Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 12km về phía Tây Nam. Nằm ở vị trí tiệm cận trung tâm Thủ đô, quận Hà Đông đóng vai trò là cầu nối trung tâm hành chính Thủ đô với các huyện phía Nam thành phố (Chương Mỹ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa). Với tuyến đường Quốc lộ 6 chạy dọc trên địa bàn cùng với quốc lộ 21B, tỉnh lộ 70A là những tuyến đường giao thông quan trọng của quốc gia, đóng vai trò trọng yếu kết nối quận Hà Đông với trung tâm Thủ đô và nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Nam, với thuận lợi về vị trí địa lý quận Hà Đông luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Thủ đô Hà Nội. Quận Hà Đông trước tháng 10 năm 2008 là thủ phủ của tỉnh Hà Tây cũ, nay quận Hà Đông trở thành một trong mười quận nội thành của Thủ đô Hà Nội với diện tích 4.791,7ha, dân số hiện nay là 281.689 người, gồm 17 phường trực thuộc Với lợi thế về vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi, trong những năm qua quận Hà Đông được chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là về giao thông. Sau khi quy hoạch thành phố Hà Nội được phê duyệt, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông được khởi công năm 2011 chạy qua địa bàn càng củng cố vị trí, tầm quan trọng và tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội của quận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy với tốc độ đô thị hóa hiện nay quận Hà Đông đang phải đối mặt với những thách thức do tốc độ phát triển kinh tế càng mạnh dẫn tới mật độ dân cư ngày càng tăng, mật độ xây dựng càng nhiều và hệ thống giao thông dần bộc lộ ra những yếu kém, đặc biệt trong công tác quản lý vận hành dẫn đến không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển trong tương lai. Quận Hà Đông không phải là trung tâm thủ đô nhưng tình trạng tắc nghẽn giao thông lại là vấn đề rất bất cập và cần được giải quyết. Nhóm chúng em quyết định chọn tuyến đường Trần Phú và 195 làm đề tài nghiên cứu, do nằm ở khu vực có mật độ người tham gia giao thông khá đông cùng quy hoạch chưa hợp lý nên đây là nơi thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông đặc biệt là vào những giờ cao điểm Chính vì vậy, đề tài Quản lý giao thông tuyến đường Trần Phú và 195 Văn Quán là thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý để nâng cao chất lượng vận hành cho hệ thống giao thông quận Hà Đông, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn quận cũng như trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.
Thực trạng quản lý giao thông tuyến đường Trần Phú và 19/5
Giới thiệu khu vực nghiên cứu và sơ đồ quản lý
1.1.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu Đường Trần Phú nằm ở phía Bắc Quận Hà Đông và là một đoạn của Quốc Lộ 6 (tuyến đường nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam).
Mật độ dân cư cao với các khu tập thể và chung cư cao tầng với những tiện nghi bậc nhất Hà Nội Nằm trong khu vực phát triển mạnh, sầm uất Hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra tấp nập với khu chợ lớn, các nhà hàng, cửa hàng, đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại, quán ăn, quán cà phê đáp ứng nhu cầu ăn uống và cung ứng đa dạng mặt hàng phục vụ cho đời sống.
Khu vực này cũng tập trung rất nhiều trường học, và bệnh viện, trong đó có những trường Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam Rải rác trên đường có các cơ quan hành chính trực thuộc phường và quận Là một trong những tuyến giao thông trọng điểm của thành phố, tiếp giáp nhiều tuyến đường và khu đô thị lớn. bản đồ khu vực nghiên Đường 19/5 thuộc địa phận phường Văn Quán quận Hà Đông - Hà Nội Khởi đầu từ đường Chiến Thắng, chạy qua giữa Hồ Than Thở và Hồ Văn Quán, cắt qua đường Nguyễn Khuyến tới đường Phùng Hưng Đường có chiều dài 1,6km, rộng 7m.
Một số địa điểm nổi bật trên đường 19/5:
- Trường tiểu học Ban Mai
- Sân vận động Học viện An ninh Nhân dân
- Tòa nhà Skyline Real Estate Center
- Trụ sở UBND phường Văn Quán Đường 19/5 chạy xuyên suốt địa phận phường Văn Quán, phía Bắc giáp phường Triều Khúc quận Thanh Trì, phía Nam giáp các phường Nguyễn Trãi, Yên Phúc quận Hà Đông, Hà Nội Là tuyến đường trung tâm của phường Văn Quán nên dân cư phân bố hai bên đường khá đông đúc.
