Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck .
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck, luận án đặt ra những mục tiêu nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, giới thuyết lí thuyết phê bình cổ mẫu Chứng minh tính ưu việt của lí thuyết phê bình cổ mẫu trong nghiên cứu văn học, góp phần vào các nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu liên ngành.
Thứ hai, tổng quan về những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck, từ đó kế thừa và phát triển những kết quả đã có để tìm ra đặc trưng cổ mẫu trong tác phẩm của nhà văn.
Thứ ba, chỉ ra những điểm gặp gỡ giữa mô hình phổ quát của các cổ mẫu trên thế giới tương ứng với các cổ mẫu xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn và lí giải cội nguồn sáng tạo tiểu thuyết John Steinbeck từ Kinh Thánh, thần thoại Hi Lạp và văn học phương Tây Đồng thời, luận án cũng phân tích những điểm khác lạ, mới mẻ của các cổ mẫu này được quy định bởi đặc trưng văn hóa Mỹ Từ đó, luận án sẽ trình bày sự xung đột giữa hệ cổ mẫu của John Steinbeck với các hệ giá trị phổ biến.
Thứ tư, minh giải cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck, luận án khám phá giá trị của các cổ mẫu trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng cũng như quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của Steinbeck; xác định những nét đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết John Steinbeck; khẳng định vị trí và đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Mỹ và văn học thế giới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, xác lập khái niệm cổ mẫu, lịch sử hình thành và phát triển của phê bình cổ mẫu, nội dung và khuynh hướng nghiên cứu cơ bản của trường phái này ở phương Tây thế kỉ XX, hướng tiếp cận cổ mẫu đương đại.
Thứ hai, khảo sát, thống kê, phân tích các tài liệu nghiên cứu tiếng Anh để chỉ ra những khuynh hướng nghiên cứu về John Steinbeck trên thế giới, những kết quả nghiên cứu về cổ mẫu trong tác phẩm của John Steinbeck; điểm lại các bài viết, công trình bằng tiếng Việt có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thứ ba, khảo sát, nhận diện, phân tích và minh giải đặc trưng của những cổ mẫu điển hình trong tiểu thuyết John Steinbeck Luận án tập trung vào các cổ mẫu tiêu biểu gắn với đặc trưng nổi bật của chúng, đó là: cổ mẫu mẹ và sự tái lập bản sắc nữ tính, cổ mẫu anh hùng và dấu ấn giải huyền thoại, cổ mẫu đất, nước và diễn ngôn sinh thái.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng các nghiên cứu về văn học, văn hóa, lịch sử xã hội, luận án sử dụng lí thuyết phê bình cổ mẫu, kết hợp cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại với cách tiếp cận lịch sử-xã hội.
- Cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại: khảo sát các tiểu thuyết của John Steinbeck, chọn lọc và hệ thống các motif, biểu tượng thường xuyên được lặp lại; xác định các cổ mẫu và tìm hiểu ý nghĩa phổ quát của chúng trong tâm thức nhân loại nói chung và minh định ý nghĩa của các cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck Cách tiếp cận này dựa trên nền tảng nhân học, tâm lí học, tôn giáo để khám phá sự kế thừa những huyền thoại, cổ mẫu từ Kinh Thánh, thần thoại Hi Lạp, văn học phương Tây trong tiểu thuyết John Steinbeck.
- Cách tiếp cận lịch sử-xã hội: xem xét vai trò của các sự kiện lịch sử, xã hội, hệ thống chính trị, chủng tộc, giới tính đối với sự tái sinh các cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck Cách tiếp cận lịch sử-xã hội chú trọng mối quan hệ giữa văn bản văn học và lịch sử xã hội của tác giả cũng như cộng đồng của anh ta Do đó, việc sử dụng cách tiếp cận này sẽ giúp chúng tôi lí giải sự xung đột giữa hệ cổ mẫu của John Steinbeck với các mẫu hình ban đầu, các hệ giá trị phổ quát.
4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, luận án kết hợp nhiều phương pháp và thao tác nghiên cứu. Luận án chú trọng các phương pháp sau:
- Phương pháp liên ngành: được sử dụng xuyên suốt luận án để khám phá cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck trên nền tảng kết hợp kết quả nghiên cứu từ các lĩnh vực đa dạng của khoa học xã hội và nhân văn như văn học, văn hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo, ngôn ngữ học, tâm lí học.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: được dùng để khảo sát, sắp xếp hệ thống cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck, đồng thời khi phân tích các phương diện biểu hiện của hệ thống cổ mẫu đó, luận án không xem xét vấn đề theo hướng cô lập mà đặt trong hệ thống để xác định đặc trưng cổ mẫu và phong cách tiểu thuyết John Steinbeck.
- Phương pháp so sánh lịch sử: được dùng để tái thiết những gì đã suy tàn hoặc biến mất của một nền văn hóa, văn học; đối chiếu các sự kiện lịch sử để truy tìm nguồn gốc văn hóa, lịch sử và giải thích quá trình tái sinh cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck.
- Phương pháp phê bình tiểu sử: được dùng để nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck trong mối quan hệ với cuộc đời của nhà văn, tìm kiếm những chi tiết tiểu sử đặc biệt ảnh hưởng đến tư tưởng và sáng tác của John Steinbeck.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận án còn sử dụng các thao tác nghiên cứu khoa học khác, cụ thể như: so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp, bình giải, khảo sát văn bản, khảo cứu và biên dịch tư liệu, thống kê phân loại các cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck.
Đóng góp của luận án
Luận án là công trình tiếng Việt đầu tiên nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck Kết quả khoa học của luận án mở ra hướng diễn giải, phân tích một cách hệ thống và chuyên sâu về cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck Kết quả của luận án là cơ sở quan trọng để khẳng định những điểm kế thừa và cách tân của John Steinbeck ở thể loại tiểu thuyết.
Luận án giải quyết thành công một số vấn đề mới trong nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck: nhận diện, lí giải những ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử- xã hội đến cách nhà văn tái sinh các cổ mẫu; chỉ ra vai trò của hệ thống cổ mẫu trong việc kiến tạo nên giá trị nghệ thuật và tính nhân văn của tiểu thuyết John Steinbeck, cho thấy ý nghĩa và tầm ảnh hưởng của hệ thống cổ mẫu này trong cuộc đối thoại với các mẫu gốc, các giá trị phổ quát và công cuộc định hình bản sắc văn hóa Mỹ đương đại.
Việc nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck dưới góc độ cổ mẫu góp phần cung cấp một phương thức mới trong hành trình khám phá đặc sắc tiểu thuyết John Steinbeck và sáng tác của các nhà văn khác, đem đến những hiểu biết căn bản và toàn diện về các yếu tố nguyên bản cổ xưa của nhân loại và bản sắc văn hóa Mỹ trong tiểu thuyết John Steinbeck Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tìm hiểu cổ mẫu văn chương, tiểu thuyết John Steinbeck và văn hóaMỹ.
Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được triển khai thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Cổ mẫu mẹ và sự tái lập bản sắc nữ tính trong tiểu thuyết John Steinbeck
Chương 3: Cổ mẫu anh hùng và dấu ấn giải huyền thoại trong tiểu thuyết John Steinbeck
Chương 4: Cổ mẫu đất, nước và diễn ngôn sinh thái trong tiểu thuyết John Steinbeck
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Phê bình cổ mẫu: từ cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại đến cách tiếp cận lịch sử-xã hội
Phê bình cổ mẫu (Archetypal Criticism) là một khuynh hướng nghiên cứu lớn trong lịch sử nghiên cứu văn học, bắt đầu phát triển vào những năm 1930 -1940 và đạt đến đỉnh cao vào những năm 50, 60 của thế kỉ XX Chiến lược phê bình này là trở về với văn bản, tìm ra những tác phẩm gần gũi hoặc tương tự ở mọi nơi trên thế giới để hiểu rõ sự tái sinh của những nhân vật, kiểu trần thuật và motif cổ mẫu nhất định Lược sử phê bình cổ mẫu cho thấy có nhiều cách tiếp cận cổ mẫu tùy thuộc góc nhìn của người nghiên cứu Trong đó, có thể xem cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại, kết hợp giữa lí thuyết của Jung và Frye, là xu hướng nổi trội của phê bình cổ mẫu thời kì đầu Tuy nhiên, vào cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, các nhà nghiên cứu dần nhận ra những điểm hạn chế của cách tiếp cận này, do đó, hướng đến kết hợp với phương pháp tiếp cận lịch sử-xã hội để khám phá cổ mẫu cả bề rộng lẫn bề sâu.
1.1.1 Cách tiếp cận tâm lí-huyền thoại
Cổ mẫu (archetype) là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ, được hiểu là những mẫu hình ban đầu, thường được sao chép, mô phỏng, bắt chước về sau Ý nghĩa này được tạo nên từ những gốc từ của nó, đó là: “arkhe” mang nghĩa
“khởi đầu, nguồn gốc, vị trí đầu tiên” và “typos” mang nghĩa “khuôn mẫu, mô hình hoặc kiểu mẫu” [8] Trong tiếng Việt, thuật ngữ archetype được chuyển dịch bằng nhiều cách khác nhau: cổ mẫu, mẫu gốc, nguyên mẫu, siêu mẫu, mẫu tượng, mẫu cổ, sơ nguyên tượng Tuy vậy, thuật ngữ này vẫn được thống nhất trong cách hiểu của giới nghiên cứu như là một yếu tố xuất hiện từ thời cổ xưa và trở thành mẫu số chung cho kinh nghiệm tinh thần của nhân loại.
Ngay từ thời cổ đại, với quan điểm “con người có khả năng hòa nhập về tinh thần vào thế giới lí tưởng”, Platon đã đề xuất khái niệm idea, một trong ba khái niệm then chốt của học thuyết Platon, chỉ “những thực tại ở thế giới thứ nhất, ngoài cửa hang Những idea này có tính phi vật chất nhưng tồn tại khách quan và vĩnh cửu” [9] Khái niệm idea của Platon đã khơi gợi cho Carl Jung, nhà tâm lí học người Thụy Sĩ, đề xuất cổ mẫu, một trong những ý tưởng quan trọng và nổi bật trong lí thuyết tâm lí học phân tích của ông Khái niệm này gắn liền với lí thuyết nổi tiếng của Jung về vô thức tập thể Quá trình hình thành lí thuyết cổ mẫu được Jung khởi đầu từ năm 1912, đánh dấu sự chia rẽ giữa ông và Sigmund Freud, vốn là thầy của Jung Đây cũng là thời điểm Jung bắt đầu theo đuổi hướng nghiên cứu độc lập về tâm lí học chuyên sâu Các khái niệm, ý tưởng về cổ mẫu của Jung được tập hợp trong cuốn Archetypes and the Collective Unconscious
(Cổ mẫu và vô thức tập thể, 1981) [10] Theo đó, lí thuyết của Jung phân chia tâm lí con người thành ba cấp độ: ý thức cá nhân (ego), vô thức cá nhân (personal unconscious) và vô thức tập thể (collective unconscious) Trong đó, vô thức tập thể là yếu tố tâm lí làm nổi bật học thuyết của Jung so với các nhà tâm lí học khác Jung “chọn hạng từ ‘tập thể’ (collective) vì phần này của vô thức không mang tính cá thể mà phổ quát; trái ngược với tinh thần cá nhân, nó có những nội dung và kiểu hành vi gần như có mặt ở khắp nơi, trong mọi cá thể Nói cách khác, nó giống nhau ở tất cả mọi người, và do đó cấu thành nên một chất nền tinh thần chung của bản tính siêu nhiên hiện diện trong mỗi chúng ta” [11] Nội dung của vô thức tập thể được ông gọi tên là những cổ mẫu.
Như thế, Jung là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “cổ mẫu” để “chỉ ‘những hình ảnh nguyên thủy’ và ‘dư lượng tâm linh’ của các nguyên mẫu được lặp đi lặp lại trong vô thức tập thể của nhân loại và được thể hiện trong huyền thoại, tôn giáo, giấc mơ và mơ mộng cá nhân, cũng như trong các tác phẩm văn học” [12,16] Theo ông, cổ mẫu tái xuất hiện trong tiến trình lịch sử nhân loại ở bất cứ nơi đâu có hoạt động sáng tạo Nó lay động mỗi chúng ta bởi vì “nó khơi dậy trong ta một giọng nói to hơn giọng nói của chính ta” [13,599] Đó là giọng nói của tổ tiên, của vô thức tập thể được lắng đọng qua bao thế hệ Có thể nói, phải đến Jung cổ mẫu mới được xác lập như một thuật ngữ tâm lí học Trong Thăm dò tiềm thức, ông tái khẳng định rằng: cổ mẫu “là những yếu tố tâm thần không thể cắt nghĩa được bằng một sự việc xảy ra trong đời sống Nó hình như bẩm sinh đã có, có từ nguyên thủy, nó là một thành phần trong gia tài tinh thần nhân loại” [14,95-96] Ông cũng nhấn mạnh tính chất ban sơ, nguyên thủy của cổ mẫu như là những nội dung vô thức tập thể hiện hữu trong “những hình thức cổ xưa, hoặc đúng hơn là những hình thức nguyên thủy, tức là những hình ảnh chung tồn tại từ những thời đại xa xưa nhất” [15,78] Cũng theo Jung, mặc dù “thoát thai từ vô thức tập thể” song cổ mẫu vẫn “có tính tự trị” của nó Điều này có nghĩa là “cổ mẫu không bó mình vĩnh viễn trong vô thức cộng đồng, như là cái có sẵn, mà nó luôn vận động, do những xung năng nội tại, nhằm phát triển trong xu hướng chống lại sự kiểm soát của ý thức” [DT 16] Như vậy, những nghiên cứu của Jung đã tiết lộ rằng: cổ mẫu có nguồn cội từ xa xưa, nảy nở trong khu vườn vô thức tập thể, chứa đựng kí ức của cộng đồng, chúng mang tính bẩm sinh và tự trị Ông cũng cho biết ứng với mỗi một trạng thái của con người sẽ có một cổ mẫu tương ứng, chẳng hạn như cổ mẫu Mẹ (Mother), Tái sinh (Rebirth), Tinh thần (Spirit),
Kẻ lừa lọc (Trickster) do đó, số lượng cổ mẫu là vô tận [17] Cùng với vô thức tập thể, cổ mẫu là một trong những chất liệu quan trọng để Jung “vẽ bản đồ tâm hồn con người” như Murey Stein từng nhận định Tóm lại, trong lí thuyết tâm lí học phân tích của Jung, cổ mẫu mang tính phổ quát, tự trị và căn bản Bất kì nền văn hóa hay giai đoạn lịch sử nào cũng đều chia sẻ những mô hình cổ mẫu phổ biến.
Những “luận điểm tràn đầy cảm hứng khai phá” [16] của Jung về cổ mẫu đã mở ra hướng tiếp cận tâm lí học, định hình lí thuyết phê bình cổ mẫu và gợi hứng cho rất nhiều nhà nghiên cứu về sau Nhiều nhà phê bình như Maud Bokin, Joseph Campbell, Gaston Bachelard, Northrop Frye đã phát triển lí thuyết của Jung về vô thức tập thể và cổ mẫu để khám phá các tác phẩm văn chương Trong đó, Northrop
Frye, nhà phê bình thần thoại người Canada, là người có công rất lớn đối với việc xác lập lí thuyết phê bình cổ mẫu khi mở rộng nội hàm thuật ngữ cổ mẫu của Jung bằng cách xem xét nó từ góc nhìn huyền thoại học Công trình khoa học có sức ảnh hưởng lớn của Frye, Anatomy of Criticism (Giải phẫu văn chương), gồm có bốn tiểu luận: phê bình lịch sử, phê bình đạo đức, phê bình cổ mẫu và phê bình thể loại Trong đó, tiểu luận thứ nhất gắn với các lí thuyết về thức (mode), tiểu luận thứ hai bàn về các biểu tượng làm tiền đề cho nghiên cứu cổ mẫu, tiểu luận thứ ba đề cập đến các huyền thoại, tiểu luận thứ tư nghiên cứu cách thức để tác giả và văn bản giao tiếp với độc giả hay khán giả [18] Frye đề xuất rằng toàn bộ các tác phẩm văn học tạo thành một “thế giới văn chương độc lập” được tạo ra qua các thời đại bằng trí tưởng tượng của nhân loại để đồng hóa thế giới xa lạ và thờ ơ của tự nhiên thành những loại cổ mẫu, đáp ứng những mong muốn và nhu cầu dài lâu của con người Trong thế giới văn chương này, bốn cổ mẫu thần thoại cơ bản tương ứng với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và bốn thể loại chủ yếu: hài kịch, truyện hư cấu, bi kịch, châm biếm Như bản chất của chu kì tự nhiên, các mô thức tự sự này cũng vận động theo chu kì tuần hoàn, sống và chết, bốn mùa trong năm, bốn giai đoạn của đời người [19] Khi xem xét mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học, Frye phát hiện sự lặp lại của các cấu trúc hoặc ngữ cảnh và nhận định rằng văn học là huyền thoại được tái cấu trúc thông qua những cổ mẫu thần thoại liên tục được tái sinh và làm mới trong các mô thức tự sự khác nhau [13] Nhìn từ cổ mẫu, Frye cho rằng vũ trụ văn chương không hoàn toàn quá tự trị và cô lập “Văn học giữ vai trò chủ yếu trong việc biến đổi thế giới vật chất thành một thế giới ngôn từ sống động, dễ nhận thức và lưu lại ấn tượng lâu bền, bởi vì nó đáp ứng những nhu cầu và quan tâm của con người” [12,17].
Kết hợp quan niệm về cổ mẫu của Jung và Frye, Vũ Minh Đức cho rằng:
“Cổ mẫu, trước hết, là mẫu của những biểu tượng có mối liên hệ chặt chẽ với vô thức tập thể, là nơi lưu giữ kí ức, kinh nghiệm tập thể của dân tộc và nhân loại Cổ mẫu là khuôn mẫu nguyên thủy để từ đó có nhiệm vụ phục vụ cho một mô hình cụ thể” [20,9] Theo tổng hợp của Vũ Minh Đức, đặc điểm của cổ mẫu bao gồm: tính phổ quát nhân loại, tính biểu tượng huyền thoại và tính phái sinh.
Như vậy, cách tiếp cận tâm lí học xem xét cổ mẫu như là sự kết tinh các kinh nghiệm tinh thần phổ quát nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn nhân loại Cách tiếp cận huyền thoại học chú trọng tính lặp lại của những kiểu mẫu cổ xưa để đáp ứng những mong muốn có tính hằng số của con người thuộc các nền văn hóa cách biệt về không gian lẫn thời gian Kết hợp cả hai hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu đã gặt hái những thành công ban đầu trong việc giải quyết các câu hỏi về cổ mẫu liên quan đến tâm linh, văn hóa Tuy nhiên, bản chất của cổ mẫu vẫn là vấn đề chưa được giới nghiên cứu thống nhất đồng thuận, thậm chí nhiều cuộc tranh cãi về nó đã nổ ra trên các không gian học thuật uy tín.
1.1.2 Cách tiếp cận lịch sử-xã hội
Khi đề xuất lí thuyết mang tính đột phá của mình, Jung đã bộc lộ sự lúng túng, mâu thuẫn qua rất nhiều cách thức khác biệt, phức tạp để xác định những gì là cổ mẫu Theo tổng hợp của nhà nghiên cứu tâm lí học Jon Mills, điều đó được biểu hiện qua việc Jung đã đưa ra rất nhiều tên gọi khác nhau, thậm chí trái ngược về archetype: “Jung gọi cổ mẫu là những ý tưởng bẩm sinh, hình thức, hình ảnh tập thể, bản năng, tổ chức nhạy cảm, tưởng tượng, cảm xúc, mô hình hành vi và cường độ định tính như tính chất bí ẩn Ở những nơi khác trong
Collective Works, ông gọi chúng là những năng lượng tâm linh, thực thể, các lực lượng và cơ quan độc lập tự tổ chức và có thể tự mình áp đặt một người chống lại ý chí của chính họ Hơn nữa, Jung cho rằng tâm trí độc lập với các cổ mẫu, có đặc tính siêu việt, tồn tại bên ngoài không gian và thời gian do cấu trúc và sự hiện diện siêu nhiên của chúng Nhưng Jung cũng gọi cổ mẫu là các khái niệm, giả thuyết, mô hình trải nghiệm và ẩn dụ khi ông quay về với các ý niệm triết học trước đây của mình dưới nguyên tắc khoa học” [21,2] Như vậy, theo Jon Mills, bên cạnh những đóng góp nhất định, lí thuyết cổ mẫu của Jung vẫn bộc lộ tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học, thậm chí chỉ đơn thuần là suy đoán lí thuyết. Những đề xướng mâu thuẫn về cổ mẫu của Jung, do đó, đã dẫn đến những ý kiến tranh luận của các nhà nghiên cứu về bản chất của cổ mẫu.
Học giả Knox, với công trình Archetype, Attachment, Analysis: Jungian
Psychology and the Emergent Mind (Cổ mẫu, gắn bó, phân tích: Tâm lí học của Jung và tâm thức hợp trội, 2003), đã cung cấp một cách diễn giải mới về cổ mẫu dựa trên mô hình phát triển của tâm trí được cấu thành bởi ba yếu tố: trí não, bản năng và nhận thức Knox khẳng định rằng mô hình này cho biết cổ mẫu là một phần của tâm lí tập thể, không có hình ảnh bẩm sinh trong bản thân chúng, nhưng lại tạo ra các kiểu mẫu ý nghĩa được lặp lại thường xuyên [22] Trong bài viết
Approaching Archetypes: Reconsidering Innateness (Tiếp cận cổ mẫu: Xét lại tính bẩm sinh, 2010), Goodwyn xem xét tính bẩm sinh của cổ mẫu và dựa trên những kết quả nghiên cứu di truyền học để chống lại ý tưởng tâm trí chứa những nội dung bẩm sinh có ý nghĩa quan trọng [23] Đến năm 2013, nhà nghiên cứu này đã xác lập một mô hình cổ mẫu trên cơ sở thực nghiệm thay vì chỉ suy đoán lí thuyết trong bài viết Recurrent Motifs as Resonant Attractor Atates in the
Nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck
1.2.1 Nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck trên thế giới
Là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại của nền văn học Mỹ thế kỉ XX, John Steinbeck và các sáng tác của ông là một đề tài lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu và bạn đọc Đến nay, đã có nhiều chuyên luận, bài báo khoa học, luận văn, luận án tiếp cận tiểu thuyết John Steinbeck theo nhiều hướng nghiên cứu, góp phần nhận diện, phác thảo và xác lập phong cách nghệ thuật tiểu thuyết John Steinbeck Trong đó, có thể kể đến các hướng nghiên cứu lớn quy tụ các học giả ở khắp mọi nơi trên thế giới, bao gồm:
Phê bình Tiểu sử quan tâm đến cuộc đời của John Steinbeck từ thuở nhỏ ở
Salinas, California; đến những năm tháng ở thành phố San Fransico, Mexico, New York, làm phóng viên chiến trường tại Việt Nam; đặc biệt là những người thân, bạn bè và những sự kiện lớn trong cuộc đời nhà văn có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tác phẩm của ông Các công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là: John Steinbeck (1971) của học giả James Gray [27], The Portable
Steinbeck (1971) của nhà nghiên cứu Pascal Covici [28], Steinbeck: A Life in Letters (Steinbeck: Cuộc đời trong những bức thư, 1975) được biên tập bởi
Elaine Steinbeck và Robert Wallstein [29], The True Adventures of John Steinbeck, Writer (Cuộc hành trình thực sự của nhà văn John Steinbeck, 1984) của Jackson J Benson [30], John Steinbeck: A Biography (Tiểu sử John
[31] và gần đây nhất là cuốn Mad at the World: A Life of John Steinbeck (Phẫn nộ vì thế giới: cuộc đời John Steinbeck, 2020) của William Souder [32].
Trong khi đó, phê bình Xã hội học tiếp cận tiểu thuyết John Steinbeck trong mối quan hệ với các yếu tố văn hóa, xã hội - bối cảnh ra đời của tác phẩm - như những tiền đề quan trọng chi phối đề tài, chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của nhà văn Những mốc lịch sử có ý nghĩa lớn của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu để lí giải tác phẩm của Steinbeck Điển hình là các nghiên cứu sau: The Grapes of Wrath: Trouble in the Promised Land (Chùm nho phẫn nộ: Nỗi đau ở miền đất hứa,
1989) của Louis Owens [33], John Steinbeck and the Great Depression (John
Steinbeck và Đại suy thoái, 2015) của Alison Morretta [34].
Với phê bình Mới, các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện mới mẻ về tiểu thuyết John Steinbeck, đặc biệt là về cấu trúc, ngôn ngữ, chủ đề, nhân vật, hình tượng, motif, phong cách Các công trình đáng kể là: The Wide World of John Steinbeck (Thế giới rộng lớn của John Steinbeck, 1958) của học giả Peter Lisca
[35], The Novels of John Steinbeck (Tiểu thuyết của John Steinbeck, 1963) của Howard Levant [36].
Tiếp cận tiểu thuyết John Steinbeck từ góc nhìn phê bình sinh thái, nữ quyền sinh thái, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng khủng hoảng sinh thái, ý thức sinh thái, mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong các sáng tác của Steinbeck Trong đó, Steinbeck and the Environment: Interdisciplinary
Approaches (Steinbeck và môi trường: Tiếp cận liên ngành, 1997) do Susan F.
