thế thị trường, lợi thế chi phí, môi trường đầu tư là những nhân tố ảnh hưởng chính Lý thuyết động cơ đầu tư (Dunning, 1988) chỉ ra 3 nhóm động cơ đầu tư chính đó là tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm sự hiệu quả Từ các lý thuyết này đã chỉ ra được các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn điểm đến thu hút vốn đầu tư gồm: nhân tố tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên du lịch, tìm kiếm sự hiệu quả gồm: lợi thế chi phí, lợi thế cơ sở hạ tầng và nhân tố thể chế Dựa trên nhóm nhân tố do cơ sở lý thuyết chỉ ra thì tác giả thấy rằng các nghiên cứu thực nghiệm hầu hết đều ít đề cập đến nhân tố tài nguyên văn hóa hoặc có đề cập nhưng chưa đầy đủ Ngoài ra, nhân tố môi trường đầu tư gần như các nghiên cứu cũng đề cập chưa đầy đủ Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây không chia các nhân tố ảnh hưởng theo động cơ đầu tư cho nên các nhân tố của mỗi nghiên cứu lại có yếu tố này nhưng nghiên cứu khác lại có nhân tố khác hoặc tên gọi khác nên không thống nhất trong nghiên cứu.

Vì các lý do chính ở trên, việc có một nghiên cứu xác định đầy đủ các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút đầu tư du lịch là một hoạt động hết sức cần thiết và quan trọng Đây cũng chính là cơ sở để tác giả định hướng lựa chọn đề tài cho nghiên cứu của mình.

Từ góc độ thực tiễn, việc thu hút đầu tư du lịch tại các vùng du lịch ở Việt Nam đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết để phát triển du lịch Việt Nam theo định hướng bền vững như sau:

Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó chính phủ xác định nguồn vốn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực du lịch chiếm tỷ trọng khoảng 8% đến 10% (bao gồm vốn ODA), còn lại nguồn vốn đóng vai trò chính cho sự phát triển của du lịch địa phương đó là nguồn vốn tư nhân (bao gồm cả vốn FDI) Điều này góp phần khẳng định Đảng và Nhà nước xác định sự phát triển của một đất nước nói chung, của một địa phương nói riêng dựa vào nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân Điều này cũng chỉ ra rằng, một địa phương muốn phát triển thì cần phải thu hút được nhiều nguốn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân Chính vì vậy, muốn phát triển du lịch tại ở địa phương thì chính quyền địa phương phải xác định được các nhân tố chính có ảnh hưởng, thu hút các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân này là gì Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra cho các nhà nghiên cứu cần phải giải quyết trong thời gian tới.

Thứ hai, Vùng Bắc Trung Bộ và Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đều có các tỉnh tiếp giáp với biển thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng Tuy nhiên, vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh do tiếp giáp khí hậu lạnh của Bắc Bộ nhưng ngắn ngày, nhiệt độ trong năm thường cao, hứng chịu rất nhiều cơn bão trong năm Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp phía nam nên khí hậu ấm áp hơn, thuận lợi phát triển du lịch biển Đây là vùng đất hội nhập của 4 nền văn hóa Chăm Pa,Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ với các phong tục, tập quán, văn hóa và nhiều di tích kiến trúc cổ vô cùng phong phú rất thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh Chính sự khác biệt này với vùng Bắc Trung Bộ đã tạo nên một nét phát triển du lịch rất riêng của vùng đất này, đó là phát triển du lịch biển đảo gắn với văn hóa lịch sử, tâm linh.

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi để phát triển như vậy nhưng vùng đất này có sự phát triển du lịch không tương xứng với tiềm năng của vùng Đồng thời, giữa các tỉnh của vùng này cũng có sự phát triển không đồng đều Cụ thể, Vùng đất Duyên hải Nam

Trung Bộ bắt đầu từ phía nam là thành phố du lịch biển đảo, Bình Thuận với cái nắng, gió đặc trưng và bãi cát vàng có độ dốc thoải thích hợp cho phát triển du lịch trượt cát. Hướng về phía bắc, kết thúc vùng đất trù phú này là thành phố Đà Nẵng rất phát triển du lịch biển, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng Mỗi tỉnh trên vùng đất này đều có bờ biển kéo dài, rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng Bình Thuận có Mũi Né từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước; Ninh Thuận có bãi biển Cà Ná, Ninh Chữ; Khánh Hòa rất nổi tiếng về du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng như Vinpearl Land, đảo Bình Ba, Bình Tiên, Hòn Mun, Hòn Tằm; Phú Yên có rất nhiều bãi biển đẹp chưa được đầu tư khai thác như Mũi Điện, Bãi Môn, Gành đá đĩa ; cũng như Phú Yên vùng đất Bình Định rất nổi tiếng với các bãi biển, hòn đảo chưa được nhà đầu tư khai thác như: Bãi tắm hoàng hậu, Biển Trung Lương ở Phù Cát, đảo Hòn Đất, Hòn Sẹo, Hòn Khô, Cù Lao Xanh, Kỳ Co như Vịnh Hạ Long thu nhỏ ; Tỉnh Quảng Ngãi có biển Dung Quốc, Mỹ Khê, Sa Huỳnh ; Quảng Nam có bãi biển Quảng Nam, An Bàng, Cửa Đại ; Đà Nẵng có biển Tiên Sa, Mỹ Khê, Sơn Trà;… từ lâu đã được du khách trong và ngoài nước biết đến Tuy nhiên, có sự phát triển không tương đồng về thu hút du khách và thu hút vốn đầu tư du lịch giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Những điểm du lịch tại Bình Thuận, Nha Trang, Quảng Nam, Đà Nẵng đã trở thành thương hiệu có tiếng trong nước và quốc tế, thu hút rất nhiều du khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước Đối với các tỉnh còn lại như Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngãi mặc dù tiềm năng về du lịch không thua kém các tỉnh khác ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ song vẫn chưa thể thu hút được nhiều du khách và vốn đầu tư du lịch so với các tỉnh cùng khu vực Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự không đồng đều trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch Từ đây, thực tiễn đặt ra vấn đề cho các nhà nghiên cứu: (1) Đâu là các nhân tố chính có ảnh hưởng, thu hút các nhà đầu tư du lịch tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ; (2) Nhân tố nào là quan trọng nhất, có tính quyết định nhất trong việc lựa chọn địa phương của nhà đầu tư? Từ vấn đề thực tiễn này, đặt ra hướng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu nói chung và cho chính tác giả nói riêng trong việc định hướng nghiên cứu của mình trong tương lai.

Thứ ba, các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ này thực sự chưa có 1 nghiên cứu thực nghiệm nào cụ thể cho vấn đề du lịch, cho nên các địa phương này gần như việc thu hút vốn đầu tư cứ chăm chăm cải thiện chỉ số PCI Bản thân các nhà lãnh đạo cứ quá chú trọng chỉ số này mà không biết nhân tố nào là quan trọng nhất trong thu hút vốn đầu tư du lịch Tác giả có thể minh chứng điều này qua thống kê sau:

Bảng 1.1: Thống kê lượng vốn đầu tư lũy kế đến năm 2017

Tỉnh Số lượng dự án Vốn lũy kế đến 2017 (triệu USD) PCI 2017 Đà Nẵng 526 4.675,3 70,11

Nguồn: Tổng hợp số liệu tổng cục thống kê

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng chỉ số PCI của Đà Nẵng là tốt nhất tuy nhiên lượng vốn đầu tư của Quảng Nam mới là lớn nhất trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ này Bình Định có chỉ số PCI gần tương đương Quảng Nam và cao hơn cả Bình Thuận và Khánh Hòa vậy mà lượng vốn thu hút đầu tư là thấp nhất Vùng Vậy vấn đề đặt ra trong thực tiễn ở đây là chỉ số PCI có tác động đến quyết định của nhà đầu tư hày không? Mức độ tác động như thế nào? Đây cũng chính là vấn đề cần đặt ra cho các nhà nghiên cứu trong tương lai.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận án là xác định các nhân tố và phát hiện thành phần mới trong các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến để thu hút các nhà đầu tư du lịch Với các mục tiêu cụ thể là:

Thứ nhất, luận án này góp phần chỉ ra lý thuyết cơ sở cho việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn điểm đến Xác định cơ sở lý thuyết để xác định rõ mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến và ý định đầu tư du lịch của nhà đầu tư

Thứ hai, luận án này chỉ ra các nhân tố quan trọng góp phần tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch Trên cơ sở đó, tác giả lượng hóa được mức độ tác động của các nhân tố; lượng hóa được mức độ hấp dẫn của mỗi tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ trong việc thu hút vốn đầu tư.

Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cưu cả định tính và định lượng để chỉ ra phần mới trong các nhân tố, có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư du lịch, phù hợp với đặc thù và bối cảnh ở Việt Nam mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập và lượng hóa nó.

Thứ tư, xác định được mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của điểm đến và ý định đầu tư du lịch Hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư.

Thứ năm, luận án sẽ xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của điểm đến du lịch ở mỗi tỉnh thành Từ đó, chính quyền địa phương có thể nhìn vào đó xác định được các điểm yếu, điểm mạnh về thu hút vốn đầu tư du lịch Về phía nhà đầu tư, họ có thể nhìn vào đó để so sánh, đánh giá giữa các tỉnh, từ đó có quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư hiệu quả hơn.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch thuộc vùng du lịch cụ thể và mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến tác động đến ý định đầu tư du lịch.

1.4.2.1 Phạm vi không gian và thời gian Đề tài luận án tập trung nghiên cứu đo lường các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút các nhà đầu tư du lịch thuộc khu vực tư nhân ở các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ với dữ liệu khảo sát được thực hiện đối với các nhà đầu tư từ tháng 3 năm 2017 đến 3 năm 2019.

Nội dung của luận án tập trung xác định vốn đầu tư về lĩnh vực du lịch một cách rõ ràng trong ngành Cụ thể, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, resort, khu du lịch có tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên Để tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng một cách rõ ràng, khách quan nên tác giả chỉ nghiên cứu nguồn vốn thuộc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn tư nhân ở trong nước Vì nguồn vốn viện trợ như ODA, các khoản vay nợ, kiều hối rất ít đầu tư vào du lịch, và các nguồn vốn này chủ yếu mang tính chất tài trợ, hỗ trợ cho quốc gia hoặc địa phương, hoặc có thể mang tính chất chính trị… cho nên tính khách quan trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch không mang tính rõ ràng Chính vì điều này, tác giả xin phép được bỏ qua không xem xét, đánh giá; không thu thập thông tin, dữ liệu về nguồn vốn này Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của nhà nước tác giả cũng không thu thập và nghiên cứu vì nguồn vốn này đa số tập trung đầu tư phục vụ cho cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ ở địa phương Vì thế, tính hiệu quả và khách quan của nguồn vốn nhà nước là không rõ ràng.