Mặt đường thoáng, rộng, trồng nhiều cây xanh, tiếp giáp các hồ nước và công viên là nơi vui chơi, tổ chức sinh hoạt cộng đồng Là khu vực có nhiều nhà hàng, quán ăn,quán cà phê đáp ứng nhu cầu ăn uống cho người dân và sinh viên của các trường đại học gần đó Nằm cách khá xa khu trung tâm thành phố nên xung quanh còn khá nhiều đất trống, vậy nên rất nhiều sân bóng được mở góp phần nâng cao đời sống.
Rải rác trên đường có có hệ thống trường học các cấp và một số tòa nhà chung cư lớn Tiếp giáp một số tuyến đường như; Trần Phú, Nguyễn Khuyến, Chiến Thắng, Phùng Hưng, Tô Hiệu.
Hiện trạng tuyến đường Trần phú và 19/5
- Mặc dù đã hoàn thành xong phần hạ tầng của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh -
Hà Đông, mặt bằng trục đường Trần Phú được trả lại và có phần mở rộng hơn.
- Tuy nhiên, phần đường mở rộng thêm so với phần nền đường cũ có độ vênh khá lớn, tạo nên những đường gờ mấp mô, mặt đường lún võng Trên trục đường Trần Phú
CÁN BỘ ĐỊA CHÍNH, ĐÔ THỊ
QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG TRÂFN PHÚ VÀ 19/5 VĂN
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
SỞ XÂY DỰNG xuất hiện nhiều ổ gà, hố ga, nắp cống lồi lõm gây nguy hiểm cho người đi tham gia giao thông Đã có những vụ tai nạn xảy ra tại đây mà nguyên nhân đến từ sự xuống cấp của tuyến đường.
- Là tuyến huyết mạch từ Quốc lộ 6, đường vành đai 3 đến trung tâm TP Hà Nội, đường Trần Phú vào giờ cao điểm thường xuyên ùn tắc cục bộ Các loại phương tiện nối đuôi nhau hàng km, chầm chậm bò qua các điểm có công trường đang thi công Nhiều người đi xe máy buộc phải lên vỉa hè, chen lấn, nhích dần từng bước Tình trạng ùn tắc trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày mưa Hiện tượng ôtô, xe máy đi ngược chiều diễn ra rất phổ biến, trong khi không hề có lực lượng chức năng chốt trực để điều tiết giao thông tại đây
Hình ảnh nhóm đi thực trạng tại nút giao thông Trần Phú
- Tuyến đường 19/5 là trung tâm của phường Văn Quán, là nơi tập hợp nhiều trường học, trạm y tế, văn hóa, nhiều hàng quán Chính vì vậy đã gây lên ùn tắc ứ đọng tại điểm giao thông này, đây là tuyến đường chính để vào Trung tâm Y tế huyện nên vào giờ tan tầm, hàng trăm xe phải dồn ứ lại Hầu như ngày nào cũng diễn ra tình trạng ùn tắc giao thông do có quá đông phụ huynh điều khiển phương tiện xe 2 bánh, ô tô chờ đón con tiện đâu dừng xe đó, thấy ở đâu còn khoảng trống là cho xe chen vào, khiến khu vực trước cổng trường học này trở nên lộn xộn và bát nháo Việc đậu xe bừa bãi dưới lòng đường trước các trường học trên diễn ra đã từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt.
- Mặt cắt ngang của tuyến đường Trần phú và 19/5 :
Mặt cắt ngang đường phố là mặt cắt thẳng góc với tim đường , trên đó thể hiện đầy đủ kích thước , vị trí các bộ phận cấu tạo của đường phố Khi thiết kế mặt cắt ngang đường phố phải giải quyết tổng hợp các vấn đề phần giao thông , cây xanh , chiếu sáng , thoát nước mưa , phần các đường dây , đường ống kĩ thuật bố trí trên đường phố và không gian kiến trúc đường phố Mỗi mặt cắt ngang đường phố phải phù hợp với giao thông hiện tại đồng thời đáp ứng được nhu cầu giao thông tương lai.
Mặt cắt ngang tuyến đường Trần Phú
+ Có các biển báo cấm rẽ trái trên các tuyến đường giao đường Trần Phú để đảm bảo trật tự an toàn giao thông
+ Có các điểm quay đầu ở dải phân cách giữa, và mỗi điểm quay đầu đều có các biển báo chỉ dẫn.
+ Mặt đường xuống cấp , nhiều ổ gà , các nắp cống đặt ở nhiều vị trí gây mặt đường lồi lõm
+ Tình trạng hư hỏng của bó vỉa dải phân cách giữa và các ga thoát nước, điện, thông tin nằm dưới lòng đường khá là nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân tại khu vực.
