Luận văn thạc sỹ MỤC LỤC 3MỞ ĐẦU 31 Lý do chọn đề tài 32 Lịch sử nghiên cứu đề tài 53 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 64 Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu 95 Ca.
Lý do chọn đề tài
Tài nguyên du lịch của Thanh Hoá có đặc điểm vừa đa dạng vừa đặc trưng, có giá trị cao về tự nhiên và nhân văn, với các ưu thế nổi trội cho phát triển các loại hình du lịch biển, văn hóa, sinh thái Vị thế của du lịch Thanh Hóa đã được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và du lịch nói riêng Thanh Hóa có điều kiện để huy động các nguồn lực thỏa mãn nhu cầu phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ và cả nước.
Trên cơ sở đó, Thanh Hóa xác định “phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành trọng điểm du lịch quốc gia…” Để đạt được mục tiêu đó, trước mắt phải “hoàn thành công tác quy hoạch phát triển du lịch: điều chỉnh và bổ sung theo hướng phát triển du lịch khai thác thế mạnh về biển, đảo và miền núi” [13]
Thực tế, du lịch Thanh Hóa còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế: “Công tác xây dựng chiến lược phát triển du lịch và quản lý thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương…Chưa có sự phối hợp dịch vụ du lịch với các tỉnh bạn…”[13]
Khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hoá là miền đồi núi có tài nguyên đa dạng cho phát triển du lịch, nhưng kinh tế – xã hội còn nghèo và chậm phát triển Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá các tài nguyên du lịch, xác định các điểm, tuyến du lịch cho khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa là nhiệm vụ cần thiết phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch, quản lý và khai thác du lịch ở khu vực còn nghèo nàn này.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, dưới góc độ địa lý du lịch, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào ba hướng: phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và tổ chức không gian du lịch
Việc nghiên cứu các điểm, tuyến du lịch là một trong những nội dung cơ bản của tổ chức không gian du lịch Đáng chú ý, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí; nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa điểm du lịch Một số nhà địa lý cảnh quan của trường Đại học Tổng hợp Matxcova đã tiến hành nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên xô (trước đây).[28]
Các nhà địa lý Mỹ, Anh và Canada cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý trên thế giới trong lĩnh vực du lịch, trong đó nhiều nhà địa lý du lịch đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch [28] Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về địa lý du lịch, đặc biệt là cơ sở lý luận và phương pháp luận chưa nhiều Có thể kể đến một số công trình như “Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam” (1986), “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam” do tổ chức du lịch thế giới OMT (Tổ chức du lịch thế giới) thực hiện, “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” (1991), Chương trình biển KT03, đề tài
KT – 03 – 18: “Đánh giá tài nguyên ven biển Việt Nam phục vụ cho mục đích du lịch” (1993), “QHTT phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010” (1995),
“Địa lý Du lịch” (1996), “QHTT phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ” (2001),
“QHTT phát triển du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ” (2001).
Nhiều địa phương ở Việt Nam cũng tiến hành triển khai QHTT phát triển du lịch như: “QHTT phát triển du lịch Phú Thọ”, “QHTT phát triển du lịch Quảng Ngãi”, “QHTT phát triển du lịch Trà Vinh” Thêm vào đó, có nhiều đề tài khoa học, các luận án Tiến sỹ khoa học Địa lý cũng đã đề cập, nghiên cứu đến các vấn đề về tuyến, điểm về TCLT như: “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An” (Nguyễn Thế Chinh, 1995); “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm vùng Bắc Trung Bộ” (Hồ Công Dũng, 1996); “Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững” (Phạm Lê Thảo, Luận án Tiến sỹ khoa học Địa lý, 2006)…
Kế thừa các nghiên cứu trên, trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sỹ, “Cơ sở khoa học cho việc xác định các điểm, tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí
Minh tỉnh Thanh Hóa” giải quyết một số nhiệm vụ về điểm, tuyến cho một khu vực lãnh thổ nhỏ (dưới cấp tỉnh).
Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
3.1 Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở vận dụng quan điểm và phương pháp nghiên cứu của địa lý kinh tế - xã hội, du lịch học và các khoa học có liên quan, đề tài xác định các điểm, tuyến du lịch và đề xuất những định hướng chủ yếu phát triển du lịch của khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2015.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các vấn đề cơ sở lý luận và phương pháp xác định các điểm, tuyến du lịch để vận dụng vào địa bàn phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định các điểm, tuyến ở khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
- Xác định các điểm, tuyến du lịch của khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 và 2015.
3.3 Giới hạn của đề tài
- Về nội dung của đề tài: Xác định các điểm, tuyến du lịch
- Về lãnh thổ nghiên cứu: Bao gồm lãnh thổ 10 huyện miền núi Thanh Hóa ở phía tây đường Hồ Chí Minh (Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát), trong đó có một số điểm phía đông đường Hồ Chí Minh nằm trong ranh giới huyện Ngoài ra, còn mở rộng thêm một số điểm ngoại vùng để luận chứng các tuyến liên vùng.
- Thời gian nghiên cứu: từ 2002 đến 2007, định hướng đến 2010, 2015
Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm hệ thống và lãnh thô: Phát triển du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh được xem là một mắt xích trong hệ thống phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa và cả nước Vấn đề phát triển du lịch ở vùng này có mối liên hệ mật thiết với các lãnh thổ trong tỉnh và với các tỉnh lân cận Mặt khác đối tượng nghiên cứu của địa lý cũng cần được xác định và tiến hành trên một lãnh thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt trên từng lãnh thổ du lịch cụ thể và đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
4.1.2 Quan điểm tông hợp: Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lý học Nội dung của quan điểm này được xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố, quy luật phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác, chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lý.
- Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của các thê tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.
4.1.3 Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bền vững Từ đó đặt ra ngay trong việc quy hoạch, quản lý phải phù hợp với việc khai thác các giá trị thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu di tích, danh thắng và cộng đồng dân cư ở đấy không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn Những điểm du lịch có tính nhạy cảm cao cả về tự nhiên và nhân văn càng cần được quan tâm đặc biệt.
4.1.4 Quan điểm lịch sử – viễn cảnh: Khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử và có nền văn hóa phát triển lâu đời.Trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm với bao thăng trầm, đến nay vùng đất này vẫn còn giữ được những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc về tự nhiên, văn hóa và con người Những đặc điểm này là điều kiện cho việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trên địa bàn Sử dụng quan điểm lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, quá trình hình thành và phát triển của các điểm tài nguyên tự nhiên, nhân văn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có được những nhận định, những phương án, những dự báo chính xác và giúp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn có hiệu quả và bền vững
4.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tông hợp tài liệu Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu Tài liệu cần thu thập bao gồm các tài liệu trong phòng và tài liệu ngoài thực địa.
4.2.2 Phương pháp thang điểm tông hợp
Các điểm du lịch được đánh giá phổ biến ở các tiêu chí: độ hấp dẫn, thời gian khai thác du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững, vị trí điểm du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu về quản lý các hoạt động du lịch nếu xem xét thêm trên quan điểm phát triển bền vững. Mỗi yếu tố được đánh giá theo 4 bậc (mức độ, cấp độ, hạng): rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình, ít thuận lợi với điểm tương ứng là 4,3,2,1
Các tuyến du lịch được đánh giá ở một số tiêu chí: độ hấp dẫn, mức độ tiện nghi, mức độ khai thác Các yếu tố cũng chủ yếu được đánh giá theo 4 bậc tương ứng với các tuyến như ở điểm du lịch.
Tuy nhiên, đề tài chỉ lựa chọn một số tiêu chí đánh giá điểm, tuyến phù hợp với phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, khả năng thu thập tài liệu và nguồn tài liệu có thể có
Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác một cách đầy đủ nhất các thông tin trên hệ thống bản đồ hiện có, đặc biệt là các thông tin về lãnh thổ nghiên cứu Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng trong việc thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài trên bản đồ
Các bản đồ sẽ xây dựng trong đề tài:
- Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu trong mối quan hệ với các lãnh thổ lân cận,
- Bản đồ tài nguyên du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa,
- Bản đồ các điểm, tuyến khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh,
Bên cạnh đó, có thể sủ dụng kết quả điều tra xã hội học của đề tài cấp tỉnh để thành lập thêm bản đồ thực trạng kinh doanh các điểm, tuyến du lịch khu vực nghiên cứu.
Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng, đưa ra các kết luận, các kiến nghị, các quyết định, lựa chọn phương án phát triển với những thông tin lượng hóa chính xác Tác giả dự định sẽ trao đổi với lãnh đạo ở các địa phương trên địa bàn nghiên cứu, một số ngành liên quan và đặc biệt là xin ý kiến của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong nghiên cứu du lịch.