1.4.3 Đối tượng khảo sát Đối với nghiên cứu định tính: nghiên cứu tập trung phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch; các chuyên gia về đầu tư du lịch; các nhà đầu tư, các nhà quản lý các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch tại các tỉnh thuộc 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Đối với nghiên cứu định lượng: nghiên cứu tập trung khảo sát các nhà đầu tư, các nhà quản lý của các khách sạn, resort, khu du lịch có quy mô từ 3 sao trở lên thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu là nhằm xác định các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch; xác định mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến du lịch và ý định đầu tư du lịch Từ kết quả có được, tác giả cố gắng xây dựng bộ tiêu chí ước tính mức độ hấp dẫn đầu tư cho mỗi tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cho cả nước nói chung Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu tập trung trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chính sau:

1 Những nhân tố nào tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch? Môi trường đầu tư có tác động đến tính hấp dẫn điểm đến đầu tư hay không?

2 Mối quan hệ giữa những nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến với ý định đầu tư của nhà đầu tư du lịch? Và cụ thể là ứng với trường hợp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thì kết quả như thế nào?

3 Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hấp dẫn của điểm đến là như thế nào?

Và mức độ tác động của tính hấp dẫn của điểm đến đối với ý định đầu tư là như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài này gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu này được thực hiện gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện qua 4 công đoạn cơ bản như sau:

Công đoạn 1: Nghiên cứu khám phá

Tác giả gửi đến nhà quản lý, nhà đầu tư bằng các phiếu khảo sát gồm các câu hỏi mở phi cấu trúc để khảo sát các nhà quản lý và chủ sở hữu thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm chủ sở hữu, nhà quản lý khách sạn, resort, khu du lịch từ 3 sao trở lên).

Công đoạn 2: Phỏng vấn sâu

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư du lịch Các chuyên gia là đại diện cho sở kế hoạch đầu tư và đại diện cho trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn sâu các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch thuộc các viện và trường đại học trong nước Bên cạnh đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các nhà đầu tư lớn về du lịch trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ Việc phỏng vấn sâu các chuyên gia và các nhà đầu tư nhằm khai thác thêm các nhân tố mới, các biến đo lường mới chưa được khám phá hết ở công đoạn 1.

Công đoạn 3: Thảo luận nhóm

Tác giả tiến thảo luận nhóm với các chuyên gia và nhà đầu tư Họ là những chuyên gia, những nhà đầu tư có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực du lịch và thu hút vốn đầu tư trong du lịch nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.

Công đoạn 4: Khảo sát thử nghiệm

Tác giả tiến hành khảo sát thử nghiệm bằng bảng câu hỏi khảo sát sau khi đã hiệu chỉnh và bổ sung từ 3 công đoạn trên Phiếu khảo sát này được gửi đến cho các nhà quản lý, chủ đầu tư các khách sạn, resort, khu du lịch từ 3 sao trở lên thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ Với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, các nhà đầu tư, các nhà quản lý được khuyến khích chỉnh sửa, góp ý cho bất kỳ câu hỏi nào họ cảm thấy khó hiểu, mơ hồ, dễ hiểu nhầm sang ý khác ; ngoài ra họ còn được khuyến khích thêm vào các câu hỏi mà theo họ nó có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư đối với họ Công đoạn này nhằm chỉnh sửa bản câu hỏi khảo sát thử nghiệm trước khi đưa ra khảo sát thực.

1.6.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trên cơ sở nghiên mô mình nghiên cứu và lý thuyết nền, kết hợp với nghiên cứu định tính, tác giả đã hoàn thiện các biến quan sát, đo lường các nhân tố Từ đó hình thành nên bảng câu hỏi sơ bộ để phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Trước tiên tác giả tiến hành kiểm tra độ tin cậy và giá trị của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha Sau đó, tác giả tiến hành bước tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), bước này giúp chúng ta đánh giá: giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và giá trị nội dung của thang đo Đây chính là 2 bước quan trọng và cần thiết trước khi chúng ta tiến hành phân tích CFA, kiểm định các giả thuyết và lý thuyết khoa học, đồng thời là bước cơ bản trước khi sử dụng thang đo này cho nghiên cứu định lượng chính thức (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016).

1.6.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

Với nghiên cứu định lượng chính thức tác giả tiến hành điều tra khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi khảo sát các nhà đầu tư Khoảng 500 phiếu khảo sát sẽ được gửi đến nhà đầu tư về khách sạn và các điểm tham quan giải trí du lịch.

Công cụ phân tích dữ liệu: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22 để xử lý các dữ liệu thu thập được thông qua bảng câu hỏi khảo sát các nhà đầu tư du lịch.

1 Tiến hành kiểm định thang đo nghiên cứu bằng hệ số Cronbach’s alpha

2 Tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích EFA

3 Tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích CFA

4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

5 Phân tích đa cấu trúc kiểm định sự khác biệt

Những đóng góp mới của luận án

Nghiên cứu đề tài này sẽ mang lại những đóng góp mới cho khoa học và thực tiễn như sau.

1.7.1 Những đóng góp về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu

Một là, luận án góp phần sắp xếp và hệ thống hóa lý thuyết riêng, đặc thù cho tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút các nhà đầu tư du lịch Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới chỉ đề cập đến là các nhân tố thu hút vốn đầu tư du lịch, có rất ít nghiên cứu đề cập đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút đầu tư du lịch. Hầu như, các nghiên cứu trước đây nghiên cứu cho lĩnh vực thu hút đầu tư thường sử dụng lý thuyết chiết trung của Dunning, lý thuyết thể chế, lý thuyết lợi thế độc quyền, lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế Hầu hết các nghiên cứu dựa vào các lý thuyết trên, đều mắc phải một nhược điểm đó là chưa phân nhóm nhân tố tác động theo động cơ đầu tư Từ đó, nảy sinh ra vấn đề là mỗi nghiên cứu phân loại các nhóm nhân tố tác động có sự khác nhau Chính vì vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng lý thuyết động cơ đầu tư, nhằm phân nhóm các nhân tố ảnh hưởng một cách khoa học mà hầu hết các nghiên cứu trước đây ít đề cập Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thêm lý thuyết hành vi dự định để chỉ ra được mối quan hệ giữa thái độ của nhà đầu tư về tính hấp dẫn điểm đến đối với ý định đầu tư, mà các nghiên cứu trước hầu hết chưa đề cập cho lĩnh vực này.

Hai là, tác giả đã phát hiện ra được nhân tố mới có ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch đó là nhân tố “Môi trường đầu tư” Nhân tố này được hoàn thiện và bổ sung đầy đủ hơn cho các nghiên cứu trước đây dựa trên chỉ số PCI Tác giả đã bổ sung thêm 4 biến đo lường cho nhân tố “môi trường đầu tư” mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập hoặc chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu định tính đó là: (1) chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại nhanh chóng và công bằng; (2) chính quyền địa phương năng động và linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể; (3) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra ); (4) Chi phí gia nhập thị trường thấp.

Ba là, trong các nghiên cứu trước đó, hầu hết các tác giả nghiên cứu chưa đầy đủ về “nhân tố tài nguyên du lịch” Theo đó, ảnh hưởng của nhân tố này chủ yếu được nghiên cứu từ góc độ “tài nguyên du lịch tự nhiên” mà không tính đến ảnh hưởng của

“tài nguyên du lịch văn hóa” Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung, phân tích ảnh hưởng của tài nguyên du lịch văn hóa trong nhóm nhân tố “tài nguyên du lịch” vì “tài nguyên du lịch” gồm có: “tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” Trên cơ sở này tác giả đã bổ sung và hoàn thiện hơn các biến đo lường cho nhân tố “tài nguyên du lịch” Có 2 biến đo lường được bổ sung thêm cho nhân tố này đó là: (1) địa phương có khí hậu mát mẻ, thích hợp cho phát triển du lịch; (2) địa phương có nhiều hoạt động giải trí dựa trên các tài nguyên du lịch văn hóa thu hút khách Cả 2 biến đo lường này đều được kết quả nghiên cứu chứng minh là có ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến và hình thành nên một mô hình mới mang tính đầy đủ hơn.

Bốn là, luận án của tác giả có thể là cơ sở, là căn cứ để đo lường tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn các nhà đầu tư du lịch, cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước nói chung Nó sẽ là một phần đóng góp giống như việc đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở mỗi tỉnh thành Việt Nam.

Năm là, các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư cho ngành công nghiệp nói chung và cho ngành du lịch nói riêng, tất cả chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư. Nghiên cứu của tác giả đã tiến thêm một bước mới hơn, tiến bộ hơn đó là chỉ rõ tác động của tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư tới ý định đầu tư.

Sáu là, luận án này sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Với phương pháp nghiên cứu định lượng SEM, đã góp phần khẳng định kết quả mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến du lịch với ý định đầu tư, với độ tin cậy cao Đây là mối quan hệ chưa được thực hiện nghiên cứu và kiểm định ở các nghiên cứu trước đây.

1.7.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án giúp quản lý nhà nước về du lịch mỗi địa phương sẽ hiểu rõ hơn các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn họ thật sự cần và mong muốn địa phương cung cấp và tạo điều kiện cho họ những gì Từ đó, địa phương sẽ có những chính sách về môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách đào tạo lao động, chính sách về tài nguyên du lịch phù hợp với nhu cầu và mong muốn của nhà đầu tư Qua đó hoạt động thu hút đầu tư của địa phương sẽ hiệu quả hơn.

Thứ hai, luận án có đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn điểm đến của mỗi địa phương qua các năm (tương tự như cách tính chỉ số PCI) Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin đầy đủ hơn và có cơ sở hơn trong việc so sánh, đánh giá và lựa chọn đầu tư giữa các tỉnh thành Ngoài ra, bộ chỉ tiêu xác định điểm số về tính hấp dẫn của điểm đến này giúp cho chính quyền mỗi địa phương có cái nhìn thực tế về mức độ hấp dẫn của mỗi địa phương qua góc nhìn của doanh nghiệp sẽ chính xác hơn Từ đó, chính quyền địa phương sẽ biết chính xác được nhân tố nào cần được cải thiện, nhân tố nào cần phát huy để thu hút vốn đầu tư hiệu quả hơn.

Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án được chia làm 5 chương

Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một số khái niệm cơ bản về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư trong du lịch

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch, đúng như Burneker từng nói: “Có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì sẽ có bấy nhiêu định nghĩa” Sở dĩ có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch là bởi vì góc nhìn khác nhau, ngôn ngữ hiểu khác nhau và sự tổng hợp nhiều lĩnh vực của hoạt động du lịch cho nên hình thành cách hiểu tổng hợp khác nhau Ban đầu “Du lịch” được hiểu là sự di chuyển của con người và lưu trú tạm thời ngoài nơi cư trú thường xuyên Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách này thì gần như các hoạt động di chuyển làm việc, hành nghề, chiến tranh từ địa phương này sang địa phương khác đều được hiểu là du lịch Chính vì lý do đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa du lịch cụ thể hơn như sau:

Xét trên khía cạnh Cầu du lịch, Hunziker và Kraft (trích dẫn trong Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008, trang 15) là những giáo sư đầu ngành, đặt nền móng cho lý thuyết Cung du lịch, cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không liên quan đến mục đích kiếm lời”.