+ Các nắp cống đặt ở nhiều vị trí gây mặt đường lồi lõm
+ Đường xe chạy 2 dải , tách được dòng xe chạy ngược chiều nhưng chưa tách được dòng xe cơ giới và xe thô sơ
+ Tại các khu vực nhà ga của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, mặt đường nhiều chỗ trồi cao, chỗ lại lom sau Toàn tuyến chỉ được chia đôi bằng dải phân cách cứng, mỗi chiều đường khá rộng.
+ Việc xén dải phân cách giữa hiện trạng đảm bảo bề rộng phần xe chạy mỗi hướng chiều rộng từ (12-20m), cụ thể tùy vào từng vị trí cụ thể trên tuyến, xén đều mỗi bên từ (l-5m).
+ Tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú thường xuyên bị đào, cắt mặt đường để phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông Dù đã được chủ đầu tư hoàn trả, Sở GTVT duy tu duy trì thường xuyên, nhưng mặt đường Nguyễn Trãi vẫn xuất hiện nhiều vệt lồi lõm, mặt đường không bằng phẳng, gây mất ATGT và mỹ quan đô thị.
- Đưa vào khai thác sử dụng:
+ Các vạch phân làn giường như đã mờ hoàn toàn con đường trở thành một làn lớn cho tát cả các phương tiện lưu thông.
+ Bức xúc của người dân tại khu vực : “Chiều nào lái ô tô qua đường Nguyễn Trãi hướng Hà Đông tôi cũng rất căng thẳng Liên tục có xe máy, ô tô ép trái, ép phải để vượt lên Lái sát đường gần dải phân cách giữa cũng thấy xe máy chạy vượt bên tay trái. Không có vạch kẻ đường, chẳng biết làn nào với làn nào”
● Các nút giao thông được quy hoạch :
- Khái niệm về nút giao thông : là một bộ phận quan trọng của mạng lưới đường đô thị , hình thành tại nơi giao nhau của hai hoặc nhiều tuyến đường
- Để thiết kế nút giao thông cần đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Đảm bảo xe chạy an toàn với khả năng thông xe lớn nhất
+ Tổ chức đơn giản , dễ quản lí , dễ xây dựng và có hiệu quả nhất về mặt kinh tế
- Trên tuyến đường Trần Phú có 5 nút giao thông chính: Nút giao Trần Phú – Chiến Thắng, nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh, nút giao Trần Phú – Thanh Bình – Phùng Hưng, nút giao 19/5 – Chiến Thắng, nút giao 19/5 – Phùng Hưng
- Nút giao Trần Phú – Chiến Thắng: Là ngã ba do 2 con đường: Trần Phú (Hướng Tây Nam chạy qua Đông Bắc) và đường Chiến Thắng (Phía Đông Nam) tạo nên.
+ Công trình giao thông lớn trên nút giao là ga đường sắt trên cao (ga Phùng Khoang)
+ Sau nhiều sự điều chỉnh giao thông tại nút giao cũng như hoàn thiện xây dựng ga Phùng Khoang, hiện tại nút giao này gần như đã hết tình trạng tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng.
+ Có làn đường rẽ phải tại nút giao.
+ Nút giao không có đèn giao thông.
- Nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh: là nút giao do 3 con đường: Trần Phú (Hướng Tây Nam chạy qua Đông Bắc), Nguyễn Khuyến (Phía ĐôngNam) và Vũ Trọng Khánh (Phái Tây Bắc) tạo nên.
+ Công trình lớn trên nút giao là ga đường sắt trên cao (ga Văn Quán).
+ Nút giao là nơi tập chung nhiều khu nhà chung cư và công trình dân cư lớn
(Chung cư Grand Sunlake Văn Quán, Hồ Gươm Plaza, Pacaya, TVD Group, chung cư Booyoung Vina PKD)
Đánh giá thực trạng quản lý giao thông tuyến đường Trần Phú và 19/5
- Hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được so với nhu cầu người dân, số lượng phương tiện giao thông tăng quá nhanh (khoảng 10% - 15%) trong khi đó tiên độ triến khai một số dự án còn chậm làm tăng sức ép về tô chức giao thông cho các phương tiện giao thông lưu hành trên đường, đồng thời ý thức chấp hành luật lệ giao thông thấp kém, chế tài xử lý một số hành vi vi phạm Luật thông tính răn đe chưa cao, vì vậy số vụ TNGT xảy ra vẫn ở múc cao, còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, TNGT đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn xáy ra, tìinh trạng UTGT khá phổ biển và ngày càng chưa được thực sụ quan tâm.
- Công tác thấm định ATGT còn nhiều tổn tại, các cơ quan có liên quan chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm phối hợp thực hiện thẩm định ATGT, chưa có tiêu chí thấm định ATGT và hướng dẫn thống nhất về thấm định ATGT, hệ thống cấp chứng chi cho thẩm định viên ATGT chưa được thiết lập Nguốn tài chính cho thực hiện thấm định ATGT chưa được xác đinh rõ, gây khỏ khẳn cho công tác thẩm định.