4.2.5 Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, đề tài còn sử dụng một số công cụ hỗ trợ như các phần mềm Mapinfo, Microsoft (Word, Cell, Powerpoint…) Các công nghệ giúp xử lý hiệu quả đối với các thông tin, số liệu, từ đó có được các phân tích đánh giá xác thực, đồng thời có cơ sở dữ liệu để xây dựng nên hệ thống bản đồ.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng kết quả nghiên cứu của các điều tra xã hội học, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh, phương pháp thực địa Đây là các phương pháp mà để tài nghiên cứu cấp tỉnh về du lịch của khu vực phía tây đường
Hồ Chí Minh vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
Các đóng góp chủ yếu
1 Tổng quan có chọn lọc và hệ thống các vấn đề lý luận, phương pháp luận, các tiêu chí để xác định các điểm, tuyến du lịch và khả năng vận dụng vào khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa.
2 Nghiên cứu, đánh giá các nhân tố cần thiết của việc xác định các điểm, tuyến du lịch khu vực phia tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa, qua đó rút ra được thời cơ và thách thức đối với phát triển du lịch của lãnh thổ.
3 Xây dựng được các điểm, tuyến du lịch cho khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh từ các kết quả tính toán dựa trên một số tiêu chí đã lựa chọn phù hợp với đặc điểm lãnh thổ.
4 Bước đầu đưa ra các giải pháp để khai thác có hiệu quả và bền vững du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận cùng tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được bố cục thành 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xác định các điểm, tuyến du lịch
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc xác định các điểm, tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Xác định các điểm, tuyến du lịch khu vực phía tâyd dường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM, TUYẾN
Những vấn đề chung
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản a) Khái niệm về du lịch
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu và dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội hiện đại trên phạm vi toàn thế giới Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất, là ngành kinh tế hàng đầu Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới
Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu và phát triển với tốc độ nhanh nhưng cho đến nay khái niệm “du lịch” vẫn được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh Năm 1811: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” [14]
Theo Kuns (người Thụy Sỹ): “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch” [14]
Năm 1930, Clusman (người Thụy Sỹ) cho rằng “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên” [14]
Hai GS TS Hunziker và Kraf là những người đặt nền móng cho lý thuyết cung du lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.[14] Ông Michael Coltman (người Mỹ) cho rằng: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.[14]
Có thể thể hiện các mối quan hệ tương tác đó bằng sơ đồ sau: (H1)
Hình 1.1: Mối quan hệ tương tác 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách [14]
Tháng 6 – 1991, tại Otawa (Canada), Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm”. [14]
Dưới góc độ địa lí du lịch, Pirogionic (1985) cho rằng “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá [29] Đây là định nghĩa được các nhà Địa lý du lịch Việt Nam sử dụng khá phổ biến.
Tại điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (1999), thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
Nhà cung ứng dịch vụ du lịch
Dân cư sở tại Chính quyền địa phương nơi đón khách trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Điểm qua một số định nghĩa trên, có thể nói rằng du lịch là một dạng hoạt động đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch vừa mang những đặc điểm của ngành kinh tế, lại vừa có những đặc điểm của ngành văn hoá - xã hội b) Khái niệm về điểm du lịch
“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” (Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam) Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị Xét về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ và được biểu hiện riêng biệt thành các điểm trên bản đồ du lịch Tuy nhiên điểm du lịch vẫn chiếm một diện tích nhất định trong không gian.
Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch là tương đối lớn, ví dụ điểm du lịch VQG Bến En ,Thanh Hóa (diện tích 16.634 ha) với điểm du lịch Chùa Dâu, Bắc Ninh (với diện tích hơn 1000 m 2 , tức 0,1ha) – chênh nhau tới hơn 166 nghìn lần; hay điểm du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa (18 km 2 ) với điểm du lịch nhà thờ Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình (với diện tích 20ha, tức 0,02 km 2 ) – chênh nhau tới 900 lần. Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội ) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
Thời gian lưu trú của du khách tại điểm du lịch là tương đối ngắn (không quá
1 – 2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ (ở các điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan) [29] c) Khái niệm tuyến du lịch
Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích thuật ngữ “tuyến du lịch” như sau: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch,, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”.
Tuyến du lịch được hình thành trên cơ sở nối các điểm du lịch với nhau tạo nên một lịch trình du lịch phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ Yếu tố đầu tiên để xác định các tuyến là điểm du lịch và hệ thống đường giao thông thuận tiện Do vậy tuyến du lịch có thể là: tuyến đường bộ, tuyến đường sắt, tuyến đường thủy, tuyến đường không.
Xét về mặt không gian lãnh thổ: tuyến du lịch cũng có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (liên kết các điểm du lịch giữa các vùng với nhau). Ở đơn vị cấp tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh (liên kết các điểm du lịch của tỉnh với các tỉnh khác).
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các điểm, tuyến du lịch
Vị trí địa lý là yếu tố cơ sở tiền đề được xem xét đầu tiên trong không gian lãnh thổ khi xác định điểm, tuyến du lịch Vị trí địa lý không chỉ được xác định ở hệ tọa độ, ranh giới lãnh thổ, các mối quan hệ kinh tế, mà còn phải đánh giá ý nghĩa kinh tế của vị trí đó đối với phát triển du lịch Tức là lợi thế của vị trí địa lý đó mang lại cho du lịch.
1.2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch [29]
Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại: phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới); phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người; phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra; phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên).
Tài nguyên tự nhiên phục vụ cho mục đích phát triển du lịch và cho việc xây dựng điểm – tuyến du lịch bao gồm: Địa hình, khí hậu, nguồn nước, thực – động vật. a) Địa hình Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người Đối với hoạt động du lịch, có ý nghĩa hơn cả là đặc điểm hình thái của địa hình (những dấu hiệu bên ngoài của địa hình) và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn khai thác du lịch.
Hai dạng hình thái chính của địa hình là núi đồi và đồng bằng, được phân biệt bởi độ cao và mức độ chia cắt, có sức hấp dẫn khác nhau trong hoạt động du lịch Khách du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi và thường tránh những nơi bằng phẳng, tẻ nhạt, đơn điệu. Địa hình đồng bằng có độ cao tương đối 100m; là khu vực có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch, các khu vực tiện cho chuyển lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn toàn cảnh và thích hợp với môn thể thao leo núi… Những vùng du lịch núi, cùng với địa hình, khí hậu và thực động vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức các loại hình du lịch ngắn ngày cũng như dài ngày.
Ngoài các dạng địa hình chính với các ý nghĩa phục vụ du lịch khác nhau. Khi đánh giá cần chú ý đến các kiểu địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch, đó là: kiểu địa hình cacxtơ (Karst) và kiểu địa hình ven bờ các thuỷ vực.
- Kiểu địa hình cacxtơ: là kiểu địa hình được thành tạo do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ…), ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi Một trong các kiểu cacxtơ được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động cacxtơ Những cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của các hang động này rất hấp dẫn khách du lịch Trên thế giới hiện có khoảng 650 hang động đã được sử dụng cho mục đích du lịch, hàng năm có tới vài chục triệu khách tham quan Việt Nam có động Phong Nha – di sản thiên nhiên thế giới được coi là hang nước đẹp nhất thế giới.
Ngoài hang cacxtơ, các kiểu địa hình cacxtơ khác cũng có giá trị đối với du lịch, chẳng hạn kiểu cacxtơ ngập nước (tiêu biểu ở Việt Nam có Vịnh Hạ Long), hay kiểu cacxtơ đồng bằng (như ở Ninh Bình).
- Các kiểu địa hình ven bờ, các kho chứa nước (đại dương, biển, sông, hồ…) có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch Ở kiểu địa hình này có thể tận dụng khai thác du lịch với mục đích khác nhau: từ tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước
Thống kê trên toàn thế giới cho thấy, số khách du lịch nghỉ biển chiếm lượng đông nhất Một điểm du lịch bãi biển thích hợp cho du lịch tắm biển là bãi rộng,bằng phẳng, kết hợp với phong cảnh đẹp, hấp dẫn Bãi biển càng gần thành phố,trung tâm du lịch thì càng thu hút khách vì sự thuận tiện cho đi lại, tham quan. b) Tài nguyên khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Khí hậu thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học Các chỉ tiêu khí hậu đáng chú ý là: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí và một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Khi đánh giá các điều kiện khí hậu đối với hoạt động du lịch, ngoài đặc điểm chung của từng khu vực, cần thiết phải đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện đó tới sức khỏe con người và các loại hình du lịch. Để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã sử dụng những chỉ tiêu khí hậu sinh học Những chỉ tiêu của các nhà học giả Ấn Độ được coi là có ý nghĩa hơn cả.
Bảng 1.1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người.[29 ]
Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ
TB tháng nóng nhất
Biên độ nhiệt năm của nhiệt độ TB
Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau
Khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch Ở những khu vực cụ thể và ở mức độ nhất định cần phải lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở kế hoạch du lịch, thí dụ như bão trên các vùng biển, duyên hải và hải đảo của Việt Nam; gió mùa đông bắc, gió bụi trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa…
Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu Các vùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu.