Beegel, Susan Shillinglaw và Wesley N Tifney biên tập [37], Monstrous Ecology: John Steinbeck, Ecology, and American Cultural Politics (Sinh thái quái dị: John Steinbeck, Sinh thái học và Chính trị văn hóa Mỹ, 2005) của nhà nghiên cứu Lloyd Willis [38], “Ecological Consiousness in John Steinbeck’s ‘The Grapes of Wrath’” (“Ý thức sinh thái trong ‘Chùm nho phẫn nộ’ của John Steinbeck”, 2015) của S.
C Bamarani [39], John Steinbeck through the Perspective of Ecocritical Reading (John Steinbeck từ quan điểm đọc sinh thái, 2016) của Lucie Benesová [40] là những nghiên cứu tiêu biểu.
Bên cạnh các hướng nghiên cứu trên, tiểu thuyết John Steinbeck còn được tiếp cận từ lí thuyết phê bình nữ quyền, phê bình biểu tượng Một số nghiên cứu nổi bật thuộc hai khuynh hướng này ít nhiều đã chạm đến vấn đề cổ mẫu trong tiểu thuyết của nhà văn.
Phê bình nữ quyền là một địa hạt nghiên cứu khá mới mẻ, xuất hiện vào khoảng những năm 1960 Khuynh hướng tiếp cận văn chương này đặt trọng tâm vào ba khía cạnh chủ yếu: sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, nữ giới cầm quyền hoặc mối quan hệ về quyền lực giữa nam giới và nữ giới, trải nghiệm nữ. Chịu ảnh hưởng bởi những người phụ nữ (mẹ, chị em gái, những người vợ) và trưởng thành trong một xã hội đầy bất ổn đầu thế kỉ XX, John Steinbeck sớm nhận thức rõ vai trò và vị trí của nữ giới để xây dựng những mẫu hình nhân vật nữ mạnh mẽ, táo bạo, nắm giữ địa vị quan trọng trong gia đình vào những thời điểm chuyển giao lịch sử đặc biệt Đây cũng là điểm gặp gỡ của những nhà nghiên cứu khi tiếp cận tiểu thuyết John Steinbeck theo khuynh hướng phê bình nữ quyền.
Những công trình tiêu biểu khám phá tiểu thuyết John Steinbeck theo lí thuyết phê bình nữ quyền bao gồm: “From Patriarchy to Matriarchy: Ma Joad’s Role in ‘The Grapes of Wrath’” (“Từ chế độ gia trưởng đến chế độ mẫu quyền: Vai trò của Ma Joad trong ‘Chùm nho phẫn nộ’”, 1982) của Warren Motley [41],
Defying Domesticity: Steinbeck’s critique of gender politics of postwar generation in “East of Eden” (Thách thức đời sống gia đình: Phê phán chính trị giới ở thế hệ hậu chiến của Steinbeck trong “Phía đông vườn địa đàng”, 2008) của Danielle Woods [42], Gender relations in Steinbeck’s “The Grapes of Wrath” (Những mối quan hệ giới trong “Chùm nho phẫn nộ” của John Steinbeck, 2010) của Fonseca [43], “The Construction of Female Subject Identity in ‘The Grapes of Wrath’” (“Cấu trúc của căn cước nhân vật nữ trong “Chùm nho phẫn nộ’”,
2016) của Limin Wu [44], Steinbeck’s Female Characters: Environment,
Confinement, and Agency (Nhân vật nữ của Steinbeck: Môi trường, Sự giam cầm và Chức năng, 2016) của Nikki Marrie Garcia [45], “Cathy’s ‘Masculinity’ as
Survival in Steinbeck’s ‘East of Eden’” (“‘Tính nam’ của Cathy như là sự sống sót trong ‘Phía đông vườn địa đàng’ của John Steinbeck”, 2016) của Kelly-Rae Meyer [46]… Trong đó, chuyên luận The Indestructible Woman in Faulkner,
Hemingway and Steinbeck (Người phụ nữ bất tử của Faulkner, Hemingway và Steinbeck, 1986) của Mimi R Gladstein đã có những nhận xét đề cập đến vấn đề cổ mẫu khi phân tích người phụ nữ bất tử trong tiểu thuyết của John Steinbeck Ý tưởng về người phụ nữ bất tử giống như mẹ thiên nhiên, đôi lúc hung dữ đôi khi tử tế nhưng lại luôn luôn bền bỉ trong tác phẩm của John Steinbeck được Gladstein khám phá qua các nhân vật nữ tiêu biểu như Ma Joad trong Chùm nho phẫn nộ, Dora trong Phố Cannery Row, và
Mordeen trong Burning Bright Trong đó, nhà nghiên cứu khẳng định nhân vật
Ma Joad “có thể được gọi là cổ mẫu giống trong văn xuôi hư cấu Mỹ” [47,76]; là
“hiện thân của huyền thoại về người phụ nữ tiên phong, biểu tượng cho tình mẹ và nữ thần trái đất” [47,77] Qua chuyên luận này, Gladstein tập trung vào các nhân vật nữ chính lẫn phụ để chứng minh tính chất khái quát của hình tượng người phụ nữ bất tử Từ đó, học giả Gladstein thừa nhận rằng kiểu nhân vật này đã bước vào địa hạt rộng lớn của cổ mẫu trong sáng tác của các nhà văn nam người Mỹ.
Như vậy, những công trình nghiên cứu tiểu thuyết John Steinbeck từ lí thuyết Phê bình nữ quyền đã xác lập vị trí quan trọng và đặc trưng của nữ giới trong sáng tác của nhà văn Đặc biệt, một số nghiên cứu đã bước đầu xem xét những nhân vật nữ tiêu biểu như là cổ mẫu giống cái trong văn học Mỹ Đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi nhận diện và lí giải đặc trưng của cổ mẫu mẹ trong tiểu thuyết John Steinbeck.
Nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
1.3.1 Nghiên cứu cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck trên thế giới
Dưới ánh sáng của lí thuyết phê bình huyền thoại, Tom E Kakonis đã tiến hành nghiên cứu công phu đầu tiên về Mysticism in Selected early Novels of John
Steinbeck (Phê bình huyền thoại trong tuyển tập tiểu thuyết đầu tay của John Steinbeck, 1958) [66] Khám phá của Kakonis về sự phát triển của các yếu tố huyền thoại trong các tác phẩm Đồng cỏ thiên đường, Gửi vị thần chưa biết,
Trong trận chiến mơ hồ, Của chuột và người, Chùm nho phẫn nộ của Steinbeck đã chỉ ra sự hiện diện mạnh mẽ của các yếu tố huyền thoại từ những sáng tác đầu tay đến các tiểu thuyết thành công về sau của nhà văn Trong đó, nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến sự thể hiện triết lí của John Steinbeck về mối quan hệ bộ phận-tổng thể giữa tâm hồn cá nhân và linh hồn vũ trụ dựa trên nền tảng huyền thoại.
Trong công trình John Steinbeck: an Introduction and Interpretation (John
Steinbeck: giới thiệu và diễn giải, 1963), Joseph Eddy Fontenrose đã chỉ ra vai trò chìa khóa của cả hai lĩnh vực sinh vật học và thần thoại học trong việc hiểu và giải mã tác phẩm của John Steinbeck Đóng góp lớn nhất của nghiên cứu này là khám phá mối quan tâm sâu sắc của John Steinbeck đối với thần thoại và truyền thuyết Fontenrose cho rằng tiểu thuyết John Steinbeck tái hiện “vòng đời Arthur, các câu chuyện trong Kinh Thánh, đặc biệt là Chén thánh và Vua Cá, Vườn địa đàng, Cain và Abel, câu chuyện về Joseph, Xuất hành, Thủy quái, Khổ nạn và Phục sinh, cuộc nổi dậy của các thiên thần” Bên cạnh đó, những thần thoại khác như: “thần thoại sáng thế, thần chết, Faust, thành Troy và Helen, con điếm đồng trinh, truyền thuyết thành lập thành phố” [67,141] cũng được nhà văn thể hiện đầy chất thơ Từ đó, nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng chính huyền thoại là
“chất dẫn” quan trọng để gắn kết tác phẩm của John Steinbeck với truyền thống vĩ đại của văn học Âu Mỹ. Dựa trên lí thuyết tâm lí học phân tích của Carl Jung, James Lawrence VanDevyvere đã thực hiện nghiên cứu Archetypes of the Collective Unconscious in the three Novels of John Steinbeck (Những cổ mẫu về vô thức tập thể trong ba tiểu thuyết của John Steinbeck, 1974) Khảo sát ba tác phẩm chính của John
Steinbeck, bao gồm: Gửi vị thần chưa biết, Chùm nho phẫn nộ, Phía đông vườn địa đàng, VanDevyvere tiết lộ các mẫu hình của biểu tượng, huyền thoại và nghi lễ như là những kinh nghiệm phổ quát của nhân loại được nhà văn tái hiện trong sáng tác của ông Đó là biểu tượng cây và đá trong Gửi vị thần chưa biết, các mô hình huyền thoại thể hiện sự phát triển và chuyển đổi tâm lí nhân vật để đạt đến trạng huống toàn vẹn, là những nghi thức tiêu biểu như ca hát, kể chuyện, gặp gỡ, ẩm thực trong cả ba tiểu thuyết Theo VanDevyvere, các biểu tượng, huyền thoại và nghi lễ này cho thấy cuộc gặp gỡ giữa tiểu thuyết John Steinbeck và các đề xướng tâm lí học của Jung cũng như khát vọng lớn lao của người nghệ sĩ John Steinbeck trong việc thấu hiểu và chuyển tải những trải nghiệm tinh thần cốt yếu của con người [68].
Tiếp nối các nghiên cứu trên, học giả Connie Post thăm dò mối tương quan giữa lịch sử và huyền thoại trong buổi hoàng hôn của nền văn hóa phương Tây ở chùm tiểu thuyết vốn không được giới học thuật đánh giá cao của John Steinbeck qua luận án tiến sĩ History’s Myth: John Steinbeck and the Twilight of Western
Culture (Huyền thoại lịch sử: John Steinbeck và buổi hoàng hôn của văn hóa phương Tây, 1993) [69] Qua phân tích bốn tiểu thuyết của John Steinbeck, Post nhận ra sự sụp đổ của một số khuôn mẫu văn hóa phương Tây dưới tác động của cuộc khủng hoảng tôn giáo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và những chính sách độc đoán Nước Mỹ lúc bấy giờ không còn là miền đất hứa như trong huyền thoại lập quốc mà là một vùng đất ngập ngụa trong sự thừa mứa vật chất mà lại trống rỗng về tinh thần Theo đó, việc khôi phục lời hứa của Hoa Kỳ liên quan trực tiếp đến sự thay đổi nền tảng huyền thoại của quốc gia này bằng cách quay trở về với chế độ mẫu hệ và niềm tôn kính tự nhiên Theo nhà nghiên cứu Post, bằng hiểu biết sâu sắc của mình, Steinbeck đã sử dụng phương thức “tái huyền thoại hóa” để tái thiết lập những giá trị văn hóa đại chúng nguyên bản của nước Mỹ, nơi lịch sử quyện vào huyền thoại.
Trong số những nghiên cứu trường hợp, “The ‘Great Mother’ in The Grapes of Wrath” (“‘Mẹ vĩ đại’ trong Chùm nho phẫn nộ”, 1997) của học giả Lorelei
Cederstrom in trong chuyên luận Steinbeck and the Environment: Interdisciplinary Approaches, là bài viết bàn luận tỉ mỉ về vấn đề cổ mẫu mẹ trong kiệt tác Chùm nho phẫn nộ của Steinbeck và cũng là nghiên cứu gợi mở nhiều ý tưởng cho chúng tôi tiếp tục khám phá cổ mẫu mẹ trong tiểu thuyết Steinbeck Để lí giải tầm nhìn xa của nhà văn về sự hủy hoại sinh thái ngày nay, gợi mở sự thay thế nguyên thủy cho các cấu trúc và tư tưởng gia trưởng đang tàn phá trái đất, nhà nghiên cứu cho rằng Steinbeck mô tả sự tái xuất hiện của cổ mẫu tính nữ và khẳng định tầm quan trọng của các nền văn hóa mẫu hệ để hiểu được mối quan hệ giữa vòng tròn cuộc sống và thế giới tự nhiên Dựa trên phân tích về cấu trúc cổ mẫu mẹ vĩ đại của Erich Neumann, Lorelei Cederstrom chỉ ra rằng:
“Trong Chùm nho phẫn nộ, mẹ vĩ đại xuất hiện với cả hai đặc tính cơ bản và biến đổi của mình Trước đây, bà xuất hiện như một linh hồn nguyên thủy đằng sau các thế lực tự nhiên, biểu lộ mình trên trái đất và bầu trời, mùa màng và nạn đói, mưa và lũ lụt Về đặc tính cơ bản, mẹ vĩ đại cũng hiện diện ở trong nhà và trong các hoạt động văn hóa nảy sinh từ việc thiết lập các điều kiện cho giấc ngủ, chuẩn bị thức ăn, Về đặc tính biến đổi, mẹ vĩ đại là một sức mạnh để thay đổi mỗi cá nhân và xã hội; sự thay đổi này có thể liên quan đến sự phát triển hoặc hủy diệt, tái sinh và cái chết, vì cả hai đều nằm trong phạm vi của bà Điểm cuối cùng này phải được nhấn mạnh vì sự hủy diệt cũng là một phần của mẹ vĩ đại cũng như sự sáng tạo; bà mang lại sự sống và cũng có thể mang đến cái chết cho thế giới tự nhiên hoặc cá nhân” [37,88] Nghiên cứu của Lorelei Cederstrom đã mở ra hướng tiếp cận cổ mẫu trong Chùm nho phẫn nộ Tuy nhiên, nhà nghiên cứu mới chỉ khảo sát cổ mẫu mẹ vĩ đại trong một tác phẩm và mới tập trung vào đặc điểm mô hình cổ mẫu mà chưa thực sự lí giải sự tái sinh của cổ mẫu này trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của tác phẩm.
Trong luận án tiến sĩ The American Cain: an Alternative National Archetype(Cain Mỹ: một cổ mẫu dân tộc mang tính lựa chọn, 2008), nhà nghiên cứu W.Brett Wiley quan tâm đến cổ mẫu mang tính chất quốc gia dựa trên nhân vậtCain, con trai của Adam và Eva trong Kinh Thánh Wiley cho rằng cổ mẫu này tái xuất hiện khi một nhân vật thể hiện những đặc điểm và trải nghiệm sống củaCain, đặc biệt là hành động giết người, theo đuổi giấc mơ Mỹ hoặc không đạt được cơ hội mà hệ tư tưởng của dân tộc đã đề ra Ngoài McTeague của Frank Norris, Green Centuries của Caroline Gordon, luận án nghiên cứu cổ mẫu Cain trong tiểu thuyết Phía đông vườn địa đàng của John Steinbeck Theo Wiley: “tiểu thuyết của Steinbeck trình bày những đặc điểm và hành động của con trai Adam qua sự theo đuổi cơ hội và thành công của anh ta Cal Trask đảm đương vai trò của một cổ mẫu, cướp đi sự sống của người anh trai vì lòng thù hận, ghen tị của anh ta và ham muốn đạt được thành tích cá nhân; những nỗ lực trước đây của anh để giành được tình yêu của người cha, thông qua những mưu cầu và thái độ mang tính chất quốc gia, chỉ dẫn đến sự từ chối và cô lập” [70,200].
Gabriella Tóth, với bài viết “Myths and Contexts in John Steinbeck’s The
Grapes of Wrath” (“Huyền thoại và ngữ cảnh trong Chùm nho phẫn nộ của John
Steinbeck”, 2010) đã xem xét các huyền thoại Kitô giáo, các yếu tố của người
Mỹ bản địa và một số huyền thoại phương Tây khác trong bối cảnh lịch sử của tác phẩm Nhà nghiên cứu cho biết: “Biên niên sử của kỉ nguyên Dust Bowl những năm 1930 hiển nhiên là một trong những văn bản hiện đại được thảo luận nhiều nhất trong văn học Mỹ Bối cảnh lịch sử này mang lại cho tiểu thuyết một hương vị hiện thực - tự nhiên Các nhân vật không chỉ đại diện cho chính họ mà còn tượng trưng cho một đơn vị xã hội rộng hơn, do đó họ có thể được xem như những biểu tượng, nâng câu chuyện của gia đình lên một mức độ trừu tượng hơn. Văn bản cân bằng trên đường biên của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại Điều đó cho thấy các đặc điểm quan trọng của các phương pháp diễn giải huyền thoại hiện đại, nhưng theo nhiều cách, nó cũng lật đổ và giải cấu trúc lối kể chuyện dựa trên huyền thoại Kitô giáo Đồng thời, các yếu tố của người Mỹ bản địa và các huyền thoại phương Tây khác có thể được khám phá xuyên suốt cốt truyện, điều này tạo ra một ấn tượng về một nghệ thuật cắt dán các huyền thoại”
[71] Mặc dù chưa định danh cổ mẫu trong tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ song trong quá trình phân tích, nhà nghiên cứu đã chỉ ra chức năng của nhân vật Ma Joad như một nữ thần mẹ hay nữ thần trái đất (Mother Goddess, or Earth Mother) Trong mối quan hệ mẹ - con trai, Ma Joad xuất hiện với vai trò của Thetis (mẹ của Achilles) Từ góc nhìn của con gái, Ma Joad giống hệt nữ thần Demeter; giống như nữ thần sinh sản, người tạm thời lạc mất con gái, con gái của
Ma Joad cũng biến mất trong một thế giới ngầm tương đương - như một nơi trú ẩn.
Yanhong Fan, với bài viết “Analysis of Archetypal Character Jim Casy in
The Grapes of Wrath” (“Phân tích nhân vật cổ mẫu Jim Casy trong Chùm nho phẫn nộ”, 2014), đã sử dụng lí thuyết phê bình cổ mẫu để phân tích nhân vật cổ mẫu Jim Casy như là nhân vật Chúa thời hiện đại Tác giả bài báo cho rằng Casy thực hiện chức danh này thông qua lời nói và hành động của ông Đồng thời, Yanhong Fan khẳng định tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Kinh Thánh và thần thoại Hi Lạp [72] Tuy nhiên, về ảnh hưởng của thần thoại Hi Lạp, người nghiên cứu chưa có phân tích cụ thể Bài viết này mới chỉ đề cập đến một khía cạnh của cổ mẫu trong tác phẩm, đó là cổ mẫu nhân vật Jim Casy Và một số ý kiến của Yanhong Fan vẫn cần có sự trao đổi lại, chẳng hạn như Casy là người dẫn đường cho gia đình Joad và những người khác khám phá vùng đất mới.
Trong bài viết “Of Mice and Myth: John Steinbeck, Carl Jung, and The Epic of Gilgamesh” (“Của Chuột và Huyền thoại: John Steinbeck, Carl Jung và Sử thi Gilgamesh”, 2014), Eric Matthew Martin cho rằng tiểu thuyết ngắn Của Chuột và người là một khám phá sâu sắc về sự cô lập, tước quyền và những vấn đề hòa nhập xã hội trong kỉ nguyên đứt gãy văn hóa Tuy nhiên, câu chuyện của John Steinbeck cũng sở hữu một chiều kích vô tận, cũng là một truyện kể được nghiên cứu trong phạm vi khái niệm vô thức của nhà tâm lí học Carl Jung và hai truyện cổ: Sử thi Gilgamesh của người Lưỡng Hà cổ đại và câu chuyện về Jacob và Essau trong Sách Sáng thế Theo Martin: “phê bình huyền thoại và tâm lí học phân tích của Carl Jung đem lại những hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của việc John Steinbeck sử dụng một cổ mẫu truyền thống trong khi mô tả nhân vật George và Lennie, cho thấy phần lớn sức mạnh của tiểu thuyết bắt nguồn từ một mô hình trong huyền thoại cổ đại” [73] Đó là một cặp đôi nhân vật trong đó một cá nhân là anh hùng thực sự, được gắn kết bởi sự ra đời và số phận của người kia, kẻ bị ruồng bỏ Cả ba câu chuyện đều có sự tương đồng khá nổi bật về số lượng, chi tiết và tác động trên nhiều cấp độ, George và Lennie là Gilgamesh và Enkidu, Jacob và Essau; mỗi cặp nhân vật dường như được cắt ra từ vô thức tập thể Dưới góc nhìn này, sức mạnh của tiểu thuyết John Steinbeck có thể được xác định phần lớn trong việc nhà văn sử dụng các cổ mẫu huyền thoại để khám phá một sự thật tâm lí.
Năm 2015, Nikita Walker đã tiến hành nghiên cứu “Timshel: the Monomyth in East of Eden” (“Timshel: huyền thoại gốc trong Phía đông vườn địa đàng).
Trong nghiên cứu này, Walker đã khám phá cách thức Steinbeck sử dụng huyền thoại xưa và Kinh Thánh để sáng tạo một thiên huyền thoại hiện đại về hành trình con người đạt đến sự toàn thiện và đạt được khả năng làm chủ bản sắc cá nhân và phổ quát của mình Trên cơ sở huyền thoại gốc mà Campbell đã đề xuất, Walker đã phân tích hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết Steinbeck và bàn luận về vai trò của sự lựa chọn của mỗi nhân vật đối với số phận và bản sắc của họ
[74]. Khám phá tiểu thuyết Phía đông vườn địa đàng, Carla Thurmanita, trong luận văn Derived Mythical Recurrence of the Bibilical Genesis Cain and Abel
Story in Trask Family in John Steinbeck’s “East of Eden” (Sự tái xuất huyền thoại Cain và Abel trong Sáng Thế ký trong Kinh Thánh ở gia đình Trask trong
CỔ MẪU MẸ VÀ SỰ TÁI LẬP BẢN SẮC NỮ TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT JOHN STEINBECK
Cổ mẫu mẹ trong văn hóa dân gian
Là một trong những đại cổ mẫu ngự trị trong văn hóa dân gian của các cộng đồng khắp thế giới, cổ mẫu mẹ được định danh theo nhiều cách khác nhau:archetypal woman (người nữ cổ mẫu), feminine archetype (cổ mẫu tính nữ), mother archetype (cổ mẫu mẹ) Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm mother archetype (cổ mẫu mẹ) với ý nghĩa như là hình mẫu chung về người mẹ.
Từ thế giới thần thoại Hi Lạp, sử thi Ấn Độ, thần thoại Trung Hoa, truyện cổ của các dân tộc trên thế giới đến những áng văn chương hiện đại, thậm chí hậu hiện đại, cổ mẫu mẹ liên tục được tái sinh với nhiều sự biến đổi, song những đặc trưng cốt lõi của cổ mẫu này trong văn hóa dân gian vẫn được lưu giữ ít nhiều.
Giống như nhiều cổ mẫu khác, cổ mẫu mẹ hiện diện với nhiều dạng thức và khía cạnh khác nhau Trong nghiên cứu Four Archetypes: Mother, Rebirth, Spirit,
Trickster (Bốn cổ mẫu - Mẹ, Sự tái sinh, Linh hồn, Kẻ bịp bợm), Jung cho biết cổ mẫu mẹ được biểu hiện rất đa dạng Theo Jung, những dạng thức quan trọng phải kể đến đầu tiên là mẹ, bà, mẹ kế, mẹ chồng, sau đó là bất kì người phụ nữ nào, tiếp đến là các Nữ thần (Đức Mẹ Maria, Trinh nữ, Thánh nữ, ) Xuất phát từ liên tưởng về sự tương đồng giữa một số biểu tượng với cổ mẫu mẹ, “ngụ ý cho sự che chở, vòng tuần hoàn hay vòng tròn thiêng liêng có thể là một dạng của cổ mẫu mẹ” [17,15], Jung đã chỉ ra nhóm biểu tượng về mẹ liên quan đến sự cứu rỗi, khả năng sinh sản và che chở bao gồm: Địa đàng, đất, nước, mặt trăng, cánh đồng, tảng đá, khu vườn, hang động, Jung cũng xác lập hai đặc trưng đối lập nổi bật của cổ mẫu mẹ, bao gồm mẹ yêu thương và mẹ khủng khiếp Những phẩm tính gắn liền với mẹ yêu thương là lòng yêu thương, thấu cảm, quyền uy nữ tính, khôn ngoan, sinh sản và nuôi dưỡng Ngược lại, mẹ khủng khiếp là những gì bí ẩn, tăm tối, vực thẳm, chết chóc, quyến rũ, độc hại [17].
Trong mục “Hướng tiếp cận huyền thoại và cổ mẫu”, các tác giả của công trình Hướng dẫn các hướng tiếp cận phê bình văn học (1992) đã khái quát các đặc trưng của cổ mẫu mẹ, bao gồm: mẹ hiền (good mother), mẹ dữ (terrible mother) và bạn linh hồn (soulmate) Theo các nhà nghiên cứu, mẹ hiền thường gắn với các đặc tính như: sinh sản, nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ, ấm áp, phì nhiêu, phong phú Đây là những phương diện tích cực của mẹ đất (Earth Mother) hay mẹ vĩ đại (Great Mother) Ngược lại, những phương diện tiêu cực hay mẹ dữ thường mang những đặc tính như: nguy hiểm, bóng tối, chết chóc, trụy lạc, sợ hãi và biểu hiện qua các hình tượng người đàn bà xấu xí, mụ phù thủy, người đàn bà trụy lạc Ngoài ra, đặc tính bạn linh hồn thường biểu hiện cho cảm hứng và sự hoàn tất một trạng thái tinh thần [82,161] Như thế, cổ mẫu mẹ xuất hiện trước hết trong kho tàng văn hóa dân
Biến thể của cổ mẫu mẹ trong tiểu thuyết John Steinbeck
ở khắp nơi trên thế giới, Erich Neumann đã tiến hành nghiên cứu trường hợp đầu tiên về cổ mẫu mẹ trong văn hóa dân gian, với công trình mang tính bước ngoặt The Great Mother: an Analysis of the Archetype (Mẹ vĩ đại: phân tích cổ mẫu) Trong đó, học giả đã xem xét biểu hiện của cổ mẫu mẹ trong nhiều nền văn hóa xa xưa qua các vị nữ thần, quái vật, cánh cổng, cây cối, mặt trăng, mặt trời, vật chứa Từ đó, Neumann đi đến kết luận về bản chất hai chiều đối lập mà thống nhất của cổ mẫu mẹ, vừa là người nuôi dưỡng vừa là kẻ đáng sợ Neumann cũng khẳng định rằng mẹ vĩ đại là một trong những cổ mẫu nguyên thủy của tâm hồn nhân loại [83].