Với định nghĩa này, xét về mặt không gian, thời gian và mục đích chuyến đi thì chấp nhận được nhưng mục đích chuyến đi tương đối rộng, làm loại bỏ những đối tượng kết hợp đi du lịch và kinh doanh.

Xét trên khía cạnh kinh tế học, Kalfiotis (1972) cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thoả mãn các nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế” Định nghĩa này về cơ bản thể hiện đầy đủ tính không gian, thời gian, mục đích chuyến đi Tuy nhiên, mục đích chuyến đi chỉ đơn thuần về giải trí, sức khỏe, tôn giáo mà chưa xét đến các yếu tố du lịch công vụ, kinh doanh.

Xét trên khía cạnh Cung du lịch, Nguyễn Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa

(2008) cho rằng: “Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch”

Luật du lịch (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Hầu hết các định nghĩa trên đều đảm bảo về mặt không gian, thời gian và mục đích chuyến đi nhưng về cơ bản các định nghĩa này có thời gian, không gian chưa rõ ràng cụ thể.

Các tổ chức thống kê về du lịch quốc tế, nhóm họp ở Otawa, Canada vào tháng 6 năm 1991 đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên, các chuyến đi định kỳ có tổ chức giữa nơi ở và nơi làm việc), trong một khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, với mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

Với định nghĩa này, thời gian, không gian, mục đích chuyến đi tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn so với các định nghĩa trên Do vậy, định nghĩa này thường được rất nhiều các tổ chức, các quốc gia trên thế giới sử dụng trong hoạt động du lịch và nghiên cứu du lịch.

Van Raaij (1986) đã xác định một điểm đến du lịch như là một bộ các thuộc tính gồm 2 phần, đó là phần “sẵn có” và một phần là do “bổ sung” Trong phần “sẵn có”, có một số tính năng tự nhiên của một điểm đến du lịch, chẳng hạn như khí hậu, cảnh quan, bãi biển, núi, các tòa nhà, văn hóa lịch sử, Trong phần "bổ sung", có các tính năng như khách sạn và phương tiện giao thông, tour du lịch trọn gói và tiện nghi; các hoạt động thể thao và giải trí Các hoạt động bổ sung này có thể được điều chỉnh theo sở thích của khách hàng, nhưng tùy thuộc vào ngân sách của từng địa phương, từng quốc gia.

Hu và Ritchie (1993) cho rằng: “Điểm đến du lịch là các cơ sở và dịch vụ du lịch, giống như bất kỳ sản phẩm tiêu dùng khác bao gồm một số thuộc tính đa chiều”.

Kim (1998) đưa ra khái niệm: “Điểm đến du lịch có thể được xem là một gói các dịch vụ và cơ sở du lịch, giống như bất kỳ hàng hóa và dịch vụ khác bao gồm một số thuộc tính đa chiều cùng nhau xác định mức độ hấp dẫn của nó đối với một khách du lịch đặc biệt trong một tình huống du lịch nhất định”.

Park và Gretzel (2007) cho rằng: “Điểm đến du lịch bao gồm tất cả các yếu tố của một nơi không phải là nhà Thường bao gồm cảnh quan để ngắm cảnh, để tham gia các hoạt động và những kỷ niệm đáng nhớ tạo nên sự thu hút khách du lịch rời khỏi nhà của họ”

Cracolici và Nijkamp (2009) cho rằng: “Điểm đến du lịch là tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, văn hóa, nghệ thuật, môi trường khác biệt tạo nên một sản phẩm tổng thể thu hút du khách”.

Tựu trung lại, các định nghĩa trên đều cho rằng điểm đến du lịch bao gồm các thành phần “sẵn có” như tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, văn hóa, lịch sử, khí hậu, phong tục tập quán và thành phần “bổ sung” như khách sạn, phương tiện giao thông, chương trình du lịch, chính sách của chính phủ tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư.

2.1.3 Tính hấp dẫn điểm đến du lịch

Một số lý thuyết về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư 19

2.2.1 Lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế

Greenhut (1952) đề xuất lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế liên quan đến cả hai biến định hướng cung và cầu ảnh hưởng đến sự phân phối không gian của các quá trình sản xuất, nghiên cứu và phát triển, và quản trị các công ty Không giống như lý thuyết thương mại, nó không liên quan đến sự phân công lao động giữa các quốc gia.

Lý thuyết về địa điểm sản xuất quốc tế đã phát triển theo 2 cách tiếp cận:

Cách tiếp cận đầu tiên, phần lớn có nguồn gốc ở Đức Giả sử với quy mô và phân phối thị trường nhất định, mỗi công ty là một công cụ tối đa hóa lợi nhuận hoạt động trong tình hình giá cả chung, sản xuất sẽ được đặt ở nơi có chi phí thấp Lý thuyết này nhấn mạnh việc tìm kiếm các địa phương có chi phí thấp Nó giả định giá cả cạnh tranh, chi phí khác nhau giữa các địa điểm và có một trung tâm mua hàng nhất định.

Cách tiếp cận thứ hai là tìm kiếm địa phương có vị trí gần khách hàng Trong lý thuyết này, người mua được quan niệm là nằm rải rác trên một khu vực thay vì giới hạn ở một điểm tiêu thụ nhất định Chi phí mua sắm và xử lý nguyên liệu thô được giả định là giống nhau ở mọi nơi và mỗi người bán tính một mức giá nhà máy ròng giống nhau, nhưng giá giao dịch thay đổi theo khoảng cách giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp Người bán nào gần khách hàng hơn sẽ giành được quyền kiểm soát người mua nằm gần nhà máy của họ.

Cả hai cách tiếp cận trên đều nhấn mạnh đến việc tìm kiếm vị trí mang lại sự chênh lệch lớn nhất giữa tổng chi phí và tổng doanh thu Hiện tại, người ta thường chấp nhận rằng bất kỳ lý thuyết toàn diện nào về địa điểm đều phải kết hợp cả yếu tố chi phí và thị trường, và trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, vị trí lợi nhuận tối đa sẽ không nhất thiết là nơi có chi phí thấp nhất (Greenhut, 1952).

Trong tình hình cạnh tranh về giá, tất cả các công ty tối đa hóa lợi nhuận sẽ nhắm đến việc tạo ra một sản lượng mà chi phí biên bằng giá Để làm điều này, họ có thể yêu cầu sản xuất tại một hoặc nhiều địa điểm, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất khi sản lượng tăng và chi phí vận chuyển khi khoảng cách tăng.

Dunning (1973) cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm về vị trí sản xuất quốc tế cho đến nay sự lựa chọn tập trung vào ba nguyên lý chính Nguyên lý lựa chọn đầu tiên, các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm sản xuất quốc tế dựa vào các yếu tố hấp dẫn của địa phương thu hút đầu tư nước ngoài Các tác giả tiêu biểu phải kể đến Balassa

(1967), Kreinin (1967) cho rằng luật chống độc quyền ở các nước đầu tư là quan trọng, Krause (1972) cho rằng việc hội nhập kinh tế ở nước sở tại là quan trọng, Stobaugh

(1969) cho rằng môi trường đầu tư và quy mô thị trường là quan trọng, Scaperlanda và Mauer (1969) và Schollhammer (1972) cho rằng quy mô thị trường là yếu tố quyết định, Caves và Reuber (1971) đề xuất tăng trưởng thị trường là quan trọng, McAleese

(1972) và Falise và Lepas (1970) cho rằng ưu đãi đầu tư là quan trọng, Vernon (1971) cho rằng mối đe dọa của các công ty cạnh tranh là quan trọng Như vậy, nhìn chung ở khía cạnh nghiên cứu về tầm quan trọng của các nhân tố địa phương hấp dẫn đầu tư đa phần các tác giả cho rằng quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng thị trường, môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

Nguyên lý lựa chọn thứ hai, là sự lựa chọn cách tiếp cận theo ngành và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của các doanh nghiệp ở nước ngoài tiêu biểu như các tác giả: Hufbauer (1966) (ngành vật liệu tổng hợp), Branson (1970) (lĩnh vực xe cơ giới), Harman (1971) (ngành máy tính), Wortzel (1973) (ngành dược phẩm), Stobaugh

(1975) (ngành hóa dầu)… các nghiên cứu này thể hiện tính đặc thù của ngành nên yêu cầu đòi hỏi tìm kiếm tài nguyên, nguồn nguyên vật liệu đặc thù của một quốc gia. Đồng thời các doanh nghiệp này thường tập trung vào các quốc gia chuyên về các lĩnh vực đặc thù để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức lan tỏa từ các doanh nghiệp xung quanh; tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đặc thù địa phương; hình thành khu công nghiệp thu hút được khách hàng, gần nhà cung cấp… Nguyên lý này có thể được giải thích trong lý thuyết hiệu ứng kết tụ, các doanh nghiệp cùng ngành tập trung theo khu để học hỏi, lan tỏa kiến thức, công nghệ và gần nhà cung cấp, khách hàng…

Nguyên lý lựa chọn thứ ba, nhà đầu tư quan tâm đến các vị trí đầu tư sao cho phát huy được lợi thế sở hữu đặc biệt của doanh nghiệp, từ đó phát huy năng lực cạnh tranh quốc tế cho doanh nghiệp Các tác giả tiêu biểu như Hirsch (1967); Clark và cộng sự (1969); Dunning (1972)… Nguyên lý thứ ba này có thể được giải thích bởi lý thuyết lợi thế sở hữu đặc biệt hoặc độc quyền từ Hymer (1976) Ông cho rằng, doanh nghiệp sở hữu lợi thế này giúp cho doanh nghiệp tăng được lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí… từ đó, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận. Đại diện cho nghiên cứu theo lý thuyết này phải kể đến Stobaugh (1969) đề xuất nhóm nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư được nhiều tác giả thừa nhận và sử dụng rộng rãi.