Các tiêu chí để xác định điểm, tuyến du lịch
1.3.1 Các tiêu chí xác định điểm du lịch
Trên cơ sở các nhân tố hình thành điểm, tuyến du lịch; bản chất của điểm, tuyến du lịch; tham khảo Luật du lịch Việt Nam 2005, các nghiên cứu của một số tác giả (luận án Phó Tiến sĩ của Nguyễn Thế Chinh, luận án Tiến sĩ Phạm Lê Thảo…).Việc xác định các điểm du lịch trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu (thường là phạm vi một khu vực của tỉnh, một tỉnh hoặc xa hơn) được dựa trên một số chỉ tiêu nhất định Các chỉ tiêu đó là: a) Độ hấp dẫn Độ hấp dẫn khách du lịch là yếu tố có tính chất tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp khí hậu,tính đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và di tích.
- Rất hấp dẫn: Có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng Có 6 hiện tượng di tích đặc sắc, độc đáp đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch.
- Khá hấp dẫn: Có 3 – 5 phong cảnh đẹp, đa dạng Có 2 hiện tượng di tích đặc sắc, đáp ứng 3 – 5 loại hình du lịch.
- Trung bình: Có 1 – 2 phong cảnh đẹp có 1 hiện tượng di tích; đáp ứng 1 – 2 loại hình du lịch.
- Kém: Phong cảnh đơn điệu, đáp ứng 1 loại hình du lịch. b) Độ bền vững của môi trường
Nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch và của các đối tượng khác hoặc thiên tai.
- Rất bền vững: Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, nếu có thì ở mức độ không đáng kể Hoạt động du lịch diễn ra liên tục.
- Khá bền vững: Có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.
- Trung bình: Có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi nhanh được Hoạt động du lịch có thể bị hạn chế.
- Kém bền vững: Có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại nặng, phải có sự phục hồi của con người Hoạt động du lịch bị gián đoạn. c) Thời gian hoạt động du lịch
Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch.
Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch, từ đó có liên quan trực tiếp đến phương hướng khai thác, đầu tư, kinh doanh phục vụ tại điểm du lịch.
- Rất dài: Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và trên 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.
- Khá dài: Có 150 – 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và 120 – 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.
- Trung bình: Có 100 – 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và 90 – 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.
- Ngắn: Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con người.
Khi đánh giá, trong trường hợp số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí hậu đối với sức khỏe con người và số thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch có khác biệt thì lấy số thời gian triển khai tốt hoạt động du lịch làm chỉ tiêu chính để đánh giá. d) Sức chứa khách du lịch
Sức chứa khách du lịch đối với mỗi khu vực là tổng sức chứa tại mỗi địa điểm du lịch Sức chứa khách du lịch phản ánh bản năng và quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch và được xác định bằng chỉ tiêu đã được xác lập qua khảo sát thiết kế, thực nghiệm và kinh nghiệm thực tế.
Phương pháp xác định
1.4.1 Phương pháp xác định các điểm du lịch Để xác định được một điểm du lịch và sự phân hóa giữa các điểm du lịch là sự tổng hợp của nhiều yếu tố có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau Bởi vậy, để đảm bảo việc xác định các điểm, tuyến có tính tổng hợp cao, ta lượng hóa các chỉ tiêu dựa trên sự đánh giá định lượng và định tính.
Mỗi yếu tố (chỉ tiêu) được đánh giá theo 4 bậc (mức dộ, cấp độ, hạng): rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình, ít thuận lợi với điểm tương ứng là 4, 3,
Tuy nhiên, đối với việc xác định các điểm, tuyến du lịch, vai trò của mỗi yếu tố (chỉ tiêu) có một ý nghĩa khác nhau Căn cứ vào tầm quan trọng của các chỉ tiêu, người ta đã đưa ra một hệ số thích hợp, bao gồm: Chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng: hệ số 3; chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng: hệ số 2; và chỉ tiêu có ý nghĩa hệ số 1 Như vậy, sẽ có 3 mức điểm:
Những chỉ tiêu rất quan trọng có thang điểm là: 12, 9, 6, 3
Những chỉ tiêu quan trọng: 8, 6, 4, 2
Những chỉ tiêu có ý nghĩa: 4, 3, 2, 1
Những chỉ tiêu được xác định có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định điểm, tuyến du lịch trên địa bàn (có hệ số 3) bao gồm: Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch;
Những chỉ tiêu được xác định có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định điểm, tuyến du lịch có hệ số 2 bao gồm: sức chứa khách du lịch, độ bền vững của môi trường.
Chỉ tiêu có ý nghĩa đối với việc xác định điểm, tuyến du lịch là: vị trí của điểm du lịch.
Tổng hợp điểm đánh giá theo 4 mức độ và hệ số của các chỉ tiêu, ta được bảng sau:
Bảng 1.2 : Điểm đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu
Thuận lợi Ít Tlợi Không
1 Độ hấp dẫn khách du lịch 3 12 9 6 3
2 Thời gian hoạt động du lịch 3 12 9 6 3
3 Sức chứa khách du lịch 2 8 6 4 2
4 Độ bền vững của môi trường 2 8 6 4 2
5 Vị trí của điểm du lịch 1 4 3 2 1
Qua tổng số điểm trên ta có được sự phân hóa các điểm du lịch được thể hiện theo mức độ thang điểm:
Bảng 1.3: Mức độ thuận lợi của các điểm du lịch
STT Mức xác định Điểm đánh giá Chiếm tỷ lệ % so với số điểm tối đa
4 Không quan trọng < 11 < 25 Đối với việc xác định các điểm du lịch trên địa bàn phía tây đường Hồ Chí Minh, chúng tôi dựa vào đơn vị hành chính là cấp huyện để căn cứ tính toán Thực tế, trên mỗi huyện phản ánh đầy đủ các yếu tố của các chỉ tiêu Mặt khác việc xác định các điểm du lịch quan trọng hay không đều là căn cứ để phát triển du lịch trên từng huyện cụ thể.
1.4.2 Phương pháp xác định các tuyến du lịch
Tuyến du lịch được đánh giá qua các tiêu chí: độ hấp dẫn, độ tiện ích và mức độ khai thác Điểm đánh giá tổng hợp tuyến du lịch là tổng số của điểm của từng tiêu chí được xác định qua việc nhân trọng số với bậc số của từng tiêu chí.
* Độ hấp dẫn của tuyến du lịch: thể hiện qua việc có hay không có các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế Các tuyến du lịch được xem là đặc biệt hấp dẫn nếu như có mật độ lớn các điểm du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tiêu chí này được tính với trọng số 3 Các bậc đánh giá của tiêu chí độ hấp dẫn và điểm của từng bậc như sau:
- Tuyến du lịch đặc biệt hấp dẫn (4 điểm): Có ít nhất 3 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia (hoặc quốc tế), phân bố tập trung trong vòng bán kính 50 km.
- Tuyến du lịch rất hấp dẫn (3 điểm): Có ít nhất 2 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia (hoặc quốc tế), phân bố tập trung trong vòng bán kính 50 km.
- Tuyến du lịch hấp dẫn (2 điểm): Có ít nhất 1 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia (hoặc quốc tế), phân bố tập trung trong vòng bán kính 50 km.
- Tuyến du lịch ít hấp dẫn (1điểm): Các điểm du lịch trong tuyến có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng chỉ có ý nghĩa địa phương (không có điểm du lịch quốc gia, quốc tế), tập trung trong vòng bán kính 50 km.
* Mức độ khai thác của tuyến du lịch: thể hiện qua tỉ lệ của các điểm du lịch trên tuyến được đưa vào các tour du lịch của các nhà cung cấp dịch vụ và thể hiện qua khách du lịch đến các tuyến du lịch cũng như doanh thu của các tour du lịch trên các tuyến Chỉ tiêu này được tính với trọng số 2 Các bậc đánh giá của chỉ tiêu này và điểm từng bậc như sau:
- Mức độ khai thác rất cao (4 điểm): Là tuyến du lịch có trên 70% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch hiện thực.
- Mức độ khai thác cao (3 điểm): Là tuyến du lịch có từ 50% - 70% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch hiện thực.
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH KHU VỰC PHÍA TÂY ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TỈNH
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
Khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa bao gồm lãnh thổ 10 huyện có đường Hồ Chí Minh đi qua: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Thường Xuân, Như Xuân Khu vực có diện tích tự nhiên 7.410,78km 2 , chiếm tới 66,6% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Dân số của khu vực chiếm 22,2% dân số của tỉnh với 820.253 người (2007).[8]
Phía bắc của lãnh thổ tiếp giáp với các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình Chiều dài đường địa giới 135 km và chạy trên núi đá vôi Phong Thổ - Ninh Bình - Thanh Hóa Vị trí tiếp giáp này tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành các tour du lịch liên vùng, liên tỉnh giữa khu vực nghiên cứu với các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Tây Bắc – những vùng có tài nguyên du lịch phong phú và có ngành du lịch khá phát triển.