- Công tác cải tạo điểm đen còn một số vấn đề bat cập như cơ sở dữ liệu về TNGT còn yếu, những thông tin về tinh trạng đường những mẫu thu thập số liệu chưa được cải tiến và cơ sở dữ liệu chưa được thiết lập, cơ chế chia sẻ số liệu giữa Cảnh sát giao thông và các cơ quan liên quan còn thiếu, chưa có định nghĩa rõ rằng về điêm đen như được áp dụng đổi với các đoạn đường.
- Các biển báo giao thông bị han rỉ lâu ngày và cây xanh che khuất, làm người đi đường và các phương tiện tham gia giao thông khó quan sát.
- Có những đoạn, mặt đường bị hư hỏng nặng, 5-6 ổ gà, ổ voi với đường kính khá lớn, sâu xuất hiện dày đặc Các vật liệu trước đó mà đơn vị bảo trì đường bộ như đá dăm, nhựa đường sử dụng để vá víu các ổ voi, ổ gà nay đã bung ra, bị nước mưa đẩy tấp sát vào dải phân cách, nằm rời rạc trên mặt đường.
- Vỉa hè cũng bị lấn chiếm chen chúc, các phương tiện thi nhau leo lên vỉa hè đi Mặt đường gồ ghề không bằng phẳng lồi lõm
- Đường dành cho người đi bộ tại đường 19/5 bị xuống cấp một cách trầm trọng. Đây chính là lý do người dân đi bộ dưới lòng đường gây ách tắc giao thông và gây mất an toàn đặc biệt vào các giờ cao điểm.
Hình ảnh đường dành cho người đi bộ bị xuống cấp trầm trọng
- Nắp cống trên vỉa hè có nhiều những nắp cống đặt xiên xẹo, chưa phù hợp, gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.
Hình ảnh nắp cống đặt xiên xẹo
+ Một số chân biển báo có tình trạng vứt vỡ, xuống cấp; Nhiều biển báo bị che khuất bởi cây xanh trên đường gây rất nhiều khó khăn cho người điều khiển giao thông, rất dễ gây tai nạn do không nhìn được hệ thống biển chỉ dẫn.
Hệ thống chân của nhiều biển báo bị nứt vỡ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NHIỆM
Cơ sở pháp lý
STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành
Ngày có hiệu lực Trích yếu
2 30/2009/QH12 17/06/2009 01/01/2010 Luật quy hoạch đô thị
3 23/2008/QH12 13/11/2008 01/07/2009 Luật giao thông đường bộ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo hệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
-CP 30/12/2019 1/1/2020 xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng Thay thế nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
CP 11/06/2010 30/07/2010 Nghị định về quản lý cây xanh đô thị
Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
CP 01/12/2009 01/02/2010 Quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
CP 28/09/2009 19/11/2009 Nghị định về quản lý chiếu sáng đô thị III QUYẾT ĐỊNH
Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo quyết định số 15/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Quyết định về việc ban hành
“Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Quyết định về quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Quyết định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Quyết định về quy định quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Quyết định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Quyết định về quản lý, vận hành, khai thác hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành phố
Quyết định sửa đổi, bổ sung biển báo hiệu số 420 và 421 trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01
Quyết định về quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố
Quyết định về việc bổ sung biển báo hiệu vào điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237- 01
Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
23/09/2015 01/01/2016 Hướng dẫn một số điều của của Nghị định số
24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 52/2013/TT- BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của 34/2010/NĐ-CP và 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Quy định về thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe oto
BGTVT 19/04/2010 02/06/2010 Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ
Sửa đổi, bổ sung thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị
Hướng dẫn thi hành Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
BXD 20/02/2008 05/03/2008 Hướng dẫn quản lý đường đô thị
Hợp nhất Thông tư quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
V QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Về quy hoạch xây dựng do
Bộ Xây dựng ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật
Về đường đô thị - yêu cầu thiết kế do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành
Về chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế do BộXây dựng ban hành
TCVN 4054-2005 yêu cầu thiết kế đường ô tô;
46 22 TCN 237-01 Điều lệ báo hiệu đường
Cơ sở thực tiễn
- Theo thống kê của Sở GTVT( năm 2018), Đài Loan có dân số khoảng hơn 22 triệu người, trong đó khoảng 7 triệu người sở hữu ô tô và hơn 15 triệu người sở hữu xe máy.
Số người di chuyển bằng phương tiện cá nhân chiếm tới 70%, điều này mang đến nhiều gánh nặng cho giao thông như tai nạn, ùn tắc, ô nhiễm, tiêu tốn nhiên liệu Phát triển giao thông công cộng là một giải pháp tất yếu, song làm thế nào để xây dựng được một hệ thống giao thông công cộng an toàn, thân thiện và thu hút là bài toán không dễ trả lời.