2.2 Biến thể của cổ mẫu mẹ trong tiểu thuyết của John Steinbeck
Khi tạo ra người phụ nữ, Thượng Đế đã ban cho họ ân sủng đầu tiên, đó là vẻ đẹp nữ tính Vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ, người mẹ thường hiển lộ qua nét dịu dàng, mềm mại từ dáng vẻ bên ngoài đến cả chiều sâu tâm hồn Trong tâm thức nhân loại, nữ tính là “ước vọng của con người tới cái siêu tại, siêu phàm” [84,707] Nó vượt lên trên tất cả mọi vẻ đẹp và biểu hiện cái kì diệu, hấp dẫn riêng biệt ở người phụ nữ Nhờ có vẻ đẹp nữ tính nên “phụ nữ liên hệ mật thiết hơn đàn ông với linh hồn của thế giới, với những sức mạnh tự nhiên nguyên sơ và chính qua phụ nữ mà đàn ông cộng thông được với những sức mạnh ấy” [84,707] Có thể nói, vẻ đẹp nữ tính chính là một trong những phẩm tính tốt đẹp của người mẹ, tạo nên sức mạnh ở họ, giúp họ vượt qua những rào cản, thử thách khốc liệt trong cuộc sống và trở thành nơi chở che của giới nam vốn dĩ mạnh mẽ. Ý thức sâu sắc về cội nguồn nữ tính và địa vị quan trọng của người phụ nữ trong những năm tháng đầy bất ổn của xã hội Mỹ đầu thế kỉ XX, John Steinbeck đã xây dựng những nhân vật nữ dịu dàng, mềm mại làm điểm tựa tinh thần cho những người đàn ông Từ những sáng tác đầu tay cho đến những tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp cầm bút hơn 30 năm của mình, Steinbeck luôn dành một niềm ưu ái đối với những người phụ nữ, những người mẹ Trong số đó, Lisa(Trong trận đánh mơ hồ), Ma Joad và Rosashan (Chùm nho phẫn nộ), Juana(Viên ngọc trai), Abra Bacon (Phía đông vườn địa đàng) là những gương mặt đầy nữ tính.
Trước hết, vẻ đẹp nữ tính của họ được hiển lộ qua ngoại hình Trong Chùm nho phẫn nộ, Ma Joad là một phụ nữ vất vả, nghèo khổ Giống như bao người nông dân khác, bà và gia đình bị cuốn vào bi kịch khốn khổ của cuộc khủng hoảng kinh tế những năm đầu thế kỉ XX Tuy vậy, người mẹ ấy vẫn không đánh mất nét nữ tính của mình Dáng vẻ của bà vẫn “thanh thoát”, “mái tóc thưa, xám thiếc, búi thành một túm gầy nhom phía sau gáy”, “đôi bàn tay mập mạp và giống như bàn tay của một bé gái béo tròn”, “khuôn mặt đầy đặn” [85,117] Như thế, vẻ bên ngoài của Ma Joad dẫu mang hơi thở của cuộc sống khổ cực nhưng vẫn là những nét nữ tính của một người phụ nữ, người mẹ đã trưởng thành Rosashan là một người sắp làm mẹ, dáng vẻ bên ngoài của cô được miêu tả khác với các nhân vật nữ còn lại, bởi cô đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng, một mầm non của sự sống Điểm nhấn đầu tiên trong chân dung của người mẹ trẻ này là mái tóc dày và đẹp: “Đám tóc tết tạo nên một chiếc vành khăn sắc hung nhạt” [85,49]. Mái tóc của Rosashan không phải “thưa, xám thiếc, búi thành một túm gầy nhom” như của Ma Joad mà có màu “hung nhạt”, được tết thành “một chiếc vành khăn” Mái tóc gợi lên sức sống, nét đẹp của một người phụ nữ trẻ Chi tiết thứ hai là gương mặt “dịu dàng và tròn” [85,149] Trong tâm thức của loài người, gương mặt đẹp của người phụ nữ thường được mặc định tròn trịa, phúc hậu. Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân qua “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (Truyện Kiều) Gương mặt của Rosashan cũng tựa như vầng trăng tròn, toát lên vẻ dịu dàng, hiền hậu Điều khiến cô khác biệt, đó là khuôn mặt đẹp ấy
“cách đây mấy tháng còn hấp dẫn và gợi khoái lạc, nay đã mang cái rào chắn của sự thai nghén” [85,149] Rõ ràng, khi ý thức được mình sắp làm mẹ, bất kì người phụ nữ nào cũng tạo ra một “rào chắn” để bảo vệ cho đứa con yêu quý của họ Vẻ đẹp nữ tính của Rosashan còn được Steinbeck chú ý khắc họa những điểm nhấn hình thể như: đôi vú, bụng, hông, mông “Cái thân hình phây phây, đôi vú nhô lên và mềm, bụng, hông, mông rắn chắc, nân nân và khêu gợi, khiến ai nhìn cũng muốn vuốt ve hoặc đưa tay vỗ vỗ” [85,149] Đây đều là những điểm nhấn trên cơ thể của người phụ nữ khẳng định quyền năng làm mẹ của họ Vì vậy, khi nói về nét đẹp nữ tính của họ, không thể không kể đến những điểm nhấn đặc biệt này.
Vẻ nữ tính của một người sắp làm mẹ còn được nhà văn khu biệt thêm nét kín đáo và nghiêm trang Bởi lẽ, đối với họ, điều quan trọng lúc này không phải là phô bày tất cả vẻ đẹp của mình ra bên ngoài để hấp dẫn một nửa thế giới còn lại mà dành tất cả sự quan tâm, ưu ái cho đứa bé nằm trong bụng.
Khi miêu tả những người phụ nữ, người mẹ, John Steinbeck thường nhấn mạnh chi tiết đôi mắt Phải chăng vì “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” như ai đó từng nói Đôi mắt là một trong những điểm nhấn thể hiện rõ nhất nét đẹp nữ tính của một người phụ nữ Trong Viên ngọc trai, nhân vật Juana, vợ của một người da đỏ làm nghề mò ngọc trai, xuất hiện qua cái nhìn âu yếm của người chồng với đôi mắt đen láy huyền bí mà gần gũi, chan chứa tình yêu thương chồng con: “Đôi mắt đen láy của Juana như phản chiếu những vì sao, chị nhìn anh bằng ánh mắt quá đỗi thân thuộc mỗi buổi sáng khi anh tỉnh dậy” [86,7] Ánh mắt ấy của Juana cũng biểu trưng cho cuộc sống bình dị mà hạnh phúc của gia đình Kino, những ngày tháng mà người da đỏ chưa phải đối mặt với người da trắng đến chinh phục và những thế lực tai ác khác.
Bên cạnh đó, đôi mắt của người mẹ còn ẩn chứa sự trầm tĩnh, thấu hiểu và ý chí kiên cường Ma Joad có “đôi mắt màu hạt dẻ hình như đã trải qua tất cả những tấn tuồng bi đát và cũng leo lên bấy nhiêu bậc thang của những nỗi nhọc nhằn xót xa tới những vùng cao vợi của sự trầm tĩnh và sự thấu hiểu siêu phàm” [85,117- 118] Trong đôi mắt bà, người ta có thể nhìn thấy mọi nỗi khốn cùng và cả trái tim nhân hậu ấm áp Những lúc đau khổ, nguy hiểm bủa vây, ánh mắt của người mẹ ấy “tương tự như cái nhìn vĩnh hằng ở các pho tượng” [85,447] Có thể nói, sự trầm tĩnh và từng trải giúp bà mẹ nhìn cuộc đời một cách bình thản, lạc quan Đó còn là đôi mắt đẹp ẩn chứa sức mạnh tinh thần phi thường của bà Sairy:
“đôi mắt rực lửa - đôi mắt đen nhánh hình như đã từng nhìn vào một cái hố sâu thẳm của những cảnh kinh khiếp [85,209], “đôi mắt sáng rực” [85,211] “đôi mắt to và sáng chói” [85,343] Vì vậy, trong những lúc nguy nan, những người mẹ dường như kiên cường và bản lĩnh hơn những người đàn ông Khi con trai nhỏ Coyotito chẳng may bị bọ cạp cắn, Juana quyết định tìm bác sĩ, song những người hàng xóm và chồng chị không tin rằng lão bác sĩ da trắng sẽ đến chữa trị cho một bé con da đỏ Tuy thế, ý định của Juana chẳng những không bị lung lay mà còn lay chuyển suy nghĩ của người chồng Điều này được thể hiện qua ánh mắt đanh thép của nhân vật: “Chị nhìn anh bằng đôi mắt lạnh băng như của một con sư tử cái” [86,16].
Kino nhìn thấy rõ lòng quyết tâm của vợ mình qua ánh mắt sắt đá ấy Có thể nói, ẩn sâu bên dưới vẻ nữ tính thường ngày của những người phụ nữ là sức mạnh tinh thần phi thường, khí chất sắt đá, bản lĩnh kiên cường đến mức kì diệu.
Khi miêu tả vẻ đẹp nữ tính của những người phụ nữ, người mẹ, John Steinbeck thường chú ý đến trang phục của họ Đó có thể là những chiếc áo tuy đã sờn màu nhưng vẫn sạch sẽ, là những chiếc váy tuy không còn mới nhưng vẫn đẹp đẽ Lúc Tom Joad gặp mẹ sau bốn năm chịu án, “bà mang một chiếc áo choàng bông chùng bằng dạ xám, xưa có điểm hoa tô màu nhưng nay đã bạc phếch, đến nỗi hình hoa bé tí chỉ còn chút xanh mờ nhạt hơn nền vải Chiếc áo dài chấm xuống tận mắt cá” [85,117] Sự phai màu của những bông hoa bé nhỏ trên nền vải không làm mất đi vẻ nữ tính, dịu hiền của người mẹ, có chăng là giờ đây lại gắn thêm cái nghèo khổ, nhọc nhằn Thực ra, trong nguyên bản tiếng Anh, tên của chiếc áo ấy là “Mother Hubbard” [87,74], một loại áo choàng dài, rộng, tạo cảm giác thoải mái khi mặc ở nhà, đặc biệt thích hợp với công việc của các bà mẹ Tên gọi này xuất phát từ tên của nhân vật người mẹ trong câu chuyện Những cuộc phiêu lưu hài hước của Mẹ Hubbard già và con chó của bà Qua trang phục của bà mẹ, Tom cũng chớm nhận ra sự thay đổi trong gia đình mình Tương lai của họ sẽ không còn những năm tháng sung túc, đủ đầy nữa mà là một chuỗi ngày vất vả, khổ cực.
Trên hành trình đến miền đất hứa, những người mẹ và gia đình của họ phải chịu biết bao đắng cay, thậm chí họ không được sống đúng nghĩa một con người. Duy nhất lần ở trại Weedpated, cảm thấy mình như trở lại làm người, những người phụ nữ, người mẹ lập tức chỉnh tề trang phục cho mình và những người thân yêu Bởi họ ý thức được vẻ bên ngoài sẽ giới thiệu với người khác họ là người như thế nào Rosashan ngượng ngùng trước ánh nhìn của bà mẹ vì diện mạo mới của mình sau những tháng ngày phải chạy trốn, sống chui lủi “Tóc cô còn nhỏ giọt, chải mượt, da dẻ sáng sủa, hồng hào Cô đã mặc chiếc áo dài xanh in hoa trắng nhỏ, đi đôi giày gót cao của hồi mới cưới” [85,487] Ma Joad cũng tìm lại sự nữ tính của mình: “Mẹ trở về, sạch sẽ và hồng hào; tóc còn ướt chải kĩ thắt lại một búi ở sau gáy Mẹ mặc chiếc áo vải hoa, đi đôi giày cũ đã nứt và đeo đôi hoa tai nhỏ” [85,493] Những điểm nhấn như “chiếc áo dài xanh in hoa trắng nhỏ”, “đôi giày gót cao”, “chiếc áo vải hoa”, “đôi hoa tai nhỏ” tuy nhỏ bé và cũng không quá nổi bật nhưng chúng đều biểu trưng cho vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ, người mẹ.
Vẻ đẹp ấy không một chút tầm thường Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói khát, chạy trốn từ nơi này đến nơi khác, ý thức nữ tính và sự gìn giữ nét đẹp nữ tính của người mẹ, người phụ nữ là một điều đáng quý hơn bao giờ hết, tựa như những đốm sáng lung linh trong đêm tối.
Vẻ đẹp nữ tính của người mẹ còn được thể hiện qua giọng nói Không phải ngẫu nhiên khi có người khẳng định rằng: “Giọng nói là hoa của sắc đẹp” Chỉ cần nghe thanh âm của một người cũng đủ để chúng ta biết họ là ai Trong Chùm nho phẫn nộ, John Steinbeck nhiều lần miêu tả giọng nói của những bà mẹ Với
Ma Joad, đó là những thanh âm “kéo dài, tươi mát, trầm tĩnh, thân tình và khiêm nhường” [85,117] Âm thanh ấy khiến người nghe cảm thấy ấm áp, dễ chịu tựa như cảm giác được sà vào lòng mẹ Với Sairy Wilson, một người phụ nữ đang bị bệnh nặng “tàn tạ rúm ró” thế nhưng giọng nói của bà không hề mang dấu hiệu bệnh tật mà là những “âm sắc trầm trầm, dịu dàng và ngân nga nhưng lại có những nhấn giọng rung vang” [85,209] Thanh âm ấy đủ để xoa dịu một trái tim đang hấp hối Tiếng nói dịu dàng của bà gây chú ý đến ông nội, một người đang cận kề bên cái chết, khiến ông xúc động và bật khóc Quả thật, nét dịu dàng, mềm mại của những người phụ nữ, người mẹ đã được nhà văn ghi lại qua những thanh âm ngọt dịu, ấm áp của họ.
Không chỉ đẹp ở ngoại hình, trang phục, giọng nói, những người phụ nữ, người mẹ của John Steinbeck còn nữ tính ở hành động cử chỉ Nét dịu dàng, xúc động của người mẹ khi gặp lại con trai sau nhiều năm xa cách được nhà văn khắc họa qua hành động từ tốn, khẽ khàng của nhân vật Ma Joad: “Bà bước lại gần con, uyển chuyển và lặng lẽ Khuôn mặt bà rạng rỡ Bà đưa bàn tay nhỏ bé sờ sờ cánh tay của con, nắn nắn cái rắn chắc của cơ bắp anh Rồi những cánh tay như ngón tay người mù của bà lần lên trán con” [85,118-119] Ma Joad vốn là một bà mẹ nhanh nhẹn, dứt khoát Vậy mà, trong giờ phút xúc động ấy, bà lại chậm rãi, từ tốn Ở đoạn văn này, các chi tiết được miêu tả như những thước phim quay chậm Bởi vì, với Ma Joad, việc Tom được trở về tựa như một giấc mơ, bao nhiêu yêu thương, nhớ nhung đã được kìm nén trong trái tim bà mẹ quê mùa ấy bấy lâu nay vỡ òa Còn với Tom Joad, mẹ lúc nào cũng là người phụ nữ dịu dàng nhất, là bến bờ êm ái nhất trong cuộc đời anh.
Sự tái lập bản sắc nữ tính trong truyền thống văn học nam tính
Tọa lạc trên đảo Liberty, cảng New York, cửa ngõ của Hoa Kỳ, tượng Nữ thần tự do (tên gọi đầy đủ là Nữ thần tự do soi sáng thế giới), có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tay phải cầm ngọn đuốc, còn tay kia nắm một phiến đá được khắc ngày độc lập của Hoa Kỳ Với dáng vẻ đầy ngụ ý đó, bức tượng này trở thành một trong những biểu tượng trung tâm cho lí tưởng tự do cũng như lí tưởng quốc gia của dân tộc Mỹ Về ý tưởng của tượng Nữ thần tự do, theo John Bondar, trong thời kì sơ khai, hai nhân vật nữ có tên là Columbia và Liberty, là biểu tượng văn hóa của Hoa Kỳ Columbia là phiên bản Mỹ của biểu tượng nước Anh, nữ thần Britannia, biểu thị quyền lực và sức mạnh của quốc gia mới, sánh ngang với Anh quốc Liberty, vị nữ thần tự do thời cổ đại La Mã, là biểu tượng xuyên quốc gia về nhân quyền, biểu thị lí tưởng lãng mạn về quyền tự do cho tất cả mọi người [98] Rõ ràng, việc lựa chọn phụ nữ để diễn tả ý niệm về lí tưởng tự do của người Mỹ phần nào tiết lộ vai trò và vị trí quan trọng của thiên tính nữ trong tiến trình lập quốc của quốc gia trẻ trung, năng động này.
Ngoài ra, truyền thống của người Mỹ bản địa vốn đề cao tính nữ và những lí tưởng ban đầu của những người Mỹ lập quốc chưa bao giờ phân biệt đối xử với phụ nữ Paula Gun Allen, trong công trình nghiên cứu nổi tiếng The Sacred Hoop: Recovering the Feminine in American Indian Traditions (Vòng tròn linh thiêng: Khôi phục tính nữ trong truyền thống của người Mỹ bản địa, 1992), cho biết: từ thuở sơ khai, các bộ lạc quần tụ ở châu Mỹ đã công nhận địa vị quan trọng của những người mẹ, người bà như là người gìn giữ những truyền thống lâu đời nhất và được tôn vinh trong các cấu trúc xã hội, công trình kiến trúc, phong tục tập quán và truyền thống truyền khẩu của các cộng đồng Theo Allen, vị trí trung tâm và bản sắc của những người phụ nữ trong truyền thống văn hóa của người Mỹ bản địa được biểu trưng qua hình ảnh “vòng tròn linh thiêng của sự sống” [99,26]. Robert
G Natelson khẳng định rằng: Hiến pháp Hoa Kỳ, một trong những văn bản thể hiện rõ những lí tưởng lập quốc của nước Mỹ, “chưa bao giờ phân biệt đối xử với phụ nữ” [100,3] Trước khi Tu chính án thứ 19, đảm bảo quyền bầu cử của phụ nữ trên toàn quốc, được các cơ quan lập pháp của chính phủ phê chuẩn, ở nhiều bang phụ nữ đã được tham gia các cuộc bầu cử “Hiến Pháp Hoa Kỳ không bao giờ cấm phụ nữ bỏ phiếu hoặc giữ chức vụ liên bang Ngược lại, những Nhà soạn thảo ra bản Hiến Pháp đã cẩn thận tránh các cuộc tranh biện dựa trên giới tính trong bầu cử hoặc giữ chức vụ, giống như họ tránh các cuộc tranh biện dựa trên chủng tộc, tài sản hoặc tôn giáo” [100,3] Như thế, tính trung lập về giới tính của Hiến pháp hoàn toàn phù hợp với lí tưởng tự do và bình đẳng cho tất cả mọi người mà dân tộc Hoa Kỳ đã theo đuổi ngay từ buổi đầu lập quốc, đồng thời thể hiện sự công nhận của xã hội đối với phụ nữ xứ cờ hoa.
2.3.1 Truyền thống nam tính trong văn học Mỹ
“Văn học Mỹ đậm chất nam tính” [101,1] Nhà nghiên cứu Judith Fetterley đã nhận xét như thế khi nhìn lại hành trình hơn 200 năm kể từ thời lập quốc của nền văn học Mỹ, với sự thống trị của nam giới Mặc dù có thể tìm thấy một số trường hợp ngoại lệ chẳng hạn như một số bài thơ của nữ thi sĩ Emily Dickinson, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Harriet Beecher Stowe, song văn học Mỹ thường
“không để người phụ nữ yên và cũng không cho phép họ tham dự” [101,xii] Căn nguyên của vấn đề này liên quan đến thái độ của nền văn hóa Mỹ đối với người phụ nữ Hơn 200 năm qua, kể từ ngày 4/7/1776 - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ non trẻ ra đời, người Mỹ đã thiết lập một trật tự xã hội bao gồm nhiều kiểu phân tầng trái ngược với những tuyên bố hùng hồn của tiền nhân về sự bình đẳng, tự do và hạnh phúc cho tất cả mọi người Trong đó, sự phân biệt đối xử giữa đàn ông - những người có vai trò chủ chốt, được hưởng đặc quyền, đặc lợi, với phụ nữ - những người bị tước mất quyền lợi, phải lệ thuộc vào đàn ông, chỉ có vai trò thứ yếu, phụ trợ - là một trong những hình thức phân tầng có tính quy ước mạnh mẽ
[102] Dẫu xã hội Hoa Kỳ đã trải qua nhiều bước ngoặt lịch sử, nhiều cuộc chiến tranh, nhiều phong trào cải cách thì sự phân tầng giới tính này vẫn không mất đi;ngược lại, nó tiếp tục được duy trì và có những tác động tinh vi hơn Sự phân biệt, đối xử bất bình đẳng với phụ nữ, bó buộc họ trong những giới hạn nữ tính dẫn đến hệ quả là trong truyền thống văn học Mỹ tiếng nói của nữ giới khá nhỏ bé và yếu ớt, số lượng tác giả nữ và những tác phẩm viết về người phụ nữ và những mối quan tâm nữ tính cũng khá ít ỏi.
Trong khi đó, truyền thống nam tính nổi lên như một đặc trưng cốt yếu của nền văn học xứ cờ hoa Theo Fetterley, truyền thống này “nhấn mạnh tính phổ quát đồng thời xác định tính phổ quát ấy theo những giới hạn nam tính cụ thể” [101,xii] Điều đó được thể hiện rõ nét ngay từ những tác phẩm thuộc thời kì đầu của nền văn học Mỹ với nhân vật trung tâm là nam giới và những chủ đề, mong muốn nam tính Rip van Winkle, câu chuyện huyền thoại của Washington Irving, có thể được xem là tác phẩm mở đầu cho truyền thống nam tính trong văn học Mỹ Giấc ngủ suốt 20 năm của Rip van Winkle tượng trưng cho khát khao thoát khỏi công việc, quyền lực và những quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi người Khát vọng này, dưới góc nhìn của Irving, thuộc về nam giới chứ không phải là nữ giới Nổi tiếng trong các sáng tác của James Fenimore Cooper, Natty Bumppo, nhân vật người khai hoang đầu tiên và cũng là tiền thân văn học của kiểu nhân vật cao bồi, anh hùng hảo hán trong văn học Mỹ, là một người đàn ông chính trực, yêu thiên nhiên, yêu tự do, mang những khát vọng cao đẹp. Đặc biệt, nhân vật Huck Finn trong tiểu thuyết cùng tên của văn hào Mark Twain được xem như một điển hình của cổ mẫu anh hùng Mỹ, “mẫu người mà người
Mỹ luôn luôn sùng bái dưới mọi hình thức” [26,204] Các tác phẩm văn học Mỹ về sau, ở một khía cạnh nào đó, tiếp tục duy trì truyền thống nam tính theo nhiều cách thức và mức độ khác nhau.Ngược dòng thời gian, có thể thấy rằng mức độ biểu hiện bản sắc và địa vị của nam giới hay nữ giới chịu sự tác động không hề nhỏ bởi hoàn cảnh xã hội,chế độ chính trị và đặc trưng văn hóa Theo nhà nghiên cứu Y N Harari, sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà hay nam tính và nữ tính hoàn toàn mang tính liên chủ quan và biến đổi liên tục theo thời gian và không gian Bởi vì những huyền thoại,hơn là khía cạnh sinh học, đã xác định vai trò, quyền và nghĩa vụ của đàn ông và đàn bà [102] Dưới chế độ mẫu quyền, người phụ nữ được coi trọng, là người dẫn đầu và giữ vai trò trụ cột trong gia đình và cộng đồng Tuy nhiên, vào thời kì tư hữu, sự chuyển giao quyền lực bắt đầu xuất hiện, vai trò của người đàn ông trở nên quan trọng hơn và tiến đến chế độ phụ quyền thay thế mẫu quyền khi nam giới trở thành người chỉ huy, nắm quyền kiểm soát Trong thời kì trung đại, vai trò trụ cột của người đàn ông được củng cố và nâng cao, phụ nữ chỉ là những người thụ động, yếu đuối với vai trò chính là làm mẹ, làm vợ Địa vị của nữ giới đã có những thay đổi mạnh mẽ vào thời hiện đại khi họ ý thức được vai trò quan trọng của mình và chứng minh rằng không chỉ làm mẹ, làm vợ, nữ giới còn có thể đảm đương mọi vị trí như nam giới Như Betty Friedan đã chỉ ra, trong cuốn sách nổi tiếng của bà, Bí ẩn nữ tính, rằng phụ nữ cũng như đàn ông, có thể tác động đến xã hội cũng như chịu ảnh hưởng từ nó, họ có sức mạnh để lựa chọn, để tạo ra thiên đường hay địa ngục cho chính mình [103] Tiến trình lịch sử của nhân loại đã cho chúng ta thấy rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thiết chế nam quyền, khi xã hội thanh bình, phần lớn nữ giới thể hiện tố chất nhẫn nại và phục tùng quyền uy của nam giới Nhưng mỗi khi xã hội biến động, sự an nguy của gia đình bị đe họa, người phụ nữ, người mẹ lại là người tiên phong đấu tranh, phá vỡ các quy tắc gia trưởng cũ mòn đã không còn phù hợp để tìm lại sự bình ổn và tái khẳng định vị trí quan trọng của mình. Ý thức về sự tác động của bối cảnh lịch sử xã hội đến số phận, tính cách và địa vị của những người mẹ, người phụ nữ, John Steinbeck đã tạo sinh cổ mẫu mẹ trong nhiều tiểu thuyết nhằm thiết lập lại bản sắc nữ tính và tái cân nhắc truyền thống nam tính của nền văn học Mỹ.