Bảng 2.1: Các nhân tố thuộc lợi thế địa điểm thu hút đầu tư

Nhân tố ảnh hưởng Biến quan sát

1 Quy mô thị trường (Thu nhập bình quân)

3 Duy trì và tăng thị phần

4 Thúc đẩy xuất khẩu của công ty chính

5 Tiếp xúc gần hơn với khách hàng

6 Không hài lòng với cách tổ chức thị trường hiện tại

7 Làm cơ sở để xuất khẩu cho các thị trường lân cận

Nhân tố rào cản thương mại

2 Ưu tiên của khách hàng địa phương đối với sản phẩm địa phương

Nhân tố ảnh hưởng Biến quan sát

2 Sự sẵn có của lao động

3 Sự sẵn có của nguyên vật liệu

4 Sự sẵn có của vốn và công nghệ

5 Chi phí lao động thấp hơn

6 Giảm chi phí sản xuất khác

7 Giảm chi phí vận chuyển

8 Khuyến khích tài chính của chính phủ (thuế, tiền thuê đất, lãi suất…)

9 Mức chi phí chung thuận lợi hơn (ít bị ảnh hưởng lạm phát)

1 Thái độ chung đối với đầu tư nước ngoài

3 Giới hạn về quyền chủ sở hữu

4 Quy định trao đổi tiền tệ

5 Tính ổn định của ngoại hối

7 Sự chào đón của chính quyền

1 Kỳ vọng lợi nhuận cao

2 Khác (Tăng giá trị thương hiệu, quảng bá hình ảnh…)

Tựu trung lại, trong 3 khảo hướng trên thì khảo hướng 1 chủ yếu tập trung vào lợi thế của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư Khảo hướng 2 tập trung vào đặc thù của nguyên vật liệu sản xuất xuất, tập trung thành cụm ngành công nghiệp Khảo hướng 3 tập trung vào việc phát huy lợi thế sở hữu đặc biệt của doanh nghiệp Cả 3 khảo hướng trên đều hướng đến hoặc giảm chi phí, hoặc tăng doanh thu nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.2.2 Lý thuyết về động cơ đầu tư

Bảng 2.2: Động cơ đầu tư của của các tập đoàn đa quốc gia Động cơ đầu tư Biến quan sát (1990s)

1 Có thị trường nội địa lớn và đang phát triển và các thị trường khu vực lân cận (NAFTA, EU)

2 Sự sẵn có của lao động lành nghề và chuyên nghiệp

3 Sự hiện diện và khả năng cạnh tranh của các công ty có liên quan như nhà cung cấp hàng đầu…

4 Chất lượng cơ sở hạ tầng quốc gia và địa phương và năng lực thể chế

5 Ít biến dạng thị trường liên quan đến không gian, nhưng tăng vai trò của nền kinh tế không gian kết tụ và các khía cạnh hỗ trợ dịch vụ của địa phương.

6 Chính sách kinh tế vĩ mô và tổ chức vĩ mô mà chính phủ sở tại theo đuổi.

7 Sự gia tăng nhu cầu thị trường

8 Sự gia tăng các hoạt động xúc tiến của cơ quan khu vực và địa phương

1 Tính khả dụng, giá cả và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên

2 Cơ sở hạ tầng để cho phép khai thác tài nguyên và các sản phẩm phát sinh từ chúng để xuất khẩu

3 Những hạn chế của chính phủ đối với FDI chẳng hạn về vốn, cổ tức…

C/Tìm kiếm sự hiệu quả

1.Chủ yếu liên quan đến chi phí sản xuất (lao động, vật liệu, máy móc…). Giống B2, 3, 4, 5, 7 của nhân tố tìm kiếm thị trường

2.Tự do tham gia thương mại trong các sản phẩm trung gian và cuối cùng. 3.Chi phí vận chuyển, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giấy phép nhập khẩu.

4.Ưu đãi đầu tư ví dụ như giảm thuế, khấu hao nhanh, tài trợ, đất đai… 5.Tăng vai trò của chính phủ trong việc loại bỏ các trở ngại trong tái cơ cấu hoạt động kinh tế và tạo điều kiện nâng cấp nguồn nhân lực bằng các chương trình giáo dục phù hợp

Mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến đầu tư và ý định đầu tư

Có rất nhiều lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến và ý định đầu tư, tuy nhiên nỗi bật nhất phải kể đến Ajzen (1991) với lý thuyết hành vi dự định.

Lý thuyết về hành vi dự định (Ajzen, 1991) là một phần mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975) Trong lý thuyết hành động hợp lý có hai yếu tố quyết định ý định: thái độ đối với hành vi (AB) và chuẩn mực chủ quan (SN).

Hình 2.1: Lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein 1980)

Như trong lý thuyết ban đầu về hành động hợp lý, một yếu tố trung tâm trong l

Lý thuyết về hành vi có kế hoạch là ý định hành động để thực hiện một hành vi nhất định Ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố động lực ảnh hưởng đến một hành vi; chúng là những dấu hiệu cho thấy những người khó khăn sẵn sàng cố gắng như thế nào, về bao nhiêu nỗ lực mà họ dự định sẽ nỗ lực, để thực hiện hành vi Theo nguyên tắc chung, ý định tham gia vào một hành vi càng mạnh thì khả năng thực hiện của nó càng cao (Ajzen, 1991).

Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991)

Niềm tin về kết quả

Thái độ đề cập đến ý kiến của một người về việc một hành vi là tích cực hay tiêu cực (Ajzen, & Fishbein, 1980).

Thái độ được định nghĩa là một hành vi tâm lý và nhận thức mà các cá nhân thể hiện bằng cách đánh giá bất kỳ yếu tố cụ thể nào với một mức độ phù hợp hoặc không phù hợp (Eagly và Chaiken, 1993) Trong nghiên cứu này, thái độ đề cập đến đánh giá của nhà đầu tư về tính hấp dẫn của điểm đến Từ thái độ về sức hấp dẫn của điểm đến sẽ ảnh hưởng đến ý định đầu tư.

Chuẩn mực chủ quan đề cập đến một áp lực xã hội nhận thức phát sinh từ nhận thức của một người (Ajzen, & Fishbein, 1980) Theo lý thuyết TRA (Fishbein & Ajzen, 1975), chuẩn mực chủ quan có thể được hình thành thông qua cảm nhận các niềm tin mang tính chuẩn mực từ những người hoặc các nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến nhà đầu tư (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông…)

Kiểm soát hành vi nhận thức đề cập đến nhận thức cá nhân về sự dễ dàng / khó khăn khi thực hiện hành vi quan tâm (Ajzen, 1991).

Trong nghiên cứu của tác giả chỉ đề cập đến thái độ, niềm tin của nhà đầu tư về các yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư tác động đến ý định đầu tư Nhân tố “chuẩn chủ quan” và “kiểm soát hành vi nhận thức” không được xem xét đến trong nghiên cứu này Nhiều nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng đáng kể và cùng chiều của thái độ đối với ý định hành vi (Teo và Pok, 2003; Shih và Fang, 2004; Ramayah và Suki, 2006) Nhiều nghiên cứu về ý định đầu tư cũng đã chỉ ra điều tương tự là thái độ có tác động cùng chiều và lớn nhất đối với ý định đầu tư (Alleyne và Broome, 2010; Ali, 2011; Shanmugham và Ramya, 2012; Ali và cộng sự, 2014; Sudarsono, 2015; Cuccinelli và cộng sự, 2016).

Với lý thuyết hành vi dự định khẳng định thái độ, niềm tin của nhà đầu tư về các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến có tác động đến ý định đầu tư Tuy nhiên, lý thuyết hành vi dự định chỉ mới chỉ ra tác động của thái độ, niềm tin nhà đầu tư mà chưa chỉ ra được các yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư Do vậy, lý thuyết hành vi dự định sẽ được kết hợp với lý thuyết động cơ đầu tư sẽ góp phần khẳng định cho nghiên cứu của tác giả.

Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch – khách sạn

2.4.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư dựa trên lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế

Lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế chỉ ra rằng nhà đầu tư lựa chọn 1 địa điểm kinh doanh mới thì dựa vào: (1) tìm kiếm lợi thế chi phí của địa điểm đó; (2) tìm kiếm thị trường gần khách hàng, gần nhà cung cấp Mục tiêu cuối cùng của họ là giảm chi phí, tăng doanh thu để tăng lợi nhuận Do vậy, trong các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trước đây, mặc dù có sự khác nhau trong việc xác định nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư Tuy nhiên tất cả các nhóm nhân tố đó đều nằm trong 2 mục đích là tìm kiếm lợi lợi thế chi phí và tìm kiếm thị trường Bảng tổng hợp dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này.

Bảng 2.8: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm – địa điểm sản xuất quốc tế

Nhóm Nhân tố tác động Nghiên cứu

Dunning và Kundu (1995); Kundu và Contractor (1999); Dunning (2002); Du Plessis (2002); Aykut và Ratha (2004); Johnson và Vanetti (2005); Newell và Seabrook (2006); Naude và Krugell (2007); Duanmu và Guney (2009); Masron và Shahbudin (2010); Anil và cộng sự (2014); Assaf và cộng sự (2015); Santos và cộng sự (2016); Tomohara (2016); Kristjánsdóttir (2016); Puciato và cộng sự (2017); Li và cộng sự (2017).

Tìm kiếm lợi thế chi phí

1 Chất lượng nguồn nhân lực

Assaf & Josiassen (2012); Assaf và cộng sự (2015b); Kristjánsdóttir (2016).

2 Tính khả dụng và chi phí

Dunning (2002); Endo (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Anil và cộng sự (2014); Puciato và cộng sự (2017); Falk (2016).

Dunning và Kundu (1995); UNESCAP (1991); Urata và Kawai (2000); Endo (2006); Nguyễn Mạnh Toàn (2010); Dunning (2002); Aykut et al (2004); Beerli và Martin (2004); Assaf và cộng sự (2015); Lu và cộng sự (2011); Kristjánsdóttir (2016); Puciato và cộng sự (2017).

4 Chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư

Aykut và Ratha (2004); Johnson và Vanetti (2005); Endo (2006); Duanmu và Guney (2009); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Kristjánsdóttir (2016); Puciato và cộng sự (2017).

5 Những hạn chế và các quy định

Brouthers và cộng sự (2000); Johnson và Vanetti (2005); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015); Falk (2016).

6 Sự ổn định chính trị

Dunning và Kundu (1995); Urata và Kawai (2000); Anil và cộng sự (2014).

Kundu and Contractor (1999); Dunning (2002); Endo (2006); Santos và cộng sự (2016); Tomohara (2016); Li và cộng sự (2017); Li và cộng sự (2018).

Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Các nghiên cứu thực nghiệm trên đa phần sử dụng nghiên cứu định lượng theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá, một số ít phân tích SEM và phân tích dữ liệu bảng Hầu hết, động cơ tìm kiếm lợi thế chi phí có sự khác nhau về các nhân tố tác động ở các nghiên cứu khác nhau Mặc dù có sự khác nhau, tuy nhiên các nhân tố này đều thể hiện động cơ tìm kiếm lợi thế chi phí cho doanh nghiệp Tác giả có thể gộp lại các nhóm nhân tố từ động cơ tìm kiếm lợi thế chi phí ở trên thành 3 nhóm chính là: (1) tính khả dụng và chi phí sử dụng tài nguyên vật lý và nguồn nhân lực giá rẻ; (2) cơ sở hạ tầng; (3) môi trường đầu tư bao gồm chính sách thút và ưu đãi đầu tư, các quy định và hạn chế, sự ổn định chính trị…

Nhân tố tìm kiếm thị trường đa phần các tác giả đều thể hiện các biến đo lường tương đối đầy đủ và gần tương đồng nhau giữa các kết quả nghiên cứu.