- Về thực trạng giao thông: nếu chỉ quan sát trên đường phố, các phương tiện ở Đài Loan cũng hỗn hợp như Việt Nam, với xe bus, ôtô, xe tải, xe máy.
Người dân ở đây thích sử dụng xe máy vì rẻ và cơ động Mật độ xe máy là 676 xe/1.000 dân, tức cao hơn Việt Nam vốn đang ở mức 460 xe/1.000 dân Xe máy tại Đài Loan chủ yếu là scooter cỡ nhỏ, động cơ 50-110 phân khối chiếm tới 90%.
+ Mật độ xe máy đông nhưng dân số ít nên số lượng xe chạy trên đường ít hơn nhiều so với Việt Nam Người dân ở đây cho biết phương tiện di chuyển chính của họ là BMW.
+ Cụm từ BMW hóm hỉnh không phải thương hiệu ôtô Đức, mà là viết tắt của Bus,Metro (tàu điện) và Walk (đi bộ) Để đi làm, mỗi người có thể đi bộ vài cây số từ trạm tàu điện tới văn phòng
- Bên cạnh sử dụng phương tiện công cộng, ý thức giao thông là điểm mấu chốt để tạo nên đường phố trật tự không tiếng còi Để lên xe bus, tàu điện, người dân phải xếp hàng, có thể dài tới vài trăm mét.
- Đài Loan bắt đầu phát triển mạnh hệ thống giao thông công cộng từ 2010, nhằm hạn chế phương tiện cá nhân - nguyên nhân chính gây ra tai nạn, đặc biệt các tai nạn chết người Người dân có thể sử dụng thẻ điện tử để đi tất cả các loại hình công cộng.
- Tại Đài Bắc, người dân có thể mua vé đi bất cứ đâu trong Đài Loan bằng cách tới nhà ga trung tâm (Taipei Main Station) Ở đây cung cấp vé cho tất cả các loại dịch vụ công cộng.
- Tại đây cũng là nơi đặt trung tâm điều khiển giao thông toàn thành phố, với hơn
300 camera truyền dữ liệu trực tiếp 24/7 Đài Loan muốn xây dựng hệ thống giao thông điện tử Tài xế khi tải ứng dụng về smartphone có thể quan sát tình trạng giao thông từ hệ thống camera này để biết chỗ nào tắc, chỗ nào thoáng Ngoài ra còn có thể thanh toán dịch vụ, biết số lượng chỗ đỗ xe còn lại trong các bãi đỗ thông qua ứng dụng này.
- Tổ chức giao thông xe máy mà Đài Loan cho rằng hiệu quả nhất để tránh xung đột tại ngã tư là rẽ trái hai giai đoạn Nếu muốn rẽ trái, xe máy phải đi thẳng sang ngã tư trước mặt, đứng đợi tới khi đèn chuyển xanh thì đi thẳng Để quản lý xe máy, hạn chế người dân sử dụng phương tiện này, Đài Loan quy định chỗ đỗ Trên vỉa hè sẽ được kẻ sẵn vạch cho xe máy đỗ, nếu đỗ ra ngoài bị phạt tiền Xe máy đỗ sát đường, nhường khoảng vỉa hè phía trong cho người đi bộ Điều này ngược lại so với Việt Nam Nhiều tuyến phố ở Hà Nội hiện nay kẻ vạch đỗ xe máy sát bên trong, người đi bộ đi bên ngoài, có khi tràn xuống lòng đường khá nguy hiểm.Vỉa hè, gầm cầu vượt, các tòa đỗ xe trên cao là những địa điểm đỗ xe thường xuyên Ở những bãi đỗ trên cao hoặc trong hầm, trên đường luôn có bảng điện tử chỉ dẫn địa điểm và số chỗ còn trống.
- Để tạo thành phố xanh, cứ 500 mét lại có một bãi cho thuê xe đạp Đây là những chiếc xe đạp thông minh, được quản lý qua một máy chủ Cơ quan công quyền sẽ cho doanh nghiệp đấu thầu, hết thời gian thì trả lại Người thuê xe đạp cũng thanh toán qua thẻ điện tử Chi phí thuê xe đạp khoảng 8.000 đồng tiền Việt cho một giờ
- Tại ngã tư, xe máy, ôtô được phép rẽ phải vẫn chủ động dừng nhường đường cho người đi bộ Khi nào người đi bộ qua hết, xe cộ mới đi tiếp Các cán bộ quản lý giao thông Việt Nam thừa nhận đây là điều mà tài xế Việt chưa làm được Một phần bởi sự điều tiết, mức phạt giao thông chưa được nghiêm.