Phía nam của lãnh thổ là tỉnh Nghệ An, theo ranh giới các huyện Thường Xuân, Như Xuân Vị trí mở ra cơ hội giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội (trong đó có du lịch) với Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phía tây lãnh thổ tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào) Các huyện giáp tỉnh này là Thường Xuân, Quan Sơn, Lang Chánh vàQuan Hóa Chiều dài đường biên giới 192 km và chạy qua vùng núi cao trên dưới 1.000m rất hiểm trở Tuy địa hình núi khó khăn, song cũng có 3 cửa khẩu qua lại: Bát Mọt, Na Mèo và Sầm Tớ Vì thế mà quan hệ Việt Nam – Lào nói chung cũng như mối giao lưu hai tỉnh kết nghĩa Thanh Hóa – Hủa Phăn đã có bề dày truyền thống, gắn bó Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nên các điểm, tuyến du lịch ý nghĩa quốc tế.
Vùng đồng bằng, ven biển của tỉnh Thanh Hóa, nằm ở phía đông của khu vực nghiên cứu, có dân số chiếm tới 3/4 dân số của tỉnh là nguồn gửi khách quan trọng cho khu vực phía tây này Cùng với sự phát triển của mình, vùng đồng bằng ven biển sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển các khu vực trong tỉnh, góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và văn hóa – xã hội, nền tảng cho sự phát triển chung của bất kỳ lãnh thổ nào trong tỉnh.
Vùng đồng bằng và khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua: đường Hồ Chí Minh – động lực chính thúc đẩy mối giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội; quốc lộ 15A (Ngọc Lạc-Mai Châu, tỉnh Hoà Bình), quốc lộ 217 (Hà Trung đi Lào), Quốc lộ 45 (TP Thanh Hoá-Bát Mọt), tỉnh lộ 220 (Yên Định-Cầm Thuỷ) là những nhân tố gắn khu vực vào hệ thống phân công lao động chung của tỉnh với các lãnh thổ khác trong cả nước và với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Đây cũng là những tuyến lực quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và là cơ sở cho việc hình thành nên các điểm, tuyến du lịch liên vùng, liên tỉnh nói riêng.
Với vị trí như trên, khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội cũng như sự phát triển du lịch Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tuyến đường vành đai biên giới chưa hoàn thành, đời sống của dân cư còn khó khăn; đây là những khó khăn, thách thức đối với sự phát triển của lãnh thổ này.
2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên a) Địa hình Địa hình của vùng chủ yếu là đồi núi với độ cao trung bình từ 400 đến 650m và nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Đồi núi bị chia cắt phức tạp, nên tới 63% diện tích có độ dốc trên 15 0 và không hề có các cao, sơn nguyên Có thể phân thành
4 khu vực địa hình khác nhau:
Phía bắc là dãy đá vôi Tam Điệp xen đá phiến chạy từ Sơn La vào địa phậnThanh Hóa tại các xã Trung Sơn, Thành Sơn (Quan Hóa) và kéo dài xuống tận Nga Điền (Nga Sơn) Độ cao của dãy núi giảm dần từ 1.200m ở khu vực Quan Hóa – bắc Bá Thước, tới 700m ở khu vực tây bắc Thạch Thành Bề rộng của dãy núi không lớn, trung bình 15 – 25 km, tại địa phận Thanh Hóa chỉ khoảng 7 – 10 km. Đây là địa giới tự nhiên của Thanh Hóa với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình.
Từ phía nam dãy Tam Điệp tới đứt gãy Điện Biên – núi Nưa là khu vực bảy – chín dãy núi được cấu tạo bở đá vôi, đá phiến, sa thạch xen kẽ nhau Tại khu vực Quan Hóa – Bá Thước, các dãy núi này có độ cao trên 1000m và phân bố sát nhau, sau đó càng về phía đông nam chúng càng thấp dần và xòe rộng ra để hình thành các thung lũng khá rộng; các bán bình nguyên Thạch Thành, Ngọc Lặc, Lam Sơn.
Khu vực phía tây bắc chỉ rộng khoảng 1000km 2 và có dạng một lòng chảo kéo dài theo hướng tây – đông dọc thung lũng sông Mã đoạn Mường Lát – Canh Meo Địa hình rất hiểm trở, cấu tạo sơn văn có dạng lông chim và tỏa tia với các thung lũng hẹp, sâu Rìa lòng chảo là dạng địa hình núi thấp uốn nếp khối tảng Phía bắc sông Mã là sườn nam của núi Pha Luông (cao 1.880m thuộc địa phận tỉnh Sơn La) và phía nam là dãy núi thấp nam Pù Nhi.
Phía tây nam có địa hình nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung là khối Phu Hoạt (Nghệ An) Sát địa giới Nghệ
An – Thanh Hóa về phía tây – tây nam là khối macma Bù Chó.
Khu vực miền núi này có hàng loạt đỉnh cao trên 1.000m: Bù Bua (1.200m), Bù Rinh (1.291m), Làng Bồng (1.420m), nhiều đồi cao xen thung lũng nhỏ hẹp. Với địa hình núi non hiểm trở, chia cắt bởi nhiều thung lũng nhỏ hẹp như trên thích hợp cho việc tổ chức du lịch leo núi, thể thao mạo hiểm và du lịch rừng.
Bên cạnh đó, còn có một dạng địa hình đặc biệt có giá trị du lịch cao: địa hình cacxtơ với tổng diện tích khoảng 60.000 ha Phía đông của huyện Quan Hóa và phía bắc của huyện Bá Thước, kéo dài đến Cẩm Thủy, Thạch Thành chạy song song địa giới Hòa Bình là các khối núi đá vôi đồ sộ nhất tỉnh Độ cao trung bình của đồi núi ở đây là từ 800 – 1.000m Trong quá trình phong hóa, đá vôi ở đây đã tạo thành nhiều phiễu cacxtơ sâu, hang động to nhỏ ngoằn ngoèo trong lòng núi, các thung lũng hình chữ V, chữ U, cánh đồng cacxtơ khá độc đáo Có thể kể đến như hang suối cá ở Cẩm Lương, động Đồi Tô – Suối Rùa (Ngọc Lặc), hang Thiết Ống (Ngọc b) Khí hậu
Nằm trong địa phận tỉnh Thanh Hóa, khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối; mùa hè nóng, mưa nhiều có gió tây khô nóng
Hiện trạng hoạt động du lịch Thanh Hóa
a) Khách du lịch
- Số lượng khách
Trong hơn 10 năm trở lại đây (từ 1995) nhờ có chính sách đổi mới và sự quan tâm, đầu tư đúng mục đích của các cấp, các ngành liên quan, du lịch Thanh Hóa có sự khởi sắc đáng kể, kéo theo đó là lượng khách đến tỉnh du lịch liên tục tăng lên.
Năm 1995 toàn tỉnh mới chỉ đón được 274.350 lượt khách đến du lịch, đến năm 2005 con số này đã tăng lên gấp 2,4 lần với 653.423 lượt khách Năm 1997,
1998 và 2002 có sự tăng trưởng rất khá Năm 1997, tổng số lượt khách tới thămThanh Hoá đã tăng tới 22,41% so với năm 1996 (287.150 lượt khách so với 234.575 lượt khách) Năm 1998, so với năm 1997 tăng 18,83%
Hình 2.4: Số lượng khách du lịch đến Thanh Hóa qua các năm.[3]
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, mức tăng trưởng tổng số khách luôn ở mức cao, từng bước bắt nhịp được với sự phát triển du lịch cả nước Trong giai đoạn
2000 – 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt mức 19,01% Kết quả này đạt được là do ngành Du lịch Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp, trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng đến quan tâm tới đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và công tác quảng bá du lịch Trong năm 2005, trên địa bàn Thành phố và thị xã Sầm Sơn xuất hiện thêm nhiều khu du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và lữ hành mới, do vậy tốc độ tăng trưởng lượt khách đạt 47,74% so với năm 2004 Đặc biệt năm 2007 Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm 100 năm du lịch Sầm Sơn (1907 – 2007), sự kiện này đã thu hút một lượng khách lớn tới Thanh Hóa, đạt mức tăng trưởng 36,72% so với năm 2006.
Tuy nhiên, do còn gặp phải một số hạn chế nhất định mà tốc độ tăng trưởng khách vẫn chưa tương xứng với vị trí quan trọng của tỉnh Thanh Hóa trong chiến lược phát triển du lịch toàn quốc và nhất là chưa tương xứng với những tiềm năng du lịch phong phú của địa phương.
Hình 2.5: Tăng trưởng khách du lịch đến Thanh Hoá (2000- 2007) [8]
Trong những năm từ 1995 - 2007, lượng khách quốc tế đến Thanh Hóa tăng khá nhanh Nếu như năm 1995 cả tỉnh chỉ mới đón được 1.685 lượt khách quốc tế, đến năm 1999 đã là 3.500 lượt khách, và năm 2007 vừa qua đã đón được 14.000 lượt khách quốc tế Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995 – 1999 là 12,84%/năm Những năm đầu thế kỷ 21, giai đoạn 2000 – 2007 tốc độ tăng trưởng khách quốc tế vẫn khá cao, ở mức 20,66%/năm; trong đó tăng mạnh nhất vào năm
2005, đạt mức 65,22% – kết quả của những giải pháp về đầu tư, quảng bá của ngành du lịch Thanh Hóa Năm 2003, khách quốc tế suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng của dịch SARS
Trong điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật cho du lịch còn nhiều hạn chế, đón được một số lượng khách lớn trong một thời gian ngắn là một thành công đáng kể. Điều này mang lại cho đội ngũ quản lý và nhân viên của ngành du lịch Thanh Hóa có thêm những kinh nghiệm trong việc nắm bắt thông tin, quảng bá sản phẩm, tận dụng những cơ hội kinh doanh.