2.3.2 Sự tái lập bản sắc nữ tính trong tiểu thuyết John Steinbeck
2.3.2.1 Chất animus (nam tính) trong cổ mẫu tính nữ
Có thể nói, Steinbeck là nhà văn sớm ý thức về tầm quan trọng của thiên tính nữ trong cuộc Đại suy thoái (The Great Depression, 1929-1933), thời kì đen tối được ví như “đêm trước” của Thế chiến thứ II và những thay đổi về trật tự giới trong xã hội Mỹ nửa đầu thế kỉ XX khi phong trào đấu tranh nữ quyền nở rộ ở
Mỹ và đạt được nhiều thành tựu Vì vậy, xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của mình, John Steinbeck đã xây dựng nên những mẫu hình nhân vật nữ mạnh mẽ, táo bạo, ngoan cường với thiên chức hàn gắn những vết thương, có khả năng đảm đương vị trí của người đàn ông trong gia đình và thách thức trật tự thống trị lâu đời của nam tính Từ đó, tác phẩm của John Steinbeck đã góp phần tái lập bản sắc nữ tính trong một thời kì lịch sử đặc biệt của Hoa Kỳ và thế giới.
Trong chuyên luận Mẹ vĩ đại: phân tích cổ mẫu, Enrich Neumann cho rằng quá trình phát triển tâm lí của một người phụ nữ bao gồm bốn giai đoạn Giai đoạn thứ nhất được gọi là Uroboros (một biểu tượng cổ của con rắn tự cắn đuôi mình biểu trưng cho thuyết duy ngã hoặc khả năng sinh sản), lúc này bản ngã và vô thức vẫn được hợp nhất Giai đoạn thứ hai có sự xâm lấn và thống trị của các cổ mẫu cha vĩ đại, gắn liền với thuyết duy lí và độc thần Giai đoạn thứ ba có sự hiện thân của nam tính, nam tính và nữ tính loại trừ lẫn nhau Giai đoạn thứ tư là ở người phụ nữ trưởng thành, khi họ vay mượn nam tính, phát hiện ra bản thân và tiếng nói của mình [83] Sự mạnh mẽ, kiên cường, cứng cỏi của người phụ nữ, người mẹ phần nhiều được hình thành lúc họ trưởng thành, khi tính chất nam tính có điều kiện lấn át khía cạnh đối lập của nó Đặc tính này được Carl Jung gọi là animus (khía cạnh nam tính vĩnh cửu ở người phụ nữ) Theo học giả, cổ mẫu animus là yếu tố nam tính, dấu ấn nam tính hiện hữu trong vô thức của phụ nữ như sức mạnh tinh thần, lòng can đảm, tính quyết đoán, sức sống mãnh liệt và khát khao đạt được thành tựu Do đó, nó chi phối tâm lí nữ giới, có thể khiến họ hoặc đánh mất nữ tính hoặc thúc đẩy sự phát triển tâm lí.
Trên nền cổ mẫu animus, John Steinbeck đã xây dựng những mẫu hình người phụ nữ nổi bật với vẻ đẹp nam tính trong nữ tính Trước khi cho người đọc thấy nội lực mạnh mẽ của người mẹ, người phụ nữ Mỹ, nhà văn đã khắc họa chân dung người mẹ đậm chất Mỹ với vẻ đẹp khỏe khoắn, nhanh nhẹn, trầm tĩnh Sự mạnh mẽ của Ma Joad được toát ra từ ngoại hình: “đôi bàn chân khỏe và để trần của bà cử động nhanh, thanh thoát trên nền nhà… đôi cánh tay khỏe… đôi bàn tay mập mạp” [85,177] Rõ ràng, ngay từ lúc đầu, người mẹ đã gây ấn tượng với người đọc bởi vẻ đẹp mạnh mẽ, nam tính từ dáng vẻ bên ngoài Bên cạnh đó, vẻ đẹp nam tính của người phụ nữ còn được thể hiện thông qua những hành động nổi loạn, chống cự Điều này đã góp phần thể hiện rõ nét sức mạnh tinh thần của họ như những nhân vật nữ bất tử Sức mạnh tinh thần của nhân vật Ma Joad được hình thành không phải vào lúc gia đình bà lâm vào cảnh nghèo khổ, bị xua đuổi khỏi mảnh đất của cha ông để lại mà bản tính mạnh mẽ đã có ngay từ khi bà còn trẻ Điều đó được thể hiện qua nhận xét của bố: “Mẹ mày lúc còn trẻ như thế nào thì nay cũng như vậy Một người rất bạo, không sợ gì hết” [85,357] Đặc biệt trong kí ức của Tom về mẹ ở đầu truyện, mẹ là một người phụ nữ không để cho ai quấy đảo Anh kể với Jim Casy hành động phản kháng có chút hài hước của mẹ: “Có lần, tớ đã thấy bà ấy nện cho một gã hàng rong một trận đòn nên thân, nện bằng một con gà sống, vì gã định cãi bướng Một tay cầm con gà, một tay xách rìu, bà sẵn sàng cắt cổ thằng cha Bà có ý định cầm rìu nhảy bổ vào gã, nhưng nhầm tay, cho nên bà xông vào rồi giơ con gà nện tới tấp” [85,79] Có thể coi đây là hành động mang tính dự báo cho vai trò dẫn đầu sau này của bà mẹ.
Trên hành trình đến miền đất hứa của gia đình Joad, những hành động bảo vệ, củng cố tinh thần cho gia đình, nỗ lực gắn kết gia đình thành một khối thống nhất của Ma Joad càng cho thấy rõ nét sức mạnh tinh thần của người phụ nữ
“thép” này Người vợ ấy xưa nay luôn phục tùng chồng, người mẹ ấy đã từng nhường lời cho con trai vì anh là đàn ông, vậy mà, trên đường đến miền Tây, Ma Joad đã nổi loạn, bướng bỉnh, chả khác con ngựa cái mất nết như cách nói của bố. Khi Tom đề nghị nhà Joad và nhà Wilson đi về miền Tây trước, còn anh và mục sư Casy ở lại sửa xe rồi đuổi theo sau, Pa Joad ủng hộ “nếu chỉ còn cách đó thì chẳng thà lên đường ngay thôi” [85,263], ngay lập tức, Ma Joad “đứng lên ngay phía trước ông”, “lại gần chiếc xe du lịch… lôi ra một cái chuôi kích rồi thong thả đu đưa trong tay” đe dọa Pa Joad: “muốn cho tôi đi, chỉ có cách là ông cứ đánh tôi… tôi không chịu để ông đánh đâu, tôi chẳng khóc lóc, chẳng lạy van gì hết Tôi sẽ nhảy bổ vào ông… Lại đây đánh tôi xem nào Thử xem Nhưng đừng hòng tôi đi…” [85,264] Hành động nổi loạn của bà mẹ khiến cho cả nhóm ngỡ ngàng, còn Pa Joad thì chưng hửng và… chịu thua Giờ đây, Ma Joad là quyền uy, là người nắm lấy quyền điều khiển Bởi lẽ, bà mẹ là người thấu thị tình thế bi đát của cả nhóm và tất cả họ chỉ còn lại thứ duy nhất là “chúng ta với nhau”, “gia đình chúng ta với nhau”, “gia đình đoàn tụ, chúng ta chỉ còn lại có thế” [85,265].
Bà mẹ khốn khổ ấy hiểu rằng: khi và chỉ khi cả gia đình bà ở cạnh nhau, họ mới có được sức mạnh để vượt qua mọi tình cảnh bi đát Ý nghĩa của gia đình đã được một bà mẹ thất học nhận ra bằng trái tim yêu thương và sức mạnh tinh thần vĩ đại.
CỔ MẪU ANH HÙNG VÀ DẤU ẤN GIẢI HUYỀN THOẠI
Tìm kiếm miền đất hứa
“Đất hứa” được biết đến với tên gọi mĩ miều, “vùng đất đượm sữa và mật ong”, mang hàm ý chỉ nơi sung túc, đủ đầy, nhận được phúc lộc của Chúa Trời. Trong Kinh Thánh, đó là vùng đất Chúa đã hứa ban cho Abraham và dòng dõi của ông, dân tộc được Chúa chọn Sáng thế kí ghi lại lời giao ước của Chúa với Abraham như sau: “Hôm đó, ĐỨC CHÚA lập giao ước với ông Áp-ram như sau:
‘Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai Cập đến sông Cả, tức sông Êu- phơ-rát, đất của những người Kê-ni, Cơ-nát, Cát-môn, Khết, Pơ-rít-di, Ra-pha, E- mô-ri, Ca-na-an, Ghia-ga-si và Giơ-vút” [115,52].
Theo Heike Paul, trong nghiên cứu The Myths that made America: An introduction to American Studies (Những huyền thoại định hình nước Mỹ: Dẫn nhập nghiên cứu Mỹ, 2014), câu chuyện về cuộc chạy trốn khỏi chế độ nô lệ ở Ai
Cập của những người Do Thái và hành trình đến vùng đất Chúa hứa ban cho họ là một trong những huyền thoại có sức ảnh hưởng lớn nhất của truyền thống Cơ đốc giáo và Do Thái giáo Điều đáng lưu ý là câu chuyện của những người nô lệ
Do Thái và huyền thoại về nguồn gốc của nước Mỹ lại có mối liên hệ mật thiết với nhau Trong đó nước Mỹ ban đầu được xem như là miền đất hứa của những người hành hương và những người Thanh giáo vốn là những nhóm người ly khai tôn giáo rời bỏ nước Anh và châu Âu, di cư đến nước Mỹ/châu Mỹ để tìm kiếm tự do tôn giáo, tìm kiếm “tân thế giới”/“thiên đường trên mặt đất”/miền đất hứa
[116] Như thế, sự hình thành của nước Mỹ, ở một khía nào đó, gần gũi với câu chuyện cổ xưa của cộng đồng Do Thái.
Nước Mỹ/châu Mỹ ban đầu được biết đến với những cái tên gắn liền với tính từ “new” (mới), New World hay New England, hàm ý chỉ sự mới mẻ, tốt đẹp hơn so với châu Âu già cỗi Lịch sử phát triển của đất nước này cũng tiết lộ nhu cầu khám phá những vùng đất mới lạ, hoang sơ như là căn tính đặc biệt của quốc gia.Điều này được thể hiện qua quá trình mở rộng biên giới về phía Tây “từ bờ biển Đại Tây Dương chuyển sang Trung Tây rồi sang viễn Tây” [5,117] với một không gian luôn dịch chuyển, hoang sơ, xa lạ, trù phú, tự do, đầy tinh thần phiêu lưu Chính vì vậy, miền Tây Mỹ luôn hiện diện và chiếm vị trí quan trọng trong trí tưởng tượng và văn hóa của người Mỹ, trở thành một huyền thoại quốc gia.
Như thế, huyền thoại về miền đất hứa và cuộc tìm kiếm đất hứa thường xuyên được củng cố và phổ biến trong lịch sử phát triển, mở rộng biên giới của nước Mỹ Vì vậy, nhiều nhà văn Mỹ thường sử dụng motif tìm kiếm miền đất hứa với nhiều màu sắc khác nhau để phản ánh căn tính quốc gia và những vấn đề của thời đại Vũ Minh Đức, trong luận án Cổ mẫu trong truyện ngắn Isaac Bashevis
Singer, khám phá hành trình đến miền đất hứa trong sáng tác của nhà văn người
Mỹ gốc Do Thái Theo tác giả, những nhân vật của Singer luôn ở trong hành trình hoặc chạy trốn hoặc kiếm tìm: “Tiếng gọi lên đường để kiếm tìm miền đất hứa của các nhân vật được kết nối với kho vô thức cộng đồng và được thổi bùng lên thành khát khao và ước vọng… LÊN ĐƯỜNG trở thành một nhu cầu và hành động tất yếu” [20,79] Hành trình tìm kiếm của các nhân vật trong truyện ngắn Singer thường mang màu sắc tôn giáo và biểu đạt khát khao tìm về cội nguồn của một dân tộc tha hương, trong khi đó, cuộc truy tìm của các nhân vật trong tiểu thuyết John Steinbeck hướng đến khát vọng thay đổi hiện tại, sở hữu một mảnh đất nho nhỏ, nơi họ có thể sống sót và vượt qua những khó khăn, đau khổ trong xã hội hiện đại khốc liệt.
Khác với những thần thoại, truyền thuyết cổ xưa, nhân vật anh hùng trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết John Steinbeck phần đa là những người lao động nghèo, bộ phận chịu tác động dữ dội của cuộc Đại khủng hoảng và những bất ổn xã hội thời hiện đại như chiến tranh, hậu chiến và thảm họa môi sinh Do đó, nhiệm vụ của các nhân vật anh hùng trong tác phẩm của Steinbeck không hướng đến những kì tích lập chiến công phi thường như giết chết quái vật, chiến thắng kẻ thù… mà trước hết gắn liền với nhu cầu, mong muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, một miền đất hứa, nơi họ có thể tồn tại bằng cách chăm chỉ làm lụng. Sinh ra và lớn lên ở Salinas, thuộc bang California, mang theo lịch sử dịch chuyển từ Đông sang Tây của đại gia đình và một tình yêu mãnh liệt với quê hương Salinas, Steinbeck hiểu rõ vị trí của miền Tây trong tâm thức của người
Mỹ Do đó, phần lớn tiểu thuyết của ông lấy bối cảnh ở California với nhiều nhân vật dịch chuyển từ miền Đông nề nếp, hiện đại tìm đến miền Tây hoang sơ,phóng khoáng Chẳng hạn như nhân vật Joseph Wayne, trong tiểu thuyết thứ ba của Steinbeck, Gửi vị thần chưa biết, thực hiện hành trình từ trang trại Vermont cằn cỗi của gia đình thuộc New England đến một trang trại nhỏ ở một thung lũng yên tĩnh, màu mỡ của California Điểm khác biệt giữa hai nơi chốn hé lộ mục đích hành trình của Joseph, đó là ước vọng sở hữu một vùng đất tươi đẹp hơn, tự do hơn mảnh đất cằn cỗi ở quê nhà Hơn nữa, khát vọng tự thân lập nghiệp của Joseph còn phản ánh ý chí tự do của nhân vật khi anh ta quyết tâm thoát khỏi trang trại của người cha hà khắc và độc đoán Tương tự câu chuyện về Joseph, Adam Trask, trong tiểu thuyết Phía đông vườn địa đàng, cũng rời bỏ trang trại của gia đình ở Connecticut thuộc miền Đông Hoa Kỳ để tìm đến thung lũng miền Tây Salinas, California đẹp đẽ, “luôn chan hòa ánh nắng mặt trời” [97,60] với mong muốn
“lập nghiệp, tậu nhà sinh sống” [97,64] dựng xây địa đàng cùng với nàng Eva của chàng là Cathy Ames “Giấc mộng con” của hai gã đàn ông lang thang, George và Lennie, trong tiểu thuyết ngắn Của chuột và người, phản ánh nhu cầu tìm kiếm việc làm, dành dụm, gom góp tiền để “mua căn nhà nhỏ với hai mẫu đất, một con bò cái và mấy con lợn”, để được “sống trên miếng đất màu mỡ” của chính họ [90,30]. Đặc biệt, với kiệt tác Chùm nho phẫn nộ, nhà văn Steinbeck đã tái sinh một cách ấn tượng, rõ nét motif tìm kiếm miền đất hứa và cuộc hành trình của những người nông dân vô gia cư thời hiện đại, mà cụ thể là của gia đình Joad và đám đông di tản Trong đó, hành trình của gia đình Joad được miêu tả cận cảnh trên nền cảnh hành trình lớn của đám đông di tản từ vùng Trung Tây cằn cỗi, Oklahoma, đến xứ sở của mặt trời và cam, thiên đường phía Tây, California, với niềm tin mãnh liệt rằng nơi xa lạ đó ít nhất vẫn tốt đẹp hơn quê nhà bị tàn phá bởi bão bụi và bị xua đuổi bởi máy móc, ngân hàng Trên hành trình tìm kiếm một nơi chốn để sinh sống của những con người khốn khổ, Tom Joad và Ma Joad, hai nhân vật chính của thiên tiểu thuyết, là những nam/nữ anh hùng từng bước nắm giữ nhiệm vụ dẫn đầu, bảo vệ, làm chỗ dựa tinh thần cho đoàn người di tản.
Là một nhà văn của thời đại khủng hoảng, Steinbeck được tận mắt chứng kiến “dòng suối người tị nạn” khắp nơi di tản về miền Tây Tiếp nối truyền thống viết về sự dịch chuyển trong văn học phương tây, ông đã tái hiện cuộc trốn chạy thời hiện đại của những con người bất hạnh Họ là nạn nhân của cuộc Đại suy thoái vào những năm 1929-1933: mùa màng thất bát, nợ nần chồng chất cùng với công cuộc cơ khí hóa nông nghiệp đã khiến người nông dân mất đi ruộng đất và bị xua đuổi khỏi quê hương xứ sở Giống như những người Do Thái chạy trốn chế độ nô lệ hà khắc ở Ai Cập, những kẻ tị nạn trong kiệt tác của Steinbeck cũng trốn chạy những nỗi kinh hoàng thời hiện đại là thiên tai và sự bóc lột của những thế lực ngầm, những “con quái vật” thời đại kĩ trị Rơi vào “bước đường cùng”, những người vô gia cư buộc phải lìa xa mảnh đất vốn đã gắn liền với quá khứ của họ, tổ tiên của họ, nơi họ đã trải qua “những năm tháng lụt lội, những năm tháng mưa lũ và những năm tháng khô hạn”, để tiếp tục hành trình sống nhọc nhằn với niềm hy vọng có thể sống sót ở miền đất mới, miền đất trù phú ở California bốn mùa hoa trái, nơi họ được những tay đại diện của chủ đất, ngân hàng, công ty – những vị
“Chúa” toàn năng thời hiện đại, hứa hẹn, quảng cáo và mời chào với những lời lẽ hoa mĩ: cứ “đi về miền Tây, sang California” “Ở đó có công ăn việc làm, ở đó không bao giờ lạnh”, “chỗ nào cũng có cam, chỉ cần giơ tay ra mà hái” [85,60]. Trên hành trình chạy trốn và tìm kiếm miền đất hứa của mình, những người di cư đã trải qua bao nhiêu chuyện đắng cay, khốc liệt song vẫn nuôi giữ niềm tin bất diệt vào tương lai.
Nổi bật trong đoàn người di tản đến miền tây là gia đình Joad Cùng với hàng loạt gia đình bất hạnh khác, cả nhà Joad buộc phải rời bỏ mảnh đất cha ông để lại, lên đường tìm kiếm một vùng đất mới để duy trì sự sống Trên đường trường lắm gian nan, gia đình Joad và đoàn người di tản phải trải qua nhiều thử thách, thiếu thốn, đói khát và đặc biệt là mất đi người thân Ông nội và bà nội nhà Joad chưa kịp thấy đất hứa thì đã qua đời vì nỗi đau xa lìa quê hương và sức lực có hạn mà đường trường lắm gian nan Những người đàn ông họ Joad như Noah, Connie, cũng lần lượt rời bỏ gia đình Steinbeck đã trao nhiệm vụ dẫn dắt đoàn người khốn khổ tìm kiếm miền đất hứa cho những nam, nữ anh hùng là Tom Joad và Ma
Joad. Trong bài viết “Phân tích nhân vật cổ mẫu Jim Casy trong Chùm nho phẫn nộ”, Yanhong Fan cho rằng Jim Casy là “người dẫn đầu gia đình Joad và những người khác để thăm dò vùng đất mới” [72,5] Theo chúng tôi, người dẫn đầu gia đình Joad là nhân vật Ma Joad và Tom Joad Bởi vì, xuyên suốt câu chuyện, cả hai nhân vật này dần dần khẳng định vai trò dẫn dắt, lãnh đạo của họ Ma Joad từ một người mẹ, người vợ kính cẩn người chồng, nhường lời cho con trai, tiến đến
Xác lập bản sắc
Xác lập bản sắc là motif cổ mẫu nhiệm vụ rất phổ biến và cũng là một trong những mục tiêu lớn của hành trình mà người anh hùng phải trải qua trước khi đạt đến đời sống vĩnh hằng Cổ mẫu này mang ý nghĩa quan trọng ngay cả khi nó chỉ có vị trí đường biên trong đường dây cốt truyện Bởi lẽ, điều vĩ đại tối thượng mà con người khát khao thấu hiểu là họ là ai và điều gì tạo nên bản sắc của họ.Arnold
Grod, tác giả của công trình Theories of Culture, khi thảo luận về bản sắc và bản sắc văn hóa đã dành sự chú ý về các nhóm đặc trưng, góp phần khu biệt các cá nhân giữa các nền văn hóa khác nhau và nhận diện các nền văn hóa “Nhìn chung bản sắc thường được hiểu như sự hiện diện của một tập hợp các đặc trưng mà mỗi cá nhân được công nhận Bản sắc văn hóa là những đặc trưng mà nhờ nó cá nhân được công nhận là thành viên của một nền văn hóa” [117,180] Với ý nghĩa quan trọng của bản sắc, nhiệm vụ xác lập và củng cố bản sắc là mối quan tâm hàng đầu của truyện kể thuộc mọi miền không gian và thời gian.
Trong thế giới tiểu thuyết của John Steinbeck, motif tìm kiếm miền đất hứa thường gắn liền với truyền thống lịch sử lập quốc và biểu trưng cho ước vọng của người dân Mỹ về một quốc gia thịnh vượng, hạnh phúc và bình đẳng, trong khi đó, motif xác lập bản sắc lại biểu hiện cái nhìn sâu sắc của nhà văn về bản sắc văn hóa của người Mỹ và nước Mỹ Cụ thể là những vấn đề nội tại nhức nhối mà người Mỹ phải đối diện và vượt qua để tìm thấy giá trị đích thực của cá nhân và cộng đồng, đồng thời củng cố và tái lập những lí tưởng tốt đẹp từ thuở lập quốc của tổ tiên họ trước sự tấn công của những đợt sóng nghiệt ngã, mặt trái của xã hội hiện đại và thời đại kĩ trị.
Nếu như Ernest Hemingway lựa chọn những người lính Mỹ xa xứ làm nhân vật trung tâm trong những tiểu thuyết của ông như Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, William Faulkner quan tâm đến giai cấp quý tộc miền Nam trong những năm tháng suy tàn với Âm thanh và cuồng nộ, Nắng tháng tám…, John Steinbeck thường xuyên đề cập đến những phận người nhỏ bé, thất nghiệp, vô gia cư, nghèo khổ - nhóm người yếu thế và chịu tác động dữ dội của những bất ổn xã hội thời hiện đại Do vậy, bên cạnh việc mô tả đời sống lao động khổ cực, vấn đề củng cố và tái lập bản sắc là điểm mấu chốt trong quá trình khám phá đời sống tinh thần của cộng đồng yếu thế này Theo Nikkita Walker,Steinbeck thường xuyên sử dụng các yếu tố huyền thoại và Kinh Thánh để chuyển tải điều mà theo ông là câu chuyện cơ bản của nhân loại: ý thức về việc làm chủ bản sắc của mỗi con người [74] Điều này cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà thần thoại Joseph Campbell khi ông cho rằng câu chuyện ở trung tâm của thần thoại thường là nhận thức về khả năng hành động có ý thức của con người: “Người hùng là người bảo vệ những thứ đang thành, không phải thứ đã thành, vì anh ta tồn tại vĩnh viễn” [109,267].
Song, giá trị của motif xác lập bản sắc trong tiểu thuyết John Steinbeck không hẳn chỉ là việc nhà văn tái sử dụng các yếu tố huyền thoại xưa mà quan trọng hơn là cách thức nhà văn tạo sinh motif này để thể hiện trạng huống hiện sinh mới mẻ trên nền cảnh biến động của nước Mỹ nửa đầu thế kỉ XX.
Tiểu thuyết của John Steinbeck thường khởi đầu với trạng huống khủng hoảng bản sắc hay tình trạng thiếu vắng gốc rễ, cội nguồn của nhân vật anh hùng. Theo Jay Parini, trong lời giới thiệu tác phẩm Tôi, Charley và hành trình nước
Mỹ, đề tài về sự thiếu vắng gốc rễ đã trở thành một phần quan trọng của cuốn sách du hành nổi tiếng này [118] Tuy nhiên, khi xem xét toàn bộ sáng tác của John Steinbeck, không khó để bạn đọc nhận ra rằng đề tài này đã hiện diện ở nhiều tiểu thuyết trước đó như: Của chuột và người, Chùm nho phẫn nộ, Viên ngọc trai, Phía đông vườn địa đàng như là một niềm trăn trở khôn nguôi của nhà văn về tâm hồn của người Mỹ và nước Mỹ Đó là sự phát triển thần tốc, vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới của nước Mỹ nhưng bên cạnh đó là thời kì Đại suy thoái đã hủy hoại đời sống của những tầng lớp dưới đáy/bên lề xã hội, là những mặt trái khủng khiếp của xã hội kĩ trị làm lung lay tận gốc những giá trị Mỹ và nỗi ám ảnh thường trực của người Mỹ về những vết nhơ lịch sử trong lòng nước Mỹ hiện đại.