- Xe đạp là phương tiện cơ động, bảo vệ môi trường, tốc độ vừa phải và khó gây sát thương cho người khác nên được bố trí chung với người đi bộ Xe đạp qua đường và đi trên vỉa hè như người đi bộ Đây cũng là cách tổ chức thường thấy ở các nước phát triển.
- Phát huy tối đa công dụng của xe buýt: xe buýt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông công cộng Để khuyến khích người dân chuyển từ ô tô, xe máy sang xe buýt, Đài Loan đã xây dựng một hệ thống hạ tầng xe buýt thân thiện với nhiều đối tượng.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Đề xuất các giải pháp về mặt kĩ thuật
3.1.1 Áp dụng một số công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý
* BIM-“Building Information Management – Quản lý thông tin công trình” là phần mềm Quản lý hạ tầng giúp cho các bên thu thập, mô phỏng, chia sẻ các thông tin có liên quan với mô hình 3D dễ hình dung, mang lại những lợi ích khác biệt so với dùng bản vẽ 2D truyền thống BIM cho phép các thành phần khác nhau tham gia dự án cộng tác chặt chẽ, kiểm soát các thay đổi và cung cấp thông tin liên tục cho cả vòng đời dự án cơ sở hạ tầng Ứng dụng BIM cũng hỗ trợ kiểm soát tốt chi phí tổng thể của dự án cũng như các thông tin liên quan tới vấn đề môi trường
- Áp dụng và sử dụng BIM:
+ Đơn vị quản lý nhà nước, đến các doanh nghiệp xây dựng đơn vị thiết kế, nhà thầu trong khu vực nên đưa các ứng dụng phần mềm phục vụ BIM như Autodesk Revit, Tekla Structure vào áp dụng trong các công trình thực tế từ giai đoạn thiết kế ý tưởng cho đến giai đoạn quản lý thi công.
+ Ứng dụng BIM nên được sử dụng vào quản lý rủi ro cho các dự án giao thông(Xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro)
+ Lợi ích của BIM đem lại cho dự án như tạo được các thiết kế tối ưu, kiểm soát tiến độ, chi phí của dự án, sẽ bắt buộc các đơn vị tham gia dự án phải xây dựng các mô hình BIM.
+ Vì BIM là ứng dụng mới dược du nhập về Việt Nam nên lãnh đạo quận, thành phố cần mạnh tay đầu tư cũng như mời một số chuyên gia nước ngoài về nhằm hỗ trợ các ban quản lý nhà nước và doanh nghiệp làm quen và áp dụng ứng dụng.
* Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công nghệ quản lý thông tin trên nền bản đồ địa lý GIS là công cụ đặc biệt hữu dụng trong quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt là trong các công tác quản lý đô thị như quản lý đất đai, quản lý mạng lưới hạ tầng, quản lý quy hoạch kiến trúc, xây dựng, quản lý giao thông, v.v
- Các công cụ này cho phép các chuyên viên xem và cập nhật thông tin thuộc tính của từng loại đối tượng hạ tầng, bao gồm cả việc tìm kiếm và định vị đối tượng trên bản đồ.
- Tạo các báo cáo thống kê chi tiết theo đối tượng, các báo cáo tổng hợp theo tuyến hoặc các báo cáo thống kê về khối lượng duy tu Các báo cáo này có thể được tạo bất thường, hoặc định kỳ theo tuần, tháng, năm… dưới dạng file excel để có thể lưu hoặc in báo cáo.
- Cho phép chọn ra các tuyến đối tượng (chiếu sáng, tín hiệu giao thông) đã đến thời điểm duy tu, và tính ra dự toán duy tu cho các tuyến này dựa trên định mức và đơn giá duy tu của các đối tượng đó
- Về mặt quản lý: giúp đơn giản hóa công tác quản lý hạ tầng giao thông và nhất là đảm bảo tính đồng bộ, chính xác của dữ liệu hạ tầng giao thông từ các Khu QL GTĐT đến Sở Giao thông Vận tải, từ đó, hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác quản lý và quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thành phố.
- Áp dụng và sử dụng GIS:
+ Ứng dụng công nghệ GIS trong giao thông khi đánh giá năng lực tuyến đường+ Sử dụng GIS lập kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông trong tương lai
+Ứng dụng GIS trong giao thông cho phép nhà quản lý xác định được các khu vực có hệ thống giao thông và các khu vực không có Giúp dễ dàng hơn khi tiến hành phân loại và tra cứu giao thông theo từng thời điểm.
3.1.2 Đề xuất tổ chức, điều khiên giao thông. a Nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh.