Cơ cấu khách quốc tế tới địa bàn Thanh Hóa có nhiều thay đổi theo thời gian. Trong thời bao cấp, khách quốc tế tới Thanh Hóa chủ yếu từ Liên Xô và các nước Đông Âu hoặc các chuyên gia và khách nước ngoài đi du lịch theo các hiệp định giữa Chính phủ ta với nước bạn hay các đoàn khách quốc tế của các tổ chức chính trị, các đoàn thể Việc chi phí các dịch vụ du lịch được thực hiện bằng giá bao cấp, không phản ánh quy luật giá trị Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, đất nước chuyển sang kinh tế thị trường và chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, nước ta nói chung, Thanh Hóa nói riêng bị mất đi thị trường truyền thống này Từ những năm 1990 trở lại đây, nhất là từ 1994 – năm Du lịch Việt Nam, lượng khách tới Thanh Hóa ngày càng đa dạng hơn, mở rộng ra các thị trường Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc
Phần lớn khách quốc tế đến Thanh Hóa là người Trung Quốc sang tìm kiếm cơ hội làm ăn, khách Lào kết hợp công tác với giao lưu trao đổi (nhiều nhất là khách từ Hủa Phăn – tỉnh kết nghĩa với Thanh Hóa) Trên địa bàn Thanh Hóa, có nhiều chuyên gia quốc tế làm việc như Nhật Bản (nhà máy xi măng Nghi Sơn), Đài Loan (nhà máy đường Việt – Đài), song theo điều tra cho thấy các chuyên gia này thường lựa chọn đi nghỉ tại Hạ Long, Cửa Lò hoặc các khu nghỉ mát sang trọng phía nam
Thực tế trên đặt ra rằng: số lượng khách quốc tế đến Thanh Hóa còn quá ít so với nhiều địa phương khác trong cả nước Năm 2007, khách quốc tế tới nước ta đạt tới 4,2 triệu lượt người; trong khi đó Thanh Hóa chỉ khiêm tốn đón được 14.000 lượt người, chỉ bằng 0,33% lượt khách quốc tế toàn quốc Để hấp dẫn hơn nữa nguồn khách này, Thanh Hóa cần đầu tư hơn nữa và có những giải pháp tích cực,trong đó quan trọng phải kể đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất ngành du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường quảng bá và tiếp thị bằng nhiều hình thức và trên nhiều loại hình thông tin.
Khách du lịch tới Thanh Hóa chủ yếu là khách nội địa Năm 2007, lượng khách nội địa chiếm tới 99,2% tổng lượng khách, trong khi khách quốc tế chỉ đạt 0,8%
Trong suốt giai đoạn từ 1995 – 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách nội địa trên địa bàn khá nhanh, đạt mức 8,74%/năm Những năm có tốc độ tăng khá là năm 1997 và năm 1998 với mức tăng tương ứng là 22,07% và 19,00%.
Giai đoạn 2000– 2007, lượng khách nội địa đến Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao 19,00% Đây là kết quả của những chính sách đầu tư, những cố giải pháp hữu hiệu của ngành du lịch Thanh Hóa, phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành trọng điểm quốc gia về du lịch.
Lượng khách du lịch đến Thanh Hóa có sự phân hóa rõ rệt theo thời gian và không gian Điểm du lịch Sầm Sơn chiếm tới 70 – 80% tổng lượng khách của tỉnh (con số này còn cao hơn trong thời bao cấp) Chính vì vậy tính thời vụ trong du lịch Thanh Hóa thể hiện khá rõ rệt.
Hiện trạng hoạt động du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh
Là khu vực miền núi phía tây Thanh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, song cho đến nay vẫn chưa thật sự được nhiều du khách biết đến Hoạt động du lịch chủ yếu tự phát, các điểm du lịch ở đây phần lớn chưa được đưa vào khai thác. Lượng khách du lịch đến tham quan các di tích danh thắng thường là dân địa phương trong huyện, tỉnh.
Trên địa bàn 10 huyện khu vực này, chưa có sự xuất hiện của các khách sạn,nhà nghỉ tư nhân Hệ thống cơ sở vật chất lưu trú ở đây là hệ thống các nhà khách của Ủy ban các huyện bao gồm 15 cơ sở lưu trú với 148 phòng và 278 giường
Như vậy, du lịch khu vực nghiên cứu gần như đang ở điểm xuất phát Việc xác định các điểm, tuyến du lịch của khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của du lịch trên địa bàn
Tiểu kết: Tóm lại, khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng, cho phép phát triển phong phú các sản phẩm và loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa cộng đồng Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây lại là trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển du lịch Bên cạnh đó, các vấn đề về dân cư, dân tộc, trình độ văn hóa là những nhân tố tác động hai mặt tới du lịch trên địa bàn
Du lịch Thanh Hóa những năm gần đây, hòa chung với tốc độ phát triển của du lịch cả nước, có nhiều điểm khởi sắc và tăng trưởng ở mức khá Song, vấn đề luôn tồn tại ở đây là tính thời vụ ảnh hưởng sâu sắc tới ngành du lịch Kết hợp với thực tế du lịch ở phía tây đường Hồ Chí Minh còn nặng tính tự phát, chậm phát triển đã đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có những thay đổi lớn trong hoạch định chính sách,quy hoạch du lịch của tỉnh nhằm phát triển bền du lịch theo hướng bền vững.
XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH KHU VỰC PHÍA TÂY ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TỈNH THANH HÓA
Kết quả xác định các điểm, tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí
3.1.1 Kết quả xác định các điểm du lịch a) Độ hấp dẫn
Xác định độ hấp dẫn tại các huyện phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi căn cứ vào những cảnh quan tự nhiên có sức hấp dẫn du lịch, những hiện tượng di tích đặc sắc, những cảnh quan nhân văn tiêu biểu, có chất lượng cao; đồng thời kết hợp với khả năng số loại hình du lịch đối với mục đích di du lịch của khách du lịch Cụ thể ta có bảng sau:
Bảng 3.1 : Đ hâp dân khách du lịch ô
TT Huyện Danh cảnh quan
Số lượng di tích Loại hình du lịch Điểm đánh giá
Tự nhiên Nhân văn Cộng
Từ tổng hợp trên đây, ta có Cẩm Thủy là điểm có sức hấp dẫn du lịch nhất. Các huyện Thạch Thành, Ngọc Lặc, Thường Xuân có mức hấp dẫn khá; trung bình là các huyện Lang Chánh, Bá Thước; các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Như Xuân có sức hấp dẫn kém. b) Thời gian hoạt động du lịch
Căn cứ vào số ngày có khả năng triển khai du lịch và số ngày điều kiện thích hợp nhất có thể triển khai hoạt động du lịch, chúng tôi chia ra theo bảng sau:
Bảng 3.2 : Thời gian thích hợp đối với khách du lịch
TT Huyện Số ngày có thể triển khai du lịch
Số ngày có điều kiện thích hợp nhất Điểm đánh giá
Những huyện có thời gian hoạt động du lịch tốt nhất là: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh.
Những huyện có thời gian hoạt động du lịch khá là: Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước
Những huyện có thời gian hoạt động du lịch trung bình là các huyện ở miền núi cao, giáp Lào, bao gồm: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát c) Sức chứa khách du lịch
Trên cơ sở những vị trí du lịch ở trong huyện, đặc điểm của các di tích là tự nhiên hay di tích nhân văn, chúng tôi tính sức chứa trung bình cho tất cả các điểm được nghiên cứu chia theo điểm tự nhiên và nhân văn Khả năng cho phép thu nhận khách du lịch được tính số lượng khách/ngày, chúng tôi có kết quả sau:
TT Huyện Điểm tài nguyên tự nhiên Điểm tài nguyên nhân văn Số điểm tương đương
Khả năng tiếp nhận (người/ngày)
Khả năng tiếp nhận (người/ngà y)
Như vậy, chỉ có 2 huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc là có khả năng cho phép sức chứa cao nhất.
Những huyện có mức độ khá thuận lợi là Thạch Thành, Thường Xuân.