Trải nghiệm nông thôn trong những năm tháng thiếu thời và tuổi trẻ lang bạt đã giúp John Steinbeck thấu hiểu nỗi thống khổ của những người nông dân Mỹ trong thập niên 1930 Nỗi thống khổ đó đâu chỉ là cái nghèo, cái đói, đời sống thiếu thốn và đầy bất an mà xót xa hơn nữa còn là sự thiếu vắng gốc rễ và nguy cơ đánh mất bản sắc, cội nguồn mà đám đông di tản, nổi bật là George và Lennie trong Của chuột và người, gia đình Joad trong Chùm nho phẫn nộ, phải đối diện và xoay xở Là nhà văn hiểu rõ mối liên hệ giữa mỗi vùng đất và con người,Steinbeck đồng cảm với nỗi đau của những người nông dân mất đất “Mảnh đất này, mảnh đất đỏ này, chính là chúng ta, và những năm tháng lụt lội, những năm tháng mưa lũ và những năm tháng khô hạn, đó là chúng ta” [85,138] Vì thế, đối với những người nông dân, mất đất nghĩa là mất cội nguồn, quá khứ và là nguồn cơn dẫn đến tình trạng khủng hoảng bản sắc Khi giã từ mảnh đất, ngôi nhà đã từng là của họ để lên đường đến miền Tây, đám đông di tản tự hỏi rằng: “Những thứ đó là những mảnh đời chúng ta Không có chúng thì chúng ta sống làm sao được? Không có dĩ vãng của chúng ta làm sao chúng ta nhận ra chính chúng ta?Thôi, đành phải bỏ lại Đem đốt đi” [85,140] Những lời hỏi thiếu vắng câu trả lời ấy tiết lộ tâm trạng xót xa, ngậm ngùi, hoang mang vì tương lai vô định và quá khứ hoen ố của đám đông di tản và sâu thẳm hơn là cuộc khủng hoảng bản sắc cá nhân và cộng đồng ẩn giấu bên dưới cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng Vì vậy, nhiều người trong số họ đã không thể vượt qua những chấn động dữ dội đến từ bên ngoài lẫn bên trong những tâm hồn mong manh, dễ thương tổn đó Chẳng hạn như nhân vật ông nội của nhà Joad, người đã chết ngay từ giây phút bị xốc nách ra khỏi nhà bởi
“ông nội với ngôi nhà cũ, đúng chỉ là một” [85,228] hay nhân vật Muley cương quyết trụ lại với mảnh đất nhưng phải sống chui lủi, lẩn trốn, đơn độc như một kẻ cắp trên chính quê hương của mình.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc, “lịch sử Hoa Kỳ như chính người
Mỹ đã từng nhận định ‘có hai vết nhơ’: sự tàn sát bốn chục triệu thổ dân da đỏ, chiếm đất, hủy hoại nền văn minh của họ, và sự bóc lột dã man hai chục triệu người da đen, bị bắt từ châu Phi sang làm nô lệ” [5,679] Là nhà văn của nhóm người yếu thế, Steinbeck cũng hướng sự chú ý đến những người Mỹ bản địa nhỏ bé bằng cách tái hiện cuộc khủng hoảng bản sắc và hành trình xác lập bản sắc của cộng đồng thiểu số này dưới sự thống trị và áp chế của cộng đồng chính thống. Chẳng hạn như nhân vật Kino, một người Mỹ bản địa nghèo khó trong Viên ngọc trai, xuất hiện trong phần mở đầu của tác phẩm với những cảm xúc khó như yếu đuối, sợ hãi, tức giận, phẫn nộ và khiếp sợ khi mang con trai bị bọ cạp chích đến nhà lão bác sĩ da trắng trong thị trấn để chữa trị Đây cũng là những kinh nghiệm đớn đau được truyền thừa qua nhiều thế hệ của người da đỏ trước những người da trắng “chủng tộc mà ngót nghét bốn trăm năm trước đây từng đánh đập, bỏ đói, chà đạp tộc người của Kino” [86,19] Như thế, sự kiện đứa bé bị trúng độc và đoàn người da đỏ kéo đến nhà lão bác sĩ da trắng là giọt nước tràn ly, khơi dậy trạng huống khó khăn của người Mỹ bản địa, “những kẻ khác” theo cách gọi của các nhà phê bình hậu thực dân Trong lĩnh vực nghiên cứu này, thuật ngữ kẻ khác đề cập đến những người thuộc địa, những kẻ bị gạt ra bên lề bởi diễn ngôn thực dân Thuật ngữ này tiết lộ những giới hạn mang lại cảm giác phụ thuộc về bản sắc của những người thuộc địa, những kẻ được xem là ngây thơ, mông muội, xấu xí trong cái nhìn của thực dân Tây phương văn minh, duy lí, tiến bộ [119].
Tuy nhiên, nhà văn Steinbeck không chỉ xem xét người bản xứ với cái nhìn bên ngoài của kẻ chinh phục mà còn khám phá nhân vật xung quanh cộng đồng của anh ta Biểu hiện là nhân vật Kino rơi vào trạng thái khủng hoảng bản sắc đỉnh điểm khi anh ta may mắn tìm thấy viên ngọc trai, vật báu hứa hẹn giúp anh và gia đình đổi đời, thế nhưng cũng chính báu vật đó khiến anh và gia đình phải đối diện với những âm mưu tà ác Những kẻ rắp tâm cướp viên ngọc trai không chỉ là dân da trắng ở thị trấn mà còn là những người đồng tộc của anh Điều đó khiến Kino “cảm thấy mình cô đơn không nơi nương tựa” [86,43], ngờ vực mọi thứ xung quanh và mất kết nối với chính cộng đồng của mình.
Trước tình trạng khủng hoảng bản sắc, nhiều nhân vật trong tiểu thuyết của Steinbeck buộc phải tẩu thoát Kino cùng với vợ và con trai thoát li khỏi cộng đồng da đỏ Gia đình Joad và đám đông di tản tìm đến miền Tây nước Mỹ, George và Lennie lang thang trên những xa lộ, điều đó đồng nghĩa với việc họ đành phải chấp nhận sự thiếu vắng cội rễ, thực hiện hành trình tìm kiếm miền đất hứa đồng thời là hành trình tái lập bản sắc của họ Cố nhiên, trên hành trình tìm kiếm hay thiết lập lại bản sắc của mình, các nhân vật phải trải qua nhiều thử thách và mất mát là điều không tránh khỏi Đôi khi đó là sự thách thức của tự nhiên hung bạo Kino dẫn vợ con trốn chạy “giữa bầu không đen kịt”, “gió thốc điên cuồng về mọi phía” [86,96] và tiếng sói hoang tru ghê rợn Đám đông di tản và nhà Joad ra đi trong cát bụi mịt mù, dưới ánh nắng mặt trời nóng bỏng và phải vượt qua sa mạc bằng những chiếc xe ọp ẹp, cọc cạch Song, mối đe dọa lớn nhất đối với họ lại chính là những kẻ có quyền lực, giàu có, thuộc về cộng đồng đang nắm ưu thế Đó là những kẻ truy lùng Kino để cướp viên ngọc trai, là bọn cớm lăm le bắt giữ những người di tản, là dân bản xứ với thái độ khinh miệt và xua đuổi những kẻ khốn cùng, là những chủ trại thông đồng trả tiền nhân công rẻ mạt. Trong khi đó, những con người khốn khó, nhỏ bé ấy chỉ nhận được sự trợ giúp từ những người đồng cảnh ngộ, những người thấu cảm với nỗi đau khổ và bất hạnh của họ Đó là sự sẻ chia cái lều, tấm chăn của gia đình Wilson cho nhà Joad vì một lí lẽ giản dị, con người ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Đó là sự che chở và trợ giúp của gia đình Juan Tomás, anh trai của Kino, khi Kino và vợ con lâm vào tình thế ngặt nghèo.
Sáng tác trong thời điểm nước Mỹ bắt đầu tái đánh giá căn tính giới và chủng tộc, phong trào dân quyền và nữ quyền nở rộ và đạt được nhiều thành tựu lớn lao, Phía đông vườn địa đàng, tác phẩm mà Steinbeck đã dành cả đời để viết,được biết đến như một huyền thoại đương đại về “hành trình con người vươn đến sự toàn thiện và giành được quyền làm chủ bản sắc cá nhân và phổ quát của mình” [74].
Do đó, khác với các tiểu thuyết mang tính đấu tranh xã hội trước đây, tác phẩm này tập trung vào xung đột bên trong và tính chất phức tạp của tâm hồn con người để biểu đạt sinh động câu chuyện lớn nhất của đời người: hành trình kiến tạo bản sắc và làm chủ bản sắc của con người Nhiều nhân vật trong tác phẩm phải đối diện với nhiều cuộc khủng hoảng bản sắc khác nhau, chẳng hạn như Lee, một người Mỹ gốc Hoa, có diện mạo của một người Trung Hoa song cách giao tiếp đậm chất Mỹ hay Samuel Hamilton, một người Mỹ gốc Ireland, thường phải che dậy cảm xúc buồn bã và tính cách nghiêm túc bằng sự nổi loạn và hài hước để đáp ứng mong đợi của mọi người xung quanh hay Caleb (Cal) Trask phải vượt qua mặc cảm tội lỗi và truyền thuyết huyết thống để làm chủ bản sắc của mình. Trong khi các tác phẩm mang tính đấu tranh xã hội của Steinbeck như Chùm nho phẫn nộ giải quyết vấn đề bản sắc bằng cách để nhân vật trải nghiệm, nhận thức tính gắn kết giữa cá nhân và cộng đồng và hướng đến bản sắc phổ quát, thì đến chặng cuối trong hành trình sáng tác của mình mà tác phẩm tiêu biểu là Phía đông vườn địa đàng, Steinbeck lại chú ý đến tầm quan trọng của bản sắc cá nhân đối với cuộc đời và số phận mỗi con người.
Hành trình đến miền đất hứa của người hùng Tom Joad cũng là quá trình nếm trải những khó khăn và nghịch cảnh, vượt qua những mất mát của gia đình trong thời kì Đại suy thoái để đạt được sự trưởng thành về mặt đạo đức và tinh thần Từ quê nhà Oklahoma đến California, Tom không chỉ là người dẫn đầu gia đình cùng với bà mẹ mà còn nỗ lực tái lập bản sắc mới của mình, anh dần dần học được cách bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo, khôn ngoan, đặc biệt là những thay đổi về nhận thức và hành động Mở đầu tác phẩm, Tom xuất hiện qua những chi tiết miêu tả ngoại hình, trang phục và cuộc đối thoại giữa anh và tài xế xe tải, song tên của anh không hề được nhắc đến Điều này tiết lộ anh là một người khá kì lạ và đáng ngờ Khi gặp Casy và lắng nghe ông ta thú nhận về tội lỗi và sự mất mát thánh linh, Tom hầu như không thể hiểu được những ý tưởng khác biệt củaCasy “Joad cúi mắt nhìn đất, như thể anh không đương đầu nổi với sự lương thiện thật đơn giản trong đôi mắt người mục sư” [85,45] Thế nhưng, trên hành trình đến đất hứa California cùng gia đình, Tom dần dần khẳng định vai trò lãnh đạo của mình khi anh là người đàn ông duy nhất trong gia đình không bị chao đảo trước những biến động dữ dội của thời cuộc, anh cùng mẹ đưa ra những quyết định liên quan trực tiếp đến số phận của cả đại gia đình Đặc biệt, sau khi Casy bị giết chết, Tom đã tái lập được bản sắc của mình thông qua sự biến đổi về hành động và tâm linh Trong tác phẩm, Tom hai lần phạm tội giết người: trong khi lần giết người thứ nhất là hành động bản năng để tự vệ, thì ở lần thứ hai lại là hành động trả thù cho Casy, người bạn đồng hành và cũng là người truyền cảm hứng cho Tom, đã bị giết hại Theo Patrick
Biến thể của cổ mẫu anh hùng trong tiểu thuyết John Steinbeck
3.3.1 Anh hùng với sứ mệnh thiết lập các giá trị đức tin mới
Bước ra từ mạng lưới giấc mơ được dệt nên bởi thế giới thần thoại, cổ tích, con người thời hiện đại văn minh hoang mang, mơ hồ không biết cuộc đời mình sẽ tiến tới cái gì, vì cái gì Như phát ngôn tiên tri về cuộc khủng hoảng tinh thần, tâm linh thời đại mới của Zarathustra, của Nietzsche rằng: “Mọi thánh thần đã chết” [DT 109,410] Do đó, sứ mệnh của người hùng hôm nay khác người hùng trong huyền thoại cổ xưa, trong đó, thiết lập các giá trị đức tin mới là nhiệm vụ thiêng liêng mà cộng đồng giao phó cho những anh hùng hiện đại Là một trí thức tiến bộ của thời đại mới, John Steinbeck ý thức sâu sắc về cuộc khủng hoảng xã hội trên mọi phương diện, đặc biệt là đời sống tinh thần, tâm linh chao đảo của người Mỹ thế kỉ XX, khi con người “không còn mang tinh thần của Chúa trong họ nữa” [85,38] Vậy nên, sự tái thiết cổ mẫu anh hùng với sứ mệnh thiết lập các giá trị đức tin mới trong nhiều tiểu thuyết của ông biểu hiện khát khao cháy bỏng của nhà văn nhằm tìm kiếm phương thức chữa lành những vết thương tâm hồn và giải phóng con người khỏi mọi khổ đau.
Nhân vật Jim Casy trong Chùm nho phẫn nộ là hiện thể điển hình của dạng thức người anh hùng tìm kiếm và thiết lập giá trị đức tin mới Đây cũng là nhân vật có nhiều nét tương đồng với cổ mẫu Chúa trong thế giới người hùng của John Steinbeck Dấu vết Cơ đốc giáo trước hết thể hiện thông qua tên gọi của nhân vật, cụ thể là tên họ viết tắt của Jim Casy (J.C với Jesus Christ) Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện đặc điểm dễ nhận dạng này, chẳng hạn như: Lê Huy Bắc với bài viết “Chủ đề về người nông dân và cách cắt nghĩa chủ đề trong Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck” H Kelly Crockett tiết lộ chủ ý của Steinbeck khi xây dựng Jim Casy như là hình tượng Chúa Jesus trong nghiên cứu “Kinh Thánh và
Chùm nho phẫn nộ”, nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng tương tự như cách Stephen
Crane gọi tên nhân vật Jim Conklin trong Huy hiệu đỏ cho lòng dũng cảm (The
Red Badge of Courage), Steinbeck cũng phác họa điểm tương đồng giữa nhân vật
Jim Casy và Chúa Jesus bằng cách đặt những chữ cái đầu tên tương tự cho nhân vật [51] Martin Shockley cũng chỉ ra sáu điểm tương đồng giữa nhân vật Jim Casy và Chúa Jesus, trong đó đặc điểm đầu tiên chính là tên họ viết tắt giống nhau, trong bài viết “Hệ biểu tượng Cơ đốc giáo trong Chùm nho phẫn nộ” Cũng theo Shockley, những điểm giống Jesus của Casy còn là: Casy đang nỗ lực loan báo một đức tin mới, Casy đi vào vùng hoang dã để tìm kiếm đức tin, Casy thừa nhận tội lỗi của chính mình và đồng loại, Casy tha thứ cho kẻ giết mình và Casy bị giết chết [48].
Song, sự phá vỡ và tái thiết lập đặc trưng của cổ mẫu anh hùng qua nhân vật Casy chính là điểm thu hút và phản ánh tinh thần thời đại của tác phẩm Thứ nhất, khác với những người hùng mang niềm tin bất diệt vào lí tưởng của Chúa, Casy là nhân vật ý thức sâu sắc về đức tin bị lung lay tận gốc trong thời đại khủng hoảng niềm tin, điều trước đây chưa từng xảy ra với ông ta: “Xưa kia tao là mục sư […] Tao gào đến vỡ phổi tên chúa Jesus và sự vinh quang của Người […] Nhưng nay không thế nữa […], nay chỉ là Jim Casy trống trơn Chả là thiên hướng của tao đã mất Tao có một đống những ý nghĩ tội lỗi” [85,38] Từ một người có địa vị cao trong đời sống tinh thần của xã hội, có nhiệm vụ dẫn dắt, cứu rỗi linh hồn cho những kẻ khốn khổ và tội lỗi, Casy trở nên hoài nghi và trốn tránh sứ mệnh của mình bởi vì ông ý thức mạnh mẽ về khối mâu thuẫn to lớn trong tận cùng tâm khảm Ông thành thật thú nhận với Tom rằng “tao là một đứa đạo đức trời đánh”, sau mỗi lần rao giảng “tao dẫn một đứa trong bọn con gái vào đám cỏ và ngủ với nó” [85,41] Và nguyên nhân khiến Casy day dứt khôn nguôi, theo ông, chính là “tội lỗi” Tuy nhiên, trong lúc thừa nhận bản chất tội lỗi, xấu xa của mình, Casy lại băn khoăn, mâu thuẫn bởi lẽ với ông “con người sinh ra là thế” [85,43], chẳng có tội lỗi mà cũng chẳng có đạo đức Hơn nữa, căn nguyên của mọi chuyện xảy ra với ông là bởi vì ông yêu con người, ông muốn làm cho họ hạnh phúc và đặc biệt là nhận thức trái ngược với quan niệm chính thống về thánh linh và con đường Jesus của ông Đó là vì sao phải gán chúng cho Chúa hay Jesus, trong khi thánh linh chính là tình yêu Casy tự nhủ “có lẽ tất cả những người đàn ông và tất cả những người đàn bà mà chúng ta yêu, đều là cái đó, là Đức Thánh Thần, là trí tuệ con người, là mớ hổ lốn Có lẽ tất cả mọi người chỉ có một mảnh nhỏ của linh hồn đó” [85,44] Xuất phát từ một người giảng đạo chối bỏ đức tin chính thống, xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, Casy thực hành tìm kiếm và thiết lập đức tin mới, thích ứng với hoàn cảnh xã hội thời hiện đại Trải qua những thử thách, mất mát cùng gia đình Joad, chứng kiến những bất công và khổ đau mà những người di tản phải gánh chịu, Casy nhận ra sức mạnh của tinh thần đoàn kết và con đường duy nhất để tự giải phóng của những kẻ bị áp bức là tất cả cùng đoàn kết lại và đấu tranh.
Thêm vào đó, sự việc Casy chịu tội thay cho Tom trong tư thế hiên ngang
“kiêu hãnh ngẩng đầu, cơ bắp cổ nổi lên”, mỉm cười với gương mặt “tỏ vẻ đắc thắng [85,425] không chỉ là cách ông trả ơn gia đình Joad đã cưu mang ông mà còn thể hiện phẩm tính anh hùng của một kẻ thân cô thế cô Và nhà tù lại là nơi Casy tìm thấy điều mà ông đã từng tìm kiếm trong hoang địa, rằng những người nghèo, bị áp bức chỉ có con đường đoàn kết lại để tranh đấu Ý thức được con đường hành động đó, ngay sau khi ra tù, Casy dẫn đầu một cuộc đình công đòi tiền lương xứng đáng cho những người lao động chân chính Lí tưởng cao đẹp mà cách thực hiện lại manh mún và trang bị thiếu thốn khiến cuộc đình công nhanh chóng bị dập tắt, Casy bị giết chết Lời nói cuối cùng của ông với những kẻ đàn áp cuộc đình công, rằng: “Các bạn không nhận ra việc mình đang làm” [85,617] tương tự như lời nói cuối cùng của Jesus trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết họ đang làm gì” [115] Vậy là, người hùng Casy đã ngã xuống trong sự thắng thế của cái ác, của bạo lực và bất công Tuy nhiên, đức tin mới mà nhân vật này thiết lập đã được Tom Joad tiếp nối thực hành. Nghĩa là sự hi sinh của Casy không vô nghĩa, giá trị đức tin mà ông dựng xây là vũ khí đấu tranh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn cho những người cùng khổ.
3.3.2 Anh hùng thuộc về cộng đồng thiểu số
Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, John Steinbeck đã gặp gỡ nhà hải sinh vật học Ed Ricketts, người trở thành bạn tâm giao và có nhiều ảnh hưởng đến sự nghiệp của Steinbeck Thông qua Ed Ricketts, Steinbeck đã thiết lập một mối quan hệ ngắn ngủi với Joseph Campbell, nhà thần thoại học nổi tiếng về sau và là người có ảnh hưởng lớn đến Steinbeck khi ông đang chỉnh sửa bản thảo cuốn tiểu thuyết thứ ba, Gửi vị thần chưa biết Ở lời giới thiệu tác phẩm này, Robert DeMott cho biết: “trong một khoảng thời gian ngắn, Campbell và Steinbeck đã nhiệt tình chia sẻ các nghiên cứu gần gũi của họ về nhân chủng học, dân tộc học, tâm lí học, chủ nghĩa nguyên thủy, thần thoại, tôn giáo so sánh và truyện về vua Arthur” [121,xxviii] Về mối quan hệ này, Jackson Benson, trong cuốn Cuộc hành trình thực sự của nhà văn John Steinbeck, tiết lộ: theo Carol, người vợ đầu của Steinbeck, “chồng cô ấy đã thu được một vài tư liệu hữu ích từ Campbell Tuy nhiên, mặc dù là nhà thần thoại học, Campbell nhận thấy rằng ông đã học được nhiều điều từ Steinbeck về tầm quan trọng của huyền thoại hơn là ngược lại” [30,223] Như thế, niềm đam mê các câu chuyện anh hùng từ thuở nhỏ và những cuộc trao đổi ý tưởng với nhà thần thoại Campbell có thể xem là những tiền đề cốt yếu để nhà văn Steinbeck xây dựng những nhân vật anh hùng trong các tiểu thuyết về sau của ông.
Cùng chia sẻ những ý tưởng về huyền thoại, anh hùng thần thoại, trong khi Campbell quan tâm đến các câu chuyện thần thoại ở khắp mọi nơi trên thế giới để xác lập mô hình vòng đời của người hùng, nhà văn Steinbeck theo đuổi chủ đề trung tâm về phẩm tính anh hùng của những người cùng khổ, những người bị áp bức, bị ruồng bỏ xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của ông Trong ấn bản Chùm nho phẫn nộ (2006), Robert Demott đã trích dẫn lời của John Steinbeck, trong một cuộc phỏng vấn qua radio vào năm 1939, về nhiệm vụ khám phá chủ đề ấy của nhà văn như sau: “Boileau nói rằng các vị Vua, Thần thánh và Anh hùng là những chủ đề chỉ phù hợp với văn học Nhà văn chỉ có thể viết về những gì mình ngưỡng mộ Ngày nay, các vị vua không còn hấp dẫn, các vị thần vắng bóng và những anh hùng duy nhất còn lại là các nhà khoa học và người nghèo Và kể từ khi dân tộc chúng ta ngưỡng mộ lòng can đảm, nhà văn sẽ giải quyết vấn đề đó ở nơi anh ta tìm thấy nó Nhà văn ngày nay tìm thấy nó trong những người nghèo khó” [87,ix].
Và quả thật John Steinbeck đã theo đuổi mục đích tối thượng này từ những sáng tác đầu tay thấm đẫm yếu tính huyền thoại đến những tiểu thuyết nhận thức xã hội về sau Vì vậy, khi bước vào thế giới rộng lớn của nhà văn, người đọc dễ dàng nhận ra sự chú ý đặc biệt mà ông dành cho những người lao động khốn khổ, những nhóm người yếu thế, những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội văn minh hiện đại. Những nhân vật đáng nhớ của ông, dẫu là những kẻ quê mùa, tàn tật, nghèo đói, bị cộng đồng ghẻ lạnh, bị phân biệt màu da, giới tính, song vẫn bộc lộ phẩm tính anh hùng trong những tình huống bi đát và éo le nhất Trong đó, phần lớn nhân vật anh hùng của John Steinbeck là paisano (người Mỹ nửa gốc Mễ nửa gốc da đỏ), người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Hoa, hay những người nghèo, thua thiệt, yếu thế - những người thuộc về những cộng đồng thiểu số ở nước Mỹ đa chủng tộc Nội hàm của thuật ngữ “thiểu số” được chúng tôi sử dụng theo ý nghĩa mà Gilles Deleuze và Félix Guattari dùng để giải mã tác phẩm của Franz Kafka Nó thể hiện “một thế đứng nhất định, một vị trí phát ngôn để từ đó sáng tác văn chương” [122,12] Theo các học giả, văn chương thiểu số không đồng nhất với những tác phẩm của những tác giả thuộc cộng đồng thiểu số, được viết bằng một ngôn ngữ thiểu số mà nằm ngoài/bên lề văn học chính thống Ở vị trí đường biên, văn học thiểu số luôn ở trong quá trình trở thành khác, nó từ chối mọi quy phạm để duy trì quyền lực, nó làm mờ những phạm trù phân loại trong ý thức văn hóa, nó giải phóng ngôn ngữ để đi tìm những cái bên ngoài ngôn ngữ Bằng cách mơ giấc mơ lạc lõng, “biết tạo ra một sự-trở-thành-thiểu-số” [122,95] hay đặt mình vào vị trí của thiểu số, quan sát từ góc nhìn thiểu số, các nhà văn quan tâm đến cộng đồng thiểu số đã xác lập tiếng nói của nhóm yếu thế này trong cuộc đối thoại với cộng đồng đang nắm quyền lực.