Về cơ bản các nghiên cứu trên chia động cơ của nhà đầu tư thành 2 nhóm chính đó là động cơ tìm kiếm thị trường và tìm kiếm lợi thế chi phí Tuy nhiên, đối với lĩnh vực du lịch thì các nghiên cứu trên đa phần bỏ sót nhân tố tìm kiếm tài nguyên du lịch. Hầu hết các nghiên cứu trên chỉ mới đề cập về vị trí có khí hậu mát mẻ, có mặt bằng và chi phí thuê mặt bằng giá rẻ Điều này thể hiện khiếm khuyết về động cơ tìm kiếm tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên đề cập đến nhóm môi trường đầu tư chưa đầy đủ biến đo lường Các biến đo lường môi trường đầu tư chỉ mới đề cập đến các biến: (1) địa phương có sẵn mặt bằng đất đai; (2) chính quyền giải quyết công bằng; (3) các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp tốt; (4) tính minh bạch tại địa phương tốt; (5) chi phí không chính thức Các biến đo lường còn chưa đề cập hoặc mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính đó là: (6) chi phí thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính; (7) mức độ cạnh tranh ở địa phương đó; (8) chi phí gia nhập thị trường.

Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây mới chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến Chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của điểm đến đối với ý định đầu tư Những khiếm khuyết này chính là cơ sở cho tác giả và các nghiên cứu tiếp theo hoàn thiện hơn.

2.4.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư du lịch theo lý thuyết động cơ đầu tư

Bảng 2.9: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm – động cơ đầu tư

Nhóm Yếu tố tác động Nghiên cứu

Thị trường du lịch tiềm năng

Snyman và Saayman (2009); Polyzos và Minetos (2011); Yang và Fik (2011); Ussi và Wei (2011); Guillet và cộng sự (2011); Zhang và cộng sự (2012); Adam và Amuquandoh (2013); Villaverde và Maza (2015); Puciato (2016).

Snyman và Saayman (2009); Ussi và Wei

1 Lao động và chi phí (2011); Zhang và cộng sự (2012); Adam và

Amuquandoh (2013); Villaverde và Maza (2015); Puciato (2016)

Tìm kiếm sự hiệu quả

Snyman và Saayman (2009); Polyzos và Minetos (2011); Ussi và Wei (2011); Adam và Amuquandoh (2013).

Yang và Fik (2011); Guillet và cộng sự

3 Luật pháp và các quy định (2011); Adam và Amuquandoh (2013);

Zhang và cộng sự (2012); Puciato (2016);

4 Môi trường kinh doanh Polyzos và Minetos (2011)

Tìm kiếm tài nguyên du lịch

1 Tài nguyên tự nhiên (cảnh quan, động thực vật, bãi biển…)

Snyman và Saayman (2009); Polyzos và Minetos (2011); Ussi và Wei (2011); Adam và Amuquandoh (2013).

2 Di sản văn hóa và các sự kiện lớn

Polyzos và Minetos (2011); Yang và Fik (2011); Guillet và cộng sự (2011); Zhang và cộng sự (2012); Puciato (2016);

Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Về cơ bản lý thuyết động cơ đầu tư bổ sung thêm động cơ tìm kiếm tài nguyên du lịch là hoàn toàn phù hợp và đầy đủ hơn lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế Lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế có đề cập đến việc tìm kiếm tài nguyên vật lý: các nguyên liệu thuốc lá, dầu, vàng, kim loại… tuy nhiên được xếp vào nhóm động cơ tìm kiếm lợi thế chi phí Lý thuyết động cơ đầu tư bổ sung thêm nhóm động cơ tìm kiếm tài nguyên, tuy nhiên với lĩnh vực đặc thù ngành du lịch – khách sạn thì bổ sung thêm nhân tố tài nguyên du lịch Về cơ bản động cơ tìm kiếm tài nguyên du lịch ở các nghiên cứu trước đây có đề cập đến tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa Các tài nguyên được đề cập cụ thể là: (1) vùng đất có bờ biển đẹp; (2) hệ sinh thái rừng và động vật độc đáo; (3) vùng đất có khí hậu trong lành; (4) các di sản văn hóa; (5) các sự kiện nổi bật.

Về động cơ tìm kiếm thị trường các tác giả về cơ bản có sự tương đồng nhau về kết quả nghiên cứu.

Về động cơ tìm kiếm sự hiệu quả ở trên có thể phân thành 3 nhóm chính tương tự như lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế là: (1) tính khả dụng và chi phí sử dụng tài nguyên vật lý và nguồn nhân lực giá rẻ; (2) cơ sở hạ tầng; (3) môi trường đầu tư bao gồm chính sách thút và ưu đãi đầu tư, các quy định và hạn chế, môi trường kinh doanh… Tuy nhiên, các biến đo lường môi trường đầu tư là chưa đầy đủ và chỉ mới đề cập đến các biến: (1) địa phương có sẵn mặt bằng đất đai; (2) chính quyền giải quyết công bằng; (3) các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp tốt; (4) tính minh bạch tại địa phương tốt; (5) chi phí không chính thức Đây chính là khiếm khuyết cần hoàn thiện hơn cho các nghiên cứu tiếp theo (Chi tiết các phân tích, đánh giá, so sánh các nghiên cứu về kết quả, phương pháp nghiên cứu, ưu nhược điểm xem phụ lục 1 và 2)

Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm về tính hấp dẫn của điểm đến chỉ mới chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến đầu tư Chưa chỉ ra mối quan hệ tiếp theo giữa thái độ về tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến đầu tư đối với ý định đầu tư Những khiếm khuyết này sẽ là tiền đề cho nghiên cứu của tác giả và các nghiên cứu khác hoàn thiện hơn.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Khái quát chung

Dựa trên mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đã được tác giả đề xuất ở phần tổng quan nghiên cứu, trong phần này nghiên cứu tập trung trình bày 2 vấn đề chính.

Một là, thiết kế quy trình nghiên cứu, phần này trình bày cách thức xây dựng thang đo, cách thức thu thập dữ liệu, xác định quy mô và kích cỡ mẫu, thiết kế nghiên cứu định lượng, thiết kế bảng câu hỏi, cách thức phân tích dữ liệu định lượng

Hai là, kết quả phát triển thang đo trong đó thể hiện kết quả phát triển thang đo bằng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, quản lý sở kế hoạch đầu tư, trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch, nhà đầu tư lớn trên địa bàn Trên cở sở đó, tiến hành phân tích, kiểm định thang đo này bằng nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Quy trình nghiên cứu tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu theo 2 giai đoạn:nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu lý thuyết nền và tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm gần đây Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo

(Phỏng vấn sâu chuyên gia)

Hiệu chỉnh mô hình và thang đo

Nghiên cứu định lượng chính thức

(N 59) Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s

Alpha Đề xuất biến đo lường cho nghiên cứu định lượng sơ bộ

Phân tích nhân tố khám phá

Nghiên cứu định lượng sơ bộ (N = 162)

Phân tích nhân tố khẳng định CFA Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s

Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu SEM

Phân tích nhân tố khám phá

Phỏng vấn sau định lượng để khẳng định kết quả nghiên cứu Đề xuất các biến đo lường chính thức (bảng câu hỏi)

Hình 3.1: Trình tự nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Bryman (2003), Nastasi và Schensul (2005), Denzin và Lincoln (2011) cho rằng sự khác biệt trong chiến lược lấy mẫu giữa các nghiên cứu định lượng và định tính là do mục tiêu khác nhau của từng phương pháp nghiên cứu.

Nastasi và Schensul (2005), Corbin và Strauss (2008) cho rằng nghiên cứu định lượng điển hình thường tìm cách suy ra từ một tổng thể Nói chung, phương pháp định lượng thường bao gồm nhiều loại đối tượng khác nhau để nó phổ quát hơn Do đó, mục tiêu của các phương pháp định lượng có thể được nói là "tổng quát thực nghiệm đối với nhiều đối tượng” Nghiên cứu định tính, thường bắt đầu với một nhóm cụ thể, một nhóm cá nhân cùng đặc tính, sự kiện hoặc quy trình" Như vậy, mục tiêu của nghiên cứu định tính có thể được coi là "hiểu biết sâu sắc".

Nastasi (2007) cho rằng: “đối với nghiên cứu định tính có thể ước tính kích thước mẫu dựa trên cách tiếp cận của nghiên cứu hoặc phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng” Đối với mỗi loại có một số quy tắc liên quan, được trình bày trong các bảng bên dưới.

Bảng 3.1 Nghiên cứu định tính dựa vào phương pháp thu thập dữ liệu Cách tiếp cận nghiên cứu Quy mô mẫu thông dụng

Phỏng vấn người cung cấp thông tin quan trọng Phỏng vấn khoảng 5 người

Tạo các nhóm có trung bình từ 5-10 người. Ngoài ra, hãy xem xét số lượng nhóm tập trung bạn cần dựa trên "nhóm" được trình bày trong câu hỏi nghiên cứu Đó là, khi nghiên cứu nam và nữ của ba nhóm tuổi khác nhau, lập kế hoạch cho sáu nhóm tập trung, tạo một nhóm cho mỗi giới tính và ba nhóm tuổi cho mỗi giới.

Khảo sát nhân chủng học

Chọn một mẫu lớn và có tính đại diện (mục đích hoặc tính ngẫu nhiên dựa trên mục đích) với các con số tương tự như các nghiên cứu định lượng

Bảng 3.2 Nghiên cứu định tính dựa vào cách tiếp cận Cách tiếp cận nghiên cứu Quy mô mẫu thông dụng

Nghiên cứu tình huống / tiểu sử Thông thường chọn 1 trường hợp hoặc 1 người

Hiện tượng học Đánh giá 10 người Nếu bạn đạt đến độ bão hòa trước khi đánh giá mười người bạn có thể sử dụng ít hơn

Nghiên cứu lý thuyết nền

Nghiên cứu nhân chủng học

Nghiên cứu hành vi Đánh giá 20-30 người, thường là đủ để đạt đến độ bão hòa.

Bogdan và Biklen (2007), Maxwell (2012), Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng nhà nghiên cứu định tính thường chỉ nghiên cứu một thiết lập đơn lẻ hoặc một số ít cá nhân, việc lấy mẫu dựa vào mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, và câu hỏi nghiên cứu sẽ có thể cung cấp nhiều thông tin cho nghiên cứu hơn là lấy mẫu theo xác suất trong nghiên cứu định lượng Vì nghiên cứu định tính chủ yếu nghiên cứu theo chiều sâu, chính vì vậy quy mô mẫu thường rất ít (từ 1 đến vài chục) và các đối tượng khảo sát của mẫu thường đại diện cho đặc tính của đám đông nghiên cứu.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu của Nastasi và Schensul (2005), Nastasi (2007), Maxwell (2012), Nguyễn Đình Thọ (2011) tác giả đã vận dụng linh hoạt để lựa chọn đối tượng nghiên cứu định tính của mình bao gồm:

Thứ nhất, nhóm các giảng viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư du lịch nhằm kiểm định tính khoa học và cơ sở lý luận trong nghiên cứu.