Bản đồ nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh
- Tính chất bất lợi tại nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh:
Vị trí những nút giao có đèn tín hệu trên tuyến đường Trần Phú
+ Vị trí 3 nút giao có đèn tín hiệu trên tuyến đường Trần Phú quá gần nhau (Nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh cách nút giao Trần Phú – Nguyễn
Văn Lộc 500m; Nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh cách nút giao nút giao Trần Phú – Thanh Bình – Phùng Hưng 650m)
Khoảng cách và thời gian di chuyển bằng xe máy giữa 3 nút giao
+ Thời gian đèn xanh, đèn đỏ chưa phù hợp với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên khu vực.
+ Độ trễ giữa nhịp bắt đầu đèn đỏ của tuyến Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh với nhịp bắt đầu đèn xanh của tuyến Trần Phú quá ngắn
=> Không đủ thời gian để thoát hết xe bên tuyến Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh gây cản trở cho luồng xe tuyến Trần Phú trong thời gian bắt đầu đèn xanh
+ Tính chất của đường Nguyễn Khuyến và Vũ Trọng Khánh là 2 tuyến đường không đối nhau nên các khi di chuyển qua tuyến đường bên kia sẽ không thể đi thẳng mà phải rẽ một phần qua bên phải.
+ Nhịp đèn xanh của 2 tuyến đường Nguyễn Khuyến và Vũ Trọng Khánh trùng nhau nên khi di chuyển luồng phương tiện của cả 2 tuyến sẽ có phần cản nhau
Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý hạ tầng kỹ thuật trên trục giao thông đường 19/5 và trần phú sẽ tập trung quản lý không gian lòng đường và vỉa hè Về quản lý không gian vỉa hè, cần thành lập Ban QLDA hạ tầng kỹ thuật trọng điểm trực thuộc Thành phố, chuyên quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm trên hè trục chính giao thông.
Cần có được thêm các côt đèn giao thông và các vạch kẻ đường Đảm bảo thiết kế thi công đồng bộ đảm bảo lưu thông cho người và phương tiện giao thông. Đảm bảo tiêu chuẩn về chiếu sáng, vệ sinh môi trường. Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy. Đảm bảo yêu cầu mỹ quan đặc thù , phù hợp với các công trình khác ưu tiên đường dành riêng cho người khuyết tật và khiếm thị.
Biển báo tín hiệu giao thông phải đảm bảo thiết kế đồng bộ với hệ thống giao thông, hệ thống đèn tín hiệu xây dựng dễ quan sát, nhận biết
3.2.1 Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý khu vực đường 19/5
- Tuyến đường 19/5 có mặt đường khá bé nhưng đây là tuyến đường chính của khu đô thị Văn Quán, một khu đô thị lớn của quận hà Đông, đang phát triển nhanh cả về hạ tầng và đời sống người dân Vì vậy nên sự bùng nô về phương tiện cá nhân đang gây ra một phần tác động tới tắc nghẽn giao thông trên tuyến nói riêng và khu vực nói chung Nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm và tránh cho người dân đỗ xe tràn lan trên truyến đường, nhóm có một số đề xuất như sau:
+ Cấm đỗ xe ô tô cả hai chiều trên đoạn từ số 1đường 19/5 đến số 76 đường 19/5 trong khoảng thời gian 6h30->10h và 16h->20h.
+ Cấm dừng và đỗ xe ô tô trên cả 2 chiều từ số 122 19/5 đến ngã tư 19/5 giao Phùng Hưng.
+ Cấm xe ô tô đi từ chiều 122 đường 19/9 đến Ngã tư 19/5 giao Phùng Hưng từ 7h ->9h
+ Cấm xe ô tô đi từ chiều Ngã tư 19/5 giao Phùng Hưng đến 122 đường 19/9 từ 4h30 ->7h
+ Tăng cường cán bộ thanh tra xử phạt các trường hợp cố ý dừng đỗ xe và đi vào khu vực cấm xe theo giờ trong giờ cao điểm.
+ Tận dụng phần đất giữa Hồ Văn Quán và Nghĩa trang Văn Quán sử dụng làm bãi đỗ xe có thu phí và được quản lý bởi phường Văn Quán.
+ Không cho phép tập kết rác tại khu vực ngoài Nghĩa trang Văn Quán tránh ảnh hưởng giao thông khu vực trong giờ tan tầm và tận dụng khu vực ngoài nghĩa trang làm nơi đỗ xe ô tô tạm thời.