Bằng những trải nghiệm nông thôn và những năm tháng tuổi trẻ lăn lộn đủ nghề như “hái trái cây, phụ hồ, thợ sơn, thợ vẽ, thợ đo đạc ở Big Sur, gác dan ở Lake Tahoe” [91,5] để kiếm sống, Steinbeck dễ cảm thông với những nhân vật thua thiệt, bị tước đoạt hạnh phúc giản dị bởi môi trường khắc nghiệt và những thế lực nắm quyền trong xã hội hiện đại Tom và gia đình Joad của anh bị “hất cẳng” ra khỏi mảnh đất của họ như hàng vạn “kẻ tháo chạy, những kẻ đi trốn bụi và ruộng đất của họ bị teo dần, lánh tiếng gầm thét của xe máy kéo và vì mất quyền sở hữu đất đai” [85,131] Trong khi đó, sự xa lánh của cộng đồng đối vớiMack và hội bạn trong Phố Cannery Row hay Danny và những người bạn của anh ta trong Thị trấn
Tortilla Flat lại đến từ lối sống dị thường, bất tuân chuẩn mực/giá trị cộng đồng của họ Vì vậy, Mack hay Danny và những người bạn lập dị, trong cái nhìn của cộng đồng ở Tortilla Flat hay Cannery Row, là những kẻ lười biếng, phạm tội, xấu xa, là cái gai trong mắt tất cả mọi người Như thế, ở một mức độ nào đó, những nhân vật anh hùng của Steinbeck là những kẻ bị ruồng bỏ, là nhóm người yếu thế trong một nền văn hóa mà tầng lớp giàu có và da trắng chiếm ưu thế Tuy nhiên, điều đáng chú ý là nhà văn không chỉ miêu tả một cách hài hước tính cách hồn nhiên và chất phác, cảnh ngộ bi đát và địa vị thấp bé của họ mà đặc biệt nhấn mạnh phẩm chất anh hùng của những kẻ bên lề qua hành động hi sinh vì kẻ khác và khát khao tự do cháy bỏng của họ Điều này được thể hiện rõ nét qua nhân vật anh hùng Kino trong tiểu thuyết ngắn Viên ngọc trai.
Chàng ngư phủ Kino là một người da đỏ ở thị trấn La Paz, sống cùng vợ, Juana và con trai nhỏ Coyotito Kino còn trẻ và tràn đầy sức sống với “vầng trán nâu rám nắng”, “đôi mắt ấm áp, dữ dội và rực sáng” nhưng “luôn cảm thấy yếu đuối, sợ hãi và tức giận” [86,10-19] khi phải đối mặt với những người da trắng Tây Ban Nha, những người thuộc về chủng tộc từng đánh đập, bỏ đói và chà đạp tộc người của Kino bốn trăm năm trước đây Với Kino, phẩm chất anh hùng của chàng được thể hiện qua vị trí trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho Juana và bé Coyotito, qua thái độ phản kháng dữ dội của anh ta trước gia nhân của bác sĩ, người đã từ chối chữa trị cho bé Coyotito và đám người buôn ngọc lừa gạt Đặc biệt là quá trình đấu tranh chống lại những kẻ săn đuổi để bảo vệ viên ngọc trai mà anh may mắn tìm thấy và gia đình của anh.
Carroll Britch và Cliff Lewis, trong bài viết “Shadow of the Indian in the Fiction of John Steinbeck” (“Hình bóng người da đỏ trong tiểu thuyết của John Steinbeck”, 1984), đã chỉ ra tình thế tiến thoái lưỡng nan, căng thẳng của người da đỏ khi đối mặt với nền văn hóa phương Tây [123] Thực chất vấn đề mà Steinbeck muốn hướng đến không hẳn là chỉ ra trạng huống bế tắc của người da đỏ mà đi sâu vào sự chọn lựa và dự phóng kết cục của họ Với người anh hùng da đỏ, mặc cảm tổ tiên trước sự áp chế của nền văn minh da trắng khiến Kino và những người đồng tộc của anh luôn muốn đạt được những chuẩn mực của kẻ đàn áp Vì vậy, khi may mắn tìm thấy viên ngọc, Kino dự định: tổ chức đám cưới trong nhà thờ, mua quần áo mới, sở hữu một khẩu súng trường và cho con đi học Khát vọng của anh lớn dần, từ vẻ giàu sang bên ngoài đến sự tự do tinh thần Những khát khao này cũng phản ánh thực tại thua thiệt về kinh tế, chính trị, văn hóa của dân tộc anh so với những người da trắng ở thị trấn Song, các thế lực của cái ác đã ngăn cản Kino hiện thực hóa giấc mơ đổi đời của anh, khiến anh mất nhà, mất thuyền, mất con. Kết thúc của Viên ngọc trai, Kino cùng vợ “sóng đôi” trở về ngôi làng chài nghèo khổ với tâm thế của những người đã vượt qua mọi nỗi đau và thấu hiểu mọi lẽ đời, khác hẳn với thái độ lúng túng, sợ sệt khi họ đối diện với những người da trắng ở phần đầu tác phẩm Qua quá trình trải nghiệm và mất mát, nhân vật anh hùng Kino đã có một sự thay đổi lớn: từ theo đuổi tham vọng mù quáng, muốn thoát khỏi mặc cảm thua thiệt, tự ti của tộc người đến lựa chọn từ bỏ cơ hội đổi đời, dứt bỏ mọi xiềng xích kìm hãm mỗi cá nhân và cộng đồng để trở thành một con người tự do.
Như thế, việc Steinbeck chú ý và khắc họa những nhân vật anh hùng thuộc về cộng đồng thiểu số ở xứ sở “thiên đường”, “tự do” không chỉ cho thấy sự đồng cảm của nhà văn với nhóm người yếu thế, thua thiệt mà còn phơi bày những mặt trái của tấm huân chương Mỹ Đồng thời, thông qua biến thể cổ mẫu anh hùng này, tác phẩm của Steinbeck đã cất lên tiếng nói phản tỉnh, tái cân nhắc những giá trị của nền văn minh phương Tây và lật ngược những giá trị chủ lưu của nền văn hóa ưu trội mà người Mỹ da trắng đã dựng xây qua thời gian.
Giải huyền thoại người hùng và “giấc mơ Mỹ”
3.4.1 Phương thức giải huyền thoại trong tiểu thuyết John Steinbeck 3.4.1.1 Quan niệm về giải huyền thoại
E.M Meletinsky trong Thi pháp của huyền thoại nhấn mạnh rằng: quá trình
“tái huyền thoại hóa” diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi rộng lớn bắt đầu từ thập niên
10 của thế kỉ 20 ở phương Tây và những năm 50, 60 của thế kỉ 20 ở một số quốc gia Á - Phi và Mỹ Latin [107] Phùng Văn Tửu xem xét huyền thoại hóa như một phương thức nghệ thuật, một kĩ thuật tiểu thuyết đáp ứng trăn trở tìm tòi, phát triển, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại [124] Lý giải xu hướng nhiều nhà văn sử dụng phương thức huyền thoại để phản ánh những vấn đề mới mẻ của hiện sinh, Đặng Anh Đào cho rằng nguyên nhân phổ biến là “do những vấn đề bức xúc gặp phải những lực cản, nhà văn phải tìm tới thế giới của ám dụ, tượng trưng, mẫu gốc… vốn đã cắm rễ sâu trong ký ức cộng đồng” [125] Như thế, sự đồng thuận của các học giả về sự phục hưng của huyền thoại trong văn học, đặc biệt là tiểu thuyết hiện đại, tiết lộ sức sống mạnh mẽ của huyền thoại, mà hạt nhân của nó là cổ mẫu.
Xuất hiện từ thời xa xưa, thuật ngữ “huyền thoại” có nội hàm không ngừng thay đổi khi xem xét ở những bình diện khác nhau Thuật ngữ này có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hi Lạp cổ “mythos”, nghĩa là lời nói, cụ thể hơn là lời nói (thoại) mơ hồ bí ẩn (huyền) [124] Huyền thoại xưa hay còn gọi là thần thoại là những câu chuyện hoang đường trong dân gian về thần thánh hoặc anh hùng đã được thần thánh hóa Thế giới huyền thoại cung cấp cho các văn nghệ sĩ một kho trừu tượng những mô hình truyện kể, đề tài, chủ đề, motif, biểu tượng, cổ mẫu Bởi vì nhiều nhà văn có ý thức hoặc vô thức sử dụng những câu chuyện cũ hay những huyền thoại tồn tại trong nền văn hóa của họ hay nền văn hóa khác nên các nhà nghiên cứu đã tìm cách nhận diện và lí giải phương thức tái huyền thoại hóa
[126] Sự tái sinh của huyền thoại, cổ mẫu trong văn học không chỉ là sự trở về với truyền thống folklore, truyền thống văn học, văn hóa của mỗi dân tộc mà còn kiến tạo những tân huyền thoại mang bản sắc cá nhân và thời đại Qua đó, tác phẩm văn chương có thể phản ánh một hiện thực “biến dạng”, đa diện của đời sống, đồng thời tiết lộ những xung đột sâu kín trong đời sống tinh thần con người hiện đại Như thế, song hành với quá trình tái huyền thoại hóa là xu hướng giải huyền thoại, gắn liền với thái độ tỉnh thức và tinh thần phản tỉnh của người nghệ sĩ, nhằm đối thoại hoặc tái cân nhắc những huyền thoại áp chế, mang đậm tính khuôn mẫu của những nền văn hóa ưu trội như văn hóa truyền thống của nhân loại, văn hóa chính thống của các dân tộc trên thế giới.
Roland Barthes, nhà giải huyền thoại có tầm ảnh hưởng rộng rãi, cho rằng
“ngôn ngữ duy trì cấu trúc của quyền lực trong một khoảng thời gian không xác định và hệ quả là, nó giúp củng cố một ý thức hệ nhất định” Do đó, nhiệm vụ của người nghiên cứu “là phải đưa ra được một lối đọc đối lập với lịch sử và văn hóa, từ đó, phơi bày quá trình kiến tạo ý nghĩa, phê phán những huyền thoại văn hóa, ‘phá bỏ’ (unlearn) những giá trị văn hóa chính thống, thiết lập những quan điểm mang tính đa nguyên hơn” [126] Điều này được Barthes thể nghiệm mạnh mẽ trong hai tác phẩm quan trọng của ông: Độ không của lối viết (1953) và
Những huyền thoại (1957) Meletinsky cũng cho rằng một trong những đặc trưng của chủ nghĩa huyền thoại ở thế kỉ XX là sự hài hước và giễu nhại nảy sinh từ cuộc trở về với huyền thoại cổ đại của các nhà văn Sự giễu nhại, phản huyền thoại “thể hiện một sự tự do không hạn chế của nhà nghệ sĩ hiện đại đối với hệ biểu tượng truyền thống đã từ lâu mất tính bắt buộc của chúng nhưng hãy còn giữ được sự hấp dẫn với tư cách là phương tiện ẩn dụ hóa những yếu tố của ý thức hiện đại được các nhà văn tiếp nhận như là những yếu tố vĩnh cửu và phổ quát” [107,450].
Như vậy, giải huyền thoại là một trong những phương thức nghệ thuật tiêu biểu của nền văn học hiện đại, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết Bằng phương thức giải huyền thoại, nhà văn có thể đối thoại, hoài nghi, giải thiêng các “đại tự sự”, tra vấn các khuôn mẫu và thiết chế văn hóa mang tính áp chế, từ đó, phản ánh những vấn đề mới mẻ của hiện sinh một cách lạ hóa Đối với phê bình huyền thoại/cổ mẫu, sự tái thiết cổ mẫu với những ý nghĩa phái sinh, thậm chí tạo ra những phản đề cổ mẫu chính là giải huyền thoại.
3.4.1.2 Các xu hướng giải huyền thoại trong tiểu thuyết John Steinbeck
Bên cạnh tình yêu khoa học, đặc biệt là sinh vật học, John Steinbeck còn say mê những câu chuyện cổ, những huyền thoại giàu tính chất văn chương Các nhà nghiên cứu tiểu sử của Steinbeck tiết lộ rằng cuốn sách đầu tiên thu hút trí tưởng tượng trẻ trung của cậu bé John là những câu chuyện về vua Arthur Trong cuốn
John Steinbeck: một tiểu sử, Jay Parini đã viết: “Khi viếng thăm dì Molly, người em mê sách của mẹ ông, vào mùa hè năm 1912, ông được giới thiệu bản củaMalory về huyền thoại vua Arthur Sau này, ông nhớ lại mình đã ngồi dưới một gốc cây ‘choáng ngợp và bị cuốn trôi đi’ bởi những chuyện kể mạnh mẽ ấy, gây nên một ấn tượng không phai với cậu thiếu niên Cấu trúc của những câu chuyện anh hùng này sẽ nâng đỡ rõ rệt nhiều trong số các tiểu thuyết hay nhất của ông,chẳng hạn Thị trấn Tortilla Flat và Phố Cannery Row, trong khi các khía cạnh của huyền thoại Camelot sẽ ảnh hưởng kín đáo gần như đối với mọi tác phẩm của ông [ ] Mức độ mà Malory bao trùm lấy ông được ghi nhận trong sự kiện rằng ông bỏ ra cả thập niên cuối đời đắm chìm trong tác phẩm đó, thậm chí thuê một căn nhà nhỏ cả năm ở Somerset thuộc nước Anh – chỉ để được ở gần địa điểm được cho là lâu đài Camelot” [DT 96,28] Đồng quan điểm với Parini, GordonBergquist, trong Tiểu sử John Steinbeck cũng kể lại rằng: lúc còn trẻ Steinbeck nổi tiếng là một người cô độc và thích mơ mộng; ông dành phần lớn thời gian để đọc sách; những tác giả, tác phẩm ưa thích của ông là Robert Louis Stevenson,Alexandre Dumas,
Walter Scott, Kinh Thánh, và đặc biệt là Cái chết của Arthur (1485) của Thomas Malory, tác phẩm có ảnh hưởng bao trùm văn nghiệp của Steinbeck [127] Như vậy, ngay từ thuở thiếu niên, nhà văn Steinbeck tương lai đã say mê huyền thoại và truyền thuyết, các câu chuyện hiệp sĩ, các câu chuyện trong Kinh Thánh John Steinbeck cũng là một trong những nhà văn Mỹ quan tâm sâu sắc đến bản sắc và vận mệnh của quốc gia trong bối cảnh lịch sử đặc biệt Điều này được thể hiện qua việc tái xuất hiện thường xuyên của những huyền thoại định hình nước Mỹ trong các sáng tác của ông, đặc biệt là huyền thoại về người hùng Mỹ, đất hứa/thiên đường, giấc mơ Mỹ Ngoài ra, nhà văn còn am hiểu và sử dụng các yếu tố huyền thoại của người bản địa, đặc biệt là người Maya và người Aztec Tất cả những huyền thoại này ảnh hưởng mạnh mẽ và bao trùm cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông.
Tuy nhiên, điểm đáng kể là trong khi tái sử dụng các huyền thoại xưa cũ, John Steinbeck đã đem đến cho chúng những ý nghĩa mới mẻ, thậm chí trái ngược với huyền thoại gốc Xét về mức độ tái tạo, tiểu thuyết của John Steinbeck có cả huyền thoại phái sinh và phản huyền thoại Xét về cội rễ huyền thoại, tiểu thuyết của John Steinbeck không chỉ giải huyền thoại phương Tây mà còn giải huyền thoại quốc gia Xét về lĩnh vực của huyền thoại, tiểu thuyết của John Steinbeck tập trung vào việc tái thiết và giải huyền thoại văn hóa Nhìn chung nhà văn thường hướng về các huyền thoại cổ điển và tiến hành giải thiêng huyền thoại, đem đến cho huyền thoại những nét nghĩa phái sinh dưới ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử xã hội đặc thù của nước Mỹ nửa đầu thế kỉ XX.
3.4.2 Giải huyền thoại người hùng qua sự kiến tạo motif anh hùng bi kịch Trong tiến trình lập quốc của nước Mỹ, hình tượng anh hùng chiếm một vị trí quan trọng, định hình tư duy và hệ giá trị của dân tộc Mỹ Khát vọng trở thành anh hùng là một trong những đặc điểm nổi bật của văn hóa/văn học Mỹ tương tự như sức ám ảnh của huyền thoại giấc mơ Mỹ Theodore Gross đã khẳng định mối tương quan mật thiết của giấc mơ Mỹ và chủ nghĩa anh hùng, trong The Heroic
Ideal in American Literature (Lý tưởng anh hùng trong văn học Mỹ, 1971), rằng giấc mơ Mỹ “phản ánh chủ nghĩa lãng mạn và tính đa cảm của chúng ta; chủ nghĩa sô vanh và tính chất địa phương hẹp hòi của chúng ta; chủ nghĩa lí tưởng và quyền lực của chúng ta; khát khao chủ nghĩa anh hùng của chúng ta” [128,vii].
Trong mối quan hệ gần gũi này, nhân vật anh hùng tiêu biểu của Tân thế giới thường được biết đến với hình tượng chàng Adam Mỹ Với The American Adam (Chàng Adam Mỹ,
1955), R.W.B Lewis, một nhà phê bình người Mỹ nổi tiếng, đã miêu tả hình tượng này như là “một nhân cách hoàn toàn mới, người anh hùng của cuộc phiêu lưu mới: một cá nhân được giải phóng khỏi lịch sử, may mắn mất hết dòng họ tổ tiên, không những bị những di sản thông thường của gia đình và chủng tộc chạm đến và làm lấm láp; một cá nhân đứng một mình, tự lực và tự hành, sẵn sàng đối đầu bất cứ cái gì đang chờ đợi hắn với sự giúp đỡ của những phương kế xoay sở kì lạ và vốn có của mình” [DT 26,198] Nằm ở trung tâm của huyền thoại giấc mơ Mỹ, chàng Adam Mỹ thường được mô tả như một cá nhân tự lập, từ chỗ nghèo khó vươn lên giàu sang và có địa vị cao trong xã hội nhờ nỗ lực, may mắn, quả cảm.
Nhận thức sâu sắc về sức ảnh hưởng dài lâu của các huyền thoại, cổ mẫu anh hùng trong đời sống tâm hồn người Mỹ song, Steinbeck vẫn tỉnh thức trước quy luật tất yếu của thời hiện đại, thời đại ngự trị của cuộc khủng hoảng niềm tin, khiến “vũ trụ biểu tượng muôn đời được kế thừa từ lâu nay phải sụp đổ” [109,410] Do đó, thay vì tô đậm các chiến tích phi thường, tài năng kì diệu, sức mạnh vô song của người hùng, tiểu thuyết Steinbeck hướng đến khắc họa khía cạnh bi kịch của nhân vật anh hùng hoặc những hình tượng phản anh hùng nhằm thể hiện sự tỉnh thức trước một thực tại biến động và phức tạp Cũng cần lưu ý rằng, motif người hùng bi kịch không phải là nét đặc sắc của riêng tiểu thuyết John Steinbeck Bởi lẽ, kiểu anh hùng bi kịch này còn xuất hiện trong các sáng tác của các nhà văn khác như Hemingway, Fitzgerald Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt của motif này trong sáng tác của các nhà văn là cách thức mô tả bi kịch và căn nguyên dẫn đến bi kịch của nhân vật anh hùng.
CỔ MẪU ĐẤT, NƯỚC VÀ DIỄN NGÔN SINH THÁI TRONG TIỂU THUYẾT JOHN STEINBECK
Cổ mẫu đất và nước trong văn hóa dân gian
Có thể nói rằng, đất và nước là những cổ mẫu ban sơ nhất trong kho kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, là nền tảng của tâm thức con người từ ngàn xưa. Chúng thường xuyên được tái xuất hiện, có lúc riêng rẽ song có lúc kết hợp với nhau, trong thần thoại, truyền thuyết, truyện kể dân gian và các thể loại văn học về sau với hệ thống biến thể phong phú và đa dạng Tương tự như các cổ mẫu khác, ý nghĩa biểu trưng của cổ mẫu đất và nước trong các nền văn hóa cổ xưa thường mang tính cách hai chiều đối nghịch, là cội rễ của sự sống và là nguồn cơn dẫn đến sự chết, có khả năng tạo lập và cũng có sức mạnh hủy diệt Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, cùng là gốc của vạn vật, song khác với đất là nguồn cội sản sinh ra các hình dạng sống, nước xuất hiện trước sự hình thành vũ trụ “Nước là cái khối lượng chưa phân hóa, đất biểu thị những mầm móng phân biệt Các chu kì của nước bao gồm những thời kì dài hơn các chu kì của đất trong cuộc tiến hóa chung của Vũ trụ” [84,288].
Xuất phát từ hai chiều cạnh đối lập gần gũi với cổ mẫu mẹ, đồng thời mọi động vật cái đều mang bản chất của đất và nước, đất và nước trong văn hóa dân gian của nhiều cộng đồng thường được nhân cách hóa như những vị nữ thần. Trong tín ngưỡng của người Hi Lạp cổ, nữ thần Gaia là đất mẹ của muôn loài, đồng thời cũng là nơi an nghỉ của mọi sinh linh khi chúng khép lại cuộc dạo chơi trên mặt đất ngập tràn ánh sáng để bước vào một đời sống khác ở một thế giới khác Điều đó có nghĩa là Gaia vừa là khởi đầu, vừa là chung cuộc của sự sống. Đối với các nền văn minh cổ đại ở châu Mỹ, nữ thần đất cũng nắm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và kết thúc sự sống Người Aztec cho rằng đất “là
Mẹ Nuôi cho ta sống bằng thực vật của mình; nhưng ngược lại, bà đòi những người chết để bản thân bà ăn và, theo nghĩa đó, bà có bản chất hủy diệt” [84,288]. Với người Maya, đất là vị nữ thần “chủ trì công cuộc sinh đẻ, chủ trì cội nguồn của mọi sự vật, chủ trì bước khởi đầu của sự hình thành thế giới” [84,288].
Mở đầu Kinh Thánh, một trong những văn bản thiêng liêng nhất của nhân loại, là câu chuyện Thiên Chúa sáng tạo trời đất vào buổi hồng hoang Ngài tạo ra ngày, đêm, trời, đất, biển Đất sản sinh thảo mộc, gia súc, dã thú cùng mọi sinh vật trên mặt đất Sau đó, vào ngày thứ sáu, Thiên Chúa tạo ra con người mang hình dáng của Ngài từ bụi đất và trao cho con người làm “bá chủ mặt đất” Song, Ngài cũng không quên căn dặn rằng: “Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” [115,36] Huyền tích này đã được tái sinh trong những ca từ đậm màu sắc hiện sinh của bài hát Cát bụi: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/Để một mai tôi về làm cát bụi” (Trịnh Công Sơn) Như thế, sự hiện diện của cổ mẫu biểu trưng đất trong các tín ngưỡng tôn giáo cổ, trong kho tàng folklore của nhân loại, trong các huyền thoại và nghi lễ tuy có những biểu hiện khác nhau ít nhiều song đều hướng tới hai bình diện nguồn sống và sự hủy diệt của đất, đồng thời thể hiện mối quan hệ thiêng liêng và bền chặt giữa con người với đất và rộng hơn là giữa con người với thế giới tự nhiên Trong đó, con người chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc tổng thể lớn lao Yêu thương, tôn trọng, săn sóc đất đai/tự nhiên, đấy là bổn phận của mỗi người.
Cùng với cổ mẫu đất, nước không chỉ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tự nhiên mà còn là một trong những cổ mẫu sơ khởi của hầu hết các nền văn hóa, văn học cổ đại Trong những huyền thoại, truyền thuyết cổ xưa nhất, ý nghĩa biểu trưng của cổ mẫu nước thường quy tụ ở những chủ đề lớn như: nguồn sống, sự thanh tẩy, tính nữ, sự tái sinh, sự linh hoạt và tai họa Nước mang những đặc tính vật lí tuyệt đẹp như thanh khiết, mềm mại, khiêm nhu, xuyên thấu, uyển chuyển, biến hóa và chuyển động không ngừng Vì vậy, triết gia phương Đông nổi tiếng là Lão tử say mê nước Ông cho rằng nước “có đức sinh hóa, tự sinh tự hóa, và sinh hóa mọi loài”, nước tuy “mềm yếu” mà có thể thắng được những vật cực cứng
[138] Mang sức mạnh vô biên, nước là khởi đầu của mọi khởi đầu, là nguồn cội của sự sống Dựa trên niềm tin cổ xưa rằng vũ trụ được tạo nên từ những vùng nước nguyên thủy, truyền thống Do Thái và Kitô giáo cho rằng ý nghĩa biểu trưng đầu tiên của nước là khởi đầu cuộc sáng tạo thế giới Mở đầu Sáng thế kí, nước xuất hiện cùng với Thần Đức Chúa Trời tạo lập nên vũ trụ: “Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước”, “Đức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển”, Ngài lại phán rằng: “Nước phải sanh các vật sống cho nhiều” [115,32] Thần thoại Ấn Độ tiết lộ bước sơ khởi của vũ trụ và thế gian ngập tràn bóng tối, chỉ có nước mênh mông, sau đó, nước sản sinh ra mặt trời, tiếp đó những vị thần đầu tiên là Trời và Đất xuất hiện Trong thần thoại Hi Lạp, nước biểu trưng cho sức mạnh bất khả chiến bại, sự tái sinh và sự trừng phạt qua hình tượng dòng sông Styx Achilles, con trai của nữ thần biển cả Thetis và là một trong những vị anh hùng vĩ đại nhất của thần thoại Hi Lạp, đã được mẹ nắm hai gót chân nhúng xuống sông Styx để trở nên bất tử như những vị thần Sông Styx cũng là nơi chứng kiến lời thề của 12 vị thần trên đỉnh Olympus và sẽ trừng phạt những ai làm trái lời thề Thần thoại sáng thế của người Mỹ bản địa cũng đề cao ý nghĩa thanh lọc và nguồn sống của cổ mẫu nước Người Lakota thường truyền tai nhau câu chuyện về trận lụt thanh tẩy và phục hồi hành tinh Người Cheyenne tin rằng thuở ban đầu thế gian chìm trong vũ trụ nước và Rùa Bà đã cõng trái đất từ dưới đáy lên trên lưng của nó.
Trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và dân tộc trên thế giới, nước còn có thể nhấn chìm, nuốt chửng, tàn phá, gây ra chết chóc kinh hoàng mà ví dụ điển hình là những trận Đại hồng thủy Sáng thế kí kể lại câu chuyện tạo dựng trời đất,loài người của Đức Chúa Trời Song, khi loài người ngày một đông hơn và trở nên hung ác, tha hóa, bại hoại, Ngài tự trách mình đã tạo ra loài người và tìm cách hủy diệt chúng bằng một trận lụt tàn khốc Mưa lớn ròng rã 40 ngày đêm, nước dâng liên tục 157 ngày Mọi loài từ con người đến muông thú, côn trùng, chim trời ở trên mặt đất đều chết hết, ngoại từ gia đình Noah cùng các loài vật trên con tàu Noah được sống sót nhờ ơn Chúa Ở Việt Nam, sự tích Quả bầu mẹ và sử thi Đẻ đất đẻ nước thấp thoáng bóng dáng cổ mẫu nước với biến thể là nạn lụt: sau khi đại hồng thủy chấm dứt, chỉ có hai người may mắn sống sót, một nam một nữ, họ buộc phải lấy nhau để duy trì dòng giống [16] Như thế, nước mà biến thể của nó trong trường hợp này là nạn lụt, có chức năng trừng phạt những kẻ có tội, bại hoại và tha hóa nhưng không thể làm hại những người chính trực, lương thiện. Ngoài ra, tương tự như cổ mẫu đất, nước cũng có tính cách hai chiều đối nghịch, vừa là kẻ hủy diệt vừa là đấng tái sinh.
Trong lĩnh vực tâm lí học, nước và đất còn biểu trưng cho những năng lượng vô thức, những nguồn sức mạnh vô hình, những xung năng thầm kín của con người Jung cho rằng nước là biểu trưng chung nhất của vô thức [26] Gaston Bachelard xem xét đất và nước như những nguyên tố cơ bản của sự sống và trí tưởng tượng cùng với lửa và không khí Luận điểm này được đề xuất trong những công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông: Nước và những giấc mơ (Water and
Dreams, 1942), Đất và mặc tưởng ý chí (Earth and Reveries of Will – An Essay on the Imagination of Matter, 1948), Đất và mặc tưởng trầm tư (Earth and Reveries of Repose – An Essay on Images of Interiority, 1948) [139], [140],[141].
Trong đó, Bachelard cho biết nước hiện diện như một thực thể hoàn chỉnh với thể xác, linh hồn và tiếng nói biến hóa không ngừng, kết tinh những ý nghĩa biểu trưng như sự thanh khiết, tù đọng, tính nam, tính nữ, im lìm, quyền uy, hung bạo.Bachelard cũng nhấn mạnh tính hai mặt của nguyên tố đất: hướng nội và hướng ngoại, mềm và cứng, kiên định và tĩnh lặng Do vậy, vai trò của đất và nước đối với sự sống cũng mang tính chất đối nghịch, kiến tạo và duy trì sự sống, đồng thời gây ra sự hủy diệt, chết chóc.
Biến thể của cổ mẫu đất và nước trong tiểu thuyết John Steinbeck
4.2.1 Khát vọng sinh tồn và tình yêu thiên nhiên của con người qua cổ mẫu đất
John Steinbeck là một trong số ít những tiểu thuyết gia người Mỹ hiện đại gắn bó mật thiết với nông thôn, với đời sống thôn dã ở miền Tây nước Mỹ Ông sinh ra và lớn lên tại California, một vùng đất trù phú, núi non hiểm trở, những cánh đồng bạt ngàn, hàng trăm dặm bờ biển trải dài quyến rũ và thường xuyên bị bao phủ bởi một lớp sương mù Đây cũng là vùng đất có lịch sử lâu đời, nơi những người da đỏ sinh sống hàng chục thiên niên kỉ trước khi những người châu Âu đặt chân đến Khác với các nhà văn Mỹ cùng thời như F Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway có những năm tháng tuổi trẻ sôi động, xa xứ ở Paris hoa lệ, John Steinbeck gắn bó với miền Tây nước Mỹ, với đất đai, biển cả và những người lao động nghèo khổ, giàu hi vọng Ngoài ra, trong số các nhà văn Mỹ cùng thời, chỉ có John Steinbeck sống đủ lâu để trải qua những năm 1960 đầy biến động với những vấn đề nghiêm trọng mà ngày nay nhân loại vẫn đang phải đối mặt, đó là nạn chuyên chế chính trị, bất bình đẳng kinh tế và sự tàn phá môi sinh [2] Chính những trải nghiệm nông thôn trong những năm tháng tuổi trẻ cơ cực của John Steinbeck đã giúp nhà văn sáng tạo nên những kiệt tác về nỗi đau khổ của con người, đặc biệt là những cá nhân yếu thế, bên lề xã hội, bộ phận chịu tác động dữ dội của thời kì Đại suy thoái, của tình trạng bất ổn sau các cuộc Thế Chiến Và cũng chính gốc gác nông thôn đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu đối với đất đai, thiên nhiên trong trái tim chàng trai trẻ John Steinbeck Không phải ngẫu nhiên khi những sáng tác đầu tay của nhà văn người Mỹ này lại hướng về chủ đề đất đai, đặc biệt là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, để rồi trong những sáng tác thuộc thời kì văn nghiệp vững vàng về sau bên cạnh những chủ đề lớn khác, đất vẫn là mối quan tâm đau đáu của ông.
Cổ mẫu đất hiện diện trong tiểu thuyết John Steinbeck trước hết với đặc trưng nguồn sống, biểu trưng cho khát vọng sinh tồn của những người lao động nghèo khổ, thua thiệt Những tác phẩm như Gửi vị thần chưa biết, Của chuột và người, Chùm nho phẫn nộ, Phía đông vườn địa đàng phần lớn lấy bối cảnh nông thôn, đó là những vùng quê hẻo lánh, những trang trại mênh mông, những vườn cây ăn trái sum sê Của chuột và người mở ra với khung cảnh thiên nhiên đầy sức sống: “Ở một bên sông, những dốc thoải vàng rực dưới chân đồi vươn lên thành dãy núi đá Gabilan hùng vĩ… cây cối mọc ven bờ nước – mỗi khi xuân đến hàng liễu lại xanh tươi” [90,9], trái ngược với số phận long đong của các nhân vật trong truyện Dãy núi đá Gabilan tiếp tục hiện diện trong phần mở đầu của Phía đông vườn địa đàng với vẻ đẹp tươi sáng và ấm áp cùng với quang cảnh thung lũng Salinas bao la, màu mỡ, ngập tràn muôn sắc hoa: “Trên các mẫu đất rộng của thung lũng, lớp đất mặt nằm sâu và màu mỡ Chỉ cần một mùa đông mưa nhiều, cỏ và hoa sẽ trồi lên Hoa xuân vào một năm ẩm ướt nhiều vô kể Toàn bộ đáy thung lũng và cả chân đồi sẽ được trải thảm bằng hoa lupin và anh túc” [91,8] Vẻ đẹp giàu sức sống của đất đai cũng biểu trưng cho ý nghĩa tái sinh, kết thúc một thời kì khó khăn và mở ra một tương lai tốt đẹp hơn Điều này được biểu hiện qua khung cảnh thiên nhiên hồi sinh sau trận lụt ở cuối tác phẩm Chùm nho phẫn nộ: “Những mầm cỏ non bé xíu bắt đầu chọc đất ló ra và chỉ trong mấy ngày, các quả đồi nay đã khoác màu xanh cùng với năm mới đang bắt đầu” [85,695]. Ở một số tiểu thuyết khác của John Steinbeck, ý nghĩa biểu trưng nguồn sống của đất đai còn được thể hiện qua niềm ao ước của nhiều nhân vật về việc sở hữu một mảnh đất nho nhỏ, một nơi an toàn, nơi họ có thể tạo dựng một thiên đường trên mặt đất, có thể tận hưởng một cuộc sống giản dị, hạnh phúc Đó là giấc mộng của những gã lang thang khốn khổ trong Của chuột và người: “mình sẽ mua căn nhà nhỏ với hai mẫu đất” [90,30], “mình sẽ có một vườn rau lớn, một chuồng thỏ và đàn gà” [90,31], “mình có thể sống nhờ đất màu mỡ” [90,99], “đó là nơi của mình, hổng ai có thể cấm mình” [90,100] Với những nhân vật nghèo khổ trong tác phẩm của John Steinbeck, chỉ cần có một miếng đất nho nhỏ là đủ để có thể trồng trọt, nuôi sống bản thân và gia đình Đất đai đối với họ là nguồn sống, là biểu trưng cho khát vọng sinh tồn, là cơ may duy nhất để họ có thể sống sót và vượt qua thời buổi kinh tế khủng hoảng.
Chủ đề về tình yêu đất đai, mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa con người và vùng đất được John Steinbeck khám phá qua nhiều tiểu thuyết, từ những tác phẩm đầu tay đậm đặc yếu tố huyền thoại như Gửi vị thần chưa biết, đến những tiểu thuyết phản kháng xã hội như Của chuột và người hay Chùm nho phẫn nộ, đến những sáng tác sau cùng đầy tính chiêm nghiệm như Phía đông vườn địa đàng Gửi vị thần chưa biết là câu chuyện về nỗ lực bảo vệ đất của nhân vật
Joseph Wayne Joseph vốn là một người yêu mến đất đai và những sinh linh cư trú trên mặt đất Bằng linh cảm về sự kết nối giữa bản thân và đất, Joseph rời bỏ trang trại Vermount khô cằn ở phía đông để đến California, nơi có những thung lũng màu mỡ Khi nhìn thấy cảnh quan phì nhiêu này, một dòng suối nóng bỏng của tình yêu trào dâng trong trái tim Joseph “Có lòng trắc ẩn với cỏ cây và hoa lá trong con người anh; anh cảm thấy rằng cây cối là con anh và đất cũng là con anh. Trong một phút chốc, anh như đang lơ lửng trên không trung và nhìn xuống đất.
‘Đất là của tôi’, anh lại nhủ, ‘và tôi phải bảo vệ nó’” [121,7] Tình yêu mà Joseph dành cho đất giống như tình cảm trìu mến, ấm áp của một người cha đối với con, của Thiên Chúa dành cho loài người Trên hành trình khám phá mối liên kết đặc biệt này, Joseph gặp gỡ những người dẫn đường, những người giúp đỡ anh hiểu biết về đất đai Tiêu biểu là nhân vật Juanito, một người Mỹ bản địa, Juanito đã khai mở nhận thức của Joseph về bản tính hai mặt vừa là nguồn sống, vừa là sự hủy diệt của đất: “trái đất là bà mẹ của chúng ta, mọi sinh linh có sự sống từ mẹ đất và cuối cùng sẽ trở về với đất mẹ” [121,18] Sở dĩ John Steinbeck lựa chọn nhân vật trợ giúp cho nhân vật chính của thiên truyện là người Mỹ da đỏ bởi vì đối với cộng đồng da đỏ, đất đai hay thiên nhiên là “bà mẹ lớn nuôi dưỡng họ, đồng thời họ là một phần của thiên nhiên” [DT 142] Nhờ vậy, Joseph dần dần gắn kết chặt chẽ và hiểu biết sâu sắc về vùng đất, anh vui mừng khi nhận ra “bản chất của anh và bản chất của đất là một” [121,72] Niềm tin này một lần nữa được tái khẳng định trong giờ phút cận kề cái chết của Joseph, cũng là lúc anh hiểu rằng con người và thế giới tự nhiên là một thể thống nhất, hài hòa, cân bằng: “Tôi là đất… và tôi là mưa Cỏ sẽ mọc ra từ tôi trong chốc lát” [121,179] Để cứu đất thoát khỏi trận hạn hán, Joseph đã tiến hành các nghi lễ hiến tế: anh giết một con bê để lấy máu cứu sống đất đai song thất bại, dòng suối ngày càng cạn kiệt, cuối cùng anh lấy máu của chính anh để mang mưa đến tái sinh vùng đất Bằng cách hi sinh cuộc sống của mình, Joseph đã đem đến cuộc hồi sinh cho thế giới tự nhiên mà anh hằng yêu quý Sự hi sinh của Joseph gây ấn tượng mạnh mẽ không phải chỉ vì tính chất thần bí và thiêng liêng của nó mà còn đặt ra những vấn đề sinh thái, mối quan tâm của các nhà sinh thái học bề sâu nổi lên sau khi tác phẩm của John Steinbeck ra đời đã khá lâu Theo đó, sự hợp nhất giữa con người và các lực lượng trong tự nhiên là điều khả thể dẫu trong bối cảnh xã hội hiện đại khốc liệt
[143] Cố nhiên, câu chuyện của Joseph đã tiết lộ mối gắn kết sâu sắc giữa con người với đất, đồng thời thể hiện niềm tôn kính của nhà văn John Steinbeck đối với tự nhiên, ý tưởng được chia sẻ bởi rất nhiều nhà sinh thái học Chủ đề này tiếp tục được trình bày trong Phía đông vườn địa đàng qua thái độ trân trọng, yêu mến vùng đất của ông Samuel Hamilton, một người nông dân lương thiện, hiểu biết Mặc dù sở hữu một vùng đất khô cằn, lớp đất mặt mỏng mảnh, nhưngSamuel vẫn gắn bó mật thiết với nơi đây Tình yêu đất đai tha thiết của ông được thể hiện qua lời bộc bạch của ông với Adam rằng: “Tôi yêu từng viên đá sỏi, yêu lớp đất cằn cỗi không có nước đó Tôi tin rằng trong đó vẫn chứa sẵn sự sung túc” [96,176] Vì vậy, Samuel không tránh khỏi cảm giác bịn rịn về đất đai vườn tược khi ông quyết định cùng vợ thực hiện một chuyến đi xa, cũng là chuyến đi duy nhất và cuối cùng trong suốt cuộc đời làm lụng vất vả của ông “Ông ngắm nghía thật kĩ từng ngọn núi, từng gốc cây, từng khuôn mặt thân quen như muốn ghi nhớ vĩnh viễn” [96,169].
Bằng cách tái sinh cổ mẫu đất, John Steinbeck đã khẳng định vai trò quan trọng của đất đai/tự nhiên đối với cuộc sinh tồn của con người, đặc biệt là những người lao động nghèo khổ Khát vọng sở hữu một mảnh vườn nho nhỏ để cày cuốc đặng nuôi sống bản thân và gia đình trong thời kì đói khát là ước mơ bình dị của hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết của John Steinbeck Khát vọng ấy tựa như đốm lửa lấp lánh trong đêm tối dẫn dắt họ tiến lên phía trước, hướng đến một ngày mai tươi đẹp hơn Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa con người và đất đai trong nhiều tác phẩm của Steinbeck còn thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, mong cầu thoát khỏi đặc tính rập khuôn, máy móc của nền văn minh hiện đại của những người Mỹ giàu lương tri.
4.2.2 Sự hủy diệt và niềm hi vọng tái sinh qua cổ mẫu nước
Tương tự cổ mẫu đất, nước trong tiểu thuyết John Steinbeck, với các biến thể tiêu biểu của nó là biển, sông, suối, ao hồ, mưa, lụt (xem thêm phụ lục 5), cũng nắm giữ chức năng kép, vừa là nguồn sống vừa là nguồn chết, là biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở đồng thời cũng là biểu tượng của sự hủy diệt, là nơi chứng kiến trạng huống cái chết và sự tái sinh diễn ra Hơn thế, với John Steinbeck, cổ mẫu nước không chỉ gắn liền với số phận của những người dân nghèo trong sáng tác của ông mà còn là chìa khóa mở cánh cửa bước vào thế giới tự nhiên, đặc biệt là thế giới sinh vật biển đa dạng, nơi nhà văn, nhà sinh vật học tìm thấy mối quan hệ gắn kết giữa muôn loài trong vũ trụ rộng lớn.
Là một biến thể của cổ mẫu nước, dòng sông được tái hiện nhiều lần với nhiều ý nghĩa biểu trưng khác nhau trong nhiều tiểu thuyết của John Steinbeck.Những dòng sông trong Của chuột và người, Chùm nho phẫn nộ thường được miêu tả với vẻ đẹp dịu êm, nước chảy trong veo, cùng với quang cảnh tươi xanh,đầy sức sống hai bên sông Đó là dòng Salinas “nước xanh và sâu thẳm”, cây cối mọc ven bờ nước xanh tươi Trên nền cảnh thiên nhiên sông nước tươi đẹp mở đầu tác phẩm, hai nhân vật chính của câu chuyện, George và Lennie, hiện ra Họ dừng lại bên vũng nước xanh để xoa dịu cơn khát, để tận hưởng một đêm yên bình, hòa mình cùng thiên nhiên trước khi bước vào chuỗi ngày khuân vác mệt nhọc Song, cũng chính tại nơi yên bình, an toàn này, trong phần cuối tác phẩm, lại là nơi những cái chết hiện diện: cái chết của loài vật và cái chết của con người Bên dòng nước xanh thẳm, một con chim diệc cao lớn phóng đầu và mỏ xuống vũng nước nuốt lấy con rắn nước nhỏ đang vùng vẫy trong cơn hoảng loạn George hướng Lennie chú ý đến một quãng xa bên kia sông, kể cho hắn nghe về mảnh đất trong mộng tưởng của họ, rồi rút súng bắn vào gáy Lennie, “Lennie giật tung mình, rồi từ từ gục xuống bãi cát phía trước” [90,175] Cái chết của con rắn nước là hệ quả của quy luật sinh tồn tất yếu trong tự nhiên Nhưng cái chết của Lennie lại là một bi kịch bất khả kháng Để bảo vệ Lennie, George buộc phải tự tay giết chết người anh em của mình, điều đó cũng đồng nghĩa với việc anh ta tự giết chết cái bóng của chính mình Như thế, Lennie hay phần bản năng ngây thơ, vô tội của George không có chốn dung thân trong môi trường xã hội hiện đại khắc nghiệt.
Bên cạnh đó, dòng sông trong tiểu thuyết của John Steinbeck còn mang ý nghĩa biểu trưng cho cõi hoang dã, nơi con người được tái sinh, được trở về với bản thể Đó là dòng sông Colorado nước chảy trong veo xuyên qua bãi lau sậy xanh tươi, nơi đây là điểm dừng chân của nhà Joad và đoàn người di tản trước khi băng qua sa mạc để đến đất hứa California Dòng nước mát dịu của nó không chỉ gột rửa sạch bụi bặm và mệt mỏi mà đám đông di tản phải chịu đựng trong những ngày rong ruổi trên đường cái mà còn đánh thức, chuyển hóa tinh thần của những người đàn ông trong nhà Joad Đó là nơi đàn ông họ Joad được thanh tẩy, với những người như Pa Joad, chú John hay Tom, đó là một sự gột rửa, khép lại những năm tháng yên ổn ở quê nhà để chính thức bước vào một cuộc đời mới mẻ và lạ lẫm nơi đất khách quê người Riêng với Noah, dòng nước này có một ý nghĩa đặc biệt Vẻ đẹp yên bình, thanh khiết của nó thôi thúc anh chia lìa gia đình, người thân đương lúc khó khăn để ở lại bên con sông, “sống mãi mãi ở nơi đây” mà không bao giờ sợ đói hay buồn chán [85,319].
Noah là con trai cả của nhà Joad được đặt tên theo tên của nhân vật sống sót sau sự kiện Đại hồng thủy trong Kinh Thánh Khác với các em của mình, anh là một người kì lạ nhưng không ngốc nghếch Sự xa lạ của anh được người kể mô tả là kì cục, dị dạng và ngang ngược: “Anh không ngốc, nhưng lạ lùng”, “không tự ái và cũng không có chút ham muốn nhục dục” Vẻ ngoài của anh gây chú ý với đôi mắt quá cách xa nhau Anh dửng dưng với tất cả và là kẻ xa lạ với thế giới bên ngoài, nhưng không thấy lẻ loi [85,124] Thomas Fahy, trong nghiên cứu
Freak Shows and the Modern American Imagination: Constructing the Damaged Body from Willa Cather to Truman Capote (Những cuộc biểu diễn kì quặc và trí tưởng tượng của người Mỹ hiện đại: Xây dựng nhân vật bị tổn thương từ Willa Cather đến Truman Capote, 2006), xuất phát từ những mô tả của người kể chuyện trong tiểu thuyết, cho rằng Noah bị “khuyết tật” và điều đó đe dọa khả năng sống sót và tồn tại của anh ta trong bối cảnh Đại suy thoái [144,93] Song, những lời nói và hành động của Noah trong tác phẩm lại thể hiện sự xa lạ của anh với thế giới xung quanh hơn là vẻ ngoài lạ thường của anh Mặc dù các thành viên khác trong nhà Joad đều yêu quý Noah, đặc biệt là Pa Joad, người luôn đối xử dịu dàng với anh vì cảm giác xấu hổ và tội lỗi mà ông bố phải đối diện mỗi khi nom thấy đứa con trai đầu lòng, nhưng Noah hờ hững với tất cả, anh “nói năng ít và chậm rãi khiến những người không quen biết anh thường tưởng tượng anh đần si” [85,123-124] Anh sống một đời sống lạ lùng, lặng lẽ và bình thản hoàn toàn trái ngược với người em trai là Tom, luôn nhiệt tình và năng động. Ronald Fields cũng chú ý đến tính cách lưỡng phân ở Noah khi anh khiến những người xung quanh có cảm giác vừa thoải mái vừa khó xử Vẻ kì lạ của Noah tượng trưng cho sự cách biệt giữa hai thế giới: nông thôn/tự nhiên và thành thị/văn minh [145].Vì vậy, ở trong nhà Joad, Noah chưa bao giờ sống một cuộc đời đích thực, anh tồn tại ở trạng thái chết-lúc-đang- sống.
Quyết định ở lại bên con sông của Noah là lựa chọn thoát khỏi xã hội văn minh để trở về với thế giới tự nhiên Vậy là, Noah - kẻ xa lạ, được tái sinh nhờ sự thức tỉnh của thiên nhiên hoang dã Vững tin vào khả năng tự xoay sở của bản thân trong môi trường tự nhiên, Noah bỏ đi dọc theo con sông Colorado và cắt đứt mối ràng buộc giữa anh với xã hội văn minh Theo đó, sự xa lạ của nhân vật này xuất phát từ chỗ anh ta chỉ quan tâm đến bản thân và thờ ơ với người khác,chứ không hoàn toàn vì diện mạo kì cục của anh Điều này đã được người kể chuyện thông báo ở phần đầu tác phẩm, rằng “chẳng có gì khiến anh quan tâm”[85,124] Với Noah, việc ở lại bên gia đình như một thành viên của xã hội văn minh, hiện đại sẽ chỉ mang lại đau khổ, đói khát và sau cùng là cái chết [145], vì vậy, anh lựa chọn một giải pháp mạo hiểm và có phần ích kỉ, đó là đi theo con đường của riêng anh với niềm hi vọng tái sinh bên dòng sông Colorado Trong khi gia đình của Noah phải đối diện với đói khát và lũ lụt, Noah đã vượt ra ngoài chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, tuân theo bản năng khác thường của bản thân, song chính điều đó lại có thể đảm bảo sự an toàn và khả năng sống sót của anh ấy [145] Khác với nhân vật trong huyền thoại, sự bình yên và khả năng sống sót của Noah không phụ thuộc vào một đấng thánh linh mơ hồ mà dựa vào chính khả năng thức tỉnh và chọn lựa của anh Tất nhiên, Steinbeck không mang đến một câu trả lời cụ thể cho người đọc, tương lai của Noah sẽ như thế nào, anh ta sẽ sống sót hay chết trong cô độc Cả hai khả năng này đều có thể xảy ra như chính sự biến hóa khôn lường của dòng sông cuộc đời.