Mức độ trung bình là các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
Những huyện tại vị trí du lịch có sức chứa nhỏ, kém thuận lợi là: Lang Chánh, Như Xuân, Bá Thước. d) Vị trí của điểm du lịch
Vị trí của điểm du lịch được xác định dựa trên cơ sở khoảng cách từ nơi cung cấp nguồn khách du lịch đến điểm du lịch và loại phương tiện giao thông có thể tới được điểm du lịch cũng như thời gian đến điểm du lịch Khu vực miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa này lấy thành phố Thanh Hóa làm trung tâm đến các điểm du lịch trong địa bàn Cụ thể như sau:
Bảng 3.4 : Vị trí của điểm du lịch
TT Huyện Khoảng cách (km) Loại phương tiện (số loại)
Số thời gian (giờ) Điểm đánh giá
Những huyện có vị trí thích hợp nhất với số điểm tối đa (8 điểm) là các huyện giáp với các huyện phía đông: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Xuân, Thường Xuân
Những huyện có mức độ khá thích hợp là các huyện: Lang Chánh, Bá Thước
Những huyện có mức độ thích hợp trung bình là Quan Hóa, Quan Sơn. Huyện Mường Lát là huyện xa nhất về phía tây tính từ thành phố Thanh Hóa có độ thuận lợi thấp nhất. e) Độ bền vững của môi trường Để đánh giá độ bền vững của môi trường tại điểm du lịch, chúng tôi dựa trên cơ sở những thành phần hoặc bộ phận tự nhiên có ý nghĩa với du lịch tại điểm du lịch có bị suy thoái hay không, khả năng phục hồi và khả năng tồn tại của nói theo thời gian do hoạt động du lịch gây ra.
Bảng 3.5 : Đ bền vưng của môi trường ô
TT Huyện Số thành phần tự nhiên bị phá hoại
Khả năng phục hồi Số năm tồn tại Điểm đánh giá
1 Thạch Thành 1 Tương đối nhanh 50 – 100 3
2 Cẩm Thủy 2 Tương đối nhanh 50 – 100 3
3 Ngọc Lặc 1 – 2 Tương đối nhanh 50 – 100 3
4 Lang Chánh 1 Tương đối nhanh 50 – 100 3
Khi xem xét số thành phần tự nhiên bị phá hoại thì các huyện miền núi cao có mức độ thấp hơn Đó là các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước với các khu bảo tồn Pù Luông, Pù Hu còn khá nguyên sơ, có sức hấp dẫn với khách du lịch.
Những huyện tại các điểm có vị trí giáp trung du, và đồng bằng có mức độ phá hủy cao hơn.
Tổng hợp kết quả các chỉ tiêu sau khi phân tích các chỉ tiêu thành phần ta có bảng sau:
Bảng 3.6 : Kết quả điểm tổng hợp của các chỉ tiêu
TT Huyện Độ hấp dẫn
Vị trí điểm du lịch Độ bền vững Tổng số điểm tổng hợp
Những điểm du lịch rất quan trọng là các huyện có số điểm từ 34 – 44 đó là: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành
Những điểm du lịch khá quan trọng là các huyện có số điểm từ 23 – 33 đó là:
Bá Thước, Thường Xuân, Lang Chánh, Như Xuân
Những điểm du lịch có ý nghĩa trung bình có số điểm từ 12 – 22 là các huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
Không có huyện nào có số điểm < 11.
3.2.2 Kết quả xác định các tuyến du lịch a) Kết quả tính toán các tiêu chí
Căn cứ vào cơ sở lí luận về các chỉ tiêu xây dựng tuyến du lịch và điều kiện thực tế khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh, tác giả xác định các tuyến du lịch chủ yếu dựa theo các tuyến giao thông đường bộ Xác định tuyến du lịch dựa trên việc đánh giá các chỉ tiêu trên các địa phương tuyến đi qua.
* Độ hấp dẫn: Thể hiện qua việc có hay không có các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế hoặc được xếp hạng di tích quốc gia.
Bảng 3.7 : Độ hâp dân của các tuyến du lịch
TT Tuyến Số di tích xếp hạng quốc gia
Số điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia
Bán kính tập trung Điểm đánh giá
4 Thạch Thành – Cẩm Thủy –
5 Thạch Thành – Cẩm Thủy –
Như vậy, các tuyến du lịch đặc biệt hấp dẫn là tuyến nối dọc theo đường Hồ Chí Minh từ Như Xuân – Thường Xuân – Ngọc Lặc – Cẩm Thủy – Thạch Thành và tuyến nối Thạch Thành – Cẩm Thủy – Bá Thước – Quan Sơn Còn lại các tuyến khác (như bảng trên) đều là tuyến hấp dẫn.
* Mức độ khai thác: Thể hiện qua tỉ lệ của các điểm du lịch trên tuyến được đưa vào các tour du lịch của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Kết quả đánh giá cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.8 : Mức độ khai thác tuyến du lịch
TT Tuyến Số điểm du lịch, di tích xếp hạng quốc gia và địa phương
Số điểm du lịch được đưa vào khai thác
4 Thạch Thành – Cẩm Thủy –
5 Thạch Thành – Cẩm Thủy –
Kết quả cho thấy, các tuyến trên địa bàn nghiên cứu không có tuyến có mức độ khai thác rất cao, có 2 tuyến (1) và (4) có mức độ khai thác cao; các tuyến trung bình là (3), (5); tuyến số (2) có mức độ khai thác thấp.
* Tiện nghi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật: Thể hiện qua việc có hay không các dịch vụ tiện ích cho khách du lịch trên dọc tuyến du lịch Kết quả đánh giá cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.9 : Tiện nghi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chât kĩ thuật phục vụ du lịch
Mức độ tiện nghi cơ sở vật chất, CSHT Điểm đánh giá
1 Như Xuân – Thường Xuân – Ngọc
Lặc – Cẩm Thủy – Thạch Thành
2 Ngọc Lặc – Lang Chánh – Bá
Thước – Quan Hóa – Mường Lát
3 Ngọc Lặc – Lang Chánh – Bá
Thước – Quan Sơn Ít thuận lợi 2
4 Thạch Thành – Cẩm Thủy – Bá
5 Thạch Thành – Cẩm Thủy – Bá
Thước – Quan Hóa – Mường Lát Không thuận lợi 1
Tổng hợp các kết quả đánh giá 3 chỉ tiêu: độ hấp dẫn, mức độ khai thác và tiện
Bảng 3.10 : Điểm đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu
TT Tuyến Độ hấp dẫn Mức độ khai thác Tiện nghi
Ngọc Lặc – Cẩm Thủy – Thạch
2 Ngọc Lặc – Lang Chánh – Bá
Thước – Quan Hóa – Mường Lát 6 2 2 10
3 Ngọc Lặc – Lang Chánh – Bá
4 Thạch Thành – Cẩm Thủy – Bá
5 Thạch Thành – Cẩm Thủy – Bá
Thước – Quan Hóa – Mường Lát 6 4 1 11
Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy:
Những điểm, tuyến du lịch quan trọng
VỰC PHÍA TÂY ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TỈNH THANH HÓA
4.1 Cơ sở của định hướng
4.1.1 Các chiến lược, dự án quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng
Các dự án quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng có ảnh hưởng tới quy hoạch và phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa bao gồm: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2010”, “ Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và định hướng đến năm 2020”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020” Trong sơ đồ tổ chức không gian các dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia, vùng du lịch Bắc Bộ, Thanh Hóa là tỉnh được xác định nằm trong tiểu vùng du lịch trung tâm thuộc vùng du lịch Bắc Bộ Điều này cho thấy vị trí tương quan của Thanh Hóa trong sự phát triển chung của cả vùng và của tiểu vùng Các quy hoạch này cũng xác định mối liên hệ về mặt tài nguyên của Thanh Hóa với các tỉnh lân cận và với tiểu vùng nam Bắc Bộ Đồng thời vị trí bản lề giữa hai tiểu vùng khiến Thanh Hóa có được sự đa dạng trong tài nguyên du lịch, là điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa nói chung và khu vực phía tây nói riêng có điều kiện nối tour và xây dựng sản phẩm du lịch.
4.1.2 Các chiến lược, chương trình, dự án quy hoạch phát triển du lịch địa phương
Các chiến lược, dự án quy hoạch du lịch của tỉnh có tác động đến việc xác định các điểm, tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh bao gồm các đề án, chương trình: Phát triển du lịch Thanh Hóa thành trọng điểm du lịch quốc gia,Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa 2006 – 2010, Đề án phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh miền Tây Thanh Hóa đến năm 2010 Bên cạnh đó còn phải kể đến các dự án quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và các huyện trong địa bàn nghiên cứu cũng như các huyện lân cận Điều này cho thấy phần nào bối cảnh kinh tế – xã hội cũng như những định hướng chiến lược trong tương lai
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU VỰC PHÍA TÂY ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TỈNH THANH HÓA
Cơ sở của định hướng
4.1.1 Các chiến lược, dự án quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng
Các dự án quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng có ảnh hưởng tới quy hoạch và phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa bao gồm: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2010”, “ Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và định hướng đến năm 2020”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020” Trong sơ đồ tổ chức không gian các dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia, vùng du lịch Bắc Bộ, Thanh Hóa là tỉnh được xác định nằm trong tiểu vùng du lịch trung tâm thuộc vùng du lịch Bắc Bộ Điều này cho thấy vị trí tương quan của Thanh Hóa trong sự phát triển chung của cả vùng và của tiểu vùng Các quy hoạch này cũng xác định mối liên hệ về mặt tài nguyên của Thanh Hóa với các tỉnh lân cận và với tiểu vùng nam Bắc Bộ Đồng thời vị trí bản lề giữa hai tiểu vùng khiến Thanh Hóa có được sự đa dạng trong tài nguyên du lịch, là điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa nói chung và khu vực phía tây nói riêng có điều kiện nối tour và xây dựng sản phẩm du lịch.