Thứ hai, nhóm các nhà quản lý thuộc các sở ban ngành có liên quan trong lĩnh vực thu hút đầu tư du lịch: các trưởng, phó giám đốc sở, trưởng, phó phòng thuộc sở kế hoạch đầu tư, sở du lịch thuộc các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việc phỏng vấn nhóm này nhằm cung cấp thông tin về kinh nghiệm quy hoạch và thu hút vốn đầu tư du lịch, khai thác các yếu tố thuộc về chính sách, môi trường đầu tư.

Thứ ba, nhóm các nhà quản lý, chủ sở hữu các khu du lịch, khách sạn – nhà hàng, resort có quy mô từ 3 sao trở lên tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ Khảo sát nhóm này nhằm cung cấp thông tin thực tế về những yếu tố thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch Đây là nhóm rất quan trọng, vì chính họ sẽ là đối tượng khảo sát cho nghiên cứu định lượng sau này Nguyễn Đình Thọ (2011) “chính họ sẽ trả lời cho nghiên cứu của mình chứ không phải các chuyên gia”. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông qua 4 công đoạn:

Công đoạn 1: Nghiên cứu khám phá

Tác giả gửi đến nhà quản lý, nhà đầu tư bằng các phiếu khảo sát gồm 3 câu hỏi mở phi cấu trúc để khảo sát 30 nhà quản lý và chủ sở hữu thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm chủ sở hữu, nhà quản lý khách sạn, resort, khu du lịch từ 3 sao trở lên).

Câu hỏi thứ nhất: Ông/Bà vui lòng liệt kê tất cả các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến thu hút đầu tư du lịch vào một địa phương? Câu hỏi này nhằm mục đích khám phá các yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch vào 1 địa phương?

Câu hỏi thứ hai: Theo Ông/Bà thì những yếu tố nào có tính hấp dẫn nhiều nhất đến quyết định đầu tư vốn vào du lịch của một địa phương thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ này? Câu hỏi này nhằm khám khá những nhân tố có tính hấp dẫn, thu hút nhất đến quyết định đầu tư du lịch vào địa phương.

Câu hỏi thứ ba: Theo Ông/Bà thì giữa các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam

Trung Bộ có sự không đồng đều về thu hút vốn đầu tư vào du lịch là do nguyên nhân chính nào? Câu hỏi này nhằm khám phá thêm những nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa các địa phương trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch.

Công đoạn 2: Phỏng vấn sâu

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư du lịch Các chuyên gia là đại diện cho sở kế hoạch đầu tư và đại diện cho trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn sâu các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch thuộc các viện và trường đại học trong nước Bên cạnh đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các nhà đầu tư lớn về du lịch trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ Trong đó, gồm có 3 đại diện là Trưởng hoặc phó phòng sở kế hoạch đầu tư các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang; 3 chuyên gia là các giáo sư, giảng viên trong lĩnh vực du lịch gồm 1 phó giáo sư Khoa Du lịch và Khách sạn đại học Kinh tế quốc dân, 1 tiến sĩ du lịch Đại học ĐàNẵng, 1 tiến sĩ là giảng viên du lịch Đại học Nha Trang; 2 chuyên gia còn lại là 2 nhà đầu tư khu du lịch FLC Quy Nhơn và Khách Sạn Mường Thanh Việc phỏng vấn sâu các chuyên gia và các nhà đầu tư nhằm khai thác thêm các nhân tố mới, các biến đo lường mới chưa được khám phá hết ở công đoạn 1.

Công đoạn 3: Thảo luận nhóm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Với kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ở phần trên, các biến đo lường cho mỗi nhân tố có sự thay đổi như sau:

Nhân tố: “Cơ sở hạ tầng du lịch” có thêm biến đo lường MT1: “Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn tạo điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài” được chuyển từ nhân tố “Môi trường đầu tư” sang Với kết quả này, tác giả cho rằng hoàn toàn phù hợp Với kết quả trên, 4 nhóm biến đo lường cho 4 nhân tố HT: “Cơ sở hạ tầng du lịch”; MT: “Môi trường đầu tư”; KT: “Thị trường du lịch tiềm năng”; CP:

“Lợi thế chi phí” có sự thay đổi như sau:

Bảng 4.1 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Cơ sở hạ tầng du lịch”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

HT1 Hệ thống giao thông (cầu, bến, bãi, phương tiện ) của địa phương đó thuận lợi cho phát triển du lịch

Hệ thống giao thông kết nối địa phương đó với các

HT2 khu vực khác thuận tiện cho phát triển du lịch

(đường thủy, hàng không, đường sắt )

HT3 Các dịch vụ công cộng của địa phương đó tốt (điện, nước, y tế, vệ sinh, dịch vụ công cộng, ATM )

HT4 Có nhiều ngân hàng tại địa phương cung cấp đầy đủ phương thức giao dịch và thanh toán quốc tế

MT1 Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn tạo điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài.

Kayam (2009); Artuğer và cộng sự (2013); Beerli và Martin (2004) Kayam (2009)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Với kết quả trên, để tiện cho việc nghiên cứu định lượng chính thức tác giả xin chuyển đổi mã biến “MT1” thành “HT5” để tạo sự thuận tiện cho nghiên cứu, tránh sự nhầm lẫn.

Với việc biến MT1 chuyển sang đo lường cho nhân tố “Cơ sở hạ tầng du lịch” thì nhân tố “Môi trường đầu tư” còn lại các biến đo lường như sau:

Bảng 4.2 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Môi trường đầu tư”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

Chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại nhanh chóng và công bằng

Chính quyền địa phương năng động và linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể.

Các dịch vụ hỗ trợ của chính quyền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch (tư vấn pháp luật, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ công nghệ, an ninh )

Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về đầu tư, đất đai, chính sách, dịch vụ tại địa phương đó rất dễ dàng.

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra )

(2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Villaverde & Maza (2015).

UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Villaverde & Maza (2015).

(2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

MT7 Chi phí không chính thức ở khu vực này thấp The Government of Ontario (2009);

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Với kết quả trên, nhân tố “Môi trường đầu tư” chỉ còn lại 6 biến đo lường từ MT2 đến MT7 Để tạo sự thuận tiện cho nghiên cứu, tránh sự nhầm lẫn, ở phần nghiên cứu chính thức tác giả xin mã hóa lại các biến đo lường từ MT2 đến MT7 thành MT1 đến MT6.

Với việc biến MT9 chuyển sang thang đo CP: “Lợi thế chi phí” thì thang đo này gồm những biến sau:

Bảng 4.3 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Lợi thế chi phí”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

CP1 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ Địa phương có nhiều ưu đãi về ngân sách

Dunning (2002); Vichea (2005); Puciato và cộng sự (2017)

(thuế thu nhập, VAT, giải phóng mặt bằng…) Địa phương có ưu đãi tiền thuê đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp là tốt hơn so với địa phương khác.

Chất lượng lao động địa phương được đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp với giá rẻ

Saayman (2009); Assaf và cộng sự (2015); Puciato và cộng sự (2017)

Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Puciato và cộng sự (2017)

Duning (2002); Phiếu khảo sát PCI Việt Nam 2018.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Thang đo này biến CP4 ban đầu đã bị loại nhưng biến MT9 được thay thế để đo lường cho thang đo lợi thế chi phí Để tạo thuận tiện cho quá trình khảo sát và phân tích sau này nên tác giả chuyển biến MT9 thành CP4.

Kết quả phát triển thang đo sơ bộ KT: “Thị trường du lịch tiềm năng”

Bảng 4.4 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Thị trường du lịch tiềm năng”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

KT1 Lượng khách đến du lịch ở địa phương đó có quy mô lớn

KT2 Khu vực đó có thống kê lợi nhuận về du lịch cao

KT3 Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cao

KT4 Tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu dễ dàng

Sự chào đón của địa phương đối

Anil và cộng sự (2014); Dunning (2002); Puciato và cộng sự (2017)

Anil và cộng sự (2014); Dunning (2002); Puciato và cộng sự (2017)

Anil và cộng sự (2014); Aykut và Ratha (2004); Sun (2002); Dunning (2002)

Snyman và Saayman (2009); Anil và cộng sự (2014); Assaf và cộng sự (2015);

MT8 với khách du lịch và nhà đầu tư

Mức độ cạnh tranh ở địa phương đó thấp và bình đẳng

(2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)

Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0 Để cho thuận tiện trong nghiên cứu, tác giả chuyển đổi biến MT8 thành biến KT6 cho các nghiên cứu định lượng chính thức tiếp theo.

Kiểm định thang đo chính thức bằng phân tích Cronbach’s Alpha

Tất cả các biến quan sát được rút ra từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ được tác giả trao đổi, hỏi ý kiến của các chuyên gia du lịch, chuyên gia về đầu tư và các nhà đầu tư bằng phương pháp phỏng vấn gián tiếp Kết quả các chuyên gia và nhà đầu tư hoàn toàn thống nhất với kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ở phần trên. Ở phần nghiên cứu định lượng chính thức, Tác giả đưa vào bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ: (1) rất không đồng ý; (2) không đồng ý; (3) trung lập; (4) đồng ý; (5) rất đồng ý Phiếu khảo sát được gửi đến nhà đầu tư về du lịch theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, 500 phiếu khảo sát được gửi đến các doanh nghiệp là khách sạn, khu du lịch Nghiên cứu này nhằm chỉ ra cho các chính quyền địa phương xác định được động cơ chính của nhà đầu tư Chính vì vậy đối tượng khảo sát là các nhà quản lý, chủ sở hữu các khách sạn, resort 3 sao trở lên và khu tham quan giải trí thuộc 8 tỉnh được lựa chọn. Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên được áp dụng trong nghiên cứu này Phương pháp thu thập số liệu được sử dụng là gửi bản hỏi trực tiếp và trực tuyến Tổng số người điền vào form online là 41 người, đối với người gửi bản hỏi trực tiếp tác giả phát ra 459 phiếu thu về được 341 phiếu Trong đó có 23 phiếu thiếu thông tin trong bảng hỏi, nên tác giả quyết định loại 23 phiếu này Như vậy tổng số quan sát được đưa vào phân tích là 359 quan sát Trong số 359 quan sát có 238 người được hỏi là Nam chiếm 66% và 121 người là nữ chiếm 34% Độ tuổi trung bình là 36 tuổi, cao nhất là 58 tuổi và nhỏ nhất là 24 tuổi Ngoài ra doanh nghiệp kinh doanh khách sạn chiếm 83,4% người được hỏi, 16,6% doanh nghiệp kinh doanh điểm tham quan giải trí Doanh nghiệp có vốn trong nước chiếm 85,1%, vốn nước ngoài chiếm 14,9%.