3.2.2 Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý khu vực đường Trần Phú
- Tuyến đường Trần Phú là tuyến giao thông trọng điểm của thành phố nên được Bộ giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quan tâm và đã có nhiều sự điều chỉnh trong vòng 15 năm trở lại đây như đổ lại nhựa đường, xây dựng trục đường sắt trên cao đi qua tuyến đường, tổ chức lại một số nút giao trên tuyến đường, điều chỉnh và bố trí cảnh quan hai bên tuyến đường Nhưng vì tính chất là một tuyến đường lớn trọng điểm nên rất khó trong việc kiểm soát và sử phạt sai phạm của người dân khi tham gia giao thông trên tuyến Lý do chính có thể là vì thiếu và bố trí nhân lực, nên nhóm có một vài đề xuất như sau:
+ Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý, xử phạt người tham gia giao thông đi sai làn, sai tín hiệu đèn, biển báo chỉ dẫn trên các nút giao đã được thay đổi lộ trình, biển báo, tín hiệu đèn,…(Nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến; nút giao Trần Phú – Thanh Bình – Phùng Hưng)
+ Trong giờ cao điểm tăng cường bố trí thêm cán bộ CSGT (cả các cán bộ tại khu vực khác trong thành phố) xử phạt các trường hợp đi xe gắn máy lên vỉa hè.
Đề xuất sự tham gia của cộng đồng
3.3.1 Lợi ích trong việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng
- Cộng đồng đóng vai trò chủ thể trong giao thông của địa phương Vai trò chủ thể được thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng là người chủ động và quyết định bởi vì:
+ Cộng đồng là người sử dụng hạ tầng giao thông
+ Cộng đồng biết rõ nhất những khó khăn, thách thức khi tham gia giao thông trong khu vực
+ Cộng đồng hiểu rõ nhất về địa hình, địa lý, tính chất giao thông trong khu vực
+ Biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau.
3.3.2 Các yếu tố đảm bảo tính bền vững của sự tham gia của cộng đồng
- Yếu tố quan trọng đảm bảo tính bền vững của sự tham gia của cộng đồng:
+ Phải đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân.
+ Thuận tiện cho đời sống của người dân.
+ Không mất nhiều thời gian của cộng đồng tham gia.
+ Phù hợp văn hóa địa phương.
+ Đáp ứng điều kiện cơ bản về môi trường.
3.3.3 Đề xuất chính sách và tuyên truyền tới cộng đồng
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền các quy định pháp luật về luật an toàn giao thông với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) của công đồng Đưa giáo dục an toàn giao thông vào chương trình của bậc tiểu học để các em sớm có nhận thức về ATGT.
- Đa dạng về hình thức giáo dục, tuyên truyền đến người dân Không còn các buổi họp, hội nghị người đọc- người nghe gây nhàm chán, buồn ngủ, thiếu tính linh họat gây mất hứng thú cho người dân Thay vào đó là các hoạt động hướng dẫn được sử dụng các kỹ thuật thông tin và truyền thông hiện đại để người dân được trực tiếp trải nghiệm và cảm nhận
- Việc tuyên truyền trực quan, sinh động hơn với những video clip thực tế về một số vụ TNGT Hướng dẫn viên phân tích nguyên nhân các vụ việc, đồng thời hướng dẫn những kỹ năng xử lý trong một số tình huống cụ thể để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông Lần đầu tiên máy tập RT được đưa vào để người dân thực hành xử lý một số tình huống khi tham gia giao thông
- Tổ chức thực hiện, tham gia hưởng ứng các phong trào thiết thực và hữu ích “ vì mục tiêu an toàn giao thông” hàng tháng như: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; Tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông
- Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, để thực hiện việc kết nối giữa chính quyền với các ủy ban đại diện của công dân Ngày nay, giới trẻ sử dụng các trang mạng xã hội ngày càng nhiều, đây là một kênh thông tin có sức lan tỏa nhanh và hiệu quả rộng rãi.
Việc sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ những thông tin về tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, cảnh báo những sự cố bất an toàn khi tham gia giao thông, kinh nghiệm tham gia giao thông an toàn sẽ được giới trẻ đón nhận và phản hồi rất tích cực.
- Phối hợp giữa chính quyền địa phương, chính quyền quản lý với cộng đồng, tích cực trao đổi bàn bạc để đạt hiệu quả trong việc quản lý giao thông đô thị Mở rộng phạm vi tham gia của cộng đồng ví dụ trong việc khai thác, duy trì, sử dụng và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong giao thông đô thị nơi họ sinh sống làm việc để họ cảm nhận được từ đó tự ý thức hơn tầm quan trọng của chính mình.
- Phải thực hiện nghiêm các quy định, pháp luật của Nhà nước về giao thông Việc xử lý các hiện tượng vi phạm luật giao thông phải nghiêm minh, rõ ràng Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CSGT, thanh tra đô thị, những cơ quan đơn vị có trách nhiệm liên quan.
- Áp dụng biện pháp mạnh, dùng pháp luật để xử lý những hành vi vi phạm