4.1.2 Các chiến lược, chương trình, dự án quy hoạch phát triển du lịch địa phương
Các chiến lược, dự án quy hoạch du lịch của tỉnh có tác động đến việc xác định các điểm, tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh bao gồm các đề án, chương trình: Phát triển du lịch Thanh Hóa thành trọng điểm du lịch quốc gia,Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa 2006 – 2010, Đề án phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh miền Tây Thanh Hóa đến năm 2010 Bên cạnh đó còn phải kể đến các dự án quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và các huyện trong địa bàn nghiên cứu cũng như các huyện lân cận Điều này cho thấy phần nào bối cảnh kinh tế – xã hội cũng như những định hướng chiến lược trong tương lai của khu vực miền núi phía tây đường Hồ Chí Minh Việc xác định và khai thác các điểm, tuyến du lịch trên địa bàn cũng có nhiều thuận lợi, song cũng gặp phải những khó khăn khi phải cân nhắc, so sánh với các mục tiêu, phương án phát triển các dự án này.
4.1.3 Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến 2015. Đây là chương trình mang tính chiến lược nhằm hoàn thành mục tiêu phát triển du lịch Thanh Hóa thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia Chương trình đã vạch ra những nội dung cụ thể sau:
* Chỉ tiêu phấn đấu giai đoạn 2006 – 2010
Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế du lịch đạt nhịp độ tăng bình quân hàng năm trên 22%, đến năm 2010 đón được 3,4 triệu lượt khách du lịch, tăng bình quân 22,4%/ năm, trong đó khách quốc tế đạt 70.000 lượt khách, tăng bình quân 50,3%/năm; phục vụ 5.360.000 ngày khách, trong đó 100.000 ngày khách du lịch quốc tế Doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng, tăng bình quân 32,5%/năm, trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt 8 triệu USD, tăng bình quân 64,8%/năm Có khoảng 550 cơ sở lưu trú du lịch với 12.000 phòng, đảm bảo 90% số cơ sở đạt tiêu chuẩn, trong đó 20% số khách sạn đạt từ 1 – 4 sao Có khoảng 11 nghìn lao động trực tiếp trong tổng số 36 nghìn lao động, với tỷ lệ được đào tạo nghiệp vụ cơ bản đạt trên 70%; trong đó, về trình độ đào tạo: đại học, cao đẳng chiếm 17%; trung cấp chiếm 36,3% và đào tạo nghề chiếm 46,7%; với cơ cấu ngành nghề: nghiệp vụ lưu trú chiếm 87%, nghiệp vụ lữ hành chiếm 3%; quản lý chiếm 10% (Phụ lục 6)
* Các chương trình phát triển du lịch:
1 Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm Chương trình nhằm hoàn thành cơ bản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch thuộc địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia, các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia.Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn có 8 khu, điểm du lịch có đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở hạ tầng phục vụ đón khách du lịch Chương trình gồm 5 nội dung,theo thứ tự ưu tiên, trong đó có nội dung sau:
“Thực hiện quyết định 253/2005/QĐ – TTg, ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế – xã hôi vào bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010; chuẩn bị các dự án mới đầu tư hạ tầng cơ sở tại các khu du lịch tiềm năng, đồng thời chuẩn bị điều kiện cho phát triển du lịch thời kỳ sau 2010 tại các khu BTTN Pù Luông, khu BTTN Pù Hu, Cửa Đạt.
2 Chương trình phát triển sản phẩm du lịch: nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch Phấn đấu đến năm 2010, phát triển mạnh loại hình du lịch biển, du lịch văn hóa – lịch sử và loại hình du lịch sinh thái – văn hóa tại (Hàm Rồng, VQG Bến En, suối cá Cẩm Lương), định hướng khai thác du lịch sinh thái tại Pù Luông, Pù Hu cho 2015 Bên cạnh đó chuẩn bị các điều kiện, đưa vào khai thác các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sự kiện, du lịch làng nghề và dịch vụ văn hóa phi vật thể phục vụ khách du lịch tại các khu du lịch Chương trình bao gồm các nội dung cụ thể sau:
+ Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch bằng việc triển khai thực hiện các đề án: nâng cao chất lượng du lịch biển Sầm Sơn; đề án phát triển du lịch văn hóa - lịch sử và du lịch sinh thái – văn hóa; đề án phát triển du lịch cộng đồng miền núi: Khu BTTN Pù Luông, Pù Hu, hồ sông Mực, suối cá Cẩm Lương; các đề án nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch: thông tin, tài chính, ngân hàng, văn hóa…
+ Hoàn thành các dự án tôn tạo các di tích lịch sử: tập trung đầu tư tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử có giá trị nhân văn lớn nhằm đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa.
+ Tổ chức các sự kiện du lịch
+ Tổ chức sự kiện văn hóa trong đó có tổ chức xây dựng sản phẩm chương trình dân ca, hò, trò diễn dân gian phục vụ cho hoạt động du lịch.
+ Tổ chức làng nghề du lịch
+ Thực hiện các dự án phát triển kinh doanh du lịch trong đó có các dự án phát triển du lịch thuộc “Đề án phát triển KT – XH và đảm bảo quốc phòng an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hóa” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; lập và triển khai dự án phát triển du lịch suối cá Cẩm Lương; dứ án phát triển du lịch hồ sông Mực, dự án phát triển du lịch hồ cửa Đạt.
3 Chương trình xúc tiến du lịch: nhằm xây dựng chiến lược sản phẩm và thị trường khách du lịch, thu hút đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm; đa dạng hóa à nâng cao chất lượng công tác xúc tiến du lịch để đạt trình độ chuyên nghiệp; phấn đấu đến 2010, xây dựng được hình ảnh rõ nét về Du lịch Thanh Hóa trong phạm vi quốc gia và tiếp cận thị trường du lịch các nước trong khu vực Nội dung của chương trình bao gồm: tổ chức nghiên cứu về du lịch, xúc tiến du lịch và tuyên truyền, quảng cáo.
4 Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch: nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; bồi dưỡng kiến thức giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch và du lịch cộng đồng cho các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch. Chương trình bao gồm các dự án: điều tra thống kê, đánh giá chất lượng lao động trong ngành du lịch và một số dịch vụ để trên cơ sở đó xây dựng giải pháp và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực; dự án hỗ trợ nâng cao văn hóa du lịch cộng đồng
4.1.4 Cơ hội và thách thức đối với du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
Trên cơ sở phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành các điểm, tuyến du lịch; cơ sở từ những đề án, chương trình du lịch quốc gia và địa phương, ta thấy được thời cơ và thách thức đối với sự phát triển du lịch khu vực phía tây đường
Phát triển du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh trong bối cảnh quốc tế thuận lợi: khách du lịch ngày càng tăng nhanh trên phạm vi toàn thế giới, khu vực Đông Á – Thái Bình Dương được dự báo là khu vực sẽ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh đứng thứ 2 trên thế giới Du lịch văn hóa và du lịch sinh thái là hai loại hình du lịch đang được ưu chuộng có khả năng phát triển mạnh trên nguồn tài nguyên sẵn có của khu vực Mặt khác, xu thế hội nhập mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch Thanh Hóa nói chung và du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh nói riêng
Quan điểm, mục tiêu, định hướng khai thác, phát triển các điểm, tuyến du lịch ở khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnhThanh Hóa
Du lịch đã được xác định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Thanh Hóa và từng bước phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Việc phát triển du lịch là yêu cầu tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập Khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng lại có tiềm năng du lịch, bởi vậy phát triển du lịch ở đây cũng dựa trên cơ sở quan điểm chung của tỉnh.
- Phát triển du lịch phải dựa trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các địa phương.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về yêu cầu phát triển du lịch cần có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển du lịch tới các ngành, các cấp, tới các địa phương và tới mỗi người dân Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy phát triển du lịch phải rất đồng bộ, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự quản lý thống nhất chung của Nhà nước trên địa bàn Không thể phát triển du lịch trong bối cảnh thiếu sự đồng bộ giữa các ngành và các địa phương, càng không phải là sự đơn độc tác chiến của ngành du lịch Cần quan tâm đầu tư cho du lịch nhằm khai thác tốt các tiềm năng du lịch của khu vực, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân và tạo diện mạo mới tại các đô thị và khu du lịch.
- Phát triển du lịch phải gắn liền với việc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Du lịch là chiếc cầu vô hình nối với bạn bè năm châu Phải hướng tới sự phát triển chung và hội nhập với thế giới, hòa vào xu thế thời đại, cộng hưởng với bước tiến của nhân loại song phải giữ gìn được bản sắc dân tộc.