Kết quả thu về được 359 phiếu hợp lệ Với số quan sát trên là phù hợp, vì số biến quan sát trong nghiên cứu này là 35 biến, vì vậy quy mô mẫu của nghiên cứu này tối thiểu phải là 35 x 5 = 175 quan sát (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016). Vậy với số phiếu khảo sát thu về là 359 phiếu hợp lệ là đáp ứng yêu cầu về quy mô mẫu.

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Lợi thế tài nguyên”

Với kết quả phát triển thang đo bằng nghiên cứu định lượng sơ bộ ở chương 3, thang đo “Lợi thế tài nguyên du lịch” vẫn gồm 7 biến quan sát như sau:

Bảng 4.5 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Lợi thế tài nguyên DL”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

TN1 Vùng đất có hệ thống bờ biển và nhiều hòn đảo đẹp có tiềm năng phát triển du lịch

Polyzos & Arabatzis (2006); Polyzos và Minetos (2011)

TN2 Hệ sinh thái rừng độc đáo và động vật đa dạng có tiềm năng phát triển du lịch

TN3 Vùng đất có khí hậu trong lành và mát mẻ thích hợp cho phát triển du lịch.

TN4 Di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài ấn tượng có khả năng thu hút và phát triển du lịch

TN5 Các sự kiện văn hóa và lễ hội hấp dẫn nhiều du khách, có cơ hội đầu tư phát triển du lịch

TN6 Ẩm thực đa dạng và hấp dẫn, thu hút nhiều du khách.

Hoạt động giải trí về đêm hấp dẫn thu hút

Aykut et al (2004); Polyzos (2002); Snyman và Saayman (2009).

Komilis (1986); Kavadias (1992); Polyzos và Minetos (2011)

Yang và Fik, (2011); Zhang và cộng sự, (2012); Puciato (2016) Phiếu khảo sát

TN7 nhiều du khách (cuộc sống về đêm, nhà hàng, sòng bạc, chợ đêm )

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Tác giả tiến hành phân tích, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha với phần mềm SPSS 22.0 Kết quả chạy Cronbach’s Alpha thang đo “Lợi thế tài nguyên” như sau:

Bảng 4.6: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items

Bảng 4.7: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức bằng phần mềm SPSS 22.0

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,867 lớn hơn 0,7 là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016); tất cả các biến đo lường đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,5 ngoại trừ biến TN6 là -0,058 không đạt yêu cầu Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này sẽ là 0,934 lớn hơn 0,867 Vì vậy, tác giả tiến hành loại biến TN6 và thang đo được kiểm định lại như sau:

Bảng 4.8: Lợi thế tài nguyên - Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items

Bảng 4.9: Lợi thế tài nguyên - Item-Total Statistics

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức bằng phần mềm SPSS 22.0

Kết quả loại biến TN6 cho hệ số Cronbach’s alpha là 0,934 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,7 là rất tốt Hệ sô nếu loại biến nhỏ hơn 0,934 là đạt yêu cầu.

4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Thị trường du lịch tiềm năng”

Với kết quả phát triển thang đo bằng nghiên cứu định lượng sơ bộ ở chương 3,thang đo “Thị trường du lịch tiềm năng” vẫn gồm 6 biến quan sát như sau:

Bảng 4.10 Kết quả phát triển thang đo định tính về “Tiềm năng thị trường”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

KT1 Lượng khách đến du lịch ở địa phương đó có quy mô lớn

KT2 Khu vực đó có thống kê lợi nhuận về du lịch cao

KT3 Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cao

KT4 Tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu dễ dàng

Sự chào đón của địa phương đối với

Anil và cộng sự (2014); Dunning (2002); Puciato và cộng sự (2017) Anil và cộng sự (2014); Dunning (2002); Puciato và cộng sự (2017) Sun (2002); Dunning (2002); Aykut và Ratha (2004); Anil và cộng sự (2014) Snyman và Saayman (2009); Anil và cộng sự (2014); Assaf và cộng sự (2015);

KT6 khách du lịch và nhà đầu tư

Mức độ cạnh tranh ở địa phương đó thấp và bình đẳng

(2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)

Dunning (2002); Snyman và Saayman (2009); Villaverde và Maza (2015); Assaf và cộng sự (2015)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Tác giả tiến hành phân tích, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha với phần mềm SPSS 22.0 Kết quả chạy Cronbach’s Alpha thang đo “Thị trường du lịch tiềm năng” như sau:

Bảng 4.11: Thị trường du lịch tiềm năng - Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức bằng phần mềm SPSS 22.0

Bảng 4.12: Thị trường du lịch tiềm năng - Item-Total Statistics

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,944 lớn hơn 0,7 là rất tốt (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016), tất cả các biến đo lường đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,5 là rất tốt, trong khi yêu cầu chỉ cần lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010) Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn bằng 0,944, chứng tỏ thang đo này rất tốt, ta không loại biến đo lường nào.

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch”

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ cho kết quả thang đo : “Cơ sở hạ tầng du lịch” từ nghiên cứu định tính ban đầu gồm 4 biến đo lường, kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ gồm 5 biến đo lương như sau:

Bảng 4.13 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Cơ sở hạ tầng du lịch”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

HT1 Hệ thống giao thông (cầu, bến, bãi, phương tiện ) của địa phương đó thuận lợi cho phát triển du lịch

Hệ thống giao thông kết nối địa phương đó với các

HT3 khu vực khác thuận tiện cho phát triển du lịch

(đường thủy, hàng không, đường sắt )

Các dịch vụ công cộng của địa phương đó tốt (điện, nước, y tế, vệ sinh, dịch vụ công cộng, ATM )

Kayam (2009); Artuğer và cộng sự (2013); Beerli và Martin (2004)

HT4 Có nhiều ngân hàng tại địa phương cung cấp đầy đủ phương thức giao dịch và thanh toán quốc tế

HT5 Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn tạo điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Tác giả tiến hành phân tích, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha với phần mềm SPSS 22.0 Kết quả chạy Cronbach’s Alpha thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch” như sau:

Bảng 4.14: Cơ sở hạ tầng du lịch - Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức bằng phần mềm SPSS 22.0

Bảng 4.15: Cơ sở hạ tầng du lịch - Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức bằng phần mềm SPSS 22.0

Ta thấy rằng hệ số Cronbach’s Alpha = 0,931 lớn hơn 0,7 là rất tốt (Hair và cộng sự, 2010; Meyers và cộng sự, 2016); hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn 0,5 là rất tốt (theo yêu cầu chỉ cần lớn hơn 0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,931 Vậy thang đo này các biến đo lường cho nhân tố “Cơ sở hạ tầng du lịch” là rất tốt, ta không loại biến nào.

4.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Môi trường đầu tư”

Thang đo “Môi trường đầu tư” từ nghiên cứu định tính ban đầu gồm 7 biến đo lường, kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ chỉ còn 6 biến đo lường như sau:

Bảng 4.16 Kết quả phát triển thang đo sơ bộ về “Môi trương đầu tư”

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn

Chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại nhanh chóng và công bằng

Chính quyền địa phương năng động và linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể.

Các dịch vụ hỗ trợ của chính quyền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch (tư vấn pháp luật, tìm kiếm thị trường, xúc tiến

The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

UNCTAD (2006); Masron vàShahbudin (2010); Lu và cộng sự(2011); Villaverde & Maza (2015).

Kí hiệu Tên biến đo lường Nguồn thương mại, hỗ trợ công nghệ, an ninh )

Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về đầu tư, đất đai, chính sách, dịch vụ tại địa phương đó rất dễ dàng.

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra )

UNCTAD (2006); Masron và Shahbudin (2010); Lu và cộng sự (2011); Villaverde & Maza (2015).

The Government of Ontario (2009) chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

MT6 Chi phí không chính thức ở khu vực này thấp The Government of Ontario

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phần mềm SPSS 22.0

Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Bảng 4.28: KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,918

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 7662,477

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Kết quả kiểm định hệ số KMO = 0,918 thì chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu này rất tốt, đạt yêu cầu để phân tích EFA (Kaiser, 1974; Kaiser và Rice, 1974) Kết quả kiểm định Bartlett có hệ số Sig =0,000 < 0,05, điều này có nghĩa các biến quan sát dùng để đo lường biến tổng có tương quan với nhau (Bartlett, 1937; Bartlett, 1950).

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với dữ liệu chính thức

4.3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập

Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,5 Các biến đo lương có giá trị nhỏ hơn thì tiến hành loại bỏ (Hair và cộng sự, 2010). Kết quả phép xoay nhân tố như sau:

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser

Normalization. a Rotation converged in 6 iterations.

Nguồn: Kết quả phân tích EFA từ phần mềm SPSS 22.0

Kết quả phân tích cho thấy hệ số trích xuất nhân tố Eigenvalue = 1,849 > 1 là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010; Nguyễn Đình Thọ, 2011) Kết quả phân tích hệ số Total Variance Explained = 71,547% chứng tỏ 5 nhân tố biến độc lập giải thích được cho sự thay đổi của biến phụ thuộc được 71,547% Chỉ số này như vậy là rất tốt (Hair và cộng sự, 2010).

Với kết quả phép xoay nhân tố trên ta nhận thấy rằng gần như tất cả các biến đo lường của các nhân tố đều đạt giá trị nội dung, giá trị hội tụ, giá trị khác biệt Chỉ duy nhất biến đo lường cho nhân tố “Lợi thế tài nguyên” đó là biến TN6: “Ẩm thực đa dạng và hấp dẫn thu hút nhiều du khách” là có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn < 0,5 Tuy nhiên, theo Hair và cộng sự (2010) thì với quy mô mẫu lớn thì biến có hệ số tải nhân tố gần bằng 0,5 và biến đó là quan trọng thì chấp nhận được Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia thì tác giả quyết định loại biến TN6 Như vậy, về cơ bản các biến đo lường đều nằm trong nhóm nhân tố đo lường được đề xuất sau khi nghiên cứu định lượng sơ bộ Tóm lại các thang đo lường cho các nhân tố độc lập là phù hợp và đạt yêu cầu.

4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc a Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc “Tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến đầu tư”

Bảng 4.30: KMO and Bartlett's Test – Nhân tố hấp dẫn đầu tư

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,848

Bartlett's Test of Approx Chi-Square 1154,255

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Bảng 4.31: Total Variance Explained – Nhân tố hấp dẫn đầu tư

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total

Extraction Method: Principal Component Analysis,

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Kết quả kiểm định Bartlett có hệ số Sig =0,000 < 0,05, điều này có nghĩa các biến quan sát dùng để đo lường biến tổng có tương quan với nhau (Bartlett, 1937;Bartlett, 1950).