Bên cạnh biến thể dòng sông, ý nghĩa biểu trưng cho sự hủy diệt và niềm hi vọng tái sinh của cổ mẫu nước còn được tô đậm trong kiệt tác Chùm nho phẫn nộ qua các biến thể dòng suối và đặc biệt là trận lụt ở cuối tác phẩm Đó là dòng suối nhỏ, nơi người hùng Casy đã ngã xuống trong sự thắng thế của cái ác và sự bất công Cũng tại nơi đây, cái chết oan ức của Casy đã đánh dấu sự chuyển mình của người hùng Tom Joad Trong phần đầu của tiểu thuyết, tâm trí Tom chỉ hướng về gia đình, những người thân yêu của anh với niềm mong mỏi được đoàn tụ sau nhiều năm xa cách Vì vậy, những bài thuyết giảng chân thành của mục sư Casy hầu như không lắng đọng trong tâm trí Tom: “Anh chẳng để ý gì đến bài nói của ông mục sư, tưởng chừng đó là chuyện riêng tư mà người khác chẳng phải suy xét” [85,92- 93] Thế nhưng, trải qua những thử thách, mất mát trên hành trình đến miền đất hứa cùng với gia đình và đặc biệt là sự kiện cái chết của Casy, nhân vật Tom đã có một sự chuyển hóa tinh thần rất lớn Như nhận định của SamBluefarb, Casy phải chết để Tom được tái sinh, đó cũng là motif quen thuộc trong văn chương nhân loại [56] Sau khi trả thù cho Casy, Tom phải ẩn nấp trong hang tối được che phủ bởi bụi rậm và một lùm cây dâu dại để tránh làm phiền lụy đến những người thân Hang là “mẫu gốc của hình ảnh tử cung của người mẹ”, hiện diện trong những huyền thoại về sự phát sinh, phục sinh và khai tâm” [84,380] của rất nhiều dân tộc trên thế giới Với các đặc tính trung tâm, liên thông trời-đất,gắn liền với cái vô thức, hang động là nơi chốn diễn ra một trạng huống đặc biệt của con người, nơi con người trở thành chính mình và đạt được sự trưởng thành Trong những ngày đêm Tom ẩn nấp đơn độc nơi hang tối, những bài nói liên chi hồ điệp của Casy vọng về khiến anh nghĩ suy, tưởng nhớ, nghiền ngẫm và nhận ra chân lí giản dị của mọi thời đại: “một cây làm chẳng nên non” [85,669], tự nhủ chuyện gì sẽ xảy ra khi tất cả những kẻ đói khổ cùng đoàn kết lại và bắt đầu tranh đấu Vì vậy, Tom quyết định ra đi để tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở của Casy Nghĩa là từ một người nông cạn, thật thà, có đôi chút nóng nảy, Tom đã chuyển hóa để trở thành một người có lí tưởng, khát vọng đẹp đẽ và biết cách để hiện thực hóa điều đó Như thế, thay vì tiếp tục trốn chạy hoặc thỏa hiệp với tình trạng bị đối xử bất công, Tom Joad đã trả thù cho Casy và quyết định tiếp tục con đường tranh đấu mà ông ta đã khởi xướng.
Hay ở một biến thể mạnh mẽ khác, trận lụt lịch sử ở cuối truyện, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Steinbeck được gợi hứng từ huyền thoại Đại hồng thủy trong Kinh Thánh Song khác với ý nghĩa trừng phạt tội ác của loài người và cơn phẫn nộ của Đức Chúa Trời trong huyền tích xưa, trận lụt trong kiệt tác của John Steinbeck mang ý nghĩa biểu trưng cho trạng huống bi đát và phi lí mà con người thời hiện đại phải đối diện Những người nông dân nghèo khổ trong câu chuyện của John Steinbeck tìm đến đất hứa California với mong cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi quê nhà Song lời hứa hẹn ấy đã sụp đổ khi họ liên tục bị đối xử bất công, bị khinh miệt và xua đuổi, mất mát và khổ đau vẫn tiếp tục đeo bám họ. Đứa con của Rosasharn chết ngay khi vừa ra đời giữa trận lụt kinh hoàng Thay vì được chôn cất tử tế, xác của nó được chú John thả xuống dòng nước xoáy mạnh để “nói cho chúng rõ”, để “thối rữa giữa đường cái” cho chúng mở mắt [85,715], là lời tố cáo đanh thép và xót xa cho những bất công mà những người di tản phải gánh chịu Ngoài ra, trong Kinh Thánh, Noah và gia đình ông là những người duy nhất sống sót sau trận lụt nhờ sự giúp đỡ của Chúa, song gia đình Joad và những người di tản vượt qua cảnh ngập lụt mà không có bất cứ một sự trợ giúp nào từ bên ngoài Nguồn sức mạnh của họ đến từ bên trong, gia đình họ dù có mất mát vẫn ở bên cạnh nhau và đặc biệt là niềm tin, niềm hi vọng mãnh liệt của những người như Ma Joad rằng: “Mọi việc sẽ ổn thỏa Sẽ có những thay đổi.Khắp nơi” [85,710] Từ góc nhìn lạc quan, Miriam Pérez Veneros tin rằng trận lụt trong tác phẩm của Steinbeck là biểu tượng của “hi vọng và sự hồi sinh”, “một khởi đầu mới”, “sự tái sinh của vùng đất” [53,176] Đồng thời, sự hiện diện của nước ở cuối tác phẩm đối lập với sự thiếu vắng của nó ở đầu tác phẩm ngụ ý cho một cuộc sống mới, một sự thức tỉnh mới Song, chúng tôi cho rằng sự thể hiện của cổ mẫu nước trong phần kết của câu chuyện là một biểu trưng kép, vừa là sự hủy diệt vừa là niềm hi vọng tái sinh, vừa là tai họa vừa là điềm lành.
Diễn ngôn sinh thái trong tiểu thuyết John Steinbeck qua cổ mẫu đất và nước
4.3.1 Khủng hoảng sinh thái và số phận con người trong thời đại kĩ trị
Thế kỷ 20 được đánh dấu trong lịch sử nhân loại bằng hàng loạt những biến động dữ dội trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường của các quốc gia phương Tây lẫn phương Đông Đó là những cuộc khủng hoảng kinh tế gia tăng thêm khoảng cách giàu nghèo, những cuộc chiến tranh tàn khốc gây đổ vỡ những giá trị truyền thống, những chấn động xã hội kéo theo hệ lụy là những chấn thương tinh thần của con người hiện đại Trong muôn vàn nỗi bất an, khủng hoảng mà con người thời đại kĩ trị phải đối diện, khủng hoảng sinh thái là cuộc khủng hoảng chưa từng xảy ra trong quá khứ Đây là hệ quả tất yếu của những
“cơn điên tăng trưởng” thời hiện đại, của tham vọng và dục vọng quá trớn khiến con người rời xa tự nhiên, chống lại quy luật tự nhiên và phải trả giá rất đắt Hiện thực nhức nhối ấy, trên bình diện nghệ thuật, trở thành nguồn chất liệu phong phú của văn học, thách thức người sáng tạo tìm kiếm những phương thức biểu hiện mới mẻ.
Trong số những tiểu thuyết gia người Mỹ cùng thời, John Steinbeck là tác giả sớm bộc lộ mối quan tâm đến các vấn nạn môi trường và tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng sinh thái đến số phận những người lao động nghèo trong thời đại khoa học kĩ thuật bùng nổ, công cuộc cơ giới hóa nông nghiệp diễn ra nhanh chóng ở nước Mỹ Trong tác phẩm Tôi, Charley và hành trình nước Mỹ, khi nhìn thấy sự phát triển điên cuồng diễn ra khắp nơi, những chiếc xe ủi lạnh lùng san bằng cánh rừng Seattle xanh mướt để lấy chỗ xây cất nhà chọc trời, Steinbeck đã thốt lên: “Tôi tự hỏi sao mà sự tiến bộ lại giống với sự hủy diệt đến thế” [118,165] Tuy vậy, ý thức về mặt trái của sự tiến bộ đã sớm được nhà văn thể hiện ngay từ những tiểu thuyết đầu tay và xuyên suốt sự nghiệp sáng tác hơn 30 năm của ông Trong đó, Steinbeck đặc biệt chú ý đến: khủng hoảng sinh thái tự nhiên, khủng hoảng sinh thái xã hội, khủng hoảng sinh thái tinh thần và tác động khủng khiếp của chúng đến số phận của những người lao động nghèo khổ Thông qua những biến thể của cổ mẫu đất và nước, cụ thể là thảm họa tự nhiên bão bụi và hạn hán kéo dài, tác phẩm của Steinbeck đã khắc họa rõ nét trạng huống bi đát của con người trong thời đại kĩ trị.
Thân phận bi thương của con người thời hiện đại được Steinbeck khám phá qua cuộc khủng hoảng môi trường tự nhiên, đất đai bị tàn phá và tình trạng thiếu nước trầm trọng Đó là những vùng đất cằn cỗi vì bị vắt kiệt nhựa sống, vì nạn độc canh, vì thiếu thốn tình yêu và niềm tôn kính của con người Đó còn là sự tàn phá của thảm họa tự nhiên, là nạn bão bụi được Steinbeck tái hiện qua cảnh mở đầu Chùm nho phẫn nộ với ý nghĩa dự báo chết chóc, tang thương Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, “cát bụi là dấu hiệu của sự chết” [84,110] Những người nông dân trong tác phẩm này của Steinbeck đứng trước nguy cơ mất mùa, đói khát và xa hơn là cái chết vì bão bụi tấn công từ khắp mọi phía khiến không khí trở nên ngột ngạt, đặc quánh lại, cây cối úa tàn, mọi hoạt động của con người bị đình trệ Tất cả mọi sinh linh đều bị bao phủ bởi một màn bụi chết chóc: “Bụi đường dâng cao, trải rộng, rơi xuống đám cỏ bên bờ và trong các đám ruộng… bầu trời tối sầm lại sau màn bụi hỗn loạn, lướt qua mặt đất, cuốn tung mịt mù” [85,14] “không khí đầy ứ bụi bóp nghẹt các âm thanh một cách trọn vẹn hơn cả sương mù” [85,15- 16] “Suốt ngày bụi từ trên cao cứ rơi xuống dần như xuyên qua một cái rây Ngày tiếp theo, bụi tiếp tục sa xuống, bao phủ mặt đất dưới một tấm màn đồng màu Bụi lắng đọng trên ngô, bám đầy trên đầu cọc rào, bám đặc trên các sợi dây thép, trải rộng trên các mái nhà, che lấp cỏ và cây” [85,16] Bão bụi cũng lấy đi lớp đất mặt trên các vùng đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng xói mòn, suy thoái đất đai trên diện rộng, khiến những người tá điền lâm vào tình cảnh nợ nần, đói khát Điều đáng kể là Steinbeck đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý nghĩa biểu trưng của cát bụi trong tầng sâu văn hóa nhân loại và tác động khủng khiếp của sự kiện cơn bão đen (Dust Bowl) đã xảy ra ở nước Mỹ vào những năm
1930, gia tăng mức độ ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái ở quốc gia này Vậy là, ý nghĩa hủy diệt của cổ mẫu đất không chỉ đến từ tính chất biểu trưng huyền thoại của nó mà trong bối cảnh hiện đại, khía cạnh chết chóc đấy là hậu quả của sự thiếu hiểu biết và lòng tham mà con người đã gây ra và phải gánh chịu.
Bên cạnh đó, khía cạnh hủy diệt của cổ mẫu nước được Steinbeck khám phá qua mức độ thiếu thốn hoặc dư thừa của nó Sự tàn phá của nạn bão bụi càng trở nên trầm trọng khi đi kèm với sự kiện này là tình trạng thiếu nước và nắng nóng kéo dài dẫn đến hạn hán Trong tâm thức nhân loại, nước mưa, “thứ nước của trời cho”, với bản chất thanh khiết là biểu tượng của sự sống, sự phì nhiêu, có vai trò tạo dựng và thanh lọc Thế nhưng trong cảnh mở đầu của Chùm nho phẫn nộ, sự hiện diện của mưa vô cùng ít ỏi, thậm chí có mà như không: “những trận mưa cuối vụ lâm thâm, không đủ sức xói lở mặt đất vốn đã bị nứt nẻ” [85,13], “những đám mây giông gieo xuống vài hạt mưa lưa thưa rồi vội vã trốn về miền khác”[85,14] Mây và mưa chạy trốn, trong khi đó, nắng, gió, cát bụi càng ngày càng thêm dữ dội, ác liệt, tấn công những cánh đồng ngô và đe dọa sự sống của con người Đối lập với tình trạng thiếu thốn, khô hạn trong phần mở đầu, phần cuối của tác phẩm này là khung cảnh đất đai, lều bạt ngập chìm trong biển nước “Thoạt tiên là những cơn mưa nhỏ triền miên Rồi đến những trận mưa rào xối xả, rồi tiếp đó là một cơn mưa nhỏ hạt dầm dề, đều đặn” [85,691] Mưa rơi mãi không ngừng, nước từ sông, suối dâng tràn bờ, quật ngã cây cối, ùa vào các vườn cây ăn quả, các cánh đồng, nhấn chìm đường cao tốc, xâm chiếm lều bạt của những người di tản Cảnh vật nhuốm màu xám xịt Người người run rẩy, tuyệt vọng, sợ hãi, uất giận vì không có việc làm, đói khát và bệnh tật kéo tới “Trẻ con đói kêu khóc, thức ăn lại không có” [85,693] “Các ông già bà lão chết co rúm trong một xó và bọn trẻ con cũng co rúm mà chết” [85,694] Như thế, sự thiếu vắng hay dư thừa của nước đều tác động dữ dội đến đời sống của những người lao động nghèo, bộ phận dễ bị tổn thương trong xã hội kĩ trị Điều khác biệt là Steinbeck đã tái hiện cuộc khủng hoảng sinh thái tự nhiên trong thời đại văn minh cơ khí như là một hệ quả tất yếu, đồng thời xoáy sâu vào bi kịch của tầng lớp bên lề xã hội.
Khủng hoảng sinh thái tự nhiên dẫn đến khủng hoảng sinh thái xã hội Trong
Chùm nho phẫn nộ, mối quan hệ giữa con người và con người ngày một rạn vỡ. Điển hình là thái độ khắc nghiệt của điền chủ với tá điền, bởi vì “từ lâu họ biết rằng không khắc nghiệt thì không trở thành ông chủ được” [85,55]; là những kẻ bán hàng gian xảo với đôi mắt sắc nhọn chực rình những phút yếu mềm để kiếm chác từng đồng xu cuối cùng của những con người bị xua đuổi khỏi quê hương bản quán; là sự ghẻ lạnh, thù hằn của bọn chủ đất, chủ ngân hàng, người buôn bán, dân thành thị ở miền Tây đối với đám người bị tước đoạt ruộng đất, không nhà cửa Đám người giàu có, quyền thế gọi những con người khốn khổ ấy là
“quân Okies”, “tụi chó chết”, chẳng khác gì “quân da đen khốn kiếp ở miềnNam” [85,372] Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng khủng hoảng còn lan rộng đến tận gốc rễ của từng gia đình Nổi bật trong đoàn người di tản đến miền Tây là gia đình Joad Trên đường trường gian nan, vất vả, thiếu thốn đủ bề, ông nội bà nội lần lượt qua đời, Noah, Connie, Tom lần lượt bỏ đi Ma Joad đau đớn khi nhận ra sự rạn vỡ trong gia đình mình: “Gia đình ta tan tác hết Chả biết sao!Hình như mẹ không thể suy nghĩ hơn được nữa” [85,340] Tác động khủng khiếp của khủng hoảng sinh thái xã hội không chỉ ám ảnh những người đang sống mà còn tăng thêm nỗi bi đát cho những người đã chết Sinh ra từ đất rồi chết đi về với đất Trong tâm thức nhân loại, ngôi mộ dù tầm cỡ hay khiêm tốn đều có ý nghĩa thiêng liêng, không chỉ là nơi bao bọc, che chở người đã chết mà còn là “đài chứa sự sống” [85,596] bởi lẽ cái chết cũng là sự sống, sự sống ở một thế giới khác Thế nhưng, những nhân vật di tản của Steinbeck khi chết đi lại không được chôn cất như một con người bình thường Ông nội, trong Chùm nho phẫn nộ, là người có địa vị cao nhất trong nhà Joad, cũng là người gắn bó sâu sắc nhất với mảnh đất tổ tiên để lại Vì vậy, ông không thể rời bỏ đất Ông đã chết ngay khi con cháu xốc nách ông trong tình trạng mê sảng để lên đường đến miền Tây Như một lẽ tất yếu, ông nội đã nằm lại với đất đai quê nhà Tuy nhiên, con cháu ông không thể chôn cất ông một cách bình thường, ngôi mộ của ông không được đắp cao Bởi lẽ, nếu người nhà Joad
“đắp thành ngôi mộ thì nhoáng cái người ta sẽ đào lên” [85,226] Vì vậy, họ phải giấu nhẹm đi bằng cách san phẳng đất rồi phủ cỏ khô lên Điều này tiết lộ thân phận chua xót của con người trong thời đại bất ổn, khi con người quan tâm đến đất đai, lợi nhuận hơn tính mạng và cái chết của đồng loại, khi cuộc khủng hoảng sinh thái xã hội làm chao đảo những giá trị sống căn bản nhất.
Trong thời đại biến động, bão táp đó, đời sống tinh thần của mỗi cá nhân không tránh khỏi sự chao đảo, lung lay Đánh mất nơi nương tựa ở tự nhiên, ở đồng loại, mỗi cá nhân chỉ còn cách trở về với chính mình, nhưng họ lại đau đớn nhận ra tâm hồn họ cũng trơ trọi, lạc lõng, cô độc Pa Joad, người nắm giữ vai trò trụ cột trong gia đình Joad đau đớn nhận ra sự bất lực, tuyệt vọng của mình: “Tôi chẳng còn được tích sự gì nữa Suốt ngày tôi chỉ nghĩ thời xưa Suốt ngày tôi chỉ nghĩ đến căn nhà của chúng ta và cứ tự nhủ là sẽ không bao giờ thấy lại nó nữa […] Tôi có ý nghĩ là cuộc đời của chúng ta đã chấm dứt, chấm dứt hẳn rồi” [85,677-678] Có thể nói, sự yếu đuối, bất lực lộ rõ trong lời nói của Pa Joad. Ông hoàn toàn suy sụp, sợ hãi, bi quan, tuyệt vọng Vì vậy, ông đeo bám quá khứ huy hoàng và lảng tránh thực tại như một phương thuốc để xoa dịu những chấn thương tinh thần của mình Chú John, người luôn mang mặc cảm tội lỗi vì cái chết oan ức của người vợ, càng trở nên bi quan, cô đơn, tuyệt vọng: “Tôi chẳng biết làm sao Tôi không tài nào có ý kiến này nọ cả Tôi thấy như người nửa tỉnh nửa mê” [85,677] và muốn buông xuôi tất cả.
Với những nét đặc thù về địa lí tự nhiên, Mỹ là một đất nước rộng lớn, đất đai rất đa dạng, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cùng với những lí tưởng về tự do và bình đẳng cơ hội cho tất cả mọi người, Mỹ trở thành quốc gia của sự dịch chuyển và “sự dịch chuyển” cũng là bản sắc của người Mỹ Khía cạnh văn hóa này đặc biệt bùng nổ trong thời đại kĩ trị Song, bằng cảm quan nhạy bén của người nghệ sĩ, Steinbeck đã ý thức rất sớm về sự phát triển đến mức quá tải và thừa mứa của nền kinh tế đã làm biến đổi sâu sắc môi trường sinh thái, số phận và tâm hồn của những người dân Mỹ Khác với truyền thống gắn kết hài hòa với thiên nhiên hoang sơ, “người-Mỹ-mới tìm thấy sự thách thức và tình yêu của mình ở những con đường nghẹt thở, ở những khung trời đầy sương khói, ngột ngạt bởi những thứ a- xít mà nền công nghiệp thải ra, ở những tiếng rít của bánh xe và ở những ngôi nhà nằm san sát nhau trong khi các làng mạc nhỏ thì cứ héo hắt và chết dần chết mòn” [118,70] Những sự thật chua xót này được nhà văn Steinbeck chiêm nghiệm trên hành trình tái khám phá nước Mỹ lúc ông đã bước vào tuổi xế chiều Song, những mầm móng của nó vốn dĩ đã được nhà văn thể nghiệm trong những tiểu thuyết quan trọng trước đó, đặc biệt là ở Chùm nho phẫn nộ, nơi mà số phận khổ đau của người lao động chưa bao giờ lại được biểu hiện một cách đậm nét trong bối cảnh Đại suy thoái, đặc biệt là cuộc khủng hoảng sinh thái. Như thế, mối quan tâm của nhà văn Steinbeck về khủng hoảng sinh thái trong các tác phẩm của ông không nằm ngoài chủ đề số phận con người trong thời đại kĩ trị, đặc biệt là những người dân di tản, những con người bị gạt ra khỏi mảnh đất tổ tiên họ để lại, mang giấc mơ về thiên đường miền Tây để rồi… vỡ mộng Bằng cách tái sinh và biểu hiện mạnh mẽ các biến thể của cổ mẫu đất và nước, Steinbeck đã cất lên tiếng nói của những người lao động nghèo khổ, bộ phận chịu tác động dữ dội nhất của thảm họa tự nhiên và sự phát triển “điên cuồng” của nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại.
4.3.2 Sự sụp đổ ý thức sinh thái trong thời đại kĩ trị
“Ý thức sinh thái nhấn mạnh con người và tất cả các sinh mệnh khác đều là những thành viên bình đẳng trong hệ thống đại tự nhiên, nhân loại không phải là chủ nhân của tự nhiên, tự nhiên cũng không phải là nô lệ hoặc đối tượng tiêu dùng của nhân loại Quan hệ giữa con người và tự nhiên là quan hệ phát triển hài hòa, cộng sinh, cùng có lợi” [142,23] Từ thuở ban sơ, giữa con người nguyên thủy và tự nhiên vốn dĩ đã thiết lập một mối quan hệ thiêng liêng, gắn bó mật thiết Trong đó, con người chỉ là một bộ phận nhỏ trong tổng thể to lớn là thế giới tự nhiên Song, trong tiến trình loài người chế ngự, chinh phục, thoát ra khỏi nỗi sợ hãi và lệ thuộc vào tự nhiên để khẳng định vị trí và sức mạnh của mình, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên dần dần nghiêng về đối lập nhị nguyên Đặc biệt, sự xuất hiện của phong trào Khai sáng và chủ nghĩa duy lý ở châu Âu vào thế kỉ XVIII đã phục hưng và cổ vũ vai trò của lí tính, đề cao con người trí tuệ và giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích, áp chế, ràng buộc Đấy cũng là thời điểm đánh dấu sự tách biệt của con người ra khỏi thế giới tự nhiên Từ đó về sau, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, sự kiêu ngạo và tham vọng ngày một lớn dần của con người, mối quan hệ thiêng liêng, bền chặt giữa con người và tự nhiên dần dần bị phá vỡ Hệ quả là không chỉ thế giới tự nhiên bị hủy hoại mà sự sống của con người cũng bị đe dọa, thậm chí đứng trước nguy cơ diệt vong Nhận thức nhạy bén trước trạng huống hiện sinh mới mẻ và chua xót của con người thời hiện đại, Steinbeck đã phản ánh sự sụp đổ ý thức sinh thái ở nước
Mỹ, quốc gia non trẻ nhanh chóng vươn lên trở thành cường quốc trên thế giới vào nửa đầu thế kỉ XX thông qua việc khắc họa mối quan hệ rạn vỡ giữa con người và tự nhiên.
Gửi vị thần chưa biết đánh dấu bước khởi đầu mối quan tâm của nhà văn trẻ
Steinbeck với các vùng đất và chủ đề về mối quan hệ giữa con người và đất đai trong sự nghiệp sáng tác của ông Nhân vật chính của câu chuyện, Joseph, phải trải qua nhiều thử thách, mất mát, thậm chí phải đánh đổi bằng sinh mạng của mình mới có thể nhận ra bản chất gắn kết sâu sắc giữa anh ta và vùng đất Song, cái chết của Joseph cũng tiết lộ cái giá mà con người phải trả cho những tham vọng và sự thiếu hiểu biết của họ Do đó, tiểu thuyết này của Steinbeck có ý nghĩa dự báo về sự rạn vỡ của mối quan hệ vốn đã được kiến tạo lâu đời giữa người và đất trong thời đại kĩ trị Nguy cơ này đã trở thành một chủ đề lớn trong những sáng tác sau này của Steinbeck mà trường hợp điển hình là Chùm nho phẫn nộ, Của chuột và người. Đất vốn là suối nguồn nuôi dưỡng vạn vật, nắm giữ vai trò quan trọng đối với quá trình sinh sống của con người, có mối ràng buộc thiêng liêng với con người, đặc biệt là những người nông dân Không phải đợi đến thời hiện đại khi phê bình sinh thái ra đời mối dây liên kết này mới được thừa nhận, mà ngay từ thời xa xưa Kinh Thánh kể lại câu chuyện tạo dựng trời đất và loài người của Đức Chúa Trời trong Sáng thế kí Theo đó, Ngài đã xác lập mối quan hệ gắn bó thiêng liêng có tính song phương giữa người và đất, sinh ra từ đất rồi trở về với đất, con người phải có trách nhiệm chăm sóc, quản trị đất, nguồn sống của họ [115] Tuy nhiên, Steinbeck đã phát hiện khía cạnh ngược lại, đó là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và đất đai bị phá vỡ trong thời đại kĩ trị Đất vốn là tài sản sở hữu của những nông dân, những tá điền, những người “đã đo đạc, đã khai hoang”, “đã sinh ra ở đây, để làm ăn ở đây, có mồ mả cha ông ở đây” [85,59] Tổ tiên của họ
“đã giết bọn da đỏ”, “đã giết rắn cho đất đai này yên ổn” [85,59], đã lao động và tranh đấu đến tận hơi thở cuối cùng để cứu ruộng đất, chiếm giữ đất đai và truyền thừa cho các thế hệ con cháu mai sau Song, hạn hán và bão bụi đe dọa sức sống của đất, hủy hoại vùng đất vốn màu mỡ và phì nhiêu, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người nông dân nghèo Mùa màng thất bát, những cánh đồng ngô bị tàn phá, nợ nần chồng chất, đói khát, ngân hàng thu hồi đất, máy móc hiện đại thay thế sức lao động của con người, người nông dân chưa bao giờ phải đối diện với thảm cảnh khủng khiếp như thế trong lịch sử Văn minh cơ khí hiện đại đem đến đời sống tiện nghi, thoải mái song lại gia tăng khoảng cách giàu - nghèo và nhiều hệ lụy khác, trong đó, con người trở thành nạn nhân của chính sự phát triển mà đồng loại đã tạo ra Đó là sự thực cay đắng và tàn khốc trong xã hội hiện đại mà Steinbeck đã dũng cảm phơi bày trong tiểu thuyết của ông.