Trong phát triển du lịch, cần quán triệt việc đưa ra các định hướng chiến lược, các giải pháp về tổ chức quản lý trong thiết kế quy hoạch không gian du lịch, trong việc phân tích đánh giá thị trường và định hướng tiếp thị nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Môi trường xã hội bình an, lành mạnh cũng là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với khách du lịch Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng phát triển du lịch mà làm ảnh hưởng tới các điều kiện trên.
- Phát triển du lịch phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.
Phát triển du lịch là kết quả của sự lớn mạnh không những về kinh tế mà còn về các mặt xã hội khác, song sự phát triển đó cần phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo Trong phát triển, cần có sự quy hoạch khoa học, đúng đắn để có một sự đầu tư chọn lọc, tránh được sự dàn trải, lãng phí về nhân lực và vốn đầu tư Với du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài Mọi dự án, kế hoạch trong việc thực hiện đầu tư và sử dụng kinh phí phát triển du lịch một cách hiệu quả, tránh chồng chéo, gây thất thoát, kéo dài tiến độ thi công, chất lượng công trình kém Ưu tiên phát triển các khu du lịch trọng điểm và phát triển du lịch vùng sâu, vùng xa, du lịch văn hóa cộng đồng để nâng cao trình độ dân trí và phát triển kinh tế, tạo công việc cho dân địa phương, góp phần tích cực và nền kinh tế của địa bàn nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
- Phát triển du lịch phải là sự phát triển bền vững.
Do điều kiện đặc thù của ngành du lịch là sự phát triển du lịch có liên quan mật thiết với môi trường sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn vốn rất nhạy cảm và dễ bị thay đổi do những tác động bên ngoài Việc bảo vệ môi trường tự nhiên và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc càng làm tăng thêm tính hấp dẫn và hiệu quả du lịch trên địa bàn Việc phát triển du lịch không những phải hạn chế tới mức tối đa những tác động tiêu cực đối với môi trường mà còn phải giữ gìn, bảo tồn và không ngừng tôn tạo, hoàn thiện chúng.
4.2.2 Mục tiêu Để phát huy cao độ hiệu quả của ngành du lịch tương xứng với những tiềm năng to lớn của nó và có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của riêng các huyện trên địa bàn và của tỉnh nói chung, du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh cần phấn đấu để đạt được các mục tiêu chiến lược sau:
- Mục tiêu về kinh tế
Phát triển du lịch góp phần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ lệ của ngành dịch vụ, làm cho ngành dịch vụ có vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong tổng thu nhập hàng năm của các huyện trên địa bàn phía tây và của tỉnh.
Mục tiêu phấn đấu cụ thể của ngành du lịch Thanh Hoá là đến năm 2010 sẽ đón được 3,2 - 3,4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2,4 - 2,7 triệu lượt khách du lịch trong nước và 60 - 70 nghìn lượt khách du lịch quốc tế Doanh thu du lịch(không kể vận chuyển) đạt khoảng 300 triệu USD, tỷ trọng đóng góp GDP du lịch đạt 5,5 - 5,6% GDP của tỉnh Phấn đấu đến năm 2010 xây dựng Thanh Hoá trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia Trên cơ sở mục tiêu chung của tỉnh, khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2010 đạt được 12 – 15% các chỉ tiêu nói trên.
Ngành du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện để các ngành nghề khác cùng phát triển, tạo nên một sự phát triển cân đối của nền kinh tế toàn tỉnh nói chung và địa bàn miền núi phía tây nói riêng.
- Mục tiêu về văn hóa - xã hội
Phát triển du lịch gắn liền với việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Khôi phục các lễ hội truyền thống và sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, thực sự biến Thanh Hoá nói chung, đặc biệt là khu vực miền núi phía tây nói riêng thành nơi có những điểm và khu du lịch lý tưởng đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân trong tỉnh và nhân dân cả nước, là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế.
Việc phát triển du lịch Thanh Hoá còn thiết thực tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần làm trong sạch, lành mạnh môi trường xã hội.
- Mục tiêu về môi trường
Phát triển du lịch đóng góp thiết thực vào việc cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Du lịch làm thay đổi diện mạo của khu vực miền núi phía tây, đặc biệt ở các đô thị và các khu du lịch, ngày càng trở nên khang trang, sạch đẹp hơn, làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng văn minh và dễ chịu hơn, thân thiện với khách du lịch, tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững.
4.2.3 Định hướng phát triển du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa.
- Phát triển thị trường khách: Du lịch Thanh Hóa nói chung, khu vực nghiên cứu nói riêng chịu sự chi phối của du lịch khu vực Bắc Bộ Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2000 – 2010 dự báo khách quốc tế đến Việt Nam và vùng du lịch Bắc Bộ thời gian tới là các nước Đông Bắc Á, Trung Quốc, Đài Loan, NhậtBản, Hàn Quốc, một số nước Tây Âu và đặc biệt là khách ASEAN Cũng trong chiến lược này, dự kiến 2010, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 5,5 – 6 triệu lượt khách quốc tế và 25 – 26 triệu lượt khách nội địa; thu nhập đạt 4 – 4,5 tỷ USD.
Đề xuất các giải pháp khai thác có hiệu quả và bền vững các điểm, tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
Hoàn thành việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể du lịch Thanh Hoá đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, khẩn trương lập quy hoạch chi tiết các cụm, khu trọng điểm du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh để để kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng và kinh doanh du lịch. Ưu tiên lập Quy hoạch phát triển du lịch các khu có tài nguyên du lịch là cơ sở quản lý phát triển du lịch có hiệu quả, gồm các khu du lịch: du lịch di tích lịch sử:hang Ngọc, chùa Rồng, hang Co Luồng; Cửa Hà, khu du chuyên đề sinh thái - văn hoá miền núi Pù Luông, Pù Hu, khu du lịch sinh thái rừng - hồ Cửa Đạt - Xuân
Liên; khu bảo tồn Tam Quy; khu rừng văn hoá môi trường Ngọc Trạo và các điểm du lịch khác.
4.3.2 Giải pháp quản lí, tổ chức
Xây dựng qui chế quản lý các qui hoạch du lịch, phân cấp quản lý qui hoạch theo hướng cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh thực hiện các qui hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia và tỉnh; cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý các qui hoạch khu, điểm du lịch của địa phương.
Tăng cường phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật về du lịch, khẩn trương đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn và ban hành các qui chế quản lý đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, qui chế bình chọn, chọn sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn.
Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, hình thành ban quản lý các khu du lịch, quản lý khai thác tài nguyên du lịch nhất là ở những khu có tài nguyên quan trọng và nhạy cảm.
Tăng cường sự phối hợp và hoạt động có hiệu quả giữa các ngành chức năng, các cấp chính quyền trong đầu tư và quản lý các hoạt động du lịch.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc đầu tư, kinh doanh và khai thác các khu, tuyến, điểm du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch.
Nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Chính phủ trình UNESCO công nhận hang Con Moong là di sản văn hóa thế giới.
4.3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về du lịch, khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ này; đặc biệt là đội ngũ quản lý văn hóa (du lịch) tại các huyện trên địa bàn.
Nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Hiệp hội Du lịch địa phương, đồng thời phát triển một số tổ chức và nghề nghiệp du lịch khác.
Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các khu, điểm du lịch trọng điểm đầu tư trên địa bàn Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động về đào tạo nhân lực.
Nâng cao văn hóa du lịch đối với cộng đồng, nhất là tại các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng, di tích lịch sử.
4.3.4 Giải pháp về vốn đầu tư
Khu vực cần có cơ chế đặc thù đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án kinh doanh du lịch, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư và các dự án tôn tạo di tích lịch sử trên địa bàn (di tích đền Lê Lai, Chùa Mèo…)
Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và tôn tạo các di tích lịch sử quan trọng, tập trung ưu tiên nguồn kinh phí từ ngân sách cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử thuộc địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia và khu du lịch quốc gia. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đảm bảo cho khách du lịch tiếp cận được với các giá trị tài nguyên du lịch của khu vực Mặt khác, phải xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng có ý nghĩa chiến lược về giao thông đường thủy, đường bộ, hàng không, viễn thông, điện, nước…
Xây dựng quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch miền núi được cơ cấu từ nguồn thu du lịch và các hoạt động hỗ trợ khác Hình thành quỹ đất phục vụ đầu tư hạ tầng cơ sở du lịch đối với các khu du lịch có ưu thế về thu hút đầu tư và sức hấp dẫn về tài nguyên.
Kết hợp đầu tư tôn tạo đồng thời với việc khai thác các giá trị của di tích lịch sử Nghiên cứu lực chọn giải pháp thực hiện các dự án trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử phù hợp với khả năng đầu tư nhưng lại phải nhanh chóng tạo ra các điểm đến du lịch hấp dẫn.
4.3.5 Các giải pháp khác a) Giải pháp về cơ chế chính sách
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài theo từng lĩnh vực và khu vực đặc thù theo hướng các nhà đầu tư được ưu đãi nhất về thuế, đất, đào tạo nhân lực, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, thuận lợi về thủ tục hành chính….
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư tôn tạo và khai thác một số di tích, danh lam thắng cảnh…