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy, kết quả kiểm định hệ số KMO = 0,848 thì chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu này rất tốt, đạt yêu cầu để phân tích EFA (Kaiser, 1974; Kaiser và Rice, 1974).

Kết quả phân tích ở bảng 4.31 cho thấy hệ số trích xuất nhân tố Eigenvalue 3,612 > 1 là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010; Nguyễn Đình Thọ, 2011) Kết quả phân tích hệ số Total Variance Explained = 72,238% chứng tỏ 5 biến quan sát giải thích được cho sự thay đổi của nhân tố “Tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến đầu tư” đạt 72,238%, chỉ số này như vậy là rất đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010).

Bảng 4.32: Component Matrix a – Nhân tố hấp đẫn đầu tư

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Nhìn vào bảng 4.32 chúng ta thấy rằng hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đo lường cho nhân tố “Tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến đầu tư” đều lớn hơn 0,7; trong khi yêu cầu chỉ cần đạt là lớn hơn 0,5 (Hair và cộng sự, 2010) như vậy là rất tốt. b Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc “Ý định đầu tư du lịch”

Bảng 4.33: KMO and Bartlett's Test – Ý định đầu tư du lịch

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,707

Bartlett's Test of Approx Chi-Square 399,330

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Bảng 4.34: Total Variance Explained – Ý định đầu tư du lịch

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Kết quả kiểm định Bartlett có hệ số Sig =0,000 < 0,05, điều này có nghĩa các biến quan sát dùng để đo lường biến tổng có tương quan với nhau (Bartlett, 1937; Bartlett, 1950).

Bảng 4.35: Component Matrix a – Ý định đầu tư du lịch

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy, kết quả kiểm định hệ số KMO = 0,707; hệ số trích xuất nhân tố Eigenvalue = 2,223 > 1 là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010;Nguyễn Đình Thọ, 2011) Kết quả phân tích hệ số Total Variance Explained 74,094% chứng tỏ 3 biến quan sát giải thích được cho sự thay đổi của nhân tố “Ý định đầu tư du lịch” đạt 74,094%; tất cả hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,7 là rất tốt.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

4.4.1 Kiểm định tính đơn hướng

Hình 4.1: Kết quả phân tích CFA – Mô hình chuẩn hóa

Kết quả kiểm tra tính đơn hướng cho thấy các chỉ số P=0,000 < 0,05 đạt yêu cầu; CMIN/df = 1,975 < 0,3 và lớn hơn 1 nên đạt yêu cầu; GFI = 0,851 > 0,8; CFI = 0,939, TLI = 0,945 đều lớn hơn 0,9; RMSEA = 0,052 < 0,08 đều đạt yêu cầu (Taylor và cộng sự, 1993; Hair và cộng sự, 2010).

Với kết quả trên kiểm chứng tính đơn hướng của thang đo là đạt yêu cầu Đồng thời mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thực tế.

4.4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo trong phân tích CFA

Bảng 4.36: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo trong phân tích CFA

Nhân tố Biến quan sát

Estimate Độ tin cậy thang đo Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích

MT1 ,827 MT2 ,745 MT3 ,757 MT4 ,864 MT5 ,890

KT1 ,812 KT2 ,886 KT3 ,914 KT4 ,929 KT5 ,849

TN1 ,850 TN2 ,823 TN3 ,862 TN4 ,824 TN5 ,829

Nguồn: Kết quả phân tích bằng Amos

Với kết quả ở bảng trên, ta thấy rằng hệ số độ tin cậy tổng hợp của 6 nhân tố đều lớn hơn 0,6 và hệ số phương sai trích của 6 nhóm nhân tố đều lớn 0,5 Đều này chứng tỏ thang đo của 6 nhóm nhân tố đều đạt yêu cầu (Gerbing và Anderson, 1988; Hair và cộng sự, 2010).

4.4.3 Kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt trong phân tích CFA

Dựa vào kết quả phân tích CFA (Hình 4.1) ta thấy rằng tất cả các biến quan sát đều có hệ số chuẩn hóa hồi quy đo lường cho 6 nhân tố đều lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1. Biến thấp nhất là CP3 có giá trị là 0,695; đồng thời tất cả các giá trị P-value đều nhỏ hơn 0,001 (yêu cầu chỉ cần nhỏ hơn 0,05), điều này chứng tỏ tất cả các biến đo lường đều đạt giá trị hội tụ trong thang đo (Gerbing và Anderson, 1988; Hair và cộng sự, 2010).

Kết quả kiểm định giá trị phân biệt được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.37: Kết quả giá trị ước lượng tương quan giữa các biến

Nguồn: Kết quả phân tích bằng Amos

Với kết quả trên, ta nhận thấy rằng giữa các khái niệm có hệ số tương quan đều nhỏ hơn 1 Hệ số tương quan cao nhất là 0,324 đều nhỏ hơn 0,695 (hệ số tương quan nhỏ nhất đo lường cho 1 khái niệm ở hình 4.1) Như vậy, về cơ bản chỉ số này đạt yêu cầu về giá trị phân biệt giữa các khái niệm (Bagozzi và Foxall, 1996) Kết quả trên đã thỏa mãn 2 yêu cầu là tương quan giữa các nhân tố với nhau phải nhỏ hơn 1, đồng thời tương quan giữa các nhân tố phải nhỏ hơn tương quan của các biến quan sát đo lường cho 1 nhân tố và phải nhỏ hơn 1(Gerbing và Anderson, 1988) Đồng thời, hệ số Pvalue đều nhỏ hơn 0,001 (yêu cầu chỉ cần nhỏ hơn 0,05) là quá tốt; chỉ có 1 chỉ số Pvalue là0,001 nhưng vậy cũng là chỉ số quá tốt so với yêu cầu Tựu trung lại, tất cả các dữ liệu chứng minh thang đo đạt giá trị phân biệt.

Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình SEM

4.5.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu

Hình 4.2: Kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết

Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm Amos 21.0

Kết quả chỉ ra hệ số CMIND/df = 2,038 lớn hơn 1 nhỏ hơn 3 là rất tốt; TLI 0,935 và CFI = 0,941 cả hai chỉ số đều lớn hơn 0,9 là tốt Chỉ số GFI nếu lớn hơn 0,9 là rất tốt và RMSEA nếu nhỏ hơn 0,5 là rất tốt Tuy nhiên, GFI = 0,845 lớn hơn 0,8 và RMSEA = 0,054 nhỏ hơn 0,08 thì được cho là đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010). Như vậy, về cơ bản mô hình nghiên cứu đề xuất là phù hợp với dữ liệu thực tế.

4.5.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Bảng 4.38: Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm Amos 21.0

Trong đó: 1 Estimate: là ước lượng hồi quy; 2 S.E (Standard Error) là Sai lệch chuẩn; 3 C.R (Critical Ratios) là chỉ số tới hạn.

Với kết quả trên ta thấy P-value đều nhỏ hơn 0,05 (độ tin cậy 95%), tất cả các nhân tố đều có tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây (Sun, 2002; Dunning, 2002; Buckley và cộng sự, 2016; Snyman và Saayman, 2009; Adam và Amuquandoh, 2013; Assaf và cộng sự, 2015) Kết quả chỉ ra mức độ tác động “thị trường du lịch tiềm năng” tới tính hấp dẫn của điểm đến là nhiều nhất với 0,471, điều này hoàn toàn phù hợp với rất nhiều nghiên cứu trước đây (Scaperlanda và Mauer, 1969; Schollhammer, 1972; Caves và Reuber, 1971; Assaf và cộng sự, 2015; Tomohara, 2016; Li và cộng sự, 2017) Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu chỉ ra nhân tố quan trọng tiếp theo là “lợi thế chi phí” (Anil và cộng sự, 2014;Dunning, 2002; Johnson và Vanetti, 2005; Snyman và Saayman, 2009) Tuy nhiên,nghiên cứu của tác giả chỉ ra “lợi thế tài nguyên du lịch” là yếu tố quan trọng tiếp theo đối với nhà đầu tư Điều này, được tác giả phỏng vấn nhà đầu tư sau kết nghiên cứu, họ cho rằng tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư ban đầu Ngoài ra, tài nguyên du lịch là yếu tố tạo ra sự thu hút du khách, nhà đầu tư chỉ việc cũng cố và tạo cho nó hấp dẫn hơn, thu hút du khách nhiều hơn Và đó cũng chính là mục tiêu chính của việc đầu tư là thu hút nhiều du khách, giảm chi phí đầu tư.

Rất nhiều nghiên cứu cũng thừa nhận 3 nhóm nhân tố quan trọng nhất, tác động nhiều nhất đến tính hấp dẫn của điểm đến đó là: thị trường du lịch tiềm năng; cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch (UNCTAD, 2007; Ussi và Wei, 2011; Polyzos và Minetos, 2011; Santos và cộng sự, 2016) Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Tuy nhiên, nhân tố tài nguyên du lịch được tác giả phát hiện và bổ sung thêm biến đo lường đầy đủ hơn đó là biến “các dịch vụ giải trí hấp dẫn thu hút khách”.

Hầu hết, tất cả các nghiên cứu định lượng và định tính chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các nhân tố tác động tới tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư (UNCTAD, 2007; Ussi và Wei, 2011; Polyzos và Minetos, 2011; Santos và cộng sự, 2016; Snyman và Saayman, 2009; Adam và Amuquandoh, 2013; Assaf và cộng sự, 2015; Puciato và cộng sự, 2017) Nghiên cứu của tác giả đã đi sâu hơn 1 bước nữa, đó là xác định mối quan hệ giữa tính hấp dẫn điểm đến đối với ý định nhà đầu tư Kết quả chỉ ra rằng, nhân tố tính hấp dẫn điểm đến đầu tư có tác động rất lớn đến ý định đầu tư là là 0,719 Kết quả trên góp phần khẳng định các nhà đầu tư tập trung vào lợi thế thị trường du lịch tiềm năng là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến tính hấp dẫn của điểm đến thu hút vốn đầu tư Kế đến là nhân tố tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng góp phần quang trọng tạo nên tính hấp dẫn điểm đến đầu tư Hai nhân tố còn lại thì mức độ tác động tương đồng nhau Như vậy, ta có thể khẳng định giả thuyết nghiên cứu lúc ban đầu là phù hợp với dữ liệu thị trường và đồng thuận với quan điểm của nhà đầu tư rằng:

H1: Lợi thế tài nguyên có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn của đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch

H2: Cơ sở hạ tầng du lịch có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn của đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch

H3: Lợi thế kinh tế (Thị trường du lịch tiềm năng) có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn của đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch

H4: Môi trường đầu tư có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn của đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch.

H5: Lợi thế chi phí có tác động cùng chiều đến tính hấp dẫn của đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch.

H6: Tính hấp dẫn của điểm đến có tác động cùng chiều đến ý định đầu tư du lịch của nhà đầu tư.

Ngày đăng: 30/12/2022, 22